Vì sao trong khi làm sữa chua, không dùng nước sôi để pha hộp sữa chua dùng làm giống? Sau thời gian ủ ấm hỗn hợp làm sữa chua, nếu để sản phẩm ở ngoài (không cho vào tủ lạnh) thì điều gì sẽ xảy ra?
Vì sao trong khi làm sữa chua, không dùng nước sôi để pha hộp sữa chua dùng làm giống? Sau thời gian ủ ấm hỗn hợp làm sữa chua, nếu để sản phẩm ở ngoài (không cho vào tủ lạnh) thì điều gì sẽ xảy ra?
Trong khi làm sữa chua không dùng nước sôi để pha hộp sữa chua dùng làm giống vì nước sôi sẽ làm chết các vi khuẩn lactic có trong sữa chua làm giống khiến cho sữa chua không thể lên men.
Vì sao khi làm sữa chua không dùng nước sôi để pha sữa chua dùng làm giống?
Nước sôi sẽ làm chết các vi khuẩn trong hộp sữa chua dùng làm giống. Quá trình lên men cần vi khuẩn này, nếu không có vi khuẩn quá trình lên men không diễn ra
Vì nước sôi sẽ giết đi các vi sinh vật tạo ra sữa chua mới.
Không dùng nước sôi pha sữa chua vì nhiệt độ cao sẽ làm chết các vi khuẩn lên men có trong sữa chua ⇒quá tình làm sữa chua sẽ bị hỏng.
Nhiệt độ thích hợp của nước để cho sữa chua mồi vào khi làm sữa chua là:
2 – 5oC.
25 – 35oC.
50 – 65oC.
100oC.
Trình bày ngắn gọn các bước làm sữa chua. Giải thích vì sao khi dùng sữa tươi, chỉ đun sữa ấm đến khoảng 50 độ, không đun sôi?
Các bước làm sữa chua gồm:
B1: Đun sôi nước để nguội còn 500C.
B2: Đổ hộp sữa đặc và thêm nước ấm để đạt 1 lít khuấy đều, thêm 1 hộp sữa chua và trộn đều tiếp.
B3: Rót hỗn hợp vào các lọ thủy tinh sạch đã chuẩn bị, đặt vào thùng xốp và giữ ấm từ 10 - 12h.
vì khi đun 50 độ c trong 6 phút là để đạt mục đích khử trùng
a) Tại sao sữa chua lại đông mịn được?
b) Ban đầu cho một ít sữa chua vào có tác dụng gì? Tại sao sữa chua thêm vào ban đầu nên để cho chảy lỏng hẳn ra chứ không nên cho ở dạng đông đặc?
c) Nhiệt độ ủ sữa tăng cao quá hoặc hạ thấp quá ảnh hưởng như thế nào đến sự tạo thành sữa chua? Tại sao?
d) Tăng tỉ lệ nước có ảnh hưởng gì đến chất lượng sản phẩm? Tại sao?
e) Vi sinh vật lên men sữa chua thuộc loại nào?
f) Sau khi làm thành sữa chua tại sao cần bảo quản trong tủ lạnh?
a. do vi khuẩn lactic đã biến đường trong sữa thành axit lactic nên độ pH trong sữa giảm, casein trong sữa sẽ đông tụ và làm cho sữa từ lỏng trở thành sệt.
b. cho thêm sữa chua làm men cái chứa các vi sinh vật lên men là vi khuẩn lactic. Sữa chua dùng làm men cần được để hết lạnh hoàn toàn hoặc chuyển về trạng thái lỏng giúp khâu trộng sữa chua cái với phần sữa chua còn lại dễ dàng hơn, và giúp cho vi khuẩn không bị ảnh hưởng khi chuyển từ môi trường lạnh sang môi trường ấm, ngoài ra sữa chua cái đặc khi trộn sẽ khuấy mạnh tay ảnh hưởng đến hoạt động của vsv
c. nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng đến cường độ phát triển và còn ảnh hưởng đến khả năng phát triển của vi sinh vật có lợi. Vsv phát triển mạnh ở nhiệt độ ở 40 – 44 độ C, nếu nhiệt độ thấp hơn thì lên men kém, cao hơn thì mất men
e. vi khuẩn lactic
f. Để bên ngoài sẽ là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật có hại trong sữa chua lên men nhanh => sữa chua sẽ nhanh hư và khó bảo quản. Vì thế phải bỏ vào tủ lạnh để bảo quản tốt và giảm sự lên men của vi sinh.
