Người ta dùng một đòn bẩy như hình vẽ để nâng một vật nặng. Biết O O 2 = 4 . O O 1 . Nếu tác dụng vào điểm O 2 một lực có độ lớn 50N thì độ lớn lực F 1 xuất hiện ở O 1 là:
A. 50N
B. 100N
C. 200N
D. 400N
Hình 15.8 vẽ hai người dùng đòn bẩy để nâng cùng một vật nặng. Nếu gọi F 1 là lực ấn của tay người ở hình 15.8a, F 2 là lực nâng của người ở hình 15.8b thì
A. F 1 > F 2 vì B 1 O 1 < B 2 O 2 và A 1 O 1 = A 2 O 2
B. F 1 < F 2 vì B 1 O 1 < B 2 O 2 và A 1 O 1 = A 2 O 2
C. F 1 > F 2 vì đòn bẩy thứ nhất dài hơn
D. F 1 = F 2 vì hai đòn bẩy dài bằng nhau
Chọn A
Nếu gọi F1 là lực ở hình 15.8a, F2 là lực ở hình 15.8b thì vì B1O1 < B2O2 và A1O1 = A2O2 nên F1 > F2.
Trong hình 15.6, người ta dùng đòn bẩy có điểm tựa O để bẩy một vật có trọng lượng P. Dùng lực bẩy nào sau đây là có lợi nhất ? Biết mũi tên chỉ lực càng dài thì cường độ lực càng lớn
A. Lực F 1 B. lực F 2 C. lực F 3 D. lực F 4
Chọn D
Vì khoảng cách từ điểm tựa O tới điểm D là dài nhất nên sẽ cho ta lợi về lực nhiều nhất.
Để nâng một vật, ta cần dùng một đòn bẩy. Vật đặt tại B, còn lực tác dụng của người đặt tại A. Khối lượng vật là 36kg, AB = 2,5m, OB = 25cm
a, Để nâng một vật, ta cần dùng một đòn bẩy. Vật đặt tại B, còn lực tác
b. Khi nào lực tác dụng của người lớn hơn trọng lượng của vật?
a. độ lớn của lực tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm đặt của lực tới điểm tựa nên lực nào càng xa điểm tựa bao nhiêu lần thì cafnn nhỏ bấy nhiêu lần. Trọng lượng vật: P = 10.m = 360N, AB = 2,5 m = 250cm. Suy ra OA = 225cm thì OB = 25cm, OA = 9.OB , vậy lực tác dụng của nhỏ hơn trọng lượng của vật 9 lần tức là 4N.
b. Khi điểm tựa O nằm gần điểm tác dụng A hơn thì lực tác dụng lên A cần phải lớn hơn trọng lượng của vật.
Nếu đòn bẩy quay quanh điểm tựa O, trọng lượng của vật cần nâng tác dụng vào điểm O 1 của đòn bẩy, lực nâng vật tác dụng vào điểm O 2 của đòn bẩy thì dùng đòn bẩy được lợi về lực trong trường hợp nào dưới đây
A. K h o ả n g c á c h O O 1 > O O 2
B. K h o ả n g c á c h O O 1 = O O 2
C. K h o ả n g c á c h O O 1 < O O 2
Chọn C.
- Điểm tác dụng lực càng xa điểm tựa O thì lực tác dụng càng nhỏ.
- Để dùng đòn bẩy được lợi thì O O 2 > O O 1 .
Nếu đòn bẩy quay quanh điểm tựa O, trọng lượng của vật cần nâng tác dụng vào điểm O1 của đòn bẩy, lực nâng vật tác dụng vào điểm O2 của đòn bẩy thì dùng đòn bẩy được lợi về lực trong trường hợp nào dưới đây?
A. Khoảng cách O O 1 > O O 2
B. Khoảng cách O O 1 = O O 2
C. Khoảng cách O O 1 < O O 2
D. Khoảng cách O O 1 = O O 2
Điểm tác dụng lực càng xa điểm tựa O thì lực tác dụng càng nhỏ.
- Để dùng đòn bẩy được lợi thì O O 2 > O O 1 .
⇒ Đáp án C
Nếu đòn bẩy quay quanh điểm tựa O, trọng lượng của vật cần nâng tác dụng vào điểm O 2 của đòn bẩy, lực nâng vật tác dụng vào điểm của đòn bẩy thì dùng đòn bẩy được lợi về lực trong trường hợp nào dưới đây?
A. Khoảng cách O O 1 > O O 2
B. Khoảng cách O O 1 = O O 2
C. Khoảng cách O O 1 < O O 2
D. Khoảng cách O O 1 = 2 O O 2
Mỗi đòn bẩy đều có:
+ Điểm tựa O
+ Điểm tác dụng của lực cần nâng (lực của tay) F 1 là O 1
+ Điểm tác dụng của lực nâng(lực bẩy hòn đá) F 2 là O 2
Khi O O 2 < O O 1 thì F 2 > F 1
Đáp án: C
Muốn nâng một tảng đá có khối lượng 300kg, người ta phải dùng một đòn bẩy có chiều dài tối thiểu là bao nhiêu? Biết rằng điểm tựa O cách điểm đặt của tảng đá OA=40cm và người thợ có sức đè tối đa là F=800N
(Kèm theo hình)
đổi 300kg = 3000N
ta có công thức: F x OA = P x OB
3000 x 40 = 800 x OB
\(\Rightarrow OB=\dfrac{3000\cdot40}{800}=150\left(cm\right)\)
chiều dài đòn bẩy tối thiểu là:
AB = OA + OB = 40 + 150 = 190 (cm)
Tay chân của con người hoạt động như các đòn bẩy. Các xương tay, xương chân là đòn bẩy, các khớp xương là điểm tựa, còn các cơ bắp tạo nên lực.
Để nâng một vật nặng 20N, cơ bắp phải tác dụng một lực tới 160N. Tuy nhiên cơ bắp chỉ cần co lại 1 cm cũng đã nâng vật lên một đoạn 8cm rồi. Người ta nói rằng, tuy không được lợi về lực nhưng dùng đòn bẩy này lại được lợi về đường đi ( H 15.4)
Hãy suy nghĩ về cách cử động của chân, tay… và tìm hiểu xem có những đòn bẩy nào trong cơ thể em
Các xương ngón tay, ngón chân, bàn tay (hoặc bàn chân), cánh tay (hoặc đùi) … có thể còn rất nhiều đòn bẩy trong cơ thể em
- Các khớp ngón tay, ngòn chân, khớp bàn tay, bàn chân ; khớp khuỷu tay, khuỷu chân, khớp vai, khớp háng…là điểm tựa
- Các vật nào đó tì vào ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, cánh tay, đùi…là lực tác dụng của vật lên đòn bẩy
- Các cơ bắp làm cho ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân, cánh tay, đùi…chuyển động tạo nên lực tác dụng của người