Những câu hỏi liên quan
Khương Hoàng Anh
Xem chi tiết
NGUYỄN NGỌC	NHI
16 tháng 9 2021 lúc 9:27

1 Bánh chưng mang ý nghĩa tưởng nhớ cội nguồn. Bánh chưng mang nguyên tố Âm, tượng trưng cho mẹ. Bánh giầy mang nguyên tố Dương, tượng trưng cho cha. Do đó, vào ngày tết chúng ta thường ăn bánh chưng bánh giầy

Theo quan niệm từ xưa của người Việt, cây quất (hoặc quýt) tượng trưng cho sự thu hoạch “bội thu” và cũng là một khởi đầu cho năm mới tốt đẹp.

3 Hoa Mai tưởng trưng may mắn cho năm mới , sức khỏe dồi dào làm ăn phát đạt, giàu sang tấn lộc tấn tài.

4 Cây quất tượng trưng cho sự may mắn, bình an, sức khỏe, trường thọ, niềm vui, hút tài lộc.

Cúc vạn thọ có nghĩa là “bông hoa dành cho người chết”.

Tết thường có màu đỏ. Nó có ý nghĩa là mang lại vượng khí, tài lộc và sức mạnh, đem đến sự bình an, niềm vui đến với tất cả mọi người.

Ok rồi ha :)

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thiên Kim
24 tháng 11 2021 lúc 15:37

biết vì sao hok? bởi vì............

Khách vãng lai đã xóa
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
7 tháng 10 2018 lúc 10:41

Đáp án: B

Khi lấy cành của cây thân gỗ và tiến hành bóc một khoanh vỏ thì sau một thời gian sẽ thấy phần mép vỏ ở phía trên phình to ra 

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
27 tháng 1 2017 lúc 5:42

Đáp án: B

Khi lấy cành của cây thân gỗ và tiến hành bóc một khoanh vỏ thì sau một thời gian sẽ thấy phần mép vỏ ở phía trên phình to ra – Hình 17.2 SGK trang 55

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
2 tháng 12 2018 lúc 7:01

Đáp án B

Khi lấy cành của cây thân gỗ và tiến hành bóc một khoanh vỏ thì sau một thời gian phần mép vỏ ở phía trên phình to ra do chất hữu cơ từ lá xuống thân, rễ không được vận chuyển

Nguyễn Thị Nhung
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
24 tháng 9 2023 lúc 21:51

- Sau những trận mưa rác nhìn vào cây có bụi thấy em thấy có giọt nước đọng lại ở mép lá.

- Hiện tượng ứ giọt thường xảy ra ở thôn bụi thấp là vì động lực áp suất rễ đủ đẩy nước đến mép phiến lá. Và ở thấp, gần mặt đất dễ bị bão hòa hơi nước. Còn nếu cây bụi cao thì áp suất rễ không đủ đẩy nước nên đến lá.

- Để giữ cho cây 1 độ cao phù hợp với sự chống chọi của gió bão \(\rightarrow\) Ngăn chặn việc cây bị đổ bởi gió bão. Trên bề mặt cây cổ thụ rẽ nhựa nhằm bảo vệ vết cắt của cây khỏi bị các loại vi khuẩn, sâu bệnh xâm nhập gây hại.

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
6 tháng 4 2017 lúc 8:40

- Sau một thời gian đoạn cành sẽ ra rễ và mầm non mới và phát triển thành một cây mới.

- Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt đủ chồi đem cắm xuống đất ẩm, cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới.

- VD: Rau ngót, sắn, khoai lang, … cành giâm phải là cành không non, không già, có đủ mắt chồi.

Đỗ Minh Châu
16 tháng 5 2021 lúc 17:31

- Sau một thời gian đoạn cành sẽ ra rễ và mầm non mới và phát triển thành một cây mới.

- Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt đủ chồi đem cắm xuống đất ẩm, cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới.

- VD: Rau ngót, sắn, khoai lang, … cành giâm phải là cành không non, không già, có đủ mắt chồi.

