Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
người bí ẩn
Xem chi tiết
Hoàng Thành Đạt
Xem chi tiết
Linh Phương
21 tháng 10 2016 lúc 20:22

Câu 3:

+ Khiêm tốn là một thái độ sống tích cực, một cách làm phong phú thêm kiến thức, kinh nghiêm của bản thân từ cuộc sống. Thái độ khiêm tốn thể hiện qua từng lời nói, hành động và cử chỉ một cách thật tâm đối với mọi người.

+ Khiêm tốn giúp bạn tạo cảm giác tự tin, hòa đồng với mọi người xung quanh bạn

+ Không kiêu ngạo, thành thật trong cuộc sống,.....

Câu 8:

Trong cuộc sống hiện tại cũng như thời xưa, vẻ đẹp bên ngoài là vốn quý, là niềm tự hào của mỗi con người. Song phẩm chất bên trong còn quý giá hơn nhiều. Trong kho tàng tục ngữ, cao dao Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ thể hiện điều đó. Và một tiêu biểu, điển hình, phổ biến nhất đó chính là câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Câu tục ngữ có hai vế, đối rất chỉnh. tác giả dân gian đã mượn những thứ gần gũi, thiết thực với đời thường để biểu lộ những tư tưởng, quan điểm của những người dân lao động. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “đói” và “rét” để nói lên hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn của cuộc sống bấy giờ. “Sạch” và “thơm” là cách sống trung thực, không tham lam, biết giữ gìn phẩm chất trong sạch, không sa vào tội lỗi. Hai chữ “cho” có nghĩa là giữ lấy. Hai động từ đó là hai động từ quan trọng nhất trong bài, thể hiện hành động, thói quen, những biểu lộ của người dân lao động. Phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách đó chính là bài học của câu tục ngữ trên. Đó cũng chính là quan điểm sống của người dân lao động hoàn toàn trái nghịch với cách sống của giai cấp thống trị.

Chúc bạn học tốt!

Nguyễn Trần Thành Đạt
21 tháng 10 2016 lúc 22:41

Câu 5: Trả lời

Mình làm câu này vì chưa ai làm cả nha!

Câu "Chớ thấy sóng cả mà vã tay chèo" là câu tục ngữ khuyên nhủ con người kiên trì, quyết tâm là việc gì đó cho đến khi thành công, đừng vì chút rắc rối, khó khăn mà phân tâm, nản chí và không làm được việc gì, cuối cùng dẫn đến thất bại là điều đáng tiếc.

Nguyễn Huy Tú
21 tháng 10 2016 lúc 19:51

Câu 1:

- Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, biểu hiện ở chỗ: cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn trách nhiệm của mình, không để người khác phải nhắc nhở, chê trách

Yuun Yuun
Xem chi tiết
Thân Thị Tuyết Ngân
18 tháng 12 2016 lúc 20:26

Ý nghĩa của giản dị:

Sự giản dị giúp cá nhân dễ hòa nhập, hòa đồng vs cộng đồng, vs xã hộiSự gd giúp cá nhân ko phức tạp hóa vấn đề, vì thế cuộc sống của họ trở nên thanh thản hơnSự gd giúp cá nhân đc yêu mến, quý trọngSự gd giúp cá nhân tiết kiệm thời gian, của cải và vì thế có thể đầu tư nhiều hơn cho công việc, cho những việc hữu ích. Đúng đó mik học r
Thân Thị Tuyết Ngân
18 tháng 12 2016 lúc 20:31

Ý nghĩa của khiêm tốn:

1. Sự khiêm tốn giúp người ta gặp thuận lợi trong cuộc sống

2 . Sự khiêm tốn giúp người ta coi thành công như sự động viên mà ko trở nên chủ quan

3. Sự kt giúp tăng cường khả năng học hỏi

4. Sự kt làm người ta dễ tìm thấy cái tốt đẹp ở người khác để noi theo và dễ chấp nhận người khác

4. Sự kt giúp cá nhân đc yêu mến và đc tôn trọng

Thân Thị Tuyết Ngân
18 tháng 12 2016 lúc 20:40

Sống tự lập là: tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu và tạo dựng cuộc sống của mình, ko trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.

