A, B là 2 nguyên tố thuộc cùng nhóm A và ở 2 chu kì 2 và 3 trong bảng tuần hoàn. Số đơn vị điện tích hạt nhân của A và B chênh lệch nhau là
A. 12.
B. 6.
C. 8.
D. 10.
Bài 8. Cho hai nguyên tố A, B (ZA < ZB) thuộc cùng một nhóm A, ở 2 chu kì liên tiếp của BTH. Tổng số đơn vị điện tích hạt nhân của A và B là 26. Xác định vị trí của hai nguyên tố trong bảng tuần hoàn?
A:nguyên tố F,ô 9,nhóm VIIA,chu kì 2
B:nguyên tố Cl,ô 17,nhómVIIA,chu kì 3
Cho 2 nguyên tố A và B ở 2 chu kì kế tiếp nhau và thuộc cùng một nhóm A trong bảng tuần hoàn. Số proton của nguyên tử B nhiều hơn số proton của nguyên tử A. Tổng số điện tích hạt nhân của 2 nguyên tố này là 32. Xác định vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn và tên của A, B
A và B là 2 nguyên tố thuộc cùng một phân nhóm và thuộc 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn hóa học. Biết (Z là số hiệu nguyên tử và ). Số đơn vị điện tích hạt nhân A và B lần lượt là:
A. 12 và 20
B. 7 và 25
C. 15 và 17
D. 8 và 24
nguyên tố X có điện tích hạt nhân 8+, 2 lớp electron, 6 e ở lớp ngoài cùng. vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là: A. Chu kì 3, nhóm V B. Chu kì 5, nhóm III C. Chu kì 6, nhóm II D. Chu kì 2, nhóm VI M.n giúp mình với ạ Mình đang cần gấp lắm 🤧
nguyên tố X có điện tích hạt nhân 8+, 2 lớp electron, 6 e ở lớp ngoài cùng. vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là:
A. Chu kì 3, nhóm V
B. Chu kì 5, nhóm III
C. Chu kì 6, nhóm II
D. Chu kì 2 , nhóm VI
và Y là hai nguyên tố thuộc 2 chu kì kế tiếp nhau và cùng trong 1 nhóm A của bảng tuần hoàn . Tổng điện tích hạt nhân của X và Y là 52 Cho biết vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn hoá học
Gọi \(Z_X,Z_Y\) là điện tích của hạt nhân X,Y.
Tổng điện tích hạt nhân : \(Z_X+Z_Y=52\)(1)
X và Y thuộc hai chu kì liên tiếp nên xảy ra 2 trường hợp:
\(\left[{}\begin{matrix}Z_X-Z_Y=8\\Z_X-Z_Y=18\end{matrix}\right.\)
TH1: \(Z_X-Z_Y=8\) (2)
Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}Z_X=30\\Z_Y=22\end{matrix}\right.\)
\(X\left(Z=30\right):\left[Ar\right]3d^{10}4s^2\)\(\Rightarrow\)X nằm ở ô thứ 30, chu kì 4 nhóm llB.
\(Y\left(Z=22\right):\left[Ar\right]3d^24s^2\)\(\Rightarrow\) Y nằm trong ô thứ 22, chu kì 4 nhóm lllB.
Vậy TH này loại vì cùng thuộc 1 chu kì.
TH2: \(Z_X-Z_Y=18\) (3)
Từ (1) và (3) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}Z_X=35\\Z_Y=17\end{matrix}\right.\)
\(X\left(Z=35\right):\left[Ar\right]3d^{10}4s^24p^5\)\(\Rightarrow\)X nằm trong ô thứ 35, chu kì 4 nhóm VllA.
\(Y\left(Z=17\right):\left[Ne\right]3s^23p^5\)\(\Rightarrow\) Y nằm trong ô thứ 17 chu kì 3 nhóm VllA.
Vậy TH này thỏa mãn ycbt.
2 nguyên tố A, B thuộc 2 nhóm A liên tiếp và ở 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số điện tích hạt nhân nguyên tử A và B bằng 19.
a, Tìm vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn
b, Nếu cho ZA<ZB , B là kim loại , hợp chất X tạo ra giữa A và B có tổng số proton bằng 70. Hãy biện luận tìm công thức phân tử của X.
a) Vì A và B là 2 nguyên tố thuộc 2 chu kì nhỏ liên tiếp và 2 nhóm liên tiếp trong bảng tuần hoàn.
