Câu 37: Ở nửa cầu Nam, ngày 22 tháng 6 là ngày
A. Hạ chí
B. Thu phân
C. Đông chí
D. Xuân phân
Giúp mình nhé. Mình đang cần gấp để làm đề cương. Thanks !!! ( Cảm ơn trước nha )
Ở Nam bán cầu, ngày 22 tháng 12 (dương lịch) là ngày
A. xuân phân.
B. hạ chí.
C. thu phân.
D. đông chí.
nửa cầu bắc ngả nhiều nhất về phía mặt trời ngày
A.22/6 [Hạ chí]
B.21/3 [xuân phân]
c.23/9 [thu phân]
d.22/12 [đông chí]
nửa cầu bắc ngả nhiều nhất về phía mặt trời ngày
A.22/6 [Hạ chí]
B.21/3 [xuân phân]
c.23/9 [thu phân]
d.22/12 [đông chí]
nhanh lên nhé.Mình đang làm đề cương môn Địa
Xác định bị trí bán cầu so với Mặt Trời, lượng nhiệt nhận được, mùa, độ dài ngày đêm ở 2 bán cầu các nhày xuân phân (21/3), hạ chí (22/6), thu phân (23/9), đông chí (22/12)
Giúp mình với ạ!!!!!!
Cảm ơn ^^
Trái Đất hướng cả hai nửa cầu Bắc và Nam về phía Mặt Trời như nhau vào các ngày nào? *
A. 21-3 và 22-6.
B. 21-3 và 23-9.
C. 22-6 và 22-12.
D. 23-9 và 22-12.
Câu 6: Ngày 21-3 còn được gọi là
A. ngày xuân phân.
B. ngày hạ chí.
C. ngày thu phân.
D. ngày đông chí.
Câu 7: Ở nửa cầu Bắc, vào ngày 22-6 có hiện tượng gì? *
A. Ngày dài hơn đêm.
B. Đêm dài hơn ngày.
C. Đêm dài suốt 24 giờ.
D.Ngày và đêm dài bằng nhau.
Câu 8: Các địa điểm ở cực Bắc và cực Nam có số ngày, đêm dài *
A. 2 tháng.
B. 4 tháng.
C. 6 tháng.
D.8 tháng.
Câu 9: Ý nào sau đây không đúng với tác động của nội lực đến địa hình bề mặt của Trái Đất? *
A. Các lớp đá bị uốn nếp hay đứt gãy.
B. Làm cho địa hình nâng lên hay hạ xuống.
C. Xâm thực, xói mòn các loại đá.
D. Gây ra hiện tượng động đất, núi lửa.
Câu 10: Trong các thành phần của không khí, chiếm tỉ trọng lớn nhất là
A. khí cácbonic.
B. khí nitơ.
C. khí oxi.
D. hơi nước.
Trái Đất hướng cả hai nửa cầu Bắc và Nam về phía Mặt Trời như nhau vào các ngày nào? *
A. 21-3 và 22-6.
B. 21-3 và 23-9.
C. 22-6 và 22-12.
D. 23-9 và 22-12.
Câu 6: Ngày 21-3 còn được gọi là
A. ngày xuân phân.
B. ngày hạ chí.
C. ngày thu phân.
D. ngày đông chí.
Câu 7: Ở nửa cầu Bắc, vào ngày 22-6 có hiện tượng gì? *
A. Ngày dài hơn đêm.
B. Đêm dài hơn ngày.
C. Đêm dài suốt 24 giờ.
D.Ngày và đêm dài bằng nhau.
Câu 8: Các địa điểm ở cực Bắc và cực Nam có số ngày, đêm dài *
A. 2 tháng.
B. 4 tháng.
C. 6 tháng.
D.8 tháng.
Câu 9: Ý nào sau đây không đúng với tác động của nội lực đến địa hình bề mặt của Trái Đất? *
A. Các lớp đá bị uốn nếp hay đứt gãy.
B. Làm cho địa hình nâng lên hay hạ xuống.
C. Xâm thực, xói mòn các loại đá.
D. Gây ra hiện tượng động đất, núi lửa.
Câu 10: Trong các thành phần của không khí, chiếm tỉ trọng lớn nhất là
A. khí cácbonic.
B. khí nitơ.
C. khí oxi.
D. hơi nước.
câu 5;
Từ ngày 21-3 đến ngày 23-9 ở Bán cầu Bắc là mùa nóng do Bán cầu Bắc sẽ ngã nhiều về phía Mặt Trời.
