A. Công lao to lớn của Bác Hồ
B. Sự giản dị của Bác Hồ trong sinh hoạt hàng ngày
C. Sự giản dị của Bác Hồ trong lời ăn tiếng nói
D. Tình yêu thương con người của Bác Hồ
Ttìm ra các dẫn chứng được tác giả sử dụng nhằm sáng tỏ sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của bài Đức tính giản dị của Bác Hồ.
Tìm ra các dẫn chứng được tác giả sử dụng nhằm sáng tỏ sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của bài Đức tính giản dị của Bác Hồ.
Ai giúp mk vs, mk cần gấp.
Trước hết, tác giả nêu ra và giải quyết luận điểm một: Đời sống của Bác Hồ giản dị. Dẫn chứng ngắn gọn, bằng lời văn kể chuyện nhỏ nhẹ: "Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất... Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chí có vài ba phòng ... luôn lộng gió và ánh sáng... Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn... đến việc rất nhỏ... việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp...". Xen giữa những lời kể, những dẫn chứng, tác giả bình luận, đánh giá cũng bằng lời văn nhỏ nhẹ mà thấm thìa. Chẳng hạn về cách ăn uống của Bác, tác giả viết : "ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ". Nhận xét căn nhà, phong cách sinh hoạt của Bác, tác giả viết : "Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!". Nhấn thêm một bước nữa, tác giả giải thích cội nguồn, đối chiếu đức tính giản dị của Bác bằng vài ba lí lẽ dễ hiểu mà sâu sắc. Bác sống giản dị không phải là theo lối sống khắc khổ của các nhà tu hành, cũng không phải kiểu nhà hiển triết ẩn dật. Sống giản dị về đời sống vật chất bởi vì Bác Hồ có đời sống tinh thần phong phú. Đó là cuộc sống cách mạng vì một lí tưởng cao đẹp. Đọc văn của Phạm Vãn Đồng, chúng ta nhớ lại chính Bác Hồ cũng tự kể về cuộc sống của mình trong bài thơ Tức cảng Pác Bó... mà Người làm ở Việt Bắc năm 1941:
Chứng minh đức tính giản dị của Bác hồ qua văn bản" Đức tính giản dị của Bác Hồ " của Phạm Văn Đồng và sự hiểu bt của e về Bác
Gợi ý
Luận điểm 1: Giản dị trong lối sống, trong bữa ăn, nơi ở, cách mặc
Lđ2: Giản dị trong công việc
Lđ3: Giản dị trong mối quan hệ vs mọi ng
Lđ4: Giản dị trong lời nói và bài viết
Giúp mik vs mik cần gấp, mai mik phải nộp r
khi bàn về sự giản dị của Bác Hồ trong lời nói và bài viết tác giả có nhắc lại 2 câu nói nổi tiếng của Bác, đó là những câu nào ?
Tham khảo
- Trong đời sống hàng ngày: bữa ăn, căn nhà
+ Bữa cơm chỉ có vài ba món đơn giản.
+ Lúc ăn Bác không để vãi một hạt cơm.
+ Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.
+ Căn nhà sàn chỉ có vẻn vẹn vài ba phòng.
- Trong lối sống
+ Bác suốt đời làm việc, suốt đời làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước cứu dân đến việc rất nhỏ…
+ Việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp.
+ Bác đặt tên cho số đồng chí phục vụ cái tên gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng.
- Trong lời nói và bài viết
+ Vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
=> Tác giả lựa chọn những luận cứ xác thực, phong phú, có sức thuyết phục. Những điều nói ra được đúc rút từ thực tiễn gắn bó gần gũi, lâu dài của tác giả với Bác càng làm nổi bật được đức tính giản dị của Bác
- Liên hệ đức tính giản dị trong đời sống.
Sự giản dị của Bác Hồ qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”. Trong đó có sử dụng một câu bị động.
Các em được học tính cách giản dị bởi Bác Hồ
Câu bị động là gì hả chị, chỉ em được không? Nhưng mà đừng cãi nhau ạ
. Sự giản dị của Bác Hồ qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”. Trong đó có sử dụng một câu bị động.
THAM KHẢO:
Viết về vị lãnh tụ vĩ đại kính yêu, về những đức tính của Bác là một đề tài lớn trong văn học. Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đóng góp một bài viết nhỏ về đức tính tốt đẹp của Bác. Văn bản đã được Phạm Văn Đồng làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác trên nhiều phương diện.
Văn bản được trích từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” – diễn văn trong lễ kỷ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài viết đã tập trung làm sáng tỏ sự giản dị của Bác trong đời sống hàng ngày, trong quan hệ với mọi người và trong lời nói, bài viết.