Sống có kế hoạch là: biết xác định nhiệm vụ sau đó sắp xếp những công việc hàng ngày, hàng tuần 1 cách hợp lí để mọi việc đc thực hiện đầy đủ, hiệu quả và có chất lượng.

Lợi ích của sống có kế hoạch:

- Đối vs sức khỏe: tốt cho sức khỏe, đảm bảo 1 sức khỏe tốt và ổn định

- Đối vs thời gian: đủ tg cho tất cả công việc, làm chủ đc thời gian

- Chất lượng hiệu quả học tập và làm việc: có thể vượt qua những ngịch cảnh cản trở đường đi của mình.

Từ đó tạo ra sự thành công trong cuộc sống

 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 12 2017 lúc 3:10

- Nhan đề của bài văn có tác dụng nêu lên vấn đề giải thích: Lòng khiêm tốn.

- Những câu ở dạng định nghĩa:

    + Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật.

    + Con người khiêm tốn bao giờ cũng là người thường thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người.

    + Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi.

    + ... con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.

Cách giải thích:

    + Để giải thích về "lòng khiêm tốn", tác giả đã nêu ra những nhận định mang tính định nghĩa về lòng khiêm tốn, liệt kê các biểu hiện của lòng khiêm tốn, so sánh giữa người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn. Đây cũng chính là các cách giải thích.

    + Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn - cái hại của không khiêm tốn, nguyên nhân của thói không khiêm tốn chính là nội dung giải thích.

Vậy giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,... cần được giải thích, qua đó nâng cao nhận thức, bồi dưỡng trí tuệ, tình cảm cho con người. Để giải thích một vấn đề nào đó, người ta thường sử dụng cách nêu định nghĩa, liệt kê những biểu hiện, so sánh với các hiện tượng cùng loại khác, chỉ ra cái lợi, cái hại, nguyên nhân, hậu quả, cách phát huy hoặc ngăn ngừa,... Không nên dùng những cái khó hiểu hoặc không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu, cần hiểu.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 6 2018 lúc 9:02

 

Từ ghép Từ láy
Đoạn a ghi nhớ, đền thờ, tưởng nhớ nô nức, bờ bãi
Đoạn b vững chắc, thanh cao mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai
Ma Gặp Phải Chào
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Phương
21 tháng 12 2016 lúc 22:37

Ý nghĩa của giản dị khiêm tốn:

- là một phẩm chất cần có của mỗi con người

- sống giản dị sẽ đc mọi người yêu quý, thông cảm và giúp đỡ

Phan Lam Nhi
17 tháng 5 2017 lúc 20:27

Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.

Trương Thị Cẩm Vy
2 tháng 10 2017 lúc 19:25

giản dị là sống phù hợp ới điều kiện của bản thân gia đìh và xã hội , biểu hiện ở chỗ kho xa hoa lãng phí , kho cầu kì ,kiểu cách

Khiêm tốn là một đức tính tốt mà mọi người cần phải trau dồi, rèn luyện. Nội dung khiêm tốn có nghĩa là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình hơn người.

mình nghĩ câu hỏi của bn là ý nghĩa của giản dị và khiêm tốn nên mình trả lòi như trên

Nho cou...:(((
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
23 tháng 12 2021 lúc 14:12

Câu 1: D

Câu 3: A

Trang Noo
Xem chi tiết
Lê Nhật Quang
30 tháng 12 2016 lúc 23:01

khocroi

Phương Thảo
31 tháng 12 2016 lúc 11:11

1) Tự tin và tự trọng

- Khái niệm : Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách. Biết điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với các chuẩn mực xã hội .

Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi công việc.Dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn. Không hoang mang dao động. Là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm.

