Những câu hỏi liên quan
Trần Thị Hồng Yến
Xem chi tiết
Nguyen
30 tháng 4 2019 lúc 10:33

Chúng ta cần phải làm gì để thực hiện Luật Bảo vệ môi trường:

A Thành lập đội cảnh sát môi trường

B Mỗi người dân phải tìm hiểu luật và tự giác thực hiện.

C Xậy dựng môi trường " Xanh , sạch , đẹp".

D Quy hoạch và sử dụng kế hoạch có hiệu quả đất đai

Bình luận (2)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
28 tháng 3 2018 lúc 6:58

- Để thực hiện và động viên những người khác cùng thực hiện Luật Bảo vệ môi trường chúng ta cần phải tuyên truyền cho họ hậu quả của việc tàn phá môi trường, từ đó nâng cao ý thức người khác bằng việc động viên họ thực hiện tốt các điều luật.

- Những sự việc mà em biết đã vi phạm Luật Bảo vệ môi trường: đổ rác không đúng nơi qui định, đốt rừng bừa bãi, chặt phá rừng làm nương rẫy, xử lí chất thải không đúng qui trình,…

- Để khắc phục những vi phạm đó chúng ta cần bảo vệ môi trườg, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường...

   Khai thác rừng bừa bãi cần Khắc phục trồng lại rừng.

   Đổ rác sinh hoạt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường cần Đổ rác đúng nơi qui định...

Bình luận (0)
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
25 tháng 5 2018 lúc 14:52

Để bảo vệ môi trường chúng ta hãy cùng nhau vận động trồng nhiều cây xanh, tiết kiệm điện nước, chuyển sang dùng năng lượng bền vững; hạn chế dùng túi nilon, đừng liệng chai nhựa, túi nilon ra môi trường; đẩy nhanh canh tác hữu cơ, chuyển sang dùng thực phẩm dinh dưỡng; giảm bớt khí thải, giảm bớt ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính, để Địa Cầu chúng ta không còn nóng thêm nữa.

Bình luận (0)
Truong Luan
Xem chi tiết
children2011
4 tháng 2 2022 lúc 20:33
 tham khảo 

                                      bài làm

Để có một môi trường xanh, sạch, đẹp, không bị ô nhiễm, mỗi người chúng ta phải có ý thức tham gia bảo vệ môi trường. Tôi cũng có một việc làm tốt góp phần bảo vệ môi trường, đó là tham gia trồng cây đầu xuân ở trường. Sáng chủ nhật đầu xuân, chúng tôi đã có mặt đầy đủ ở vườn trường. Trên tay chúng tôi là những dụng cụ để trồng cây, nào là xẻng, cuốc.... Rồi cô giáo chủ nghiệm lớp tôi phân công từng công việc cho chúng tôi. Song, chúng tôi hào hứng bắt tay vào trồng cây luôn, vì ai cũng muốn góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. Rồi nhóm một bắt đầu dùng những cái chép đào từng cái hố nhỏ một thẳng hàng để trồng những cái cây non vào. Còn tôi là thành viên trong nhóm hai, tôi cùng các bạn đặt những cây non nớt vào cái hố nhỏ và dùng đôi bàn tay mềm mại của mình vun đất vào gốc cây. Rồi lần lượt, lần lượt... nhóm hai chúng tôi đã phủ xanh cả khu vườn trường. Nhưng để những cái cây non thêm xanh tốt, tươi lớn hơn là phải nhờ đến nhóm ba. Các bạn đã cùng nhau tưới nước lên cả mảnh vườn cây nonxanh mơn mởn. Chắc hẳn những cái cây non sẽ cảm ơn chúng tôi nhiều lắm vì đã trồng ra chúng và còn chăm sóc chúng nữa. Chúng tôi làm việc tuy mô hôi đầm đìa nhưng vẫn vui vẻ tươi cười trò chuyện ríu ran, vui vẻ. Tôi rất vui và hạnh phúc khi đã làm được một việc tốt, bảo vệ môi trường thêm xanh tốt hơn nữa.

                         HỌC TỐT!!                                  

Bình luận (2)
Lê Phương Mai
4 tháng 2 2022 lúc 20:40

                                               Bài làm

                                                          Thanh Hóa, ngày 04 tháng 02 năm 2022

Minh Anh thân mến!