Tổng số hiệu nguyên tử 4 < Z < 32
=> A, B sẽ thuộc các chu kỳ nhỏ
=> \(\left[{}\begin{matrix}\left\{{}\begin{matrix}Z_A+Z_B=19\\\left|Z_A-Z_B\right|=7\end{matrix}\right.\\\left\{{}\begin{matrix}Z_A+Z_B=19\\\left|Z_A-Z_B\right|=9\end{matrix}\right.\end{matrix}\right.\)
=> \(\left[{}\begin{matrix}\left\{{}\begin{matrix}Z_A=5\left(B\right)\\Z_B=14\left(Si\right)\end{matrix}\right.\\\left\{{}\begin{matrix}Z_A=6\left(C\right)\\Z_B=13\left(Al\right)\end{matrix}\right.\end{matrix}\right.\)
Gọi mang điện của A là p
Suy ra số hạt mang điện của B là : p + 1 + 8 = p + 9
Ta có :
$p + p + 9 = 19 \Rightarrow p = 5$
Vậy 2 nguyên tố A,B là Bo và Silic
A : ô 5 nhóm IIIA chu kì 2
B : ô 14 nhóm IVA chu kì 3
b)
Gọi CTHH của X là $B_nA_m$
Gọi số proton của B là p
Suy ra số proton của A là p - 8 + 1 = p - 7
Ta có :
pn + (p -7)m = 70
Với n = 4 ; m = 3 thì p = 13
Suy ra X là $Al_4C_3$
b) Gọi Công thức của hợp chất cần tìm là AxBy
=> Hợp chất là B3Si4 hoặc Al4C3
Vì hợp chất X tạo ra giữa A và B có tổng số proton bằng 70
\(Z_{B_3Si_4}=5.3+14.4=71\)
\(Z_{Al_4C_3}=13.4+6.3=70\)
=> Chỉ có hợp chất Al4C3 là thỏa mãn
Tìm 2 nguyên tố A, B trong các trường hợp sau đây:
a) Biết A, B đứng kế tiếp trong một chu kì của bảng tuần hoàn và có tổng số điện tích hạt nhân là 25
b) A, B thuộc 2 chu kì liên tiếp và cung một phân nhóm chính trong bảng tuần hoàn. Tổng số điện tích hạt nhân là 32
a) A, B đứng kế tiếp trong một chu kì của bảng tuần hoàn
=> ZB - ZA=1 (1)
Tổng số điện tích hạt nhân là 25
=> ZA + ZB =25 (2)
(1), (2) => ZA=12 (Mg) ; ZB=13 (Al)
b) Tổng số điện tích hạt nhân là 32
=> Thuộc chu kì nhỏ
=> ZA+ZB=32 (3)
A, B thuộc 2 chu kì liên tiếp và cung một phân nhóm chính trong bảng tuần hoàn.
=> ZB- ZA=8 (4)
(3), (4) => ZA=20 (Ca) , ZB=12 (Mg)
a) Vì A và B đứng liên tiếp trong một chu kì nên ta có:
\(Z_B-Z_A=1\left(1\right)\) (B đứng sau A)
Vì tổng số điện tích hạt nhân A và B là 25 nên ta có:
\(Z_A+Z_B=25\left(2\right)\)
Từ (1). (2) ta lập được hpt:
\(\left\{{}\begin{matrix}Z_B-Z_A=1\\Z_A+Z_B=25\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}Z_A=12\\Z_B=13\end{matrix}\right.\)
=> A là Magie (ZMg=12) và B là nhôm (ZAl=13)
Trắc nghiệm
Câu 16: Hạt nhân nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Vị trí và tính
chất của A trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 2, nhóm IIA, là kim loại. B. chu kì 3, nhóm IIA, là kim loại.
C. chu kì 2, nhóm IA, là phi kim. D. chu kì 3 nhóm IA, là phi kim.
Câu 17: Nguyên tố nào sau đây là khí hiếm?
A. Hydrogen B. Helium C. Nitrogen D. Sodium
Câu 18: Phần trăm về khối lượng của nguyên tố K trong phân bón KNO3 là:
A. 38,6% B. 47,5% C. 13,9% D. 27,8%
Câu 5: Hóa trị của Aluminium tron hợp chất Al2O3 là
A. I B. II C. III D. IV
Câu 19: Hạt nhân của nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Số thứ tự ô
nguyên tố A trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
A. 12 B. 24 C. 13 D. 6
Câu 20: Liên kết được hình thành trong phân tử muối ăn là
A. liên kết cộng hóa trị B. liên kết ion
C. liên kết hydrogen D. liên kết kim loại
Cái này chắc hóa 7 không vậy fen=))
C16:
\(2p+12=24\Rightarrow p=6:Cacbon:1s^22s^22p^2\)
Chu kì 2, nhóm IVA, là phi kim (có 4 e hóa trị lớp ngoài cùng)
Đề cho đáp án sai, sure=0
C17: B
C18: \(\%K=\dfrac{39.100}{39+14+16.3}=38,61\%\)
Chọn A
C19: \(p+12=24\Rightarrow p=12\) => ô 12
Chọn A
C20: liên kết ion
Liên kết ion của 2 nguyên tử trong 1 phân tử là lấy giá trị tuyệt đối của hiệu độ âm điện của 2 nguyên tử tính ra lớn hoặc bằng 1,7.
Tìm câu sai trong các câu sau đây:
A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.
B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà những nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.
D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.