- Ý nghĩa :

Tự trọng : - Giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Nâng cao phẩm giá, uy tín
- Người có lòng tự trọng được mọi người yêu quí

Tự tin : - Giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn.

- Biểu hiện

Tự tin:
- Hành động cương quyết.
- Dám nghĩ, dám làm.
- Chủ động trong mọi việc.

Tự trọng : + Cư xử đúng mực, đàng hoàng
+Biết giữ lời hứa, giữ chữ tín
+ Dũng cảm nhận lỗi
+ Tự giác hoàn thành công việc không để nhắc nhở, chê trách

- Câu ca dao , tục ngữ , danh ngôn

Những câu ca dao, tục ngữ,danh ngôn nói về sự tự tin:
-Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
-Chớ thấy sóng cả mà lo
Sóng thì mặc sóng, chèo cho có chừng.
-Ta như cây ngay giữa rừng
Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng rời.
-Lòng ta vốn đã chắc rồi
Nào ai giục đứng, giục ngồi mặc ai.
-Sự tự tin sẽ đưa con người đến thành công. (Ngạn ngữ Anh)

Tự trọng :

- Áo rách cốt cách người thương.
- Ăn có mời, làm có khiến.
- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười.
- Kính già yêu trẻ.
- Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
- Người đừng khinh rẻ người.

Yêu.....yêu...ai !!!!!
Xem chi tiết
Siêu Nhân Lê
3 tháng 11 2016 lúc 21:30

Nhắc đến nhà văn Ngô Tất Tố (1893 – 1954) là ta nhớ đến tiểu thuyết Tát đèn, là ta nghĩ đến thân phận chị Dậu. Đó là một người phụ nữ nông dân nghèo khổ, cần cù lao động, giàu tình thương chồng, thương con, dũng cảm chống lại bọn cường hào. Nhà văn Ngô Tất Tố đã xây dựng nhân vật chị Dậu tiêu biểu cho cảnh ngộ khốn khổ và phẩm chất tốt đẹp của người đàn bà quê trước năm 1945.

Cảnh Tức nước vỡ bờ trong Tắt đèn đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về nhân vật Dậu.

Hoàn cảnh của chị Dậu thật đáng thương. Chị phải bán gánh khoai, bán ổ chó và đứt ruột bán đứa con gái lên bảy tuổi cho vợ chồng Nghị Quế, mới đủ nộp suất sưu cho chồng. Nhưng anh Dậu vẫn bị trói ở sân đình, vì còn thiếu một suất sưu nữa. Chú Hợi là em ruột anh Dậu, chết từ năm ngoái nhưng chết cũng không trốn được sưu nhà nước nên gia đình anh Dậu phải nộp suất sưu ấy.

Anh Dậu đang ốm nặng, bị trói suốt ngày đêm, anh ngất xỉu đi như chết. Bọn cường hào cho tay chân vác anh Dậu rũ rượi như cái xác đem đến trả cho chị Dậu. Đau khổ, tai họa chồng chất đè nặng lên tâm hồn người đàn bà tội nghiệp.

Chị Dậu là một người vợ, một người mẹ giàu tình thương.

Trong cơn nguy kịch, chị Dậu tìm mọi cách cứu chồng. Tiếng trống, tiếng tù và đã nổi lên. Chị Dậu cất tiếng khẩn khoản, thiết tha mời chồng: thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. Lời người đàn bà nhà quê mời chồng ăn cháo lúc hoạn nạn, chứa đựng biết bao tình thương yêu, an ủi vỗ về. Cái cử chỉ của chị Dậu bế cái Tỉu rồi xuống cạnh chồng cố ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của người vợ đối với người chồng đang đau ốm, tính mạng đang bị bọn cường hào đe doạ!

