Tách riêng từng chất sau: AlCl3, FeCl3, BaCl2
Trình bày phương pháp tách riêng từng chất khỏi hỗn hợp: FeCl3, NaCl, AlCl3 và CuCl2 mà không làm thay đổi khối lượng của từng chất.
- Cho dung dịch Ba(OH)\(_2\) đến dư vào hỗn hợp, ta thu được:
+ Dung dịch: Ba(OH)\(_2\); NaCl; Ba(AlO\(_2\))\(_2\)
+ Kết tủa (1): Fe(OH)\(_3\); Cu(OH)\(_2\)
pư: 2FeCl\(_3\)+3Ba(OH)\(_2\) --> 2Fe(OH)\(_3\)+3BaCl\(_2\)
CuCl\(_2\)+Ba(OH)\(_2\)--> Cu(OH)\(_2\)+BaCl\(_2\)
2AlCl\(_3\)+3Ba(OH)\(_2\) --> 2Al(OH)3 + 3BaCl\(_2\)
Ba(OH)\(_2\) + 2Al(OH)\(_3\) --> Ba(AlO\(_2\))\(_2\)+4H\(_2\)O
- Lọc tách kết tủa, sục CO\(_2\) đến dư vào dung dịch, ta thu được
+ Kết tủa: Al(OH)\(_3\) : Ba(AlO\(_2\))\(_2\) +2CO\(_2\)+ 4H\(_2\)O --> 2Al(OH)\(_3\)+ Ba(HCO\(_3\))\(_2\)
+ Dung dịch: NaCl; Ba(HCO\(_3\))\(_2\) : Ba(OH)\(_2\) + 2CO\(_2\) --> Ba(HCO\(_3\))\(_2\)
-Lọc phần kết tủa, cho tác dụng với HCl dư, sau đó cô cạn thu được AlCl\(_3\)
Al(OH)\(_3\)+3HCl --> AlCl\(_3\)+ 3H\(_2\)O
- Đun nóng phần dung dịch, lọc bỏ kết tủa ta thu được NaCl
Ba(HCO\(_3\))\(_2\) --> BaCO\(_3\) +CO\(_2\)+ H\(_2\)O
- Nung nóng phần kết tủa (1) trong không khí đến khối lượng không đổi, sau đó dẫn luồng khí CO dư qua, cho rắn vào dung dịch HCl dư, ta thu được:
+ Rắn không tan: Cu(OH)\(_2\) --> CuO +H\(_2\)O
CuO +CO --> Cu +CO\(_2\)
Cu không tan trong dung dịch HCl
+ Dung dịch: FeCl\(_2\); HCl dư : 2Fe(OH)\(_3\) --> Fe\(_2\)O\(_3\)+3H\(_2\)O
Fe\(_2\)O\(_3\) +3CO --> 2Fe +3CO\(_2\)
Fe+ 2HCl --> FeCl\(_2\)+ H\(_2\)
+ Cô cạn dung dịch thu được FeCl\(_2\), cho tác dụng với Cl\(_2\) dư, ta thu được FeCl\(_3\)
FeCl\(_2\)+\(\dfrac{1}{2}\)Cl\(_2\) --> FeCl\(_3\)
1) Trình bày pphh tách riêng Ag ra khỏi hỗn hợp ban đầu gồm Ag, Fe, Al, Cu
2) ___________________ FeCl3 ra khỏi hh gồm FeCl3, NaCl, MgCl2
3) ___________________ từng chất khỏi hh gồm:
a) K2O, CuO, Al2O3, Fe2O3 e)N2, NH3,CO2
b)NaCl, BaSO4, MgCl2 f)Cl2, CO2, H2
c)CuO, MgO, Al2O3, BaO G)NaCl, MgCl2, AlCl3, NH4Cl
d) Cu(NO3)2, AgNO3, Al(NO3)3
4) Trình bày pphh tách từng KL trong hh sau:
a) KCl, MgCl2, BaCl2, AlCl3 b)Al, Cu, Fe, Mg, Na c) BaCO3, K2CO3,MgCO3
1 , đầu tiên cho hỗn hợp vào HCl dư lọc lấy kết tủa kết tủa lúc này là Cu và Ag
đốt hỗn hợp lên chỉ Cu bị đốt sau đó cho vào HCl dư lọc lấy kết tủa là Ag
pthh bạn tự viets nhé
trình bày phương pháp hóa học tách riêng từng chất sau ra khỏi hỗn hợp: AlCl3, FeCl3, BaCl2
Cho hỗn hợp AlCl3, FeCl3 và BaCl2 vào dung dịch NaOH dư.
