Phân tích bức chân dung của Thúy Kiều bằng một đoạn văn tổng phân hợp
Phân tích bức chân dung của Thúy Kiều bằng một đoạn văn tổng phân hợp
Phân tích bức chân dung của Thúy Kiều bằng một đoạn văn tổng phân hợp
viết đoạn văn tổng phân hợp(12 câu), phân tích làm rõ tài miêu tả ngoại hình nhân vật của Nguyễn Du qua 2 bức chân dung chị em Thúy Kiều
Viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) theo lối tổng phân hợp phân tích tâm trạng của Thúy Kiều được thể hiện trong 8 câu cuối của đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích". Trọng đoạn văn có sử dụng một câu bị động. Gạch chân dưới câu bị động đó. Cảm ơn trước ạ!
phân tích vẻ đẹp chung của chị em thúy kiều bằng một đoạn văn tổng phân hợp 10 câu trong đó có sd phép nối
1. Trong hai bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao?
2. Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình? Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong tám câu thơ cuối trong văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Tham khảo
1 : Trong hai bức chân dung thì bức Thúy Kiều nổi bật hơn , vì ở nhiều đoạn thơ tả cho ta thấy hình ảnh Thúy kiều đẹp khuynh nước , khuynh thành đến "Hoa ghen,liễu hờn"
"Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh"
"Sắc đành đòi một"
ngoài sắc ra Kiều còn có tài :
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
2.
*Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là nghệ thuật dùng phương pháp tả cảnh vật qua đó người viết bộc lộ những tưởng cảm xúc và suy nghĩ của mình về 1 vấn đề v...v...Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về 2 bức chân dung Thúy Vân và Thúy Kiều qua đoạn trích "Chị em Thúy Kiều"
Giúp em gấp với ạ
Em tham khảo:
Vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều đã được Nguyễn Du khắc họa rõ nét qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều. Trước hết, tác giả đưa ra giới thiệu cùng nhận định về hai chị em qua ước lệ mai, tuyết để khẳng định vẻ đẹp chung ở họ cũng như vẻ đẹp riêng qua cụm từ "mỗi người một vẻ". Hai người thiếu nữ xinh đẹp được Nguyễn Du vô cùng yêu thương. Về nhan sắc, Vân được nói đến với sự sang trọng, phúc hậu. Đặc tả vẻ đẹp của Vân, nhà thơ chú ý đến gương mặt tròn đầy, nụ cười cùng giọng nói đoan trang, mái tóc mềm mượt, làn da trắng. Tất cả cái đẹp ở Vân đều là kết tinh của thiên nhiên đất trời nên nàng được những hoa, tuyết yêu quý và sẵn sàng đứng sau cái đẹp của nàng với sự ngưỡng vọng. Bút pháp ước lệ đã giúp nhà thơ vẽ lên bức tranh người con gái xinh đẹp độ xuân thì làm xuyến xao cả thiên nhiên và lòng người. Ấy vậy mà nhan sắc ấy vẫn chưa sánh bằng nàng Kiều. Miêu tả tường tận cái đẹp của Vân, nhà thơ dùng thủ pháp đòn bẩy để tôn lên tài sắc ở Kiều. Với những từ như "càng, hơn" ta thấy được cái ưu ái tột cùng mà tác giả nói về Kiều. Đặc biệt, chân dung Kiều chỉ được gợi qua đôi mắt, lông mày nhưng đã đủ khiến ta hiểu về cái đẹp này. Trong thế đối sánh với thiên nhiên, thay vì hài hòa thì Kiều bị đố kí, ghen ghét và hờn giận. Bởi lẽ vẻ đẹp của nàng đã vượt quá quy chuẩn thông thường lại cộng thêm tài năng cầm kì thi họa thì người con gái ấy mấy ai sáng bằng. Ngòi bút ước lệ cùng thành ngữ "nghiêng nước nghiêng thành" giúp ta hiểu được nét đẹp toàn diện ở Kiều. Nhưng bức tranh hai người thiếu nữ đẹp không nhằm ngợi ca hay nói về sự yêu quý khôn cùng của tác giả, đó là bức tranh số phận của hai người con gái. Một bên là những ềm đềm, hạnh phúc vì hài hòa với tự nhiên, còn một bên là những muôn phần đắng cay mà những vần thơ tiếp của nhà thơ sẽ cho ta thấy điều đó.
hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo mô hình tổng phân hợp để làm rõ chân dung nhân vật thúy kiều . Trong đoạn văn có sử dụng 1 lời dẫn trực tiếp , 1 câu phủ định
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hai bức chân dung thúy vân và thúy kiều qua đoạn trích ''Chị em Thúy Kiều''.
Help me, please!