Kinomoto Sakura
Xem chi tiết
Sky SơnTùng
27 tháng 4 2016 lúc 12:55

1/ Có 3 loại ma sát:

-Lực ma sát trượt

Vd: Lực ma sát trượt xuất hiện khi hãm chuyển động của người trượt patanh hay mài nhẵn bóng các mặt kim loại...

- Lực ma sát lăn:

Ví dụ: Ôtô đang chạy tắt máy, hay cánh quạt trần đang quay thì bị mất điện... sẽ chuyển động chậm dần rồi dừng lại là do có sự xuất hiện của lực ma sát lăn...

- Lực ma sát nghỉ:

Ví dụ: người và một số động vật có thể đi lại được hoặc cầm nắm được các vật nặng là nhờ có sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ.
2/ a)Lá xương rồng biến thành gai để thích nghi với môi trường bạn ạ, tránh sự bốc hơi nước

b) Vì các chất này có tốc độ bay hơi nhanh

c) Khi cho quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng, có hai chất (chất khí, chất rắn) ở quả bóng bị nóng lên và nở ra. Vì chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên không khí trong quả bóng bị nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên.

Kinomoto Sakura
27 tháng 4 2016 lúc 13:17

cảm ơn bn nhiều nhahihi

Nguyễn Hoàng Thiên Nam
25 tháng 4 2018 lúc 9:56

Khi nào có lực ma sát?
1. Lực ma sát trượt
Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.
Ví dụ:
Khi kéo lê thùng hàng trên sàn nhà
2. Lực ma sát lăn
Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
Ví dụ:
Mặt lốp xe trượt trên mặt đường.
Ma sát sinh ra khi quả bóng lăn trên sân
Ma sát sinh ra ở các viên bi đệm giữa trục quay và ổ trục.
Lực ma sát lăn có cản trở chuyển động.
3. Lực ma sát nghỉ
Khi đẩy 1 vật, lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt.
Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.

Ví dụ:
Khi băng chuyền máy chạy, hộp vẫn nằm yên trên băng chuyền.
Người đi trên mặt đất không bị trượt.

Lực ma sát có lợi hay có hại?
1. Lực ma sát có thể có hại
- Lực ma sát trượt giữa đĩa và xích xe làm mòn đĩa xe và xích.
- Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của trục và làm mòn trục.
Khắc phục: Tra dầu vào xích xe
Khắc phục: Dùng ổ bi.
- Lực ma sát trượt cản trở chuyển động của thùng khi ta muốn đẩy thùng
Khắc phục: Dùng xe lăn.

2. Lực ma sát có thể có lợi
- Lực ma sát trượt giúp ta viết phấn lên bảng dễ hơn.
- Lực ma sát giữa mặt răng của ốc và vit có tác dụng ép chặt các vật.
- Làm mặt bảng không quá trơn, phấn không quá cứng
- Làm rãnh cho ốc thay cho đinh thẳng.
- Khi ta quyệt diêm, lực ma sát giúp que diêm phát ra lửa, tăng độ nhám của mặt giấy ở sườn bao diêm, lực ma sát giúp que diêm phát ra lửa.

LỰA CHỌN
* Khi đi trên sàn nhà lát đá hoa mới lau dễ bị ngã. Vì lực ma sát nghỉ giữa sàn nhà và chân người rất nhỏ.
* Ô tô dễ bị sa lầy trên đường đất mềm có bùn. Vì khi đó lực ma sát giữa mặt đường và lốp xe quá nhỏ.
* Mặt lốp ôtô vận tải có khía sâu hơn mặt lốp xe đạp. Vì xe tải chạy nhanh hơn và có trọng lượng lớn hơn xe đạp nên cần tăng lực ma sát giữa lốp xe và mặt đường, để làm tăng độ bám giữa lốp xe với mặt đường khi xe chuyển động. Đồng thời, khi phanh xe thì lực ma sát đủ lớn để dừng xe nhanh hơn.
* Giày đi mãi đế giày bị mòn vì ma sát giữa mặt đường và đế giày làm mòn đế
Ổ bi thay ma sát trượt bằng ma sát lăn nên làm giảm độ lớn của lực ma sát, nhờ đó máy móc hoạt động dễ dàng hơn, góp phần thúc đẩy ngành động lực học, cơ khí, chế tạo máy
a)