Chào bạn Minh Anh, mình là Mie đây. Dạo này bạn có khỏe không?  Bạn cùng gia đình bạn như thế nào rồi? Còn mình thì vẫn khỏe. Trong thời gian vừa qua, mình đã có làm một việc làm tốt góp phần bảo vệ môi trường đấy. Trong bức thư lần này, mình sẽ kể cho bạn nghe việc làm đó của mình. Bạn biết đấy để có một môi trường xanh, sạch, đẹp, không bị ô nhiễm, ai cũng phải có ý thức tham gia bảo vệ môi trường. Và mình cũng có một việc làm tốt góp phần bảo vệ môi trường, đó là tham gia trồng cây đầu xuân ở trường. Sáng chủ nhật đầu xuân, mình cùng các bạn trong lớp đã có mặt đầy đủ ở vườn trường. Trên tay của mình và mọi người đều là những dụng cụ để trồng cây, nào là xẻng, cuốc.... Rồi cô giáo chủ nhiệm lớp mình phân công từng công việc cho bọn mình.Bọn tớ đều rất hào hứng bắt tay vào trồng cây luôn, vì mọi người ai cũng muốn góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. Rồi nhóm một bắt đầu dùng những cái xẻng đào từng cái hố nhỏ một thẳng hàng để trồng những cái cây non vào. Còn mình là thành viên trong nhóm hai, và mình cùng các bạn có nhiệm vụ là  đặt những cây non nớt vào cái hố nhỏ và dùng những đôi bàn tay mềm mại của bọn mình vun đất vào gốc cây. Rồi lần lượt, lần lượt... nhóm hai chúng mình đã phủ xanh cả khu vườn trường. Nhưng để những cái cây non thêm xanh tốt, tươi lớn hơn là phải nhờ đến nhóm ba. Các bạn đã cùng nhau tưới nước lên cả mảnh vườn cây nonxanh mơn mởn. Chắc hẳn những cái cây non sẽ cảm ơn chúng mình nhiều lắm vì đã trồng ra chúng và còn chăm sóc chúng nữa. Chúng mình đã làm việc hơi vất vả và mồ hôi rơi nhiều nhưng vẫn vui vẻ, hạnh phúc vì bọn mình có thể làm một việc dù rất nhỏ nhưng đã góp phần làm cho môi trường xanh, sạch, đệp. Mình rất vui và hạnh phúc khi đã làm được một việc tốt, bảo vệ môi trường thêm xanh tốt hơn nữa.Bạn thấy thế nào về việc làm của mình và các bạn cùng. Mình xin dừng bút tại đây. Mong bạn trả lời và phản hồi thư của mình. 

                                                                                       Ký tên

                                                                                         Mie

(Em  thay chỗ in đâm đi nhé, chị có lấy trên mạng í nhưng cũng đã thay đổi vài chỗ)

Bình luận (2)
Chi Kim
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
4 tháng 5 2021 lúc 20:51

    1. Không vứt rác bừa bãi. Phải thu gom, đổ rác đúng nơi quy định.

 2. Không đổ nước thải ra đường, phố, các nơi công cộng. Mỗi gia đình phải thu gom nước thải vào hệ thống bể tự hoại, hầm chứa hoặc xử lý nước thải trước khi cho nước thải vào hệ thống thoát nước công cộng.

     3. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không phóng uế bừa bãi.

    4. Trồng cây xanh góm phần giảm ô nhiễm môi trường và tạo cảnh quan.

    5. Không hút thuốc lá nơi công cộng.

   6. Tự giác chấp hành các quy định của các cấp chính quyền địa phương về giữ gìn vệ sinh, xây dựng gia đình văn hoá

7. Ðóng góp đầy đủ lệ phí thu dọn vệ sinh.

