Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trương Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Hà Việt Chương
20 tháng 3 2019 lúc 6:29

- Những đồ dùng bằng thủy tinh, tráng men: bát tô, bát cơm, bát súp, bát thủy tinh, cốc thủy tinh, thìa, nồi đất…

- Cách sử dụng và bảo quản:

Nên cẩn thận trong khi sử dụng vì dễ vỡ, dễ tróc lớp men;

Chỉ nên đun lửa nhỏ;

Chỉ nên dùng đũa hoặc thìa (muỗng) bằng gỗ để xào nấu thức ăn, tránh dùng thìa nhôm;

Sử dụng xong phải rửa thật sạch bằng nước rửa chén và để khô ráo.

Không nấu thức ăn trong những đồ dùng tráng men đã bị tróc lớp men.

Trương Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Hà Việt Chương
19 tháng 9 2018 lúc 10:48

- Đồ gỗ:

      + Không ngâm nước.

      + Khi sử dụng xong nên rửa bằng nước rửa chén, bát thật sạch và phơi gió cho khô, tránh phơi ngoài nắng hoặc trực tiếp trên lửa.

- Đồ nhựa:

      + Không để gần lửa

      + Không nên chứa thức ăn có nhiều dầu mỡ và những thức ăn đang nóng, sôi.

      + Khi sử dụng xong nên rửa bằng nước rửa chén, bát (hoặc xà phòng) thật sạch và phơi cho khô ráo.

- Đồ thủy tinh, tráng men:

      + Nên cẩn thận trong khi sử dụng vì dễ vỡ, dễ tróc lớp men;

      + Chỉ nên đun lửa nhỏ.

      + Chỉ nên dùng đũa hoặc thìa (muỗng) bằng gỗ để xào nấu thức ăn, tránh dùng thìa nhôm;

      + Sử dụng xong, phải rửa thật sạch bằng nước rửa chén, bát (hoặc xà phòng) và để khô ráo.

      + Không nấu thức ăn trong những đồ dùng tráng men đã bị tróc lớp men.

- Đồ nhôm, gang

      + Nên cẩn thận khi sử dụng vì dễ rạn nứt, móp méo.

      + Không để ẩm ướt.

      + Không đánh bóng bằng giấy nhám, chỉ nên dùng đổ chủi nhôm để chà sạch và rửa lại kĩ bằng nước rửa chén, bát (hoặc xà phòng);

      + Không chứa thức ăn có nhiều mỡ, chất muối, axit,… lâu ngày trong đồ dùng bằng nhôm hoặc bằng gang.

- Đồ sắt không gỉ (inox)

      + Không đun lửa to vì dễ bị ố;

      + Tránh va chạm với những đồ dùng cùng chất liệu vì dễ làm trầy xước bề mặt. Chỉ nên dùng đữa hoặc đồ dùng bằng gỗ để xào nấu thức ăn;

      + Không lau chùi bằng đồ nhám vì dễ gây trầy xước, mất vẻ bóng láng;

      + Không chứa thức ăn có nhiều chất muối, axit,… lầu ngày trong đồ dùng bằng sắt không gỉ, thức ăn dễ bị nhiễm mùi sắt và làm mòn, hỏng đồ dùng.

- Đồ dùng điện

      + Trước khi sử dụng: kiểm tra ổ cắm, dây dẫn điện.

      + Khi sử dụng: sử dụng đúng quy cách.

      + Sau khi sử dụng: chùi sạch, lau khô bằng giẻ mềm sạch, tránh để dính nước.

Nguyen Thanh Thuy
Xem chi tiết
Hoàng Đức Dũng
3 tháng 10 2018 lúc 4:05

Do thủy tinh dễ vỡ nên khi sử dụng, lau chùi cần nhẹ tay. Nên để thủy tinh ở nơi có vị trí thấp hoặc khó bị đổ gây vỡ thủy tinh.

Trương Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Hà Việt Chương
2 tháng 12 2019 lúc 17:33

- Những đồ dùng làm bằng nhựa: rổ đựng, lồng bàn, máy xay sinh tố, nồi cơm, thùng rác,…

- Nêu cách sử dụng và bảo quản:

Không để gần lửa;

Không nên chứa thức ăn có nhiều dầu mỡ và đang sôi, nóng;

Khi sử dụng xong, nên rửa bằng nước rửa chén thật sạch và phơi khô ráo.