Ngày 22-6 Bán cầu Bắc ngả nhiều về phía Mặt Trời hơn.
Trong ngày 22-12 ( đông chí ) : Nửa Bán cầu Nam nghiêng về phía Mặt Trời.
Từ ngày 23-9 đến ngày 21-3 ở Bán cầu Nam là mùa nóng do Bán cầu Nam ngã nhiều về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều nhiệt.
Trong tháng 7, cứ mỗi ngày đi làm bác Nam để dành được 200.000 đồng, mỗi ngày không đi làm bác lại tiêu thâm vào tiền để dành 100.000 đồng. Cuối tháng bác để dành được 4.700.000 đồng. Hỏi tháng 7 đó bác Nam đã đi làm bao nhiêu ngày???
Giải giúp mình, mình đang cần gấp lắm. Có thể ib cho mình qua Facebook. Facebook mình là: Mireille Chan.
Cảm ơn trước, arigatou mina-san
Tháng 7 có 31 ngày
=> Nếu trong tháng 7 bác Nam đi làm liên tục thì số tiền bác để dành cuối tháng là:
200.000 x 31 = 6.200.000 ( đồng )
Số tiền mà bác Nam đã tiêu là:
6.200.000 - 4.700.000 = 1.500.000 ( đồng )
Số ngày mà bác Nam nghỉ là:
1.500.000 : 100.000 = 15 ( ngày )
Tháng 7 bác Nam đã đi làm số ngày là:
31 - 15 = 16 ( ngày )
ĐS..............
Tíck nha!!
Tìm phép liên kết trong câu: “Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng.” (1.0) * Giúp mình với mình đang cần gấp cảm ơn nha
Tả cảnh mùa xuân , hạ , thu hoặc đông
nhanh lên mình cần gấp chủ nhật ngày 26 tháng 11 là nộp rùi
Tả mùa thu ở Hà Nội
Bài làm tham khảo:
Thu Hà Nội như một món quà mà thiên nhiên, đất trời ban tặng cho mảnh đất ngàn năm. Mùa thu thì ở đâu cũng có, nhưng thu Hà Nội vẫn cứ đẹp đến nao lòng. Bầu trời xanh hơn, nắng vàng trải nhẹ trên những con đường - góc phố, trên những ngọn cây. Gió heo may nhè nhẹ thổi, cuốn theo những chiếc lá xoay xoay rơi như nốt nhạc. Thu Hà Nội đẹp và quyến rũ không chỉ vì cảnh sắc, khí hậu mùa thu; mà còn là điều gì đó mà ta chỉ có thể cảm nhận - rất khó gọi tên; và cũng bởi Hà Nội gắn liền với mùa thu…
Có phải là ngẫu nhiên không khi những sự kiện lớn của đất nước, của Hà Nội đều chọn mùa thu? Mùa thu của đất nước độc lập, mùa thu của ngày giải phóng thủ đô. Dẫu thế nào đi nữa thì Hà Nội và mùa thu cứ hoà vào nhau, tan trong nhau để bao con tim ngơ ngẩn. Người nhạc sỹ tài hoa họ Trịnh ở phương Nam khi đến với mùa thu nơi đây, đã rung cảm tận đáy lòng viết nên “Nhớ mùa thu Hà Nội” hay “Đoản khúc thu Hà Nội”.
Hồ Gươm thu luôn là hình ảnh quyến rũ |
Mùa thu, mặt hồ Gươm xanh biếc soi cả bầu trời xanh. Hàng cây cũng xanh, vài ngọn cây loà xoà đón nắng ửng vàng. Những cành lộc vừng trổ hoa, e ấp và run rẩy. Mới chiều tối còn thấp thoáng mà sáng ra đã rụng đỏ rực gốc cây, mặt hồ. Hoa lộc vừng Hồ Gươm cũng là một phần của thu Hà Nội. Và nắng lấp lánh như dát bạc mặt hồ trên những gợn sóng lăn tăn, bồng bềnh trôi những bông hoa bé xíu.
Trên phố, thấp thoáng những gánh hàng quẩy bưởi, ổi, na… - những quả của mùa thu; hay quà đặc sản khác là cốm Vòng - một thứ mà chỉ có ở mùa thu Hà Nội. Và đâu đó những xe hoa rong cũng rạng ngời trong ánh nắng.