    8. Vận động mọi người cùng tham gia các công việc trên.

Bình luận (0)
Laville Venom
4 tháng 5 2021 lúc 21:01

1 không vứt rác bừa bãi

2 không xả rác vào các ống cống , ống thoát nước 

3  tuyên truyền mọi người tái chế sử dụng các đồ vật cũ nhưng vẫn dùng đc

4 tận dụng ánh nắng mặt trời

5 hạn chế sử dụng túi nhựa , nilon

Bình luận (0)
Ngọc Yến
12 tháng 5 lúc 19:17

1. Quản lý chất thải, hỗ trợ xử lý chất thải, bao gồm:

a) Điều tra, thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập danh mục chất ô nhiễm, chất thải rắn, nguồn ô nhiễm; đánh giá, dự báo tình hình phát sinh, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thuộc trách nhiệm của địa phương;

b) Hỗ trợ phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và xử lý các loại chất thải khác phát sinh trên địa bàn thuộc trách nhiệm của địa phương;

c) Xây dựng, hỗ trợ xây dựng công trình vệ sinh công cộng, phương tiện, thiết bị thu gom, quản lý, xử lý chất thải khu vực công cộng; công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ, chất thải;

d) Xây dựng, sửa chữa, cải tạo hạ tầng bảo vệ môi trường của làng nghề thuộc trách nhiệm của địa phương.

2. Xử lý, cải tạo, phục hồi chất lượng môi trường, bao gồm:

Xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi môi trường đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, gồm: khu vực bị ô nhiễm tồn lưu hóa chất trong chiến tranh; khu vực bị ô nhiễm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật; khu vực đất bị ô nhiễm khác trên địa bàn thuộc trách nhiệm xử lý của địa phương; xử lý ô nhiễm môi trường nước mặt sông, hồ trên địa bàn thuộc trách nhiệm xử lý của địa phương.

3. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; trang thiết bị để bảo vệ môi trường; quan trắc môi trường, bao gồm:

a) Các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống thu gom, lưu giữ, trạm trung chuyển, khu tập kết, hạ tầng kỹ thuật của khu xử lý chất thải rắn tập trung, chất thải nguy hại, hệ thống xử lý nước thải, bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt trên địa bàn; hệ thống các công trình, thiết bị công cộng phục vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; đầu tư công trình vệ sinh công cộng, công trình xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường do địa phương quản lý. Đối với các dự án thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân quản lý thì kinh phí thực hiện do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chi trả, ngân sách nhà nước không hỗ trợ;

b) Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường, biến đổi khí hậu; hạ tầng kỹ thuật quan trắc môi trường của địa phương; mua sắm, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của địa phương theo dự án đầu tư;

c) Mua sắm trang thiết bị thay thế; duy trì, vận hành trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của địa phương;

d) Hoạt động của hệ thống quan trắc môi trường theo quy hoạch tỉnh (bao gồm cả vận hành, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa, hiệu chuẩn, kiểm định).

4. Kiểm tra, thanh tra, giám sát về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc nhiệm vụ của địa phương và theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

5. Bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, bao gồm:

a) Điều tra, khảo sát, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; xác lập, thẩm định và công nhận di sản thiên nhiên thuộc nhiệm vụ của địa phương;

b) Đầu tư bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học theo quy định tại khoản 2 Điều 73 Luật Đa dạng sinh học thuộc trách nhiệm của địa phương;

c) Hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học theo quy định tại khoản 3 Điều 73 Luật Đa dạng sinh học (trừ lập, thẩm định quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học) thuộc trách nhiệm của địa phương;

d) Điều tra, khảo sát, thống kê số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, cấp ngành; cập nhật danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính; xây dựng và vận hành hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp tỉnh;

đ) Hoạt động phát triển thị trường các-bon trong nước;

e) Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp tỉnh; xây dựng báo cáo đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu cấp tỉnh;

g) Điều tra, thống kê, giám sát, đánh giá, lập danh mục chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính thuộc nhiệm vụ tại địa bàn;

h) Đầu tư dự án phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, bảo tồn đa dạng sinh học; đầu tư dự án chuyển đổi công nghệ loại trừ, giảm thiểu sử dụng các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thuộc nhiệm vụ của địa phương.

6. Nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao, ứng dụng công nghệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn thực hiện theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, pháp luật về chuyển giao công nghệ.

7. Truyền thông, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường; giáo dục môi trường; phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, bao gồm:

a) Truyền thông, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, ý thức, kiến thức về bảo vệ môi trường; phổ biến, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; tổ chức và trao giải thưởng về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho cá nhân, tổ chức, cộng đồng theo quy định của pháp luật;

b) Đánh giá, tổng kết và theo dõi thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường;

c) Giáo dục, đào tạo về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc trách nhiệm của địa phương.

