xây dựng một bài toán quản lí (trừ thư viện và cửa hàng sách)
Bài toán có nội dung thực tế Bài 1 . Hưởng ứng chương trình xây dựng thư viện 50K . Tuấn muốn mua một quyển sách tham khảo môn Toán 9 giá 40.000 đồng . Hiện tại bạn Tuấn đã để dành được một số tiền là 10.000 đồng . Bạn Tuấn lên kế hoạch mỗi ngày tiết kiệm 5.000 đồng . Gọi y (đồng) là tổng số tiền bạn Tuấn có sau x ngày tiết kiệm a) Lập công thức tính y theo x b) Hỏi sau ít nhất bao nhiêu ngày bạn Tuấn có thể mua được quyển sách tham khảo môn Toán để tham gia vào thư viện 50K của lớp
Gọi y (đồng) là tổng số tiền bạn Tuấn có sau x (ngày) tiết kiệm ( x ; y ∈ N *; y > 10000 )
a ) Số tiền để dành lúc đầu: 10000 đồng Sau x ngày tiết kiệm được: 5000 x (đồng)
Tổng số tiền bạn Tuấn có sau x (ngày) tiết kiệm là: y = 10000 + 5000 x
b ) Để mua được quyển sách tham khảo Toán giá 40000 đồng thì:
y ≥ 40000 ⇔ 10000 + 5000 x ≥ 40000
⇔ 5000 x ≥ 30000
⇔ x ≥ 6
Vậy sau ít nhất 6 ngày bạn Tuấn có thể mua được quyển sách tham khảo môn Toán để tham gia vào thư viện 50 k của lớp.
Tìm hiểu nội quy thư viện, thẻ thư viện, phiếu mượn/trả sách, sổ quản lí sách,… của thư viện trường trung học phổ thông.
Để quản lí sách, người đọc và người mượn/trả sách của một thư viện (TV) trường học, bạn Anh Thư dự định chỉ dùng một bảng như mẫu ở Hình 1. Theo em, trong trường hợp cụ thể này, việc đưa tất cả dữ liệu cần quản lí vào trong một bảng như Anh Thư thực hiện có ưu điểm và nhược điểm gì?
Gợi ý: Xét một số trường hợp sau:
1) Một học sinh mượn sách nhiều lần, mỗi lần mượn nhiều quyển sách.
2) Cần bổ sung dữ liệu về số sách mới mua của thư viện.
Theo em, việc đưa tất cả các dữ liệu cần quản lí vào trong một bảng như Anh THư thực hiện có ưu điểm: Dữ liệu ngắn gọn, nhược điểm: Khi quản lí thì cần nhiều hơn một bảng dữ liệu, nếu dùng một bảng có thể dẫn đến dư thừa dữ liệu, dẫn đến sai nhầm, dữ liệu không nhất quán.
1. Một học sinh mượn sách nhiều lần: Giả sử học sinh có số thẻ TV ”HS-002” tên “Lê Bình” sinh ngày “02/3/2007” học lớp “11A1” đã có 68 lần mượn sách. Như vây bộ giá trị (“HS-002”, “Lê Bình”, “02/3/2007”, “11A1”) phải xuất hiện 68 lần trên 68 bản ghi của bảng. Việc gõ nhập 68 lần bộ dữ liệu về Lê Bình sẽ dễ xuấ hiện sai nhầm hơn so với 68 lần chỉ số gõ Số thẻ TV của Lê Bình vào bảng.
2. Cần bổ xung dữ liệu về số sách mới mua của thư viện:
Gồm các thông tin của các cuốn sách trong thư viện như: mã sách, tên sách, số trang, tác giả.
Thư viện là nơi em có thể đến để đọc hay mượn sách. Hãy đề xuất các dữ liệu cần quản lí của một thư viện.
Tham khảo:
Để xây dựng một CSDL để quản lí mượn/ trả sách ở thư viện, ta phải lưu trữ các thông tin sau:
* Thông tin về bạn đọc: Mã bạn đọc, tên bạn đọc, số chứng minh thư, ngày sinh, quê quán, thông tin về vi phạm.
