Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 2 2018 lúc 10:18

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi

Ý nghĩa tả thực: mùa thu, trời bớt sấm chớp trên những hàng cây cao, cổ thụ

- Sấm còn tượng trưng cho những biến động bất thường, những khó khăn, sóng gió trong cuộc đời

- Hàng cây đứng tuổi để chỉ những người từng trải, có kinh nghiệm sống, có sự vững vàng, bản lĩnh

→ Hai câu kết khẳng định, việc con người từng trải cũng giống như hàng cây cổ thụ vững vàng không còn sợ sệt, ngạc nhiên trước những biến động của cuộc đời.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 3 2017 lúc 10:57

Khổ thơ cuối bài "Sang thu" là khổ thơ kết tinh những chiêm nghiệm, suy ngẫm của tác giả về con người và cuộc đời trước khoảnh khắc sang thu. Chẳng thế mà, có người nhận định “Hình ảnh hàng cây đứng tuổi đứng tuổi ở cuối bài thơ là chìa khóa quan trọng dẫn lối người đọc tới hồn người sang thu”. Đất trời sang thu, vạn vật thay đổi còn lòng người thì bâng khuâng, xao xuyến trước khoảnh khắc của bước chuyển mùa.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 2 2017 lúc 9:29

Khổ thơ cuối bài “Sang thu” là khổ thơ kết tinh những chiêm nghiệm, suy ngẫm của tác giả về con người và cuộc đời trước khoảnh khắc sang thu. Chẳng thế mà, có người nhận định “Hình ảnh hàng cây đứng tuổi đứng tuổi ở cuối bài thơ là chìa khóa quan trọng dẫn lối người đọc tới hồn người sang thu”. Đất trời sang thu, vạn vật thay đổi còn lòng người thì bâng khuâng, xao xuyến trước khoảnh khắc của bước chuyển mùa.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 7 2017 lúc 1:54

●    “Sấm” là một hiện tượng đặc trưng của mùa hạ khi trước và sau cơn mưa lớn, “cây đứng tuổi” – theo nghĩa dễ hiểu nhất thì đó chỉ là những cái cây đã nhiều tuổi vì sống lâu năm.

●    Nhưng điều mà Hữu Thỉnh muốn gửi đến chúng ta đâu chỉ là những điều giản đơn đến thế, mà “sấm” ở đây cũng được xem là những thăng trầm, sóng gió của vòng đời luôn thay đổi và qua những gian nan, thử thách ấy, con người cũng sẽ đổi thay một cách mạnh mẽ hơn và vững vàng hơn.

Hình ảnh “hàng cây đứng tuổi” – tức chỉ người từng trải, những con người đã nếm được hết mùi vị ngọt ngào, cay đắng, mặn mà hay chua chát của cuộc sống, và tất nhiên khi họ đã trải nghiệm qua những khó khăn đó, thì giờ đây sẽ không phải rơi vào tình thế xao động hay lung lay trước những biến cố của vòng xoáy cuộc đời nữa.

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Lệ Diễm
4 tháng 3 2019 lúc 16:16

1. Mùa xuân đến khá bất ngờ được cảm nhận từ một hồn thơ rất tinh tế:

Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về.

->Nhà thơ như nghe được hương ổi phả vào trong ngọn gió se. Từ "phả" thật có hồn không phải là ngọn gió mang theo hương ổi mà là những quả ổi chín phả hương thơm vào trong gió làm cho ngọn gió trở nên thơm tho, nhà thơ còn thấy được "Sương chùng chình qua ngõ". Từ 'chùng chình' gợi lên một sự lay động của cây lá, vẻ tự lực của lòng người, cái man mác của không gian chớm thu. Chính vì vậy trong phút giao mùa của thiên nhiên ấy, lòng người có chút bâng khuâng nghi hoặc khi cảm thấy hình như thu đã về, phải là người có tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu mùa thu, yêu làng quê và cuộc sống nơi đây thì mới có những cảm nhận tinh tế đến vậy.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 5 2018 lúc 18:13

Hàng tre là hình ảnh thực và hình ảnh mang tính biểu trưng:

   + Hình ảnh tre là hình ảnh thân thương của làng quê, là biểu tượng của dân tộc Việt kiên cường, bất khuất

   + Hàng tre đứng thẳng hàng chính là sự ngay thẳng của người Việt Nam, trong mọi hoàn cảnh, vẫn hiên ngang

   + Hình ảnh tre ở cuối bài được nhấn mạnh tính đoàn kết, trung hiếu- phẩm chất tốt đẹp của người Việt

- Xây dựng kết cấu đối ứng với hình ảnh tre ở đầu – cuối bài nhằm tạo ấn tượng sâu sắc, và nhấn mạnh cảm xúc.

→ Tác giả xây dựng hình ảnh có tính biểu tượng- hàng tre

Nguyễn Quang Minh
14 tháng 5 2021 lúc 21:12
- Khổ thơ đầu tiên: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.” - Khổ thơ cuối: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.” - Hình ảnh cây tre xuất hiện ở khổ đầu và câu cuối cùng của bài thơ. Ở khổ đầu, hình ảnh hàng tre được gợi lên với cả hình dáng, màu sắc, sức sống và mang ý nghĩa biểu tượng sâu xa. Hàng tre vừa thực vừa ảo, lung linh trong tâm tưởng. Đó là hình ảnh cây cối mang màu đất nước tụ về đây canh giữ giấc ngủ cho Bác, vừa là ẩn dụ cho dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất, bền bỉ, trung thành bên Bác, gắn bó với Bác, biểu thị ý chí của Người. - Trong câu thơ cuối, hình ảnh cây tre lặp lại nhưng có sự thay đổi mới về nghĩa, tạo kết cấu đầu cuối tương ứng, gây ấn tượng đậm nét. Không còn là cây tre – khách thể nữa mà đã hòa tan vào chủ thể, tượng trưng cho tấm lòng, ước nguyện, ý chí của nhà thơ, của dân tộc: trung hiếu với Bác, mãi đi theo con đường của Bác, mãi bên Bác.
Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 3 2019 lúc 5:08

Hai hình ảnh

Phạm Thảo
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 3 2022 lúc 19:44

Không đồng ý vì hình ảnh trên vừa mang nghĩa tả thực vừa mang tính biểu tượng.

Sấm: Tượng trưng cho những khó khăn, thử thách, phong ba trong cuộc sống mà con người phải trải qua.

Hàng cây đứng tuổi: Con người sau nhiều năm bôn ba sóng gió trở nên dày dạn kinh nghiệm. 

Đỗ Tuệ Lâm
26 tháng 3 2022 lúc 19:48

CTV hay đấy đi xóa câu trả lời người khác rồi trả lời câu hỏi :)

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
10 tháng 9 2017 lúc 9:37

[X] 3 hình ảnh:

- Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ.

- Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hổng tươi.

- Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.