Các PTHH xảy ra:
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
BaCl2 +2 NaOH → Ba(OH)2 + 2NaCl
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Lọc kết tủa, rửa sạch, cho vào dung dịch HCl:
Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O
Cô cạn dung dịch, thu được FeCl3
Sục khí CO2 vào dung dịch đến dư:
NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3 + NaHCO3
Lọc kết tủa, phản ứng với HCl, cô cạn dung dịch => AlCl3
Dung dịch có Ba(HCO3)2 đem nung => BaCO3. Cho phản ứng với HCl => BaCl2
- Dẫn hỗn hợp qua Ba(OH)2 dư
- Cho phần dd thu được tác dụng với HCl dư
- Cho hỗn hợp thu được tác dụng với j đó ... tới đoạn này thì chắc bạn biết rồi chứ
Trình bày phương pháp tách riêng từng muối ra khỏi hỗn hợp gồm CuCl2, BaCl2 và AlCl3 mà không làm thay đổi khối lượng mỗi muối. Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra (biết rằng các quá trình: kết tủa, lọc và tách xảy ra hoàn toàn)
CuCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Cu(OH)2↓
AlCl3 + 4NaOHdư → 3NaCl + NaAlO2 + 2H2O
Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
NaAlO2 + CO2 + 2H2O → NaHCO3 + Al(OH)3↓
NaOH + CO2 dư→ NaHCO3
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
BaCl2 + Na2CO3 → 2NaCl + BaCO3↓
BaCO3 + 2HCl → BaCl2 +CO2↑ + H2O
Nhỏ dd NH3 vào dd các chất riêng biệt sau: BaCl2, FeCl2, AlCl3, Mg(NO3)2, NaCl. Những chất tạo kết tủa là
A. BaCl2, AlCl3, Mg(NO3)2
B. AlCl3, Mg(NO3)2, NaCl
C. FeCl2, Mg(NO3)2
D. FeCl2, AlCl3, Mg(NO3)
Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp:
a) MgO, Fe2O3, CuO
b) SO2, CO, CO2
c) O2, HCl, SO2
d) AlCl3, ZnCl2, CuCl2
e) Bột than, I2, CuO
a) Cho hỗn hợp qua H2
\(CuO+H_2-^{t^o}\rightarrow Cu+H_2O\)
\(Fe_2O_3+3H_2-^{t^o}\rightarrow2Fe+3H_2O\)
Chất rắn sau phản ứng : Cu, Fe, MgO
Cho chất rắn vào dung dịch HCl
\(Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\)
\(MgO+2HCl\rightarrow MgCl_2+H_2O\)
Cu không phản ứng, lọc chất rắn cho tác dụng với O2 thu được CuO
Điện phân dung dịch thu được Fe. Cho Fe tác dụng với Oxi thu được Fe2O3
\(FeCl_2-^{đpdd}\rightarrow Fe+Cl_2\)
\(2Fe+\dfrac{3}{2}O_2-^{t^o}\rightarrow Fe_2O_3\)
Dung dịch còn lại đem đi điện phân nóng chảy thu được Mg.Cho Mg tác dụng với Oxi thu được MgO
\(MgCl_2-^{đpnc}\rightarrow Mg+Cl_2\)
\(Mg+\dfrac{1}{2}O_2-^{t^o}\rightarrow MgO\)
b) Cho hỗn hợp khí lội qua dung dịch Ca(OH)2
+ Khí thoát ra là CO, thu lấy được CO tinh khiết
+ Tạo kết tủa : SO2 và CO2
CO2+ Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
SO2+ Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
Lọc lấy kết tủa , cho tác dụng với HCl
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2
CaSO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + SO2
Thu lấy hỗn hợp khí, cho qua dung dich Brom
SO2+Br2+2H2O→2HBr+H2SO4
Khí thoát ra là CO2, thu được CO2 tinh khiết
Lấy dung dịch sau khi cho SO2 phản ứng với Brom đun nóng, thu được H2SO4 đặc, HBr bị bay hơi
Hòa tan bột Cu vào dung dịch H2SO4 đặc vừa thu được ở trên, thu được SO2 bay ra.
