Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tuyết Lâm Như
Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xaBuồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâuBuồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanhBuồn trông gió cuốn mặt duềnhẦm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồiCâu 1 Cho biết đoạn văn bản nào ? Tác giả là ai ?Câu 2 liệt kê tất cả từ láy trong đoạn thơ trên ?Câu 3 Nêu tên biên pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên ?Câu 4 Em hiểu thế nào là từ Duềnh trong câu Buồn trong gió cuốn mặt duềnh trong văn bả...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
ngoc linh bui
Xem chi tiết
minh nguyet
2 tháng 10 2021 lúc 11:11

Em tham khảo nhé: (Trông dài v thôi chứ 15 câu đó em :>)

Tâm trạng của Thúy Kiều được thể hiện qua bút pháp tả cảnh ngụ tình. Mỗi bức tranh thiên nhiên cũng là một bức tranh tâm trạng. Trước hết là hình ảnh cánh buồn thấp thoáng nơi của bể chiều hôm, một ánh buồn nhỏ nhoi đơn độc giữa biển nước mênh mông gợi lên thân phận nhỏ bé, cô đơn, gợi nỗi nhớ nhà nhớ quê của Kiều. H/ả hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi nỗi buồn về thân phận trôi nổi lênh đênh vô địch giữa sóng nước, cuộc đời của cô không biết sẽ trôi về đâu và bị vùi dập ra sao. Hình ảnh “nội cỏ rầu rầu” là một hình ảnh nhân hóa, biểu hiện tâm trạng của con người. Lòng người buồn nên nhìn đâu cũng thấy buồn; nỗi buồn của Kiều như thấm vào cảnh vật khiến cho cảnh vật cũng nhuốm màu tâm trạng. Trong văn học từ xưa tới nay, màu sắc xanh thường khiến chúng ta nghĩ tới màu của sự sống, của sự sinh sôi bất diệt. Nhưng cũng có trường hợp, màu xanh có khi trở thành màu sắc của bi kịch con người. Nếu như những bức tranh thiên nhiên bên trên đều được tái hiện trong trạng thái tĩnh thì khép lại bài thơ, bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong trạng thái động. (Câu bị động).  Đó là âm thanh dữ dội của gió, của sóng; gió làm cho mặt biển tung lên những con sóng ồ ạt đập vào bờ mà phát ra tiếng kêu. Nhưng quan trọng, tiếng sóng ấy không đơn thuần là những con sóng thực ở ngoài biển khơi mà đó còn là con sóng lòng của tâm trạng. Điệp khúc “buồn trông” ở những câu thơ trên kết đọng, tích tụ rồi dồn đẩy xuống câu thơ cuối khiến cho nỗi buồn ngày càng trở nên chồng chất như lớp lớp sóng trào. Đồng thời, tiếng sóng “ầm ầm” dữ dội ấy cũng chính hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời phong ba bão táp đã và đang đổ ập xuống đời Kiều, đổ ập xuống đôi vai gầy yếu của một cô gái trẻ đáng thương và tội nghiệp. Vì thế lúc này Kiều không chỉ buồn mà còn lo lắng, sợ hãi như đang rơi vào vực thẳm một cách bất lực. Qua việc phân tích ở trên, chúng ta thấy đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong những đoạn thơ hay, đặc sắc và thành công nhất trong Truyện Kiều về nghệ thuật miêu tả, khắc họa thế giới nội tâm nhân vật và nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình". Qua đoạn thơ chúng ta thấy được tâm trạng, cảnh ngộ cô đơn, đáng thương, tội nghiệp và tấm lòng thủy chung son sắt với người yêu, hiếu thảo với cha mẹ của nàng Kiều, một con người tài hoa mà bạc mệnh!

Thanh Thanh
Xem chi tiết
HUY KO NGU
Xem chi tiết
Cảnh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 3 2019 lúc 6:04

Chọn đáp án: A

HUY KO NGU
Xem chi tiết
nthv_.
15 tháng 10 2021 lúc 22:13

Điệp ngữ: buồn trông.

Tác dụng: cho thấy nỗi buồn man mác, sự cô đơn tuyệt vọng và buồn bã của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.

Bảo Trương
Xem chi tiết
Quý Hân
Xem chi tiết
Quyên Karry
Xem chi tiết
Linh Phương
17 tháng 10 2016 lúc 17:00

Mỗi một hình ảnh, một ngôn từ xuất hiện lại gợi ra trong tâm hồn người đọc một trường liên tưởng chua xót về nỗi đau và số kiếp "bạc mệnh" của người con gái đầu lòng Vương viên ngoại. Mỗi một hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa tượng trưng cho nỗi

lo âu và sợ hãi của Kiều. "Cánh buồm xa xa "thấp thoáng trên "cửa bể chiều hôm" như gợi ra một hành trình lưu lạc, mờ mịt:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Cánh "hoa trôi man mác" dồi lên dồi xuống giữa "ngọn nước mới sa" bao la, cũng là tâm trạng lo âu cho thân phận nhỏ bé trôi dạt trên dòng đời vô định:

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

"Nội cỏ rầu rầu" vàng úa hiện lên giữa màu xanh "chân mây mặt đất" nơi mờ mịt xa xăm hay là cuộc đời tàn úa của nàng:

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Và biển trời dữ dội "ầm ầm tiếng sóng" đang vỗ, đang "kêu", đang bủa vây, như nói lên sự lo âu, sợ hãi, nỗi khiếp sợ của Kiều:

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Mỗi câu thơ, mỗi hình ảnh, ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên, miêu tả ngoại cảnh mang ý nghĩa và giá trị như một ẩn dụ, một tượng trưng về tâm trạng đau khổ và số phận đen tối của một kiếp người trong bể trầm luân.

Một hệ thống từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm - tạo nên âm điệu hiu hắt, trầm buồn, ghê sợ. Ở vị trí đầu dòng thơ, điệp ngữ "buồn trông" bốn lần cất lên như một tiếng ai oán, não nùng kêu thương, diễn tả nét chủ đạo chi phối tâm trạng Thúy Kiều làm cho người đọc vô cùng xúc động


Bạn tham khảo nha! Chúc bạn học tốt!

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 7 2018 lúc 12:08

Điệp từ “buồn trông” đứng đầu mỗi câu, khắc họa nỗi buồn trông ra bốn phía, ngóng đợi những thứ xa xôi, mơ hồ làm thay đổi hiện tại bế tắc.

    - Buồn trông cái thảng thốt, lo âu, mỗi sợ hãi của người con gái non nớt khi lạc vào cuộc đời ngang trái.

    - Cụm từ “buồn trông” kết hợp với các hình ảnh đứng sau đã diễn tả nỗi buồn với những sắc thái cao độ khác nhau.

    - Điệp ngữ lại kết hợp với các từ láy chủ yếu là từ láy tượng hình, dồn dập, tạo nhịp điệu, diễn tả nỗi buồn ngày càng dâng kín bủa vây lấy Kiều.

    - Điệp ngữ tạo nỗi buồn trầm hùng, trở thành điệp khúc của đoạn thơ cũng là điệp khúc của tâm trạng.