Trước hết, tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong đời sống. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã lấy dẫn chứng rõ ràng cụ thể sự giản dị của Bác được thể hiện trong bữa cơm, đồ dùng, cái nhà và lối sống. Bữa cơm của Bác hết sức đạm bạc, “chỉ có vài ba món ăn rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hạt cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch, và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất”. Đó chính là biểu hiện của sự quý trọng lao động và thành quả người lao động làm ra. Căn nhà nhỏ giản dị, đơn sơ mà lúc nào cũng lộng gió thời đại và chan hòa với thiên nhiên, cây cỏ. Nơi ở của Bác thật gần gũi với thiên nhiên, với ánh sáng, hương thơm, cây cỏ, cuộc sống của Bác mới tao nhã làm sao. Lối sống của Bác cũng hết sức dung dị, những việc hàng ngày Bác làm giản dị biết mấy mà cũng sâu sắc biết mấy. Bất cứ chuyện gì dù nhỏ hay lớn nếu có thể tự làm Bác đều tự mình làm lấy, không cần đến sự giúp đỡ của ai. Từ những việc lớn như lo cho vận mệnh đất nước cho đến việc nhỏ như viết thư cho các cháu miền Nam Bác luôn làm bằng một trái tim yêu thương bao la vô bờ, đó là sự quan tâm chân thành, sâu sắc.
Sự giản dị đó không có nghĩa là Bác đang rời xa cuộc sống giống như các nhà Nho ẩn dật xưa, mà cuộc sống của Bác là “đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”. Đây chính là nét đẹp sáng ngời trong lối sống của Bác để thế hệ sau cùng noi theo học tập.
Không chỉ giản dị trong đời sống và trong quan hệ với mọi người, Bác còn giản dị trong lời nói, bài viết. Những chân lý luôn được Bác truyền đạt bằng hình thức ngôn ngữ hết sức dễ hiểu, ngắn gọn, súc tính như: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” hay “Nước Việt Nam là một dân tộc, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”…
Trong đoạn trích “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, người viết đã có sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa chứng minh với giải thích, bình luận, lựa chọn dẫn chứng phong phú, tiêu biểu. Tác giả có sự gần gũi, am hiểu về lối sống con người Bác nên có những dẫn chứng hết sức giản dị, giàu sức thuyết phục, tác động đến nhận thức, tình cảm của người đọc. Ôi, Bác quả là một tấm gương giảndị đáng để người đời học tập và noi theo.
chữ in nghiêng : Câu bị động
THAM KHẢO:
Viết về vị lãnh tụ vĩ đại kính yêu, về những đức tính của Bác là một đề tài lớn trong văn học. Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đóng góp một bài viết nhỏ về đức tính tốt đẹp của Bác. Văn bản đã được Phạm Văn Đồng làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác trên nhiều phương diện.
Văn bản được trích từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” – diễn văn trong lễ kỷ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài viết đã tập trung làm sáng tỏ sự giản dị của Bác trong đời sống hàng ngày, trong quan hệ với mọi người và trong lời nói, bài viết.
Trước hết, tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong đời sống. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã lấy dẫn chứng rõ ràng cụ thể sự giản dị của Bác được thể hiện trong bữa cơm, đồ dùng, cái nhà và lối sống. Bữa cơm của Bác hết sức đạm bạc, “chỉ có vài ba món ăn rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hạt cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch, và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất”. Đó chính là biểu hiện của sự quý trọng lao động và thành quả người lao động làm ra. Căn nhà nhỏ giản dị, đơn sơ mà lúc nào cũng lộng gió thời đại và chan hòa với thiên nhiên, cây cỏ. Nơi ở của Bác thật gần gũi với thiên nhiên, với ánh sáng, hương thơm, cây cỏ, cuộc sống của Bác mới tao nhã làm sao. Lối sống của Bác cũng hết sức dung dị, những việc hàng ngày Bác làm giản dị biết mấy mà cũng sâu sắc biết mấy. Bất cứ chuyện gì dù nhỏ hay lớn nếu có thể tự làm Bác đều tự mình làm lấy, không cần đến sự giúp đỡ của ai. Từ những việc lớn như lo cho vận mệnh đất nước cho đến việc nhỏ như viết thư cho các cháu miền Nam Bác luôn làm bằng một trái tim yêu thương bao la vô bờ, đó là sự quan tâm chân thành, sâu sắc.
Sự giản dị đó không có nghĩa là Bác đang rời xa cuộc sống giống như các nhà Nho ẩn dật xưa, mà cuộc sống của Bác là “đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng, tình cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất”. Đây chính là nét đẹp sáng ngời trong lối sống của Bác để thế hệ sau cùng noi theo học tập.