Cu+2H2SO4 đặc→CuSO4+SO2↑+2H2O.
c)Cho hỗn hợp khí lội qua dung dịch Ca(OH)2
+ Khí thoát ra là O2, thu lấy được O2 tinh khiết
+ Tạo kết tủa : SO2
CO2+ Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
2HCl+ Ca(OH)2 → CaCl2 + H2O
Lọc lấy kết tủa đem nung thu được khí SO2
\(CaSO_3-^{t^o}\rightarrow CaO+SO_2\)
Còn lại dung dịch là CaCl2 đem đi điện phân nóng chảy
\(CaCl_2-^{đpcnc}\rightarrow Ca+Cl_2\)
Lấy khí thoát ra cho tác dụng với H2, trong điều kiện ánh sáng, thu được khí HCl
\(H_2+Cl_2-^{as}\rightarrow2HCl\)
Tính hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau, biết: a) Clo có hóa trị I: ZnCl2, AgCl, CuCl, CuCl2, HgCl2, MgCl2, AlCl3, NaCl, BaCl2, CaCl2, KCl, PbCl2, CrCl2, CrCl3, FeCl2, FeCl3. b) Trong các hợp chất này, lưu huỳnh có hóa trị II: FeS, Na2S, CuS, MgS, Al2S3, BaS
Tính hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau, biết:
a) Clo có hóa trị I: ZnCl2, AgCl, CuCl, CuCl2, HgCl2, MgCl2, AlCl3, NaCl, BaCl2, CaCl2, KCl, PbCl2, CrCl2, CrCl3, FeCl2, FeCl3.
=> Hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất lần lượt là
Zn(II), Ag(I), Cu(II), Hg(II), Mg(II), Al(III), Na(I), Ba(II), Ca(II), K(I), Pb(II), Cr(II), Cr(III), Fe(II), Fe(III)
b) Trong các hợp chất này, lưu huỳnh có hóa trị II: FeS, Na2S, CuS, MgS, Al2S3, BaS
=> Hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất lần lượt là
Fe(II), Na(I), Cu(II), Mg(II), Al(III), Ba(II)
1, hỗn hợp A gồm CuO, AlCl3, CuCl2, Al2O3 bằng phương pháp hóa học hãy tách chất ra khỏi hôn hợp A mà ko lm thay đổi khối lượng hỗn hợp
2,Dùng phenolphtaleinlamf thuốc thử hãy nêu cách nhận biết các chất sau NaCl, NaHSO4,CaCl2,AlCl3,FeCl3,Na2CO3
tách CuO : A vào nước dư => dd B CuCl2 và AlCl3. rắn E CuO và Al2O3 > NaOH dư được CuO không tan. tách Al2O3 : sục CO2 vào natri aluminat ra nhôm hidroxit đem nung ra Al2O3. tách cucl2 : cho B td naoh lọc kết tủa cô cạn ra cucl2.( alcl3 ra natri aluminat ). tách alcl3 : sục co2 dư vào dd natri aluminat => nhôm hidroxit cho td hcl dư rồi cô cạn là dc
Nhận biết các chất sau chỉ bằng 1 hóa chất tự chọn:
a,4dd:MgCl2,FeCl2,FeCl3,AlCl3
b,4dd:Na2SO4,H2SO4,MgSO4,Na2CO3
c,6dd:KOH,FeCl3,MgSO4,NH4Cl,FeSO4,BaCl2
d,4dd:HCl,HNO3,H2SO4,H3PO4
e,Các chất rắn:Na,MgCl2,FeCl2,FeCl3,AlCl3
f,Các dd:BaCl2,NaCl,Na2SO4,HCl
g,Các dd:NaCl,NaOH,MgSO4,BaCl2
h,NH4NO3,NaNO3,NaHCO3,(NH4)2SO4,FeCl2,FeCl3
i,(Chỉ dùng 1 kim loại):NH4Cl,(NH4)2SO4,NaNO3,MgCl2,FeCl2,FeCL3,Al(NO3)3
Cô gợi ý các câu nhé
a. Cho dd NaOH vào các ống nghiệm thì đều thu được kết tủa. Kết tủa có màu sắc khác nhau. Dùng màu sắc kết tủa để nhận biết.
