Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 23:50

Tham khảo
 

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN

1. Hợp tác khoa học và chuyển giao công nghệ.

Chương trình Đối tác Phát triển của JICA (chương trình hợp tác kỹ thuật cấp cơ sở) là chương trình thực hiện với mục đích hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ (NGO), tổ chức xã hội dân sự (CSO), trường đại học, chính quyền địa phương, các tổ chức pháp nhân công… của Nhật Bản thực hiện nguyện vọng được triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người dân địa phương tại các nước đang phát triển. Cụ thể, JICA sẽ xét duyệt đề xuất dự án của các tổ chức này, và đối với những dự án được lựa chọn, JICA sẽ hỗ trợ và phối hợp cùng thực hiện dự án dựa trên kế hoạch hoạt động đã phê duyệt. Hiện nay, Chương trình này đang được triển khai trong nhiều lĩnh vực giúp cải thiện cuộc sống và sinh kế của người dân địa phương tại khoảng 90 quốc gia trên toàn thế giới.

Nhật Bản chuyển giao công nghệ tiên tiến với nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, một số công nghệ được Nhật Bản chuyển giao với Việt Nam như: công nghệ bảo quản, công nghệ sản xuất chíp, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực điều trị ung thư.

2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Hiện tại, Nhật Bản là nhà cung cấp tài chính quan trọng cho châu Á và thế giới vì đây là lĩnh vực mà Nhật có thể nhanh chóng thu lợi nhuận từ bên ngoài. Xuất khẩu tư bản ra nước ngoài giúp Nhật mở rộng thị trường và có vị trí vững chắc trong thương mại và đầu tư. Mĩ vẫn là thị trường đầu tư chủ yếu (tài chính, bất động sản và công nghiệp), EU là thị trường chiếm trên 20% tổng đầu tư của Nhật. Nhật chọn châu Á là thị trường đầu tư trọng tâm, nguồn đầu tư trực tiếp FDI vào châu Á chiếm 25% tổng đầu tư.

Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Hiện nay, Nhật Bản là nước đứng đầu thế giới về viện trợ, Nhật dành một khối lượng lớn ODA giúp các nước không chỉ xuất phát từ lòng nhân đạo và nghĩa vụ của các nước phát triển với các nước mà còn cả mục đích kinh tế, ngoại giao, chính trị và Nhật muốn có vai trò xứng đáng với tiềm năng kinh tế của mình. Viện trợ ODA của Nhật gồm 4 loại: viện trợ không hoàn lại, hợp tác kinh tế, vốn của chính phủ và sự đóng góp của các tổ chức. ODA của Nhật tập trung ưu tiên chủ yếu cho các nước châu Á (chiếm trên 50% tổng số viện trợ chung). Đặc biệt ASEAN và Trung Quốc là nơi nhận được ưu tiên về ODA vì đây là vùng gần gũi về địa lí, lịch sử, kinh tế, tập trung đông dân nghèo và là thị trường đầy hứa hẹn của Nhật cả hiện tại và tương lai.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
18 tháng 11 2017 lúc 3:15

Đáp án C

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
20 tháng 6 2017 lúc 3:40

a) Cán cân xuất nhập khẩu của Nhật Bản

b) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân xuất - nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2010

c) Nhận xét

Giai đoạn 1990 - 2010:

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng liên tục từ 610,4 tỉ USD (năm 1990) lên 1601,7 tỉ USD (năm 2010), tăng 991,3 tỉ USD (tăng gấp 2,63 lần).

- Giá trị xuất khẩu tăng liên tục từ 319,3 tỉ USD (năm 1990) lên 833,7 tỉ USD (năm 2010), tăng 514,4 tỉ USD (tăng gấp 2,61 lần).

- Giá trị nhập khẩu tăng liên tục từ 291,1 tỉ USD (năm 1990) lên 768,0 tỉ USD (năm 2010), tăng 476,9 tỉ USD (tăng gấp 2,64 lần).

- Giá trị nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn giá trị xuất khẩu.

- Giá trị nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng giá trị xuất nhập khẩu, còn giá trị xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng thấp hơn.

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

- Giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu qua các năm nên cán cân xuất nhập khẩu luôn dương.

- Giá trị cán cân xuất nhập khẩu tăng từ 28,2 tỉ USD (năm 1990) lên 65,7 tỉ USD (năm 2010), tăng 37,5 tỉ USD (tăng gấp 2,33 lần), nhưng không ổn định (dẫn chứng).

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
13 tháng 10 2018 lúc 10:51

Đáp án D

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
1 tháng 3 2018 lúc 10:41

a) Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Ma-lai-xi-a

b) Vẽ biểu đồ

Bỉểu đồ thể hiện tổng gỉá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu, gỉá trị nhập khẩu của Ma-lai-xi-a gỉai đoạn 1990 – 2010

 c) Nhận xét

Giai đoạn 1990-2010:

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Ma-lai-xi-a tăng liên tục từ 64,7 tỉ USD (năm 1990) lên 420,4 tỉ USD (năm 2010), tăng 355,7 tỉ USD (tăng gấp 6,50 lần).