Không chỉ giản dị trong đời sống và trong quan hệ với mọi người, Bác còn giản dị trong lời nói, bài viết. Những chân lý luôn được Bác truyền đạt bằng hình thức ngôn ngữ hết sức dễ hiểu, ngắn gọn, súc tính như: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” hay “Nước Việt Nam là một dân tộc, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”…
Trong đoạn trích “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, người viết đã có sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa chứng minh với giải thích, bình luận, lựa chọn dẫn chứng phong phú, tiêu biểu. Tác giả có sự gần gũi, am hiểu về lối sống con người Bác nên có những dẫn chứng hết sức giản dị, giàu sức thuyết phục, tác động đến nhận thức, tình cảm của người đọc. Ôi, Bác quả là một tấm gương giảndị đáng để người đời học tập và noi theo.
chữ in nghiêng : Câu bị động
Dựa vào văn bản đức tính giản dị của Bác Hồ, viết một đoạn văn khoảng 8 câu để làm rõ sự giản dị của bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong đoạn văn có sử dụng một trạng ngữ (chú thích)
thanks
Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, Bác Hồ là một người rất giản dị, giản dị từ lời nói , văn viết đến giao tiếp với mọi người.Trong ăn mặc, sinh hoạt thường ngày, Bác Hồ giản dị thế nào ta hằng biết và truyền tụng. Ăn thì vẫn cà pháo, tép đồng kho, rau muống luộc; hạt cơm vô ý rơi vãi thì nhặt bỏ vào mâm... Mặc thì, đại lễ có bộ ka-ki, ngày thường bộ bà ba mầu nâu lụa Hà Ðông, đi guốc gỗ hay dép cao-su. Tiện nghi thì rất ít, đơn sơ: giường gỗ, màn cá nhân, chiếc quạt nan, ở trong ngôi nhà gỗ cất khiêm nhường tại một góc vườn. Trên bàn làm việc, Bác không bày biện nhiều đồ, chỉ là tiện nghi tối thiểu để đọc, viết. Với văn chương Bác rất giản dị ở sự nhìn nhận, đánh giá bản thân. "Ngâm thơ ta vốn không ham", ấy là lời Bác nói rõ rằng mình không lấy sáng tác văn chương làm lẽ sống, mặc dầu chúng ta biết Bác rất yêu quý nghệ thuật, quý trọng người làm nghệ thuật. Người là nhà thơ, nhà văn lớn. Bác chưa một lần nhận mình là nhà thơ, nhà văn. Bác là một vị chủ tịch nhưng nơi Bác sống và làm việc thì khác hoàn toàn với các vị chủ tịch khác. Bạn không sống trong dinh thự mà Bác sống với ngôi nhà lợp mái lá, sống gần gũi với quê nhà để tiện hỏi thăm và hiểu nhân dân hơn.Tại sao Bác giản dị đến nhường ấy? Bởi con người Bác dồn tụ nhiều nền văn hóa. Bác làm chủ hoàn toàn được mình về trí tuệ, tình cảm, bởi Bác sống "như trời đất của ta", hiểu được lẽ Trời Ðất, thiên mệnh, sống hòa nhịp với con người, với thời gian hiện tại nhưng lại hướng về tương lai, nghĩa là Người là biểu tượng của nhân loại ở thời kỳ "từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của Tự do"
Chúc bạn học tốt!
fegytadktuyiopla
tên ai đây
Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả Phạm Văn Đồng đã dùng những dẫn chứng nào để chứng minh đức tính giản dị của Bác trong đời sống và quan hệ với mọi người, trong lời ăn tiếng nói, bài viết?
Đáp án
- Trong đời sống hàng ngày: bữa ăn, căn nhà
+ Bữa cơm chỉ có vài ba món đơn giản.
+ Lúc ăn Bác không để vãi một hạt cơm.
+ Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.
+ Căn nhà sàn chỉ có vẻn vẹn vài ba phòng.
- Trong lối sống
+ Bác suốt đời làm việc, suốt đời làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước cứu dân đến việc rất nhỏ…
+ Việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp.
+ Bác đặt tên cho số đồng chí phục vụ cái tên gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng.
- Trong lời nói và bài viết
+ Vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
=> Tác giả lựa chọn những luận cứ xác thực, phong phú, có sức thuyết phục. Những điều nói ra được đúc rút từ thực tiễn gắn bó gần gũi, lâu dài của tác giả với Bác càng làm nổi bật được đức tính giản dị của Bác
- Liên hệ đức tính giản dị trong đời sống.
Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.
Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.
Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.
Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.
Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói:
“Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"
Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.
Qua văn bản ‘Đức tính giản dị của Bác Hồ" hãy chứng minh cho sự giản dị của Bác
Bài làm:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.
Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.
Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.
Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.
Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói:
“Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"
Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.
Câu 23: Bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả đã đề cập đến sự giản dị của Bác ở những phương diện nào?
Câu 24: Phép lập luận nào được sử dụng chủ yếu trong bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ”?
Câu 25: Để làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã sử dụng các dẫn chứng như thế nào?
Câu 26: Viết về sự giản dị của Bác Hồ, tác giả đã dựa trên những cơ sở nào?
Câu 27: Tính chất nào phù hợp với bài viết Đức tình giản dị của Bác Hồ?
Câu 28: Thế nào là câu chủ động?
Câu 29: Thế nào là câu bị động?
Câu 30: xác định câu nào là câu chủ động? câu bị động?
Câu 31: Câu chủ động sau có thể chuyển thành câu bị động nào?
Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII
Câu 32: Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị đông?
Câu 33: Câu bị động có từ “được” hàm ý đánh giá về sự việc trong câu như thế nào?