b. Dùng quỳ tím nhận được H2SO4. Cho H2SO4 tác dụng với các dung dịch còn lại thì nhận được Na2CO3 (có khí thoát ra). Cho Na2CO3 tác dụng với 2 dd còn lại thì nhận biết được MgSO4 (xuất hiện kết tủa không tan là MgCO3).
c. Dùng quỳ tím thì nhận biết được KOH. Cho KOH tác dụng với 5 dd còn lại. Hiện tượng lần lượt là FeCl3 (kết tủa nâu đỏ) ,MgSO4 (kết tủa trắng),NH4Cl (dung dịch trong, đun nhẹ thì có khí mùi khí thoát ra) ,FeSO4 (kết tủa trắng xanh, để lâu trong không khí hoá nâu đỏ), BaCl2 (dung dịch trong).
d,4dd:HCl,HNO3,H2SO4,H3PO4
Cho kim loại Ag tác dụng với 4 dd axit thì nhận biết được HNO3 (hoà tan Ag, có khí nâu đỏ thoát ra), 3 dd còn lại không tác dụng. Lấy dung dịch Ag tan trong HNO3 (chứa AgNO3) nhỏ vào 3 dd axit còn lại. Nhận biết các chất dựa vào màu kết tủa.
e,Các chất rắn:Na,MgCl2,FeCl2,FeCl3,AlCl3
Hoà tan chất rắn vào nước, nhận biết được được Na (có khí thoát ra, tạo thành dd NaOH). Cho dd NaOH tác dụng đến dư với các chất còn lại thì thu được hiện tượng: MgCl2 (kết tủa trắng), FeCl2( kết tủa trắng xanh, để lâu thì hoá nâu đỏ), FeCl3(kết tủa nâu đỏ), AlCl3( kết tủa trắng keo, sau đó tan dần, dung dịch trong suốt).
f,Các dd:BaCl2,NaCl,Na2SO4,HCl
Cho dd Na2CO3 tác dụng với 4 dd, nhận biết được BaCl2(kết tủa trắng), HCl (khí thoát ra). Dùng BaCl2 nhận biết được Na2SO4 (kết tủa trắng).
g,Các dd:NaCl,NaOH,MgSO4,BaCl2
Dùng quỳ tím nhận NaOH. Dùng NaOH nhận MgSO4. Dùng MgSO4 nhận BaCl2.
h,NH4NO3,NaNO3,NaHCO3,(NH4)2SO4,FeCl2,FeCl3
Cho Ba(OH)2 tác dụng với các dd và đun nóng nhẹ. Hiện tượng thu được như sau: NH4NO3 (khí mùi khai thoát ra); NaNO3 (ko hiện tượng), NaHCO3 (kết tủa trắng), (NH4)2SO4 (vừa có khí mùi khai, có kết tủa trắng); FeCl2 (kết tủa trắng xanh, đễ hoá nâu đỏ); FeCl3 (kết tủa nâu đỏ)
i,(Chỉ dùng 1 kim loại):NH4Cl,(NH4)2SO4,NaNO3,MgCl2,FeCl2,FeCL3,Al(NO3)3
Dùng kim loại Ba. Tương tự như câu h.