Những câu hỏi liên quan
Ngô Phương Thủy
Xem chi tiết
Ngô Hoàng Nhật Uyên
3 tháng 10 2017 lúc 21:46

Cuối đời nhà Lý, bộ máy nhà nước đã hoàn toàn mục rữa, vua quan chỉ biết ăn chơi sa đọa, không lo cho dân, cho nước. Nhân dân phải sống lầm than, khổ cực, nạn đói, dịch bệnh hoành hành khắp nơi. Vào thời điểm đó, nhà Trần lên thay nhà Lý đã thay đổi tình hình lúc bấy giờ, nhà Trần đã chăm lo cho đời sống người dân, xây dựng bộ máy nhà nước, làm cho nhân dân có cuộc sống ấm no. Theo tôi, việc nhà Trần lên thay nhà Lý là 1 việc nên, tuy vào thời đó, hành động ấy gọi là bất trung, nhưng điều đó đã cứu tình hình đất nước lúc đó.

ABCXYZ
Xem chi tiết
Minh Nhân
25 tháng 5 2021 lúc 14:41

Tham Khảo !

Trường học là nơi đào tạo tầng lớp trí thức trẻ cho nước nhà, nó quyết định vận mệnh của đất nước trong tương lai. Và nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục luôn nặng nề vì không những đào tạo kiến thức mà còn cả đạo đức con người. Tuy nhiên, đạo đức của tầng lớp trẻ hiện nay, hay cụ thể hơn là các em học sinh, đang xuống cấp trầm trọng. Ðiều đó được thể hiện qua cách ứng xử hằng ngày của các em học sinh trong trường, lớp của mình.

 

Nhận định về vấn đề văn hoá ứng xử học đường hiện nay, bà Phạm Thị Thuý, nhà xã hội học, nhà giáo, nhà tâm lý học, cho rằng: “Văn hoá ứng xử học đường ở Việt Nam đã ở vào cấp độ báo động đỏ. Quá nhiều hành vi thiếu văn hoá của học sinh. Văn hoá học đường đang xuống cấp trầm trọng, là sự xuống cấp đáng sợ nhất của cả một nền giáo dục!”. Xét từ nền văn hoá ứng xử của ông cha ta xưa, có rất nhiều câu nói mà đến giờ vẫn được xem là những chuẩn mực đạo đức:

 

"Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng, dễ nghe"

Hay:

"Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

 

Và sâu sát hơn trong nhà trường, mối quan hệ giữa thầy – trò luôn được đặt ra trong những đạo lý cần có của người học sinh mà dân tộc ta luôn lưu giữ hơn 4.000 năm nay, như: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy), “Tôn sư trọng đạo” hay những câu nói luôn hiển hiện trong các trường học như “Tiên học lễ, hậu học văn”… Không phải ngẫu nhiên mà người xưa bàn đến vấn đề ứng xử của “quân – sư – phụ” (vua – thầy – cha), nghĩa là đề cao vai trò của người thầy, xem thầy quý trọng như kính vua, kính cha.

 

Và đã có rất nhiều việc thể hiện quan niệm này như người thầy mình mất, học trò đôi khi còn đội tang như mất cha, mất mẹ. Trong cách cư xử, giao tiếp hằng ngày giữa trò và thầy cũng có những quy tắc chuẩn mực như: mỗi khi muốn hỏi thầy hoặc trao đổi vấn đề gì phải thưa gửi lễ phép đàng hoàng. Ðứng trước mặt thầy phải ăn mặc chỉnh tề, nói năng nhã nhặn, gặp thầy phải cúi chào từ xa, khoanh hai tay trước ngực, khi nào thầy trả lời mới dám ngước mặt lên…

 

Nhưng ngày nay, học sinh của ta không thể làm đủ lễ nghi với thầy, cô mà lại còn xuyên tạc, làm biến tướng các nghi lễ, thiếu sự tôn trọng với thầy cô. Ví dụ như: cách chào của học trò khi gặp thầy cô, các em vừa đi thậm chí là chạy ù ù qua thầy, cô vừa chào “cô ạ!”, “thầy ạ!” để… tiết kiệm từ, rồi cười hô hố rất phản cảm, làm cho giáo viên chẳng thể hiểu học trò chào mình hay chào ai? Sau lưng học trò gọi thầy, cô mình là ông nọ, bà kia, tệ hại hơn là gọi bằng đại từ nhân xưng “nó”. Khi làm bài kiểm tra không tốt, bị thầy cho điểm kém không vừa ý, học trò sẵn sàng lôi bài kiểm tra ra xé trước mặt thầy, cô để tỏ thái độ. Hay một số em cãi lại lời giáo viên khi bản thân có lỗi, bị phê bình; là không đứng dậy chào giáo viên khi họ vào lớp; là trả lời câu hỏi của giáo viên một cách cộc lốc, thờ ơ cho qua; là không đứng dậy trả lời câu hỏi xây dựng bài khi giáo viên yêu cầu; là vào, ra lớp học không xin phép…