Nắng thu len lỏi dịu dàng trên hè phố |
Thu Hà Nội rộn ràng niềm vui của ngày khai trường, của đêm Rằm Trung thu cùng tiếng hát tuổi thơ. Thu Hà Nội cũng dìu dặt se sắt nỗi buồn trong từng thoáng gió lạnh hay những giọt mưa như thể rơi rớt từ mùa hè, đem theo những chiếc lá rụng vàng trên hè phố. Nắng, gió, mưa… tất cả đan xen và thay đổi thật nhanh như một cô gái dịu dàng nhưng cũng hơi đỏng đảnh. Trong cái dịu dàng thu ấy, người ta có cảm giác nhẹ nhàng, thư thái hơn, cuộc sống như trôi chậm lại…
Hàng cây xanh
Hồ Gươm xanh
Hà Nội xanh
Nắng đùa bước phố
Anh chạm vào nỗi nhớ
Ngổn ngang lòng
khi bất chợt một ngày mưa!
Đêm thu dường như sâu lắng hơn, tĩnh lặng hơn. Những con phố không còn ồn ào náo nhiệt như những ngày hè. Thoảng đâu đó mùi hoàng lan, mùi hoa sữa - bất chợt vọng trong tâm tưởng một tiếng đàn. Gió lại thổi qua, lao xao tiếng lá. Có thể cảm thấy như hương mùa thu đậu trên vai áo, lùa vào trong tóc, len lỏi, vấn vương… Trong cảm xúc cùng mùa thu ấy, người ta khát khao được chia sẻ, yêu thương; khát khao kiếm tìm hạnh phúc.
Thu Hà Nội đến và đi nhanh lắm - thoảng như một cơn gió! Có khi người ta chưa cảm nhận được mùa thu, chưa thấy được mùa thu thì thu đã qua đi, nhanh đến ngỡ ngàng. Mùa thu đẹp và ngắn ngủi, để lại bao bâng khuâng nuối tiếc.
Buổi sáng ngồi trên phố uống cà phê dưới vòm cây xanh, nghe nắng gió xôn xao, nghe cả hơi thở của mùa thu trong từng chiếc lá. Và yêu, và nhớ, muốn ôm lấy mùa thu, muốn níu mùa thu ở lại… Tự dưng bối rối ở trong lòng…/.
Quê em là một làng cổ bên sông Đuống, thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Mùa xuân đến, khung cảnh quê em như được vẽ bởi bàn tay của một họa sĩ tài ba.
Sau rằm tháng riêng tuy Tết đã hết nhưng không khí Tết cùng sức sống của mùa xuân vẫn rạo rực, xôn xao trong lòng người và vạn vật. Dưới mưa xuân lất phất bay, cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi, những búp lá non màu ngọc bích rung rinh nhè nhẹ trước gió xuân hây hẩy. Trời rét ngọt. Xóm thơm nức mùi hoa bưởi, hoa cau. Mùi hương dân dã, mộc mạc và vô cùng quen thuộc của làng quê như lắng đọng làn mưa bụi li ti rắc trên mái tóc, trên vai áo người qua kẻ lại, thấm đẫm trong từng câu quan họ, từng làn điệu chèo réo rắt ngân nga nơi bến nước sân đình khắp làng.
Ngoài đồng, lúa chiêm đang lên xanh mơn mởn. Một màu xanh trải rộng đến chân trời tím biếc, nhạt nhòa trong mưa xuân giăng giăng. Đôi ba cánh cò trắng phau phau chao liệng trên mặt ruộng thấp thoáng bóng người đang lúi húi làm cỏ, bón phân cho lúa.
Xa xa, dòng sông Đuống nước trong veo, êm đềm chảy qua những ruộng mía, nương dâu trải dài tít tắp. Mấy chiếc thuyền câu dập dềnh trên sóng. Từ trong mui, khói lan tỏa ra, la đà vấn vít trong sương chiều bảng lảng. Cảnh đẹp như trong một giấc mơ.
