Những câu hỏi liên quan
Quốc Bảo Đỗ
Xem chi tiết
lạc lạc
27 tháng 11 2021 lúc 16:28

 quan hệ từ là ( vừa.. vừa .. )

Tác dụng : để nếu nên tinh chất trong trang, dẹp de cua người phụ nữ trong xã hội xưa qua vẻ đẹp của bánh trôi nước.

Bình luận (0)
minh nguyet
27 tháng 11 2021 lúc 16:30

QHT: vừa.. vừa; Mặc dầu... mà

Tác dụng: Liên kết các ý trong bài thơ

 

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Liên
27 tháng 11 2021 lúc 18:16

- Chỉ ra những quan hệ từ: Mặc dầu, mà

Ý nghĩa:

- Bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam.

- Ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ và sự đồng cảm sâu sắc đối với thân phận nổi chìm của họ.

Bình luận (0)
Ichigo
Xem chi tiết
Sincere
30 tháng 6 2018 lúc 14:46

Quan hệ từ có trong hai câu thơ: Mặc dầu, mà.


Việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của chiếc bánh trôi nước với cái nhân của nó. Chiếc bánh trôi nước có thể rắn hay nát, khô hay nhão là do tay người nặn nhưng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm. 

Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son sắt của người phụ nữ. 

Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên cách nói dõng dạc và dứt khoát thể hiện rõ thái độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào. 

Việc dùng cặp quan hệ từ trên cũng đã thể hiện thái độ đề cao, bênh vực người phụ nữ của Hồ Xuân Hương

Bình luận (0)
❤  Hoa ❤
30 tháng 6 2018 lúc 15:09

trả lời :

 Quan hệ từ "mặc dầu", mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của chiếc bánh trôi nước với cái nhân của nó, chiếc bánh trôi có thể rắn hay nát, khô hay nhão là do tay người nặn nhưng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm.
- Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son sắt của người phụ nữ.

- Công dụng: tạo nên một cách dõng dạc và dứt khoát thể hiện rõ thái độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào.
- Thể hiện thái độ đề cao, bênh vực người phụ nữ của Hồ Xuân Hương.

Bình luận (0)
I don
30 tháng 6 2018 lúc 15:13

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

 em vẫn giữ tấm lòng son

- Mặc dầu: * Nghĩa đen: Bánh trôi nước rắn hay rát đều phụ thuộc vào tay người nặn bánh

                  * Nghĩa bóng: Chỉ số phận phụ nữ dưới xã hội phong kiến, cuộc đời của họ có hạnh phúc hay khổ đâu đều do người đàn ông cả ( không được tự quyết định cuộc sống của mình, luôn bị phụ thuộc vào người đàn ông)

- Mà: * Nghĩa đen: Dù bánh có rắn hay nát những vẫn giữ được nhân màu đỏ bên trong

         * Nghĩa bóng: Dù cuộc đời của người phụ nữ dưới xã hội phong kiến có đưa đẩy họ đến đâu đi chăng nữa, nhưng họ vẫn giữ được tấm lòng thủy chung, son sắt của mình

=> Việc sử dụng quan hệ từ trong 2 câu trên giúp cho số phận bất hạnh của người phụ nữ phong kiến được thể hiện rõ ràng, chau truốt hơn. Thể hiện thái độ đề cao người phụ nữ, đồng thời là niềm cảm thương sâu sắc của Hồ Xuân Hương đối với họ.

Bình luận (0)
bui ngoc mai
Xem chi tiết
Ashshin HTN
3 tháng 8 2018 lúc 14:11

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầ tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Chỉ có những chiếc bánh trôi nước mộc mạc giản đơn thế thôi mà tác giả Hồ Xuân Hương đã làm nên một bài thơ nói lên sự chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái trọng nam khinh nữ của người phụ nữ lúc bấy giờ. Bài thơ chỉ có những vốn từ đơn giản thân thuộc mà chất chứa biết bao nhiêu tình cảm.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Tác giả đã sử dụng mô típ ca dao quen thuộc “Thân em” để ngưởi phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã đáng yêu. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vè đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tươi nhất của cuộc đời. Làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp thêm màu sắc.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi:”Một người phụ nữ đẹp đến mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ hạnh phúc?” Tại sao những người đàn ông to lớn khỏe mạnh như thế mà không chịu những số phận khổ cực mà bắt những phụ nữ nhỏ bé kia phải gánh lấy chứ?

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” Tác giả sử dụng một biện pháp kinh tế:đảo ngữ. Nó lên người phụ nữ phải sống lê thuộc. “Tại gia tòng phụ, xuất giá tỏng phu, phu tử tòng tử” . Lúc ở nhà thì phụ thuộc vào cha, cha bảo gì làm nấy chằng giám làm trái. Khi lập gia thất thì phải cung phụng cho chồng , cũng chẳng giám làm sai. Lúc chồng mất sống phận của mình phải nương nhờ vào con của mình. Trên cuộc đời này làm gỉ có quan niệm vô lí đến thế! Vậy biết bao giờ họ mới có được cuộc sống riêng tự lâp cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đao lí như thế

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Giọng thơ tự hào quả quyết biểu thị thái độ kiên trì, bền vững. “Tấm lòng son” tượng trưng cho phẩm chất sắc son thủy chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng con, Với mọi người tuy bị cuộc sống phụ thuộc, đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương: cảm thương cho người phụ nữ, căm phẫn đối với người chồng.