Trên sa mạc khí hậu rất khắc nghiệt, đặc biệt là ban ngày nhiệt độ có thể lên tới 54 độ C. Hơn nữa lượng mưa ở đây thường rất ít ( VD: sa mạc Sahara lượng mưa <25mm) nên cây cần giảm tối đa lượng nước bốc hơi. Chính vì vậy mà những cây mọc ở sa mạc có lá rất nhỏ hoặc lá biến dạng để thích nghi ví dụ như cây hoa hồng sa mac với lượng lá rất ít và diện tích lá nhỏ, xương rồng và lê gai thì lá lại biến thành gai và thân cây được phủ bởi một lớp sáp mỏng bên ngoài.</p>

Để mở rộng thêm, ngoài ra để thích nghi với thời tiết, một số cây còn có bộ rễ rất dài để đâm sâu vào lòng đât. Một số cây khác lại có thân cây phình to để giúp cho việc tích trữ nước được thuận lợi hơn.
b)
Vì các chất như xăng ,rượu có tốc độ bay hơi rất nhanh.còn nước thì bay hơi chận nên nếu ko nút kín chai xăng,rượu thì sẽ bay hơi hết
c)
Vì khi cho quả bóng bàn bị bẹp vào nước nóng, không khí trong quả bóng nóng lên nên nở ra, mà không khí nở nhiều hơn vỏ bóng sẽ khiến quả bóng phồng lên như cũ. Để làm được điều này, trong quả bóng phải có không khí và quả bóng không bị thủng.

Giaa Hann
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
28 tháng 3 2023 lúc 11:51

loading...  

Trầm Huỳnh
28 tháng 3 2023 lúc 11:27

Hiện tượng ù tai khi đi leo núi, đi lặn biển hay đi máy bay có thể xảy ra do sự thay đổi áp suất không khí hoặc áp suất nước khiến tai bị bít kín. Điều này gây ra sự mất cân bằng giữa áp suất trong tai với áp suất bên ngoài, làm cho màng nhĩ rung và gây ra hiện tượng ù tai.

Để phòng tránh hiện tượng này, bạn có thể thực hiện những điều sau:

+Khi đi lên độ cao hoặc xuống độ sâu, cần thực hiện việc giãn tai để giảm bớt sự chênh lệch áp suất. Bạn có thể nhai kẹo cao su, mút kẹo, uống nước hoặc nhai cục đường.

+Khi đi máy bay, tránh ngủ khi máy bay đang cất cánh hoặc hạ cánh vì sự thay đổi áp suất nhanh sẽ làm màng nhĩ cũng thay đổi nhanh và gây ra ứ đọng lượng khí trong tai.

-Khi đi lặn biển, hít khí thật sâu trước khi xuống nước và thở ra chậm bằng miệng khi lên bờ để giúp phòng ngừa hiện tượng ứ đọng khí trong tai.

-Nên trang bị cho mình những đôi tai nghe chống ồn khi đi máy bay.

Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn phòng tránh được hiện tượng ù tai khi đi leo núi, đi lặn biển hay đi máy bay.

Phan Ngọc Thùy Linh
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
19 tháng 12 2016 lúc 21:09

Câu 1 :

- Phiến lá có dạng bản dẹt, có màu lục, là phần rộng nhất của lá. Lá xếp trên cây theo 3 kiểu, lá trên các mấu thân xếp so le nhau.

- Ý nghĩa của cách sắp xếp đó là : giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.

Câu 2 :

- Cấu tạo ngoài của thân cây gồm : thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.

- Chồi nách phát triển thành cành mang lá hoặc cành mang hoa hoặc hoa.

- Chồi ngọn giúp thân, cành dài ra.

- Cây lấy gỗ phải tỉa cành vì biện pháp ta cành để tỉa những cành sâu, xấu nhằm tập trung chất dinh dưỡng cho các cành còn lại phát triển tốt hơn.

