Những câu hỏi liên quan
white444
Xem chi tiết

Đặc điểm dân cư của Châu Phi :

- Năm 2001, châu Phi có hơn 818 triệu dân .
- Chiếm 13 , 4% dân số thế giới .
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của châu Phi cao nhất thế giới ( 2 , 4% )
- Phân bố không đồng đều : 
+ Dân cư tập trung đông ở phần cực Bắc và cực Nam của châu Phi , ven vịnh Ghi-nê, và nhất là thung lũng sông Nin .
+ Thưa thớt ở các vùng rừng rậm xích đạo , các hoang mạc Xa-ha-ra , Ca-la-ha-ri ,...

- Hậu quả:

+ Tạo sức ép  đối với các vấn y tế , giáo dục , nhà ở , việc làm , tài nguyên, môi trường , ... 

+ Kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội ;

+ Gia tăng các tệ nạn xã hội , ...

- Có rất nhiều các nguyên nhân xã hội làm kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội châu Phi. Trong đó , không thể không nhắc đến một trong các nguyên nhân chính sau :

+ Sự bùng nổ dân số .
+ Xung đột tộc người .
+ Đại dịch AIDS .
+ Sự can thiệp của nước ngoài .

Minh Hiếu
25 tháng 12 2021 lúc 5:26

Đặc điểm dân cư xã hội

- Quy mô dân số: khoảng 11.5 triệu người, chiếm 14.4% dân số cả nước (năm 2002).

- Thành phần dân tộc: TDMNBB là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều dân tộc ít người:

+ Tây Bắc: Thái, Mường, Dao, Mông...

+ Đông Bắc: Tày, Nùng, Dao, Mông...

+ Người Kinh cư trú ở hầu hết các địa phương.

- Trình độ phát triển kinh tế của các dân tộc có sự chênh lệch:

+ Đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với địa hình đồi núi.

+ Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa vùng Đông Bắc với Tây Bắc.

Nhờ thành tựu của công cụộc Đổi mới, đời sống cùa đồng bàọ các dân tộc đã được cải thiện.

Phát triển cơ sở hạ tầng, nước sạch nông thôn, đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo là những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu trong nhiều dự án phát triển kinh tế miền núi Bắc Bộ.

Minh Hiếu
25 tháng 12 2021 lúc 5:27

Sự phân bố dân cư

- Năm 2018, dân số thế giới đạt 7,6 tỉ người.

- Dân số phân bố không đều trên bề mặt Trái Đất.

+ Những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hoà... đều có mật độ dân số cao.

+ Những vùng núi hay vùng sâu, vùng xa, hải đảo... đi lại khó khăn hoặc vùng cực, vùng hoang mạc... khí hậu khắc nghiệt thường có mật độ dân số thấp.

- Với những tiến bộ về kĩ thuật, con người có thể khắc phục những trở ngại về điều kiện tự nhiên để sinh sống ờ bất kì nơi nào trên Trái Đất.

Hoài Nhi Bùi
Xem chi tiết
Đặng Phương Linh
9 tháng 1 2022 lúc 8:53

tham khảo

Những nguyên nhân xã hội đã kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của châu Phi:

+ Bùng nổ dân số.

+ Đại dịch AIDS.

+ Xung đột mâu thuẫn giữa các tộc người

+ Sự can thiệp của nước ngoài.

Các vấn đề kinh tế- xã hội nảy sinh do bùng nổ dân số đô thị ở châu Phi:

+ Sức ép nên các đô thi.

+ Sức ép về kinh tế

+ Ô nhiễm môi trường

Đoàn Thái Hà
9 tháng 1 2022 lúc 8:54

a) Những nguyên nhân xã hội đã kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của châu Phi: + Bùng nổ dân số. + Đại dịch AIDS. + Sự can thiệp của nước ngoài.

b) 

-Thất nghiệp, thiếu việc làm.

-Thiếu nhà ở, tệ nạn xã hội, môi trường ô nhiễm, ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm…

 

Văn Hoàng Thái
9 tháng 1 2022 lúc 9:02

- Dân cư châu Phi phân bố không đồng đều, tập trung đông ở chu thổ sông Nin, ven vịnh Ghin, cực Bắc và cực Nam châu Phi, thưa dân khi vào sâu trong nội địa, hoang mạc.

a)- Do sự ảnh hưởng của biển càng giảm nên dân cư phân bố càng thưa, nơi tập trung đông dân có mưa nhiều, nguồn nước dồi dào.

b)- Nguyên nhân làm kìm hãm: xung đột tộc người, nội chiến, các bệnh dịch nguy hiểm như AIDS và Ebola, sự can thiệp từ nước ngoài là các nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội ở châu Phi. 

 

Đỗ Minh Tuấn
Xem chi tiết
Rhider
29 tháng 12 2021 lúc 15:34

c

qlamm
29 tháng 12 2021 lúc 15:35

C

DinoNguyen
29 tháng 12 2021 lúc 15:35

C :)
 

Trần Duy Anh Khoa
Xem chi tiết
Người Già
28 tháng 10 2023 lúc 15:13

Truyền hình phân bố dân cư ở tỉnh Gia Lai:

Dân cư của tỉnh Gia Lai phân bố chủ yếu tại các đơn vị hành chính, với mật độ dân số không đồng đều như sau:

- Thành phố Pleiku: Là trung tâm hành chính và kinh tế của tỉnh, nơi có mật độ dân số cao hơn so với các khu vực khác. Pleiku tập trung nhiều dự án, cơ sở hạ tầng, và nguồn nhân lực.