Vì sao sữa chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái đặc sệt (đông tụ) và có vị chua khi làm sữa chua?
giúp mình với mình cần gấp tối nay lúc 9h giúp dùm mình
Sữa chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái đặc sệt và có vị chua vì vi khuẩn lactic đã biến đường trong sữa thành axit lactic, đồng thời các prôtêin phức tạp đã chuyển thành các prôtêin đơn giản dễ tiêu ; sản phẩm axit và lượng nhiệt dược sinh ra là nguyên nhân làm sữa đông tụ.
----đây nha bạn.
Làm sữa chua
- Bước 1: Đun sôi 1 lít nước sau đó để nguội đến khoảng 50oC (sử dụng nhiệt kế để đo).
- Bước 2: Đổ hộp sữa đặc vào cốc đựng rồi thêm nước ấm vào để đạt 1 lít, trộn đều để sữa đặc tan hết. Sau đó đổ thêm hộp sữa chua vào hỗn hợp đã pha và tiếp tục trộn đều.
- Bước 3: Rót toàn bộ hỗn hợp thu được vào các lọ thủy tinh đã chuẩn bị, đặt vào thùng xốp và đậy nắp lại để giữ ấm từ 10-12 giờ.
Sau thời gian ủ ấm, lấy sản phẩm ra và bảo quản trong tủ lạnh.
Không đun sôi vì nếu đun quá thì vi khuẩn sẽ chết hếtSữa chua là một thực phẩm bổ dưỡng đối với con người đặc biệt là hệ tiêu hoá. Quá trình sản xuất sữa chua có sự tham gia của vi sinh vật - một loại vi khuẩn gram dương.
Em hãy cho biết:
1. Tên của loại vi sinh vật này là gì?
2. Tại sao sữa chua đang từ trạng thái lỏng thành sệt?
Streptococcus thermophilus Nó là một vi khuẩn axit lactic có tầm quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Vi sinh vật này được sử dụng làm môi trường nuôi cấy ban đầu để sản xuất các sản phẩm sữa lên men :sữa chua ...
Sữa chua chuyển dạng sệt là do protein trong sữa bị kết tủa ở pH thấp do hoạt động của vi sinh vật.
1. Tên của loại vi sinh vật này là gì? Vi khuẩn lactic
2. Tại sao sữa chua đang từ trạng thái lỏng thành sệt?
Sữa chuyển từ trạng thái lỏng thành sệt vì protein trong sữa bị kết tủa ở pH thấp do hoạt động của vi sinh vật.
1) Vi sinh vật đó là vi khuẩn gram dương Lactobacillus Acidophilus
2) Sữa chuyển đang trạng thái sệt do protein sẵn có trong sữa bị kết tủa do pH thấp từ các hoạt động khác của vi sinh vật
Hãy đọc những thông tin in trên phần nắp để tìm hiểu cách bảo quản và thành phần vi khuẩn có trong hộp sữa chua. Vào mùa hè, một số cửa hàng tạp hoá để các lốc sữa chua trên kệ ở nhiệt độ thường (khoảng 28 – 30oC). Một vài hộp sữa chua có hiện tượng phồng nắp lên. Hãy nhận xét cách bảo quản sữa chua của cửa hàng tạp hóa trên và giải thích vì sao nắp hộp sữa bị phồng lên.
- Cách bảo quản của cửa hàng tạp hóa là sai do theo thông tin trên nắp hộp, cần bảo quản sữa chua ở điều kiện lạnh với nhiệt độ 6 oC – 8 oC.
- Giải thích hiện tượng nắp hộp sữa chua bị phồng lên: Ở điều kiện từ 28 – 30 oC, vi khuẩn lactic trong hộp sữa chua không bị ức chế nên tiếp tục hoạt động lên men tạo lactic acid, tạo ra bọt khí CO2 và nước. Khí CO2 sinh ra làm cho nắp hộp sữa chua bị phồng lên.
nếu bổ sung thêm một lượng lớn muối ăn NaCl hoặc dung dịch NaOH vào sữa để ủ làm sữa chua thì kết quả có tạo thành sữa chua không? Vì sao?