 

Ngoài lớp học, khi ra đường, một số học sinh gặp không chào thầy cô, không nhường đường cho thầy cô đi qua, một số học sinh còn dùng những từ ngữ không tôn trọng khi bàn luận với nhau về tính cách của thầy, cô; tệ hại hơn nữa là trên những trang mạng xã hội: facebook, zalo… các em sẵn sàng chia sẻ những dòng status đối với những người đã dạy dỗ mình rất khiếm nhã hay không muốn nói là thô bỉ, là thiếu văn hoá.

 

Ngoài ra, cách ứng xử giữa học sinh với nhau lại còn nhiều vấn đề bất cập hơn nữa. Ðối với bạn của mình, các em gọi nhau bằng những từ lóng, sẵn sàng gây gổ, đánh nhau chỉ vì hiềm khích nhỏ, các em có thể lôi tên cha mẹ của bạn mình ra rêu rao bất cứ lúc nào, nơi nào khi các em thích, buông ra những tiếng chửi thề ngay khi có mặt bạn bè và thầy, cô ở đó…

 

Thực trạng chua xót trên đặt ra cho tất cả chúng ta vấn đề là làm cách nào để cải thiện, thay đổi nó? Ðó là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của phụ huynh và của các thầy, cô giáo đang trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giảng dạy.

minh nguyet
25 tháng 5 2021 lúc 14:46

Tham khảo nha em:

Học sinh la những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước,thái độ của họ rất quan trong đến việc rèn luyện nhân cách của bản thân, sự phát triển bền vững của đất nước, xa hơn nữa là luôn được các nước trên thế giới muốn đặt mối quan hệ, bảo vệ sau này. Thấy được thái độ cư xử của người trẻ phải biết hòa đồng với mọi người, biết lịch sự với mọi người, nhưng giới trẻ ngày nay không phải ai cũng làm tốt việc đó, họ chưa có thái độ cư xử đúng mực, đó là điều họ nên được thức tỉnh, hướng vào đúng giá trị đạo đức chuẩn mực của xã hội ta.

 

Ứng xử có thể hiểu được là cả tổng hợp không chỉ một quá trình giao tiếp, xử lí thông tin, giải quyết vấn đề bằng cách nói, hành động cử chỉ đúng mực, khả năng truyền đạt thông tin, cảm xúc của bản thân với người khác, và với nhiều người trong cộng đồng. Chuẩn mực trong cách ứng xử được nhắc nhiều ở đây nó có nghĩa là phải có lòng tự trọng , lịch sự và khiểm tốn để vừa lòng người nghe vừa dễ chịu lời mình nói.Cái “văn hóa” ở đây cũng nên hiểu là cách ăn nói đúng đắn, thái độ trong cả cử chỉ và ngôn từ hợp lý, hợp hoàn cảnh, ra mình là người có học thức, nên việc “ứng xử có văn hóa “cũng là khi con người ta biết nói dễ dàng đưa vào tai người khác. Vậy nên có thể thấy được một cách ứng xử mà biểu hiện của nó đi ngược lại với những điều trên thì không thể chấp nhận được nó là một sự văn hóa. Lối nói khó nghe, thô tục, buông những lời nói mà vô tình làm đau lòng, tổn thương đến người nghe vì do nguyên nhân chủ quan như không kiềm chế được cảm xúc của bản thân, không rèn luyện cho mình sự đúng mực trong cách cư xử ngay từ đầu, sống trong hoàn cảnh không được phù hợp…

 

Ở thế hệ học sinh những mầm non trẻ của đất nước, ta được nhà trường, thầy cô, bố mẹ, người thân, cả cộng đồng chú trọng việc rèn luyện thái độ ứng xử phù hợp, sống biết lẽ phải, không được văng tục chửi bậy, nếu không tuân thủ theo những nội quy vô hình hay hữu hình thì ta sẽ đối diện với những hình thức kỉ luật tùy mức độ. Có thể khẳng định rằng thái độ ứng xử chính là thước đo cho học sinh ngoan, hay dở. Ta có thể chiêm nghiệm được rằng những học sinh tốt, sẽ là những con người chăm ngoan, thái độ ứng xử phù hợp với độ tuổi, được người lớn quan tâm rèn giũa trở thành con người có nếp sống tốt, biết ngoan ngoãn vâng lời bố mẹ, thầy cô vì chỉ có như thế các em mới thành người tốt sau này, và đương nhiên đi kèm đó sẽ luôn được bạn bè thương yêu, thầy cô trân trọng và mọi người quý trọng.