- Giá trị xuất khẩu tăng liên tục từ 32,8 tỉ USD (năm 1990) lên 231,4 tỉ USD (năm 2010), tăng 198,6 tỉ USD (tăng gấp 7,05 lần).

- Giá trị nhập khẩu tăng liên tục từ 31,9 tỉ USD (năm 1990) lên 189,0 tỉ USD (năm 2010), tăng 157,1 tỉ USD (tăng gấp 5,92 lần).

- Giá trị xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn giá trị nhập khẩu.

- Giá trị xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng giá trị xuất nhập khẩu, còn giá trị nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng thấp hơn.

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

- Giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu qua các năm nên cán cân xuất nhập khẩu luôn dương với giá trị ngày càng tăng (dẫn chứng).

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
9 tháng 8 2023 lúc 1:12

Tham khảo

SỰ THAY ĐỔI CỦA NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC

1. Những thay đổi trong GDP và trị giá xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc.

+ Thay đổi GDP: Quý IV/2022, GDP Trung Quốc tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2021. Cả năm 2022, GDP tăng 3%, đạt hơn 121.020 tỷ Nhân dân tệ (17.950 tỷ USD), thấp nhiều so với mục tiêu Quốc hội đề ra xung quanh 5,5%. Đây cũng là năm có tốc độ tăng trưởng thấp hàng đầu trong vòng 47 năm qua. Tính theo ngành, giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp đạt 8.834,5 tỷ nhân dân tệ, tăng 4,1%; công nghiệp đạt 48.316,4 tỷ nhân dân tệ, tăng 3,8%; dịch vụ đạt 63.869,8 tỷ nhân dân tệ; tăng 2,3% so với năm 2021. Tính theo quý, GDP Trung Quốc lần lượt tăng 4,8%, 0,4%, 3,9% và 2,9% trong 4 quý so với cùng kỳ năm 2021.

+ Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu: Xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2022 tăng trưởng nhanh, với tổng kim ngạch thương mại hàng hóa đạt 42.067,8 tỷ nhân dân tệ, tăng 7,7%; trong đó, xuất khẩu tăng 10,5%, nhập khẩu tăng 4,3% so năm 2021; giá trị xuất siêu đạt 5.863 tỷ nhân dân tệ.

2. Sự phát triển kinh tế tại vùng duyên hải của Trung Quốc.

+ Vùng duyên hải có tổng diện tích 1282 triệu km2, chiếm 13,4% diện tích đất nước. Dân số đạt 625,2 triệu người, chiếm 45,4% dân số cả nước.

+ GDP của vùng duyên hải đạt 7127,4 tỉ USD, chiếm 48,4% tổng GDP cả nước (2020). Các tỉnh có GDP cao nhất là Quảng Đông (1605,2 tỉ USD), Giang Tô (1488,7 tỉ USD) và Sơn Đông (1008,3 tỉ USD).

+ Đây là vùng có vị trí thuận lợi trong giao thương quốc tế nên Trung Quốc đã xây dựng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, thực hiện các chế độ ưu đãi về sản xuất, kinh doanh, thuế,… để thu hút đầu tư nước ngoài.

+ Vùng có nhiều đô thị nhất cả nước, nhiều trung tâm công nghiệp, khu chế xuất và trở thành vùng kinh tế phát triển nhất cả nước, điển hình là khu kinh tế Thâm Quyến và Phố Đông.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 20:57

loading...

loading...

Mathmaxluck_9999
Xem chi tiết
VyLinhLuân
14 tháng 12 2021 lúc 12:18

B

Minh Hồng
14 tháng 12 2021 lúc 12:18

B

qlamm
14 tháng 12 2021 lúc 13:00

b

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
23 tháng 6 2018 lúc 4:58

a) Cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các năm

b) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thế hiện giá trị xuât khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân xuất - nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010

c) Nhận xét

Giai đoạn 1990-2010:

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng liên tục từ 5,2 tỉ USD (năm 1990) lên 174,5 tí USD (năm 2010), tăng 169,3 tỉ USD (tăng gấp 33,56 lần).

- Giá trị xuất khẩu tăng liên tục từ 2,4 tỉ USD (năm 1990) lên 79,7 tỉ USD (năm 2010), tăng 77,3 tỉ USD (tăng gấp 33,21 lần).

- Giá trị nhập khẩu tăng liên tục từ 2,8 tỉ USD (năm 1990) lên 94,8 tỉ USD (năm 2010), tăng 92,0 tỉ USD (tăng gấp 33,86 lần).

- Giá trị nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn giá trị xuất khẩu (dẫn chứng).

- Giá trị nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng giá trị xuất nhập khẩu, còn giá trị xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng thấp hơn.

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

- Giá trị nhập khẩu luôn lớn hơn giá trị xuất khẩu qua các năm nên cán cân xuất nhập khẩu luôn âm với giá trị âm ngày càng tăng (dẫn chứng).