Chị Dậu là một người phụ nữ cứng cỏi đã dũng cảm chống lại bọn cường hào để bảo vệ chồng. Bọn cai lệ và tên hầu cận lý trưởng, lũ đầu trâu mặt ngựa với tay thước, roi song, dây thừng lại sầm sập xông vào nhà chị Dậu thét trói kẻ thiếu sưu. Anh Dậu vừa run rẩy kề miệng bát cháo, nghe tiếng thét của tên cai lệ, anh đã lăn dùng xuống phản! Tên cai lệ chửi bới một cách dã man. Hắn gọi anh Dậu là thằng kia hắn trợn ngược hai mắt quát chị Dậu: Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mờ mồm xin khất. Chị Dậu đã hạ mình van xin, lúc thì run run xin khất, lúc thì thiết tha xin ông trông lại. Tên cai lệ mỗi lúc lại lồng lên: Đùng đùng, (…) giật phắt cái thừng trong tay anh hầu cận lý trưởng, hắn chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu để bắt trói điệu ra đình. Chị Dậu van hắn tha cho… thì hắn bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch, tát đánh bốp vào mặt chị, rồi nhảy vào cạnh anh Dậu. Một ngày lạ thổi sai nha – lầm cho khốc hại chẳng qua vì tiền (Nguyễn Du). Để tróc sưu mà tên cai lệ, "kẻ hút nhiều xái cũ” đã hành động một cách vô cùng dã man. Mọi sự nhẫn nhục đều có giới hạn, hơn nữa, để bảo vệ tính mạng của chồng, bảo vệ nhân phẩm của bản thân, chị Dậu đã kiên quyết chống cự: chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. Không thể lùi bước, chị Dâu đã nghiến hai hàm răng thách thức:
Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Tư thế của chị Dậu có một bước nhảy vọt. Từ chỗ nhún mình tự gọi là cháu, gọi tên cai lệ bằng ông y sau đó là mày. Chị đã vỗ mặt hạ uy thế và hạ nhục chúng! Hai kẻ đốc sưu định trói kẻ thiếu sưu nhưng chúng đã bị người đàn bà lực điền trừng trị. Tên cai lệ bị chị Dậu túm lấy cổ y ấn dúi ra cửa, ngã chỏng queo trên mặt đất ! Tên hầu cận lý trưởng bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Với chị Dậu, nhà tù của thực dân cũng chẳng có thể làm cho chị run sợ. Trước sự can ngăn của chồng, chị Dậu vẫn chưa nguôi giận:

Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được…

Con giun xéo mãi cũng quằn, chị Dậu cũng vậy, bị áp bức dã man, tính mạng bị đe dọa, chị đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm. Nhà văn Nguyễn Tuân đã có một nhận xét rất thú vị: Trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu (…). Bản chất của nhân vật chị Dậu rất khỏe, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra… Ngô Tất Tố rất hả hê khi tả cảnh chị Dậu cho tên cai lệ và tên hầu cận một bài học đích dáng. Ông đã chỉ ra một quy luật tất yếu trong xã hội: Có áp bức có đấu tranh Ị

Cảnh Tức nước vỡ bờ rất sống động và giàu tính hiện thực.

Đoạn văn như một màn bi hài kịch, xung đột diễn ra căng thẳng đầy kịch tính. Hình ảnh chị Dậu được miêu tả rất chân thực. Chị giàu lòng thương chồng, vừa rất ngang tàng, cứng cỏi.

Chị hạ nhục tên cai lệ là mày, tự xứng là bà. Cái nghiến hai hàm răng, cái ấn dúi, cái túm tóc lẳng một cái và câu nói: Thà ngồi tù… đã nêu cao tầm vóc lớn lao đáng kính phục của chị Dậu, một người phụ nữ nông dấn trong xã hội cũ.

Từ hình ảnh Cái cò lặn lội bờ sông – Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non (ca dao) đến hình ảnh chị Dậu trong Tắt đèn, ta thấy chân dung người phụ nữ Việt Nam trong văn học đã có một bước phát triển mới cả về tâm hồn lẫn chí khí