 

Một điển hình của người học sinh có thái độ ứng xử tốt thật đáng quý là sống hòa đồng với bạn bè, nói năng có tính khiêm tốn, cởi mở với bạn bè, không hề văng tục chửi bậy, và ta có thể thấy được những em học sinh rèn cho mình được biết học sinh khoanh tay chào và nói chuyện rất lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi. Chan hòa, biết cư xử đúng,biết yêu thương cả qua hành động và lời nói, không đành hanh,không lớn tiếng quát tháo , chành chọe với các em nhỏ hơn mình.

 

Nhưng bên cạnh đó trước hoàn cảnh, không chú tâm rèn luyện ứng xử, không được sự quan tâm của người lớn đúng mực,phải tiếp xúc với quá nhiều những vấn đề xã hội, những điều không hay trên thứ mạng Internet qua sớm… đã vô tình làm cho một số bộ phận học sinh đã không biết giữ mình, các bạn nhanh chóng để tâm hồn mình bị lấm bẩn bởi những thứ không tốt, thành thử ra chính thái độ cư xử của các bạn cũng đã phản ánh được điều đó, thật đáng buồn khi nó đang trở thành một vấn đề nan giải khi nhiều bạn vẫn chưa được hiểu rõ về cach cư xử của bản thân để chỉnh lý để phát triển bản thân theo chiều hướng tốt. Đúng như dân ta có câu “cái xấu thì nhiễm rất dễ, cái tốt thì khó”.Rồi cũng khó có thể chấp nhận sự thực rằng, những nền văn hóa giao tiếp đã mất dần khi con người ta học nhiều mà thấm vào người thì chẳng được bao nhiêu.

 

Có những học sinh dù khoác trên mình màu áo trắng tinh khôi, trong sáng, vẫn đang được rèn luyện trong cùng một môi trường giáo dục nhưng không phải ai cũng biết cư xử đúng mực, ứng xử tốt, ở đây cũng không khó gặp những học sinh nói năng, ứng xử khiến chúng ta không hài lòng. Một số bạn dùng những từ nói tục chửi thề, nói như đánh vào tai, ăn nói vô cùng bất lịch sự, hành động côn đồ, hung hăng với bạn bè, giáo viên, vô lễ với bố mẹ, gây mất đoàn kết với mọi người xung quanh. Có thể thấy được những người như vậy hiếm có được những mối quan hệ tốt, với những người thành công, với bạn bè, thầy cô thì sẽ ít tiếp xúc, khó có được sự giáo dục tử tế vì thái độ bất hợp tác, nhưng nếu càng ít được giáo dục các bạn đó sẽ càng dễ tiến đến một hậu quả mà chúng ta khó có thể lường trước được.

 

Vì vây, cả xã hội, các gia đình, nhà trường, bạn bè nên chỉ ra cho các bạn rằng các phải hình dung ra được con người sau này của mình nếu không muốn trở thành người không có ích cho xã hội, thành phần đáy của xã hội, thành phần bợm chợm, xã hội đen không hề được ủng hộ trong một xã hội văn minh, không có thể giữ được chức vụ tốt, tiền lương tốt trong một xã hội phát triển nhưng cũng gắn với yêu cầu chuẩn mực đạo đức dù cơ bản nhất cũng phải cao.

 

Qua đó mới thấy hết được việc rèn luyện ứng xử cho không chỉ thế hệ trẻ, mọi người là rất quan trọng, là việc làm rất cần cho chúng ta nên sớm ý thức, hành động ngay bây giờ. Bản thân em, em thấy được vị trí của mình sau này là một trong những chủ nhân tương lai của đất nước phải ra sức rèn luyện cách ứng xử với mọi người, ăn nói dễ nghe, cùng nhau học tập để trở thành những người công dân có ích cho xã hội, biết cách dùng từ ngữ và xử lí cho tốt và tránh xa những lời nói bất lịch sự, hành động không thể chấp nhận để mọi người có thể gần nhau hơn.

 

Em thấy được rằng Việc “ứng xử có văn hóa” không chỉ làm đẹp mặt cho bản thân mà còn cho người khác cái cảm giác vui và tự ban cho mình một niềm tin tưởng với người khác khi ta tiếp xúc, em sẽ thực hiện tu dưỡng rèn luyện thói quen ứng xử tốt, có chuẩn mực từ bây giờ, phát huy nó như một người tuy