Bộ phận quan trọng nhất của mắt là
A. Thể thủy tinh và thấu kính
B. Thể thủy tinh và màng lưới
C. Màng lưới và võng mạc
D. Con ngươi và thấu kính
Ta đã biết, khi vật nằm càng xa thấu kính hội tụ thì ảnh thật của vật nằm càng gần tiêu điểm của thấu kính. Vậy em hãy cho biết tiêu cự của thể thủy tinh khi mắt nhìn các vật ở xa và các vật ở gần dài, ngắn khác nhau như thế nào? Biết rằng khoảng cách từ thể thủy tinh của mắt đến màng lưới là không thay đổi và ảnh của vật luôn hiện rõ nét trên màng lưới (hình 48.2 SGK).
Quá trình tạo ảnh của thể thủy tinh được mô phỏng bằng hình vẽ sau: (coi màn PQ như màng lưới trên võng mạc của mắt)
- Hai tam giác ABO và A’B’O đồng dạng với nhau, ta có:
Vì khoảng cách từ thể thủy tinh của mắt đến màng lưới là không thay đổi và ảnh của vật luôn hiện rõ nét trên màng lưới nên ta có AB và OA' không đổi
→ nếu OA lớn (vật ở càng xa mắt) thì ảnh A’B' nhỏ và ngược lại.
- Hai tam giác OIF và A'B'F đồng dạng, nên:
Hay:
Vì OA' và AB không đổi, nên nếu A'B' nhỏ thì OF’ lớn và ngược lại.
Kết quả là nếu OA càng lớn thì A'B' càng nhỏ, OF càng lớn và ngược lại. Nghĩa là khi nhìn các vật ở càng xa thì tiêu cự của mắt càng lớn, khi nhìn các vật càng gần thì tiêu cự của mắt càng nhỏ.
Một người đứng ngắm một cái cửa cách xa 5 m. Cửa cao 2 m. Tính độ cao của ảnh cửa trên màng lưới của mắt. Coi thể thủy tinh như một thấu kính hội tụ, cách màng lưới 2 cm.
Dựa vào hình trong bài 23, coi PQ là màng lưới của mắt.
OA là khoảng cách từ mắt đến cửa: OA = d = 5m = 500cm
OA’ là khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới: OA’ = d’ = 2cm
AB là cái cửa: AB = h = 2m = 200cm
A’B’ là ảnh của cái cửa trên màng lưới
Trên hình vẽ, xét cặp tam giác đồng dạng: ΔABO và ΔA’B’O
Từ hệ thức đồng dạng được:
Từ (*) ta được độ cao của ảnh cửa trên màng lưới là:
Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với mỗi phần 1, 2, 3, 4 để thành câu so sánh
a) Thấu kính thường làm bằng thủy tinh
b) Mỗi thấu kính có tiêu cự không thay đổi được
c) Các thấu kính có thể có tiêu cự khác nhau
d) Muốn hứng ảnh thật cho bởi thấu kính, người ta di chuyển màn ảnh sau thấu kính
1. Còn thể thủy tinh chỉ có tiêu cự vào cỡ 2cm.
2. Còn muốn cho ảnh hiện trên màn lưới cố định, mắt phải điều tiết để thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh.
3. Còn thể thủy tinh được cấu tạo bởi một chất trong suốt và mềm.
4. Còn thể thủy tinh có tiêu cự có thể thay đổi được.
Khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2cm không đổi. Khi nhìn một vật ở rất xa thì mắt không phải điều tiết và tiêu điểm của thể thủy tinh nằm đúng trên màng lưới. Hãy tính độ thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh khi chuyển từ trạng thái nhìn một vật ở rất xa sang trạng thái nhìn một vật cách mắt 50m
Khi nhìn 1 vật ở rất xa thì ảnh nằm trên tiêu điểm, do vậy để nhìn rõ ảnh khi đó thì tiêu điểm của thể thủy tinh phải trùng với màng lưới.
Đồng thời khi đó mắt không phải điều tiết nên tiêu cự của thể thủy tinh khi đó là:
f = 2cm.
Khi nhìn vật ở cách mắt 50m, ta có: AO = d = 50cm, A’O = d’ = 2cm, tiêu cự của thể thủy tinh thay đổi thành f’.
Vì ΔFA’B’ ~ ΔFOI nên:
Vì ΔOA’B’ ~ ΔOAB nên:
Mà OI = AB nên
Mặt khác: d' = OA' = OF’ + F’A'
Độ thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh là:
Δf = f - f’ = 2 - 1,9992 = 0,0008cm = 0,08mm
Các bộ phận sau đây thuộc các cơ quan nào?
a). Màng lưới b). Màng nhĩ
c). Thủy tinh thể d). Ốc tai
Các bộ phận sau đây thuộc các cơ quan nào?
a). Màng lưới ( mắt ) b). Màng nhĩ ( tai )
c). Thủy tinh thể (mắt ) d). Ốc tai ( tai )
Học tốt !!!!!!!!!!!!!
Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d) với mỗi phần 1, 2, 3, 4 để được câu có nội dung đúng
a) Mắt là cơ quan thị giác. Nó có chức năng
b) Mắt có cấu tạo như một
c) Thể thủy tinh của mắt đóng vai trò
d) Màng lưới của mắt đóng vai trò như
1. Vật kính của máy ảnh
2. Phim trong máy ảnh
3. Tạo ra một ảnh thật của vật, nhỏ hơn vật, trên màng lưới
4. Chiếc máy ảnh
Hằng quan sát một cây thẳng đứng cao 12m cách chỗ Hằng đứng 25m. Biết màng lưới mắt của Hằng cách thể thủy tinh 1,5 cm. Chiều cao ảnh của cây trên màng lưới mắt Hằng là bao nhiêu?
A. 7,2 mm
B. 7,2 cm
C. 0,38 cm
D. 0,38m
Chiều cao ảnh của cây trong màng lưới mắt Hằng là:
→ Đáp án A
Khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2 cm.Tính f của thể thủy tinh khi vật đặt rất xa mắt
Khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2cm.
Khi vật đặt rất xa thì ảnh nằm trên tiêu điểm.
\(\Rightarrow\)Để nhìn rõ vật thì tiêu điểm của thể thủy tinh phải trùng với màng lưới.
\(\Rightarrow\)Mắt không phải điều tiết.
\(\Rightarrow\)Tiêu cự là \(f=2cm\)
một người quan sát 1 cái cây cách mắt 25 m,cho ảnh hiện trên màng lưới cao 0,8 cm.Coi rằng từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2 cm, tính chiều cao của cây đó
Khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là \(d'=2cm\)
Cái cây quan sát được cách mắt một đoạn \(d=25m=2500cm\)
Ảnh hiện trên màng lưới \(h'=0,8cm\)
Chiều cao của cây:
\(\dfrac{h}{h'}=\dfrac{d}{d'}\Rightarrow\dfrac{h}{0,8}=\dfrac{2500}{2}\Rightarrow h=1000cm=10m\)
Mắt thường có khoảng cách từ thấu kính mắt tới màng lưới là 16 mm. Điểm cực cận cách mắt 25 cm. Tiêu cự thấu kính mắt khi không điều tiết và điều tiết tối đa lần lượt là
A. 17 mm và 16 mm.
B. 16 mm và 15 mm.
C. 16 mm và 17 mm.
D. 15 mm và 16 mm.