cho 1 nguyên tử X có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 23 . trong hạt nhân , số hạt mang điện bằng 82,857 số hạt không mang điện .
a) xác định số p , e , n trong nguyên tử X
b) xác định tên nguyên tử X và kí hiệu
Nguyên tử X có số hạt không mang điện bằng 53,152% số hạt mang điện và tổng số hạt trong nguyên tử X là 49. Nguyên tử Y có tổng số hạt là 52. Số hạt mang điện trong nguyên tử Y nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Xác định tên nguyên tố X,Y
Theo bài ra, ta có:
\(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{n_X}{p_X+e_X}.100\%=53,152\%\\p_X+e_X+n_X=49\\p_X=e_X\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}p_X=e_X=16\\n_X=17\end{matrix}\right.\)
=> X: Lưu huỳnh (S)
Lại có: \(\left\{{}\begin{matrix}p_Y+e_Y+n_Y=52\\p_Y=e_Y\\p_Y+e_Y-n_Y=16\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}p_Y=e_Y=17\\n_Y=18\end{matrix}\right.\)
=> Y: Clo (Cl)
a) Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử X là 18, nguyên tử X có tổng số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Hãy viết kí hiệu nguyên tử X b) Tổng số hạt P,E,N trong nguyên tử X là 156, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 32. Tìm số hạt P,E,N, số khối của X.
a) Ta có : \(\left\{{}\begin{matrix}2Z=18\\2Z=2N\end{matrix}\right.\)
=> Z=N=9
Vậy X là Flo (F)
b) Ta có : \(\left\{{}\begin{matrix}2Z+N=156\\2Z-N=32\end{matrix}\right.\)
=>\(\left\{{}\begin{matrix}Z=47=P=E\\N=62\end{matrix}\right.\)
A=Z+N=47+62=109
Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Xác định số p,e,n
gọi só hạt proton, electron và notron lần lượt là p,e,n
ta có \(p=e\)
\(=>p+e=2p\)
Theo đề ta có:
\(\left\{{}\begin{matrix}2p+n=52\\n-p=1\end{matrix}\right.\)
\(=>p=17\) và \(n=18\)
=> số hạt proton, electron và notron lần lượt là 17,17,18
Bài 1:tổng số hạt p,n,e của một nguyên tử X là 60, trong đó số hạt mang điện nhiều gấp đôi số hạt không mang điện. Xác định số p,n,e trong nguyên tử X
Bài 2:tổng số hạt p,n,e của một nguyên tử X là 18, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 6. Xác định số p,n,e trong nguyên tử X
A,B,X là 3 nguyên tố phi kim tổng số hạt p,n,e trong phân tử AX2 là 52 số hạt mang điện AY2 nhiều hơn số hạt không mang điện AX2 là 28 hạt phân tử X2Y có tổng số hạt p,n,e là 28 trong đó số hạt mang điện bằng 2,5 lần số hạt không mang điện. Xác định điện tích hạt nhân và số khối của A,X,Y
Bài 1. Khí A có công thức hóa học XY2. Trong 1 phân tử XY2 có tổng số hạt là 69, tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 23. Số hạt mang điện trong nguyên tử X ít hơn số hạt mang điện trong nguyên tử Y là 2.
a) Xác định công thức hóa học của A và gọi tên chất A.
b) Tính số hạt mang điện có trong 1,5 mol chất A.