Câu 3 :

- Người ta thường chiết cành với những loại cây thân gỗ chậm mọc rễ phụ.

- Những cây ăn quả thường hay được chiết cành: Cây quýt, cây cam , cây bưởi, cây vải, cây nhãn, cây ổi, cây hồng xiêm.

Nguyen Thi Mai
19 tháng 12 2016 lúc 21:12

Câu 4 :

Không có cây xanh thì trái đất không có sự sống đúng vì :

- Cây xanh quang hợp tạo ra chất hữu cơ nuôi sống mọi sinh vật trên Trái Đất

- Cây xanh quang hợp tạo ra khí O2 và hấp thụ khí CO2 góp phần duy trì nồng độ các chất khí trong khí quyển phù hợp nhu cầu của mọi cơ thể sống trên Trái Đất.

Câu 5 :

- Vào ban đêm cây xanh ngừng quang hợp lại, nhưng vẫn duy trì quá trình hô hấp.

- Nếu trong phòng ngủ, đóng kín cửa mà để nhiều cây hoặc hoa thì rất dễ bị ngạt thở, bởi vì trong quá trình hô hấp cây đã lấy rất nhiều khí ôxi của không khí trong phòng, đồng thời lại thải ra rất nhiều khí cacbônic.

Câu 6 :

Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa quan trọng đối với cây vì :

- Tạo ra sức hút làm cho nước và muối khoáng hòa tan vận chuyển được từ rễ lên lá.

- Làm cho lá được dịu mát, cây khỏi bị ánh nắng và nhiệt độ cao đốt nóng.

Nguyễn Trần Thành Đạt
20 tháng 12 2016 lúc 21:30

Câu 4: Trả lời:

- Cây xanh quang hợp tạo ra chất hữu cơ nuôi sống mọi sinh vật trên Trái Đất
- Cây xanh quang hợp tạo ra khí O2 và hấp thụ khí CO2 góp phần duy trì nồng độ các chất khí trong khí quyển phù hợp nhu cầu của mọi cơ thể sống trên Trái Đất.

Câu 5: Trả lời:

Cơ chế giải phóng khí Oxy và CO2 của cây xanh:
Cây giải phóng khí CO2 trong quá trình hô hấp (đốt cháy năng lượng) được gọi là chu trình Krebs. Chu trình này không phụ thuộc vào ánh sáng nên nó diễn ra liên tục. Quang hợp là quá trình chịu trách nhiệm cung cấp khí oxy và phụ thuộc vào ánh sáng nên chỉ diễn ra vào ban ngày. Mọi hoạt động hóa học đều cân bằng nhưng quá trình hô hấp tạo ra CO2 diễn ra vào ban đêm – thời điểm quá trình quang hợp bị ngừng lại.

Tuy nhiên, nhiệt độ ban ngày và ban đêm ảnh hưởng trực tiếp đến tần suất và mức độ của từng quá trình. Ở một môi trường bình thường – ban ngày ấm áp, ban đêm mát mẻ/lạnh – lượng oxy lớn hơn rất nhiều so với CO2 trong khoảng thời gian 24 tiếng. Đó là lý do vì sao chúng ta có thể hít thở thoải mái suốt cả đêm dài. Bạn có biết rằng 90% nguồn cung cấp oxy của Trái đất đến từ tảo xanh trong đại dương?

Điều quan trọng cần lưu ý nữa là con người (và cả động vật) giải phòng CO2 trong từng hơi thở, cả ngày lẫn đêm. Theo tiến sĩ Richard E. Barrans Jr – Quỹ nghiên cứu PG ở Darien, Illinois, Mỹ thì thực vật tạo ra CO2 nhiều tương tự với cơ chế ở động vật. Chúng kết hợp đường (glucose) với oxy qua nhiều bước để tạo nên CO2 và nước, tạo năng lượng cần thiết để duy trì sự sống.

câu 6: Trả lời:

Tạo ra sức hút làm cho nước và muối khoáng hòa tan vận chuyển được từ rễ lên lá. Làm cho lá được dịu mát, cây khỏi bị ánh nắng và nhiệt độ cao đốt nóng.