Mùa xuân là mùa của lễ hội, mùa quan họ giao duyên. Con người vùng Kinh Bắc quê em nổi tiếng là khéo tay, hát hay, làm giỏi; xứng danh Trai Cầu Vòng Yên Thế, Gái Nội Duệ Cầu Lim. Các liền anh, liền chị say mê hát những làn điệu dân ca ngọt ngào, tình tứ, làm say đắm lòng người. Liền anh mặc áo the, quần trắng, đầu đội khăn xếp, tay cầm ô đen. Liền chị mặc áo tứ thân mớ bảy, mớ ba, đầu chít khăn mỏ quạ, nón quan thao che nghiêng gương mặt ửng hồng. Tiếng hát theo gió lan xa. Du khách dự hội Lim mải mê nghe hát, quên cả đường về.
Đêm đêm, tiếng trống chèo thì thùng rộn rã. Sân đình sáng rực và đông nghịt người xem. Những tích chèo cổ như Thị Màu lên chùa, Xúy Vân giả dại, Trương Viên... do các diễn viên nghiệp dư trong đội văn nghệ của xã biểu diễn được bà con vỗ tay khen ngợi.
Mùa xuân đến, đất nước như trẻ lại, tràn đầy sức sống và lòng người cũng rạo rực, phơi phới cùng xuân. Đất nước đổi mới nhanh chóng từng ngày và quê hương em cũng đang thay da đổi thịt, nhưng vẻ đẹp thanh bình vốn có từ ngàn đời chắc chắn sẽ mãi mãi vẹn nguyên trong tâm hồn của những người con sinh ra và lớn lên trong mảnh đất này.
Mỗi mùa có vẻ đẹp riêng. Ai cũng thích một mùa. Riêng em, em thích cả 4 mùa xuân, hạ, thu, đông.
Đầu năm đến, cũng là lúc xuân tới. Xuân tới mang theo sự đâm chồi, nảy lộc của hoa lá. Trên cành bàng khẳng khiu, em đã nhận ra ngay những chồi non lấm tấm. Tiết trời xuân nhè nhẹ, dịu dàng. Bầu trời xuân ảm đạm, xám đục. Từng hạt mưa phùn rơi xuống. A! Mưa xuân đấy! Làm mưa trong trẻo, mát lạnh. Mưa lất phất gọi chồi non khẻ tỉnh giấc, mưa trải qua cánh đồng lúa xanh rờn. Tất cả đều tạo nên một bài ca mùa xuân.
Rồi mùa hè đến, những cơn nắng dịu mùa xuân qua đi, những tia nắng nóng của mùa hè lại lũ lượt kéo nhau xuống trần gian. Đầu hè, bầu trời trong xanh, cao vời vợi.Nó như một chiếc dù bay xa mãi. Những tia nắng trốn vào kẽ lá rồi nhảy xuống lòng đường tạo thành những đốm nắng lung linh. Mùa hè cũng là mùa phượng nở. Hoa phượng cháy rừng rực cả một góc trời. Thỉnh thoảng, vài cơn gió nhẹ làm cách hoa bay. Trong vòm lá, nhạc sĩ ve ngân nga dạo lên khúc nhạc đồng quê chào hè tới. Tất cả đều tạo nen bức tranh mùa hạ thật tuyệt vời.
Mùa hè nhanh chóng trôi qua, mùa thu tới. Ngày đầu thu, đất trời như bồng bềnh trong làn sương. Tiết trời thu thật dịu nhẹ. Khí oi bức của mùa hè đi qua để lại khoảng trời xanh thẳm của mùa thu. Ông mặt trời đủng đỉnh từ đằng đông đi tới. Ông tươi cười ngắm nhìn mặt đất. Trong vườn, vài chiếc lá đang lìa cành. Vài chiếc lá như còn luyến tiếc khung trời rộng, còn lưu luyến đám lá trên cành, nghiêng mình chao lượn trong không gian trước khi rơi xuống đất. Hoa lộng vừng như những tràng pháo đỏ rung rinh dưới ánh nắng dịu nhẹ. Làn gió heo may ko ào ạt mà nhẹ nhàng, se sẽ như bước chân ai đang rón rén bước trên thảm lá khô.
Mùa thu đi qua, để mùa đông về. Đông về mang theo hơi lạnh và sự vắng vẻ của mùa đông. Ngoài đường vắng tanh. Những lúc thế này, em thường đi trên lề phố, khoác chiếc áo bông vừa đi vừa ngẫm nghĩ. Chao ôi! Cảnh yên bình này sao lạ! Nó như thúc đẩy tâm hồn em. Lòng em dạt dào cảm xúc, vừa buồn, vừa thấy yêu đời lại thêm thanh thản. Những cành cây khô kia đang ấp ủ cho mùa đông băng giá để xuân về, chúng lại sinh sôi. Những làn gió đông thoảng qua, một cảm giác mát lạnh tràn vào lòng em. Thật vui sướng!