a) Gọi số hạt proton, notron, electron của X lần lượt là \( {p_1},\,\,{n_1},\,\,{e_1}\)
Gọi số hạt proton, notron, electron của Y lần lượt là \({p_2},\,\,{n_2},\,\,{e_2}\)
Trong một phân tử \(XY_2\) có tổng số hạt là 69
\(2{p_1} + {n_1} + 2(2{p_2} + {n_2}) = 69\,\,(1)\)
Tổng số hạt mạng mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 23
\(2{p_1} + 4{p_2} - ({n_1} + 2{n_2}) = 23\,\,(2)\)
Số hạt mang điện trong X ít hơn số hạt mang điện trong Y là 2
\(2{p_1} - 2{p_2} = -2\,\,(3)\)
Từ (1) và (2) suy ra: \(\left\{ \begin{gathered} {p_1} + 2{p_2} = 23 (*) \hfill \\ {n_1} + 2{n_2} = 23 \hfill \\ \end{gathered} \right.\)
Từ (*) và (3) suy ra:\(\left\{ \begin{gathered} {p_1} = 7 \to N \hfill \\ {p_2} = 8 \to O \hfill \\ \end{gathered} \right.\)
Vậy công thức của chất khí A là NO2
b)Số phân tử trong 1,5 mol chất A là \(1,5.6.10^{23}=9.10^{23}\)
Trong 1 phân tử NO2 có số hạt mang điện là 7.2 + 8.2 =30 (hạt)
=> Trong 9.1023 phân tử NO2 có số hạt mang điện là\(\dfrac{9.10^{23}.30}{1}=2,7.10^{25}\) (hạt)
Khí A có công thức hóa học XY2, trong 1 phân tử XY2 có tổng số hạt là 69, tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 23. Số hạt mang điện trong nguyên tử X ít hơn số hạt mang điện trong nguyên tử Y là 2. Xác định công thức hóa học của A
Nguyên tử X có tổng các hạt là 52 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt . Hãy xác định số p,n,e trong nguyên tử X
Nguyên tử X có tổng các hạt là 52 : 2Z + N = 52
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt : 2Z-N=16
=> \(\left\{{}\begin{matrix}Z=17\\N=18\end{matrix}\right.\)
Vậy: Số P=Số E = Z = 17
Số N = 18
1:Tổng số hạt cơ bản của nguyên tử nguyên tố X là 36.Trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện.Xác định số hiệu nguyên tử và số khối của nguyên tử X?
2:Tổng số hạt trong nguyên tử là Y là 54 hạt,trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14.
a)Xác định các loại hạt trong Y b)Xác định đơn vị điện tích hạt nhân của Y c)Viết kí hiệu nguyên tử Y
3:Nguyên tử R có tổng số hạt là 115.Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25.Xác định nguyên tử R từ đó suy ra STT của R?
-Mình cần rất gấp,các bạn giúp mình với!-
1. Ta có tổng số hạt cơ bản của nguyên tố X là 36 , suy ra
p + e + n = 36 => 2p + n = 36
Số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện : 2p = 2n => p = n
Vậy : 3p = 36 => p = 12 => số p = số e = số z = 12
Số khối : A = p + n = 12 + 12 = 24
2.
a, Ta có tổng số hạt cơ bản là 54 hạt.
=> p+e+n=54 => 2p+n=54(1)
Vì số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14
=> 2p-n=14(2)
Từ (1) và (2) ta có hệ pt:
2p-n=14
2p+n=54
<=> p=17
n=20
Vậy e=17, p=17, n=20
b, số hiệu nguyên tử Z=17
c, kí hiệu: Cl
3.
Ntử R có tổng số hạt cơ bản là 115
=> p+e+n=115
=>2p+n=115(1)
Vì số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25
=> 2p-n=25(2)
Từ (1)&(2) => ta có hệ phương trình
=>2p+n=115
2p-n=25
<=>p=35
n=45
=> e=35, p=35, n=45
=> R là Br
STT của Br là 35
Cho biết tổng số hạt p, e, n trong 2 nguyên tử của 2 nguyên tố A và B là 78,trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26 hạt. Số hạt mang điện của nguyên tử nguyên tố A nhiều hơn số hạt mang điện của B là 28 hạt. Xác định số p trong 2 nguyên tố A và B. Giúp mình với ạ, các bn viết luôn vì sao ra kết quả như vậy giúp mình với, nhất là đoạn cuối cùng vì sao số p của A.. hoặc B ra như vậy, lấy mấy nhân mấy hay chia mấy á, cảm ơn nhiều ạ
Đặt tổng số hạt p, n, e của A và B lần lượt là p, n, e
`=>` \(\left\{{}\begin{matrix}p+e+n=78\\p+e-n=26\\p=e\end{matrix}\right.\Leftrightarrow p=e=n=26\)
`=>` \(\left\{{}\begin{matrix}p_A+p_B=26\\2p_A-2p_B=28\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}p_A=20\\p_B=6\end{matrix}\right.\)
Vậy A là Canxi (Ca); B là Cacbon (C)