Trl:
“Truyện Kiểu” được coi là kiệt tác số một của đại thi hào Nguyễn Du, được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới, mà một tác phẩm kết tinh những gì đặc sắc nhất về cả nội dung và nghệ thuật. Mỗi đoạn trích trong “Truyện Kiều” đều được nhà thơ chăm chút, mỗi nhân vật đều hiện lên một cách hết sức sinh động. “Chị em Thúy Kiều” cũng là một đoạn trích như thế.
Mở đầu đoạn trích là phần giới thiệu cả hai chị em Vân – Kiều:
“Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Hai người con gái đẹp ấy, có cốt cách thanh cao như mai, tâm hồn trong trắng như tuyết. Mỗi người có một vẻ đẹp riêng, nhưng đều là vẻ đẹp “mười phân vẹn mười”, vô cùng hoàn hảo, đẹp đẽ.
Thúy Vân được xuất hiện trước với vẻ đẹp phúc hậu, cao sang, quý phái:
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”
Thúy Vân hiện lên với vẻ đẹp trang trọng tuyệt vời, với khuôn mặt đầy đặn như ánh trăng rằm, tiếng nói tiếng cười như hoa như ngọc, tóc mượt như mây, da trắng hơn tuyết. Vẻ đẹp của nàng khiến cho thiên nhiên phải e thẹn cúi mình, phải “thua”, phải “nhường” một cách tình nguyện. Nàng được tạo hóa ban cho một vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, báo hiệu một cuộc sống yên ổn, bình an, không song gió về sau.
Tại sao cô em lại được xuất hiện trước cả chị? Có lẽ đó là dụng ý của Nguyễn Du, cô em đã đẹp đẽ như thế, thì cô chị – nhân vật chính của truyện còn có thể đẹp hơn nữa không? Ngay từ khi bắt đầu nói về Kiều, đại thi hào đã nói:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”
Thúy Vân đã đẹp đến hoa nhường nguyệt thẹn, vậy mà Thúy Kiều lại còn đẹp hơn, cả về tài lẫn sắc. Không chỉ thế, đó còn là một vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà chứ không đoan trang, phúc hậu như Thúy Vân.
Đặc biệt, ở Thúy Kiều, Nguyễn Du chỉ đặc tả đôi mắt – cửa sổ tâm hồn của người con gái ấy:
“Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
Đôi mắt nàng trong như làn nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Trong làn song mắt ấy, là cả một tâm hồn đa sầu, đa cảm. Kiều có một vẻ đẹp khiến cho hoa “ghen”, liễu “hờn”, Tạo hóa đã cho nàng vẻ đẹp, nhưng cũng mang đến cho nàng cả sự ghen ghét của người đời. Cuộc đời của nàng, sẽ là một đoạn đời không yên ổn.
Ở Thúy Vân, người ta chỉ có từ nhan sắc mà suy đoán về tài năng, bởi Nguyễn Du không hề nhắc đến. Nhưng ông lại nói rất kĩ về tài hồ cầm của Thúy Kiều:
“Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ ầm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên “Bạc mệnh” lại càng não nhân”
Không chỉ là một người con gái đẹp, Kiều còn là một người thông minh, đa tài. Có thể nói, đến Thúy Kiều, người đọc mới thấm thía được vẻ đẹp “mười phân vẹn mười” của nàng. Tuy nhiên, ẩn trong vẻ đẹp hoàn mỹ ấy, là một tâm hồn đa sầu đa cảm. Có lẽ nàng đã cảm nhận được số phận long đong của mình rồi, nên đã sáng tác cung đàn “Bạc mệnh” khiến ai nghe cũng phải thương cảm. Và đúng như nàng dự đoán, cuộc đời bình an của nàng không kéo dài được bao lâu nữa, bởi “Chữ tài liền với chữ tai” một vần, người con gái ấy sẽ phải sống một cuộc đời gian truân trắc trở.
Ở cuối đoạn trích, Nguyễn Du khái quát lại về hai chị em nhà Vân – Kiều và hoàn cảnh sống của họ:
“Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
Bốn câu thơ đã nói lên hoàn cảnh sống của hai cô gái ấy. Họ được dạy dỗ vô cùng chu đáo, là những cô gái con nhà gia giáo, với phẩm hạnh trong trắng, cao quý.
Chỉ với hai mươi bốn câu thơ và bút pháp ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã làm hiện lên trước mắt người đọc vẻ đẹp mỹ miều của hai chị em Thúy Vân – Thúy Kiều và ẩn trong đó là những tình cảm, những dự đoán của ông về cuộc đời, số phận của hai cô gái ấy. Hãy cũng dõi theo những bước chân của hai người ấy trên nẻo đường còn nhiều chông gai.
dài quá thôi không làm đâu