Minh Lệ
Xem chi tiết
𝓗â𝓷𝓷𝓷
6 tháng 6 2023 lúc 9:33

- Các bạn trong tranh bảo quản đồ dùng cá nhân bằng cách:

+ Tranh 1: Ghi tên của mình vào cặp sách để tránh trường hợp nhầm lẫn với bạn khác 

+ Tranh 2: Khi chơi đồ chơi xong cất vào tủ ngay ngắn, gọn gàng 

+ Tranh 3: Lau giày để bảo quản giày luôn sạch sẽ 

- Những việc làm bảo quản đồ dùng cá nhân:

+ Sắp xếp ngay ngắn, gọn gàng

+ Không vứt lung tung

Trương Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Hà Việt Chương
10 tháng 5 2017 lúc 12:07

- Đồ dùng được làm bằng sắt: Chảo, nồi, thìa, đũa kim loại,…

- Cách sử dụng và bảo quản:

Tránh va chạm với những đồ dùng cùng chất liệu vì dễ làm trầy xước bề mặt. Chỉ nên dùng đũa hoặc đồ dùng bằng gỗ để xào nấu thức ăn;

Không lau chùi bằng đồ nhám vì dễ gây trầy xước, mất vẻ bóng láng;

Không chứa thức ăn có nhiều chất muối, axit,... lâu ngày trong đồ dùng bằng sắt không gỉ, thức ăn dễ nhiễm mùi sắt và làm mòn, hỏng đồ dùng…

Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Bùi Thế Nghị
28 tháng 12 2020 lúc 22:33

Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng hóa học do kim loại phản ứng với các hợp chất có trong môi trường xung quanh , kết quả là kim loại bị oxi hóa làm mất đi đặc tính quan trọng của chúng . Vì vậy để chống ăn mòn kim loại người ta phải sử dụng những biện pháp để bảo vệ kim loại với môi trường xung quanh.

Biện pháp đơn giản nhất là cách li kim loại với môi trường. Người ta phủ lên bề mặt các đồ vật bằng sắt một lớp sơn hoặc dầu mỡ . Lớp sơn hay dầu mỡ này giống như một lớp áo giáp ngăn không cho oxi và hơi nước là các tác nhân gây ăn mòn kim loại có trong không khí tiếp xúc được với sắt , từ đó giúp sắt không bị ăn mòn .

Trương Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Hà Việt Chương
12 tháng 8 2017 lúc 3:59

Đáp án: D

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
29 tháng 11 2023 lúc 17:24

Hình 1:

Na đã được mẹ mua cho một chiếc áo khoác mới mà na rất thích và được mẹ dặn rằng phải giữ gìn chiếc áo cẩn thận.

Hình 2:

Khi tan học, Na đã cởi áo khoác ra để chơi cùng các bạn nhưng không cất chiếc áo cẩn thận mà vứt dưới gốc cây.

Hình 3:

Quá mải chơi, lúc về, Na đã quên không cầm theo áo khoác. Thấy Na không mặc áo khoác, mẹ đã hỏi: “Con để áo khoác ở đâu?” nhưng bạn ấy không nhớ.

Hình 4:

Vì không mặc áo khoác khi trời lạnh nên bạn Na đã bị ốm.

Quoc Tran Anh Le
29 tháng 11 2023 lúc 17:25

a. Do mải chơi, không chú ý cẩn thận trong việc giữ gìn đồ dùng cá nhân, bạn Na đã vứt chiếc áo khoác mẹ mua cho dưới gốc cây, khi được mẹ hỏi thì bạn không nhớ để chiếc áo khoác đó ở đâu và nó đã bị mất.

b. Việc bạn Na để mất chiếc áo khoác dẫn đến nhiều tác hại: bạn Na bị cảm lạnh, bố mẹ lo lắng, buồn bã, có thể sẽ mất thêm tiền để mua chiếc áo khoác mới cho Na.

c. Câu chuyện trên giúp em rút ra một bài học là cần phải biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng cá nhân, cất giữ cẩn thận khi không dùng đến, không để tùy tiện mọi nơi, mọi chỗ.