Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Minh Thật
Xem chi tiết
buiminhchau
18 tháng 11 2021 lúc 9:31

hihieoeo

hi

buiminhchau
18 tháng 11 2021 lúc 9:32

Viết đoạn văn từ 8 - 10 câu làm rõ ý kiến "Bài thơ "Tĩnh dạ tứ" đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh". Trong đoạn văn có sử dụng cặp quan hệ từ. Gạch chân và chú thích rõ.

giup minh nh

ʟɪʟɪ
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Phương
27 tháng 7 2021 lúc 16:47

Tham khảo:

Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào.(Câu ghép) Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Có lẽ, bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù (Câu thành phần biệt lập). Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đấùt Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.

 

minh nguyet
27 tháng 7 2021 lúc 16:51

Em tham khảo:

      Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Chắc hẳn, ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng,  những con người lao động cần cù, chịu khó. Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đất Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động giúp người đọc hình dung rõ về tình cảm của tác giả với quê hương. 

Câu ghép + TPBL: In đậm nghiêng

phô mai que cute
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Hà Phương
Xem chi tiết
ℓαƶყ
16 tháng 6 2020 lúc 11:15

Tham khảo link này:

https://h7.net/hoi-dap/ngu-van-8/viet-doan-van-cam-nhan-kho-tho-cuoi-bai-que-huong-faq458576.html

#z

Khách vãng lai đã xóa
Name
Xem chi tiết
huy thông vũ
Xem chi tiết
Thủy Hoàng
Xem chi tiết
Na Lu
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Diệp
Xem chi tiết
Long Sơn
13 tháng 2 2022 lúc 21:26

Tham khảo

 

Đây là hai câu thơ đẹp, Tế Hanh đã viết bằng cả tấm tình mến yêu tha thiết làng quê mình. Nhà thơ đã sử dụng, nghệ thuật so sánh, cánh buồm trên con thuyền ra khơi với mảnh hồn làng.

Cánh buồm là vật thể hữu hình, được so sánh với hồn làng, hồn vía của làng chài: cái vô hình, vô ảnh; cái cụ thể với cái trừu tượng, cái vật chất với cái tinh thần, cái bình dị với cái thiêng liêng. Nhà thơ đã linh hồn hóa cánh buồm, thể hiện sự cảm nhận tinh tế, chính xác về hồn quê hương, gợi rất đúng hồn quê thân thuộc.

Minh Thư Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Chí Thức
20 tháng 9 lúc 20:15

Sau khi học xong bài thơ "Quê hương" của tác giả Tế Hanh, tôi thích nhất khổ thơ thứ ba của văn bản. Khổ thơ đó đã để lại cho tôi một cảm giác khó quên, vui vẻ. Khổ thơ này được Tế Hanh nói về cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về. Không khí lúc đó là những tiếng ồn ào, tấp nập, vui tươi, sôi nổi của người thân và niềm vui của những người chiến thắng trở về. Kết quả của chuyến đi đầy gian khổ là biển lặng, những chú cá đầy ghe. Người dân chài khỏe khoắn, chăm chỉ, mang đậm bản sắc của biển cả. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác để làm cho người đọc hiểu rằng con thuyền cũng giống như con người cần phải nghỉ ngơi sau 1 ngày lao động đầy vất vả. Qua khổ thơ ta thấy cảnh nhộn nhịp, con người và con thuyền gắn bó thân thiết với quê hương. Chính vì thế tôi rất thích khổ thơ trên.