* Thông tin về sách: Mã sách, tên sách, thể loại, tác giả, nhà xuất bản, số lượng.
* Thông tin mượn, trả sách: Mã mượn trả, mã bạn đọc, mã sách, số sách mượn, ngày mượn, ngày hẹn trả, tình trạng sách…
* Vi phạm: Mã mượn trả, lí do vi phạm, số tiền phạt.
Những việc cần làm để đáp ứng được nhu cầu quản lí của thủ thư là :
* Quản lý thông tin bạn đọc: Thêm bạn đọc, xóa bạn đọc, thay đổi thông tin bạn đọc, cho phép bạn đọc đăng nhập hệ thống…
* Quản lí sách :
+ Nhập sách (thêm - loại bỏ - sửa thông tin sách…)
+ Tìm kiếm sách: Tìm kiếm theo tên sách, loại sách, theo tác giả, theo nhà xuất bản…
* Quản lí mượn – trả: Tạo phiếu mượn, phiếu trả, phiếu phạt…
* Chức năng thống kê – báo cáo:
+ Thống kê sách trong thư viện: sách mượn nhiều nhất, sách đã hết.
+ Thống kê sách được mượn, được trả.
* Bảo mật hệ thống: Phân quyền cho các nhân viên (thủ thư, độc giả…).
Hãy liệt kê các đối tượng cần quản lí khi xây dựng CSDL quản lí sách và mượn / trả sách , chẳng hạn như người đọc sách . Với mỗi đối tượng , hãy liệt kê các thông tin cần quản lí.
m.n giúp mình giải bài này nha!
Một ngăn sách của thư viện gồm Toán và Văn. lúc đầu, số sách toán bằng 9/20 số sách của ngăn. Sau khi thư viện cho mượn 12 cuốn sách toán thì số sách Toán ở ngăn sách bằng 7/18 số sách của ngăn. tính số sách toán có lúc đầu
Gọi số sách trong ngăn ban đầu là a(sách)(Điều kiện: \(a\in Z^+\))
Theo đề, ta có: \(\dfrac{9}{20}a-\dfrac{7}{18}\left(a-12\right)=12\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{9}{20}a-\dfrac{7}{18}a+\dfrac{14}{3}=12\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{11}{180}a=\dfrac{22}{3}\)
hay a=120(thỏa ĐK)
Vậy: Lúc đầu trong ngăn có 54 quyển sách Toán
Em hãy ghi cách ứng xử cần thiết trong mỗi tình huống dưới đây:
Thôn của Minh có phát động phong trào xây dựng tủ sách cho “Thư viện đọc” cho các bạn thiếu nhi. Theo em, Minh cần làm gì để góp phần xây dựng tủ sách thư viện:
- Quyên góp ủng hộ sách cũ, sách mới
- Vận động các bạn trong lớp cùng tham gia
- Dành thời gian lên thư viện đọc sách và rủ các bạn cùng tham gia
Hai lớp 6A và 6B cùng góp sách truyện để xây dựng thư viện . Mỗi học sinh góp số được 36 quyển , lớp 6B góp được 39 quyển . Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu học sinh góp sách cho thư viện
Bạn nào muốn được nhiều điểm hỏi đáp thì hãy giải những bài toán mình đố dưới đây nhé !
Năm 2006 thư viện của một trường tiểu học có 2760 quyển sách. Trung bình hàng năm số sách của thư viện đó tăng 15%. Hồi năm 2005 thư viện của trường đó có bao nhiêu quyển sách? Năm 2007 thư viện của trường đó có bao nhiêu quyển sách
Sẽ có 2 bạn trả lời đúng và sớm nhất sẽ được like đó
Số quyển sách tăng hằng năm là :
2760 : 100 x 15 = 414 ( quyển sách )
Năm 2005, thư viện đó có số quyển vở là :
2760 - 414 = 2346 ( quyển sách )
Năm 2007, thư viện đó có số quyển vở là :
2760 + 414 = 3174 ( quyển sách )
Đáp số : 2346 quyển sách
3174 quyển sách
đúng ko