Bài thơ nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước – một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bàn sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với số phận, thân phận và của người phụ nữ Việt Nam nó có gái trị nhân bản đặc sắc. Nữ sĩ viết với tất cả lòng yêu mến, tự hào bản sắc nền văn hóa Việt.

Bình luận (0)
bui ngoc mai
3 tháng 8 2018 lúc 14:19

bạn ơi mk ko cần phân tích nha mk đang cần chỉ rõ các từ loại nha

Bình luận (0)
Nguyễn Hà My
Xem chi tiết
fox2229
26 tháng 10 2021 lúc 15:56

có hai lớp nghĩa :nghĩa đen và nghĩa bóng 

nghĩa bóng là chính. Vì lớp nghĩa này làm cho bài văn có ý nghĩa hay ,nó dùng để nói lên thân phận của ng phụ nữ và lên án xã hội phong kiến xưa .

Bình luận (0)
I am Ok
Xem chi tiết
Trần Hoàng Hải
28 tháng 10 2019 lúc 20:41

đề văn cô ánh!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
nguyen quang ninh
28 tháng 10 2019 lúc 22:13
Câu trả lời :nhà em bao việc ạ.......
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Xuân Hải Anh
24 tháng 12 2021 lúc 17:06

ko rảnh

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Hà My
Xem chi tiết
minh nguyet
26 tháng 10 2021 lúc 16:00

Em tham khảo:

Bài thơ có 2 lớp nghĩa:

 Lớp nghĩa 1: nghĩa thực: hình ảnh bánh trôi nước

Lớp nghĩa 2: nghĩa tượng trưng: nhà thơ mượn hình ảnh bánh trôi để nói về thân phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

=> Lớp nghĩa thứ 2 là chính vì ở đây tác giả mượn hình ảnh chiếc bánh trôi để nói về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Bình luận (0)
Gia Hiếu Nguyễn Duy
Xem chi tiết
minh nguyet
7 tháng 11 2021 lúc 16:09

Em tham khảo:

Qua bài thơ "Bánh trôi nước" của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên thật rõ ràng trước mắt người đọc. Hai câu thơ đầu nói về sự xinh đẹp của họ. Đó là " trắng " của làn da, " tròn " của vẻ đẹp phúc hậu, đầy đặn. Vẻ đẹp nội tâm của họ cũng được bộc lộ rõ trong cụm từ "tấm lòng son", sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ "Ba chìm bảy nổi" được tác giả biến đổi thành "Bảy nổi ba chìm", từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và(QHT) sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua đây, tác giả Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến, đồng thời khẳng định định vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ xưa, và họ xứng đáng được sống trong một xã hội bình đẳng. 

Bình luận (0)
chí châu
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
2 tháng 12 2021 lúc 18:22

Tham khảo!

Cụm từ " ta với ta" trong bài Qua Đèo Ngang của bà huyện Thanh Quang là chỉ một mình tác giả và sự cô đơn,lẻ loi giữa núi đồi hoang vắng.

 

a. Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả như sau:

- Bánh trôi có hình tròn và màu trắng

- Rắn hay nát là ở bàn tay của người nhào nặn

- Đun sôi trong nước vài lần mới chín

b. Với nghĩa thứ hai, vẻ đẹp, phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên:

- Hình thức: Trắng trẻo, xinh đẹp

- Thân phận: nổi trôi, bấp bênh giữa cuộc đời.

- Phẩm chất: trong trắng, dù cuộc đời nhiều điều bấp bênh vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thủy chung, tình nghĩa

c. Nghĩa thứ hai quyết định bài thơ. Bởi vì bài thơ được sáng tác bởi một nữ thi sĩ và có mục đích ca ngợi vẻ đẹp đồng thời nói lên nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Bình luận (0)
Kudo Shinichi AKIRA^_^
2 tháng 12 2021 lúc 18:46

TK

 

Cụm từ " ta với ta" trong bài Qua Đèo Ngang của bà huyện Thanh Quang là chỉ một mình tác giả và sự cô đơn,lẻ loi giữa núi đồi hoang vắng.

 

a. Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả như sau:

- Bánh trôi có hình tròn và màu trắng

- Rắn hay nát là ở bàn tay của người nhào nặn

- Đun sôi trong nước vài lần mới chín

b. Với nghĩa thứ hai, vẻ đẹp, phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên:

- Hình thức: Trắng trẻo, xinh đẹp

- Thân phận: nổi trôi, bấp bênh giữa cuộc đời.

- Phẩm chất: trong trắng, dù cuộc đời nhiều điều bấp bênh vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thủy chung, tình nghĩa

c. Nghĩa thứ hai quyết định bài thơ. Bởi vì bài thơ được sáng tác bởi một nữ thi sĩ và có mục đích ca ngợi vẻ đẹp đồng thời nói lên nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Bình luận (0)
Nguyến Hà Phương
Xem chi tiết
Tú Plus
6 tháng 1 2022 lúc 8:46

Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ: "trắng" là màu sắc của làn da, "tròn" là vẻ đẹp đầy đặn phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ "tấm lòng son". Sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ "ba chìm bảy nổi" được tác giả biến đổi thành "bảy nổi ba chìm", từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.

Bình luận (2)