Em yêu cả bốn mùa. Mùa xuân - mùa của sự sinh sôi. Mùa hè - mùa thi - mùa chia tay đầy lưu luyến. Mùa thu - mùa tựu trường, mùa thắp lên bao ước mơ hoài bão cuat tổi trẻ và mùa đông - mùa của sự yên bình, dũng cảm
ok thanks
Câu 2: Vào ngày 22/6 Bán cầu Bắc là mùa ? A. Xuân B. Hạ C. Thu D. Đông |
Vào ngày hạ chí (22 tháng 6), ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc ở chí tuyến Bắc, tại sao ngày đó lại chưa phải là ngày nóng nhất trong năm ở nửa cầu Bắc?
Cũng như vậy, vào ngày xuân phân (21 tháng 3) và thu phân (23 tháng 9), khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc ở xích đạo, tại sao ngày xuân phân lại tương đối lạnh, còn ngày thu phân lại tương đối nóng?
Ánh sáng Mặt Trời khi chiếu xuống mặt đất phải đi qua lớp khí quyển. Không khí chỉ hấp thu được một lượng nhiệt rất nhỏ, không đáng kể. Chỉ sau khi mặt đất hấp thu phần lớn lượng nhiệt của ánh sáng Mặt Trời thì không khí mới nóng lên nhờ lượng nhiệt từ mặt đất phát tán ra, gọi là bức xạ mặt đất (bức xạ sóng dài). Như vậy, là không khí nóng lên không phải do trực tiếp thu nhận nhiệt từ ánh sáng Mặt Trời (bức xạ sóng ngắn) mà gián tiếp qua bức xạ mặt đất.
Nếu mặt đất có tích được một lượng nhiệt lớn của Mặt Trời thì nó mới nóng lên và sau đó mới có khả năng bức xạ một lượng nhiệt lớn ra không trung.
Trong một ngày, Mặt Trời cao nhất vào lúc giữa trưa. Góc chiếu trên mặt đất lớn nhất. Lúc đó mặt đất cũng hấp thu được một lượng nhiệt lớn nhất.
Nhưng nhiệt độ không khí chưa cao nhất, vì mặt đất phải tích được một lượng nhiệt lớn nhất thì sau đó mới có lượng nhiệt bức xạ cao nhất. Vì vậy, phải vào khoảng từ 13 giờ trở đi thì nhiệt độ không khí mới đạt đến mức cao nhất. Ban đêm, mặt đất chỉ có tác dụng phóng nhiệt mà không thu nhiệt.
Đến gần sang thì lượng nhiệt của mặt đất tích được còn ít nhất. Lúc đó cũng là lúc nhiệt độ không khí trong ngày thấp nhất.
Chính vì lí do đó, mà trong một ngày nhiệt độ không khí cao nhất không phải là lúc giữa trưa, mà là vào khoảng từ 13 đến 15 giờ. Lúc nhiệt độ không khí thấp nhất cũng không phải là lúc giữa đêm, mà là vào lúc gần sáng.
Cũng giống như vậy, trong một năm nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo lượng nhiệt của mặt đất tích luỹ được nhiều hay ít. Sau ngày hạ chí, ở nửa cầu Bắc mặt đất sau khi tích luỹ được nhiều nhiệt, mới có bức xạ lớn, làm cho nhiệt độ không khí tăng cao. Thời kì nóng nhất trong năm như vậy phải vào vài tuần sau ngày hạ chí. Thông thường trên lục địa, tháng nóng nhất trong năm là tháng 7. Tháng lạnh nhất là tháng 1.
Trên đại dương sự hấp nhiệt và phóng nhiệt so với lục địa ôn hoà hơn, nên thời gian có sự thay đổi nhiệt độ cũng dài hơn.
Nhiệt độ không khí trong ngày thu phân cao hơn trong ngày xuân phân cũng là kết quả của bứcxạ nhiệt của mặt đất chậm hơn so với bức xạ nhiệt của Mặt Trời.
Tuy nhiên, sự thay đổi nhiệt độ không khí nói trên nhiều hay ít, còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố ở địa phương như: vĩ độ, sự phân bố lục địa – biển, địa hình và các hiện tượng thời tiết ở các nơi khác nhau…