- Các huyện nông thôn: Các huyện và xã nông thôn của Gia Lai có mật độ dân số thấp hơn, với phần lớn dân cư sống theo nghề nông và phát triển nông nghiệp.

- Các dân tộc thiểu số: Tỉnh Gia Lai có đa dạng dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Jarai, Bahnar, và Ede. Dân cư của các dân tộc này thường phân bố ở các khu vực miền núi và thung lũng.

Khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh:

- Khoảng cách và địa hình khó khăn: Gia Lai nằm ở vùng cao nguyên và núi non, có nhiều đoạn đường giao thông khó khăn và xa xôi. Việc kết nối các khu vực và vùng miền với Pleiku và các trung tâm khác gặp khó khăn, làm tăng chi phí vận chuyển và khó khăn trong việc phát triển kinh tế.

- Thiếu nguồn nhân lực chất lượng: Mặc dù có dân số đông đúc, nhưng có thiếu hụt về nguồn nhân lực chất lượng và kỹ năng. Điều này làm hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ đòi hỏi nhân lực có trình độ.

- Chênh lệch phát triển kinh tế và xã hội: Mật độ dân số không đồng đều làm cho một số khu vực phát triển kinh tế chậm hơn so với các khu vực khác. Điều này đặt ra thách thức trong việc cân đối và phát triển toàn diện tỉnh Gia Lai.

- Bảo vệ môi trường và di sản văn hóa: Vùng Tây Nguyên và Gia Lai cũng đang phải đối mặt với các thách thức về bảo vệ môi trường và di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số. Sự phát triển kinh tế cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng để bảo vệ các giá trị này.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
12 tháng 4 2018 lúc 12:41

Sự già hóa dân số ở nước phát triển và bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội

   - Năm 2005 dân số thế giới là 6.477 triệu người, trong đó các nước đang phát triển chiếm 81%.

   - Sự tăng, giảm dân số ở các nhóm nước khác nhau đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

   - Các nước phát triển:

      + Tỉ suất gia tăng dân số thấp hoặc không tăng dẫn đến già hóa dân số.

      + Ảnh hưởng:

         • Thiếu nguồn lao động.

         • Tỉ lệ người già ngày càng nhiều, chi phí tiền phúc lợi xã hội cao.

   - Các nước đang phát triển:

      + Gia tăng dân số nhanh (bùng nổ dân số).

      + Kinh tế còn chậm phát triển.

      + Ảnh hưởng:

         • Giải quyết việc làm, nhà ở, giáo dục, y tế,…

         • Môi trường hủy hoại nhanh.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
21 tháng 5 2019 lúc 8:21

a) Dân cư nước ta phân bố không đều

* Phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao:

+ Đồng bằng sông Hồng phần lớn có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2.

+ Dải đất phù sa ngọt của Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2.

- Ở trung du và miền núi, dân cư thưa thớt hơn nhiều, mật độ dân số thấp: Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số chủ yếu dưới 50người/km2 và từ 50 - 100 người/km2.

* Phân bố không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam

- Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước, phần lớn lãnh thổ có mật độ dân số từ 1.001 - 2.000 người/km2.

- Đồng bằng sông Cửu Long có mật độ dân số phần lớn từ 101 - 1.000 người /km2. Riêng ở phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người/km2.

* Phân bố không đều ngay trong nội bộ các vùng dân cư

- Đồng bằng sông Hồng vùng trung tâm, ven biển phía đông và nam có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2. Ở rìa phía bắc, đông bắc và tây nam của đồng bằng có mật độ dân số thấp hơn

- Đồng bằng sông Cửu Long vùng ven sông Tiền và sông Hậu có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2, phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người /km2.

* Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn: 72,6% dân số sống ở nông thôn, 27,4% dân số sống ở thành thị (năm 2007).

b) Nguyên nhân

- Sự phân bố dân cư nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố:

+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước,...).

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.

+ Trình độ phát triển kinh tế và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển vì ở đây có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống, dễ dàng đi lại, có cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ phát triển kinh tế cao, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh, tập trung nhiều thành phố và trung tâm công nghiệp,...

- Dân cư thưa thớt ở miền núi, trung du vì có nhiều khó khăn cho sản xuất và cư trú, thiếu nước, đi lại khó khăn,...

c) Hậu quả và hướng giải quyết

* Hậu quả

Sự phân bố dân cư không đồng đều và chưa hợp lí sẽ gây khó khăn trong việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng.

* Hướng giải quyết

- Phân bố lại dân cư và lao động trong phạm vi cả nước và trong từng vùng.

- Phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở miền núi.

- Hạn chế nạn di dân tự do.

ỵyjfdfj
Xem chi tiết
Phạm Thu Thuỷ
18 tháng 10 2021 lúc 21:26

1 D

2 D

3D

4B

phạm lê quỳnh anh
18 tháng 10 2021 lúc 21:29

1 d

2 d

3 d

4 b

nhung olv
18 tháng 10 2021 lúc 21:31

1d 2c 3d 4b

Khoa Trần Thanh
Xem chi tiết
Khoa Trần Thanh
Xem chi tiết