Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Hà Anh
1 tháng 8 2016 lúc 4:43

Phương trình điện ly

axit=>H++gốc axit-

bazo=>OH-+ ion Kim loại 

muối=>gốc axit+ ion Kim loại (hoặc NH4+)

oxit không tác dụng với nước nên không phải chất điện ly

nguyễn thị minh ánh
Xem chi tiết
Hải Thanh (Shizuku Tsuki...
11 tháng 8 2018 lúc 22:31

VD về oxit:

FeO, Al2O3, Na2O, H2O, SO2, CO2, Na2O, BaO, CaO, K2O, MgO, ZnO, Fe2O3, Fe3O4, CuO, HgO, P2O5, Mn2O7, NO2, N2O5, MnO2, MnO, Mn2O3, Mn3O4, NO,...

Nguyễn Trần Thành Đạt
11 tháng 8 2018 lúc 23:55

Câu 1: 50 ví dụ về oxit

Li2O K2O Na2O CaO BaO
FeO Fe2O3 Fe3O4 Al2O3 ZnO
Cr2O3 PbO HgO Ag2O N2O
NO N2O3 NO2 N2O5 P2O3
P2O5 SO2 SO3 CO CO2
MgO CuO MnO2 MnO Mn2O3
Mn3O4 Mn2O7 SiO2 SnO2 SnO
CrO Cr2O3 F2O Cl2O Cl2O7
Cl2O5 Cl2O3 NiO Ni2O3 Ni2O
BeO B2O3 G2O3 SeO3 IO

Nguyễn Trần Thành Đạt
12 tháng 8 2018 lúc 0:03

✱Lấy 10 VD về Oxit bazo tác dụng với axit tạo ra muối và H2O

-------

MgO + H2SO4 -> MgSO4 + H2O

Fe2O3 + 3 H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + 3 H2O

CuO + 2 HCl -> CuCl2 + H2O

FeO + H2SO4 -> FeSO4 + H2O

Fe3O4 + 4H2SO4 -> FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O

FeO + 2HCl -> FeCl2 + H2O

CuO + H2SO4 -> CuSO4 + H2O

MgO + 2HCl -> MgCl2 + H2O

MgO + 2HNO3 -> Mg(NO3)2 +H2O

CuO + 2HNO3 -> Cu(NO3)2+ H2O

Hoàn Lê
Xem chi tiết
....
15 tháng 10 2021 lúc 9:00
I. Tính chất hoá học của Oxit bazơ

1. Oxit bazơ tác dụng với nước H2O

- Một số Oxit bazo tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazo (kiềm)

PTPƯ: Oxit bazo + H2O → Bazo

Ví dụ: BaO(r)   +  H2O(dd) → Ba(OH)2,(dd)

Na2O   +  H2O(dd) → 2NaOH

CaO   +  H2O(dd) → Ca(OH)2

- Một số oxit bazo khác tác dụng với nước như: K2O, Li2O, Rb2O, Cs2O, SrO,...

2. Oxit bazo tác dụng với Axit

- Oxit bazo tác dụng với axit tạo thành muối và nước

PTPƯ: Oxit bazo + Axit → Muối + H2O

Ví dụ: CuO(r)  +  HCl(dd) → CuCl2,dd  +  H2O

BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

3. Oxit bazo tác dụng với Oxit axit

- Một số oxit bazo (là những oxit bazo tan trong nước) tác dụng với oxit axit tạo thành muối

PTPƯ: Oxit bazo + Oxit axit → Muối

Ví dụ: CaO + CO2 → CaCO3

BaO + CO2 → BaCO3

II. Tính chất hoá học của Oxit axit

1. Oxit axit tác dụng với nước H2O

- Nhiều Oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit

PTPƯ: Oxit axit + H2O → Axit

Ví dụ: P2O5 (r) + 3H2O → 2H3PO4

SO3 + H2O → H2SO4

N2O5 + H2O → 2HNO3

- Những oxit axit tác dụng được với nước và do đó cũng tan trong nước.

2. Oxit axit tác dụng với bazo

- Oxit axit tác dụng với bazo tạo thành muối và nước

PTPƯ: Oxit axit + Bazơ → Muối + H2O

Ví dụ: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O

3. Oxit axit tác dụng với oxit bazơ

- Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ (tan) tạo thành muối.