8. Hoạt động hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường, bao gồm:

a) Phối hợp trong việc ký kết, thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên theo đề xuất của cơ quan trung ương có thẩm quyền; ký kết, thực hiện các thỏa thuận quốc tế về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;

b) Vốn đối ứng chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, viện trợ về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của pháp luật.

9. Các hoạt động quản lý nhà nước khác bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của địa phương theo quy định của pháp luật, bao gồm:

a) Xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, chương trình, đề án, dự án về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;

b) Đánh giá việc thực hiện phương án bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong quy hoạch tỉnh;

c) Đánh giá, dự báo chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích, khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ trên địa bàn; kiểm kê, đánh giá nguồn thải, mức độ ô nhiễm sông, hồ trên địa bàn; đánh giá, dự báo chất lượng môi trường không khí trên địa bàn; điều tra, đánh giá, xác định và khoanh vùng các khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, khu vực ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn;

d) Tiếp nhận, xác minh, xử lý phản ảnh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường; hội thảo phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;

đ) Phòng ngừa, ứng phó khắc phục sự cố môi trường;

e) Quản lý, công bố thông tin về môi trường; vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu (bao gồm cả thu nhận, xử lý, trao đổi thông tin, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị lưu trữ hệ thống thông tin, dữ liệu); cập nhật, đánh giá chỉ tiêu thống kê, và xây dựng báo cáo về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; đánh giá, xếp hạng kết quả bảo vệ môi trường;

g) Xây dựng các mô hình về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;

h) Hoạt động đánh giá phục vụ việc xác nhận về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

i) Hoạt động của Ban điều hành, Văn phòng thường trực về bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền quyết định;

k) Hoạt động của Ban chỉ đạo, tổ chức các hội nghị về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu theo quyết định của cấp có thẩm quyền và các nhiệm vụ khác có tính chất quản lý hành chính phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;

l) Cấp vốn điều lệ, bổ sung vốn điều lệ cho quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh;

m) Các hoạt động quản lý nhà nước khác về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu có tính chất chi thường xuyên thuộc trách nhiệm của địa phương theo quy định của pháp luật; các hoạt động bảo vệ môi trường khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Việc phân định cụ thể các nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường nêu trên của ngân sách địa phương cho các cấp ngân sách ở địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.

Bình luận (0)
ngann kimm
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Diệp
16 tháng 12 2022 lúc 19:27

Để có một môi trường xanh - sạch - đẹp , không bị ô nhiễm ,/ mỗi người chúng ta / phải có ý thức và tham gia bảo vệ môi trư 

Để có một môi trường xanh - sạch - đẹp , không bị ô nhiễm : trạng từ

mỗi người chúng ta phải : chủ ngữ

có ý thức và tham gia bảo vệ môi trường. : vị ngữ

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
18 tháng 4 2017 lúc 16:45

Chúng ta cần giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

Bình luận (0)
Phạm Tú Uyên
17 tháng 4 2017 lúc 22:10
học sinh cần tích cực tham gia tuyên truyền vận động mọi người thực hiện đúng về luật bảo vệ môi trường, tham gia các hoạt động do các đoàn thể tổ chức như hè xanh, tham gia lao động vệ sinh trường lớp thôn xóm mình ở phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện những trường hợp sai phạm
Bình luận (0)
Hiiiii~
17 tháng 4 2017 lúc 22:10

Chúng ta cần giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

Bình luận (0)
Nguyễn Hoài Thu
Xem chi tiết

ơ giống câu Trần Huyền Ngọc vậy

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Minh Vương
3 tháng 8 2021 lúc 23:03

trồng cây,vứt rác đúng nơi quy định,hạn chế sử dụng túi nilon,bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
3 tháng 7 2019 lúc 12:13

Chọn đáp án B

Áp dụng pháp luật là các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để đưa ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. Trong trường hợp này, Cảnh sát môi trường đã lập biên bản xử lý vi phạm hành chính Công ty sản xuất nước giải khát L. Vì vậy, việc làm của Cảnh sát môi trường là đang áp dụng pháp luật.

Bình luận (0)