Ví dụ:  CO2 + BaO → BaCO3

III. Tính chất hoá học của Axit

1. Axit làm đổi màu giấy quỳ tím

- Dung dịch axit làm đổi màu giấy quỳ tím thành đỏ

2. Axit tác dụng với kim loại

+ Axit tác dụng với kim loại tạo thành muối và giải phóng khí Hyđro H2

PTPƯ: Axit + Kim loại → Muối + H2↑

+ Điều kiện xảy ra phản ứng:

- Axit:  thường dùng là HCl, H2SO4 loãng (nếu là H2SO4 đặc thì không giải phóng H2; nội dung này sẽ học ở bậc THPT)

- Kim loại: Đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại:

Dãy điện hoá kim loại:

K > Na > Ca > Mg > Al > Zn > Fe > Ni > Sn > Pb > H > Cu > Hg > Ag > Pt > Au

Cách nhớ: Khi Nào Cần Mua Áo Záp Sắt Nhìn Sang Phải Hỏi Cửa Hàng Á Pi Âu

dãy điện hóa kim loại - hóa lớp 9

Ví dụ: 2Na + 2HCl  = 2NaCl + H2↑

Mg + H2SO4 (loãng) = MgSO4 + H2↑

Fe + 2HCl = FeCl2 + H2↑

2Al + 3H2SO4 (loãng) → Al2(SO4)3 + 3H2↑

- Chú ý: Sắt khi tác dụng với HCl, H2SO4 loãng chỉ tạo muối sắt (II) chứ không tạo muối sắt (III) (phản ứng không mạnh nên không tạo muối sắt (III), muối sắt (III) tạo ra khi phản ứng với H2SO4 đặc nóng).

3. Axit tác dụng với bazo

- Axit tác dụng với bazo tạo thành muối và nước

PTPƯ: Axit + Bazo → Muối + H2O

-  Điều kiện: Tất cả các axit đều tác dụng với bazơ. Phản ứng xảy ra mãnh liệt và được gọi là phản ứng trung hòa.

Ví dụ: NaOH + HCl → NaCl + H2O

Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2+ 2H2O

Cu(OH)2 + H2SO4 (loãng) → CuSO4 + 2H2O

4. Axit tác dụng với Oxit bazơ

- Axit tác dụng với Oxit bazơ tạo thành muối và nước

PTPƯ: Axit + Oxit bazơ → Muối + H2O

- Điều liện: Tất cả các axit đều tác dụng với oxit bazơ.

Ví dụ: Na2O + 2HCl = 2NaCl + H2O

FeO + H2SO4(loãng) = FeSO4 + H2O

CuO + 2HCl = CuCl2 + H2O

5. Axit tác dụng với muối

- Muối (tan) + Axit (mạnh) → Muối mới (tan hoặc không tan) + Axit mới (yếu hoặc dễ bay hơi hoặc mạnh).

- Điều kiện phản ứng:

+ Muối tham gia tan, Axit mạnh, muối tạo thành không tan trong axit sinh ra

+ Chất tạo thành có ít nhất 1 kết tủa (ký hiệu:↓) hoặc một khí bay hơi (ký hiệu: ↑)

+ Sau phản ứng, nếu muối mới là muối tan thì axit mới phải yếu, nếu muối mới là muối không tan thì axit mới phải là axit mạnh.

Ví dụ: H2SO4 + BaCl2 = BaSO4↓ + 2HCl

K2CO3 + 2HCl = 2KCl + H2O + CO2

Lưu ý: (H2CO3 không bền và phân hủy ra H2O và CO2)

IV. Tính chất hoá học của Bazơ

1. Bazo tác dụng với chất chỉ thị màu

- Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.
- Dung dịch bazơ làm phenolphthalein không màu đổi sang màu đỏ.

2. Bazo tác dụng với oxit axit

- Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.

Ví dụ: 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O

3. Bazơ tác dụng với axit

- Bazơ (tan và không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Ví dụ: KOH + HCl → KCl + H2O

Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

4. Bazơ tác dụng với muối

- Dung dịch bazơ tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ  mới.

Ví dụ: 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓

5. Bazơ phản ứng phân huỷ

- Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.

Ví dụ: Cu(OH)2Tính chất hoá học của Oxit Axit Bazo Muối 21 CuO + H2O

2Fe(OH)3 Tính chất hoá học của Oxit Axit Bazo Muối 21Fe2O3 + 3H2O

V. Tính chất hóa học của muối

1. Tác dụng với kim loại

+ Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

Ví dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag↓

2. Tác dụng với axit

+ Muối có thể tác dụng được với axit tạo thành muối mới và axit mới.

Ví dụ: BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

3. Tác dụng với dung dịch muối

+ Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

Ví dụ: AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓

4. Tác dụng với dung dịch bazơ

+ Dung dịch bazơ có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.

Ví dụ: Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3↓

5. Phản ứng phân hủy muối

+ Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,…

Ví dụ:  2KClO3Tính chất hoá học của Oxit Axit Bazo Muối 23 2KCl + 3O2

CaCO3 Tính chất hoá học của Oxit Axit Bazo Muối 23CaO + CO2

VI. Phản ứng trao đổi trong dung dịch

1. Định nghĩa:

+ Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhay những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.

2. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi

+ Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.

Ví dụ: CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2↓

K2SO4 + NaOH: Phản ứng không xảy ra.

Lưu ý: phản ứng trung hòa cũng thuộc loại phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.

Ví dụ: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

VII. Bài tập về Oxit, Axit, Bazo và Muối

Bài 1 trang 14 sgk hóa 9: Từ Mg, MgO, Mg(OH)2 và dung dịch axit sunfuric loãng, hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng điều chế magie sunfat.

* Lời giải bài 1 trang 14 sgk hóa 9:

- Các phương trình phản ứng:

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2↑

MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O

Bài 2 trang 14 sgk hóa 9: Có những chất sau: CuO, Mg, Al2O3, Fe(OH)3, Fe2O3. Hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:

a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí.

b) Dung dịch có màu xanh lam

c) Dung dịch có màu vàng nâu

d) Dung dịch không có màu.

Viết các phương trình hóa học.

* Lời giải bài 2 trang 14 sgk hóa 9:

a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí là khí H2;

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑

b) Dung dịch có màu xanh lam là dung dịch muối đồng (II).

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

c) Dung dịch có màu vàng nâu là dung dịch muối sắt (III)

Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

d) Dung dịch không có màu là dung dịch muối nhôm.

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O.

Bài 3 trang 14 sgk hóa 9: Hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng trong mỗi trường hợp sau:

a) Magie oxit và axit nitric;

b) Đồng (II) oxit và axit clohiđric;

c) Nhôm oxit và axit sunfuric;

 

mai
Xem chi tiết
Kiêm Hùng
16 tháng 8 2019 lúc 14:38

Hỏi đáp Hóa học

Trương Anh Minh
21 tháng 3 2022 lúc 20:46

Còn cái nịt :))

Khang Nguyễn
Xem chi tiết

TP muối: 1 hay nhiều nguyên tử kim loại hoặc một hay nhiều ion dương với một hay nhiều gốc axit/gốc muối

TP axit: 1 hay nhiều nguyên tử H với 1 gốc muối

TP bazo: Một nguyên tử kim loại với một hay nhiều gốc -OH

Phạm Hà My
Xem chi tiết
Cù Văn Thái
21 tháng 1 2020 lúc 22:01

Bài này em phải tham khảo trên mạng nhé !

Khách vãng lai đã xóa
Nguyen
29 tháng 1 2020 lúc 22:44

Cần cù bù thông minh :)

MgO + H2SO4 -> MgSO4 + H2O

Fe2O3 + 3 H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + 3 H2O

CuO + 2 HCl -> CuCl2 + H2O

FeO + H2SO4 -> FeSO4 + H2O

Fe3O4 + 4H2SO4 -> FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O

FeO + 2HCl -> FeCl2 + H2O

CuO + H2SO4 -> CuSO4 + H2O

MgO + 2HCl -> MgCl2 + H2O

MgO + 2HNO3 -> Mg(NO3)2 +H2O

CuO + 2HNO3 -> Cu(NO3)2+ H2O

Đúng chưa ạ :))) Cù Văn Thái

Khách vãng lai đã xóa
Thắng Nguyễn Văn
Xem chi tiết
Edogawa Conan
24 tháng 1 2022 lúc 20:58

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 +  H2O

Zn(OH)2 + H2SO4 → ZnSO4 + 2H2O

Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + 2H2O

KOH + HCl → KCl + H2O

Kudo Shinichi
24 tháng 1 2022 lúc 20:59

undefined

Nguyễn Hải Hoàng Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hà Linh
22 tháng 4 2018 lúc 22:28

-Muối axit:

Fe(HCO3)2 : Sắt(II) hiđrô cacbonat

Mg(HCO3)2 : Magie hiđrô cacbonat

BaH2PO4 :Bari đihiđrô phốtphát

NaH2PO4 :Natri đihiđrô phốtphát

Ca(HCO3)2 :Canxi hiđrô cabonat

-Muối trung hòa:

NaCl: Natri clorua

CuSO4: Đồng(II) sunfat

Al2(SO4)3: Nhôm sunfat

FeCl3: Sắt(III) clorua

CaSO3: Canxi sunfat

-Bazơ tan:

LiOH: Liti hiđrôxit

KOH: Kali hiđrôxit

NaOH: Natri hiđrôxit

Ca(OH)2:Canxi hiđrôxit

Ba(OH)2:Bari hiđrôxit

-Bazơ không tan:

Fe(OH)2: Sắt(II) hiđrôxit

Mg(OH)2:Magie hiđrôxit

Cu(OH)2:Đồng(II) hiđrôxit

Zn(OH)2:Kẽm hiđrôxit

Al(OH)3:Nhôm hiđrôxit

-Axit không có oxi:

H2S: Axit sunfuhidric

HCl: Axit clohidric

HBr: Axit bromhidric

HF: Axit flohidric

HI: Axit iodhydric

-Axit có oxi:

H2SO4: Axit sunfuric

H2PO4: Axit phốtphoric

HNO3: Axit nitơric

H2SO3: Axit sunfurơ

H2CO3: Axit cacbonic

Dan_hoang
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
16 tháng 12 2020 lúc 19:23

Em kiểm tra lại đề bài!

Minh Nhân
17 tháng 12 2020 lúc 12:02
Nhiều bạn nghĩ không biết là oxit nào , nhưng thực ra H2O(dihydro monoxit) là một oxit nhé. 1) Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O

2) Ba(HCO3)2 + Ca(OH)2 → BaCO3 + CaCO3 + 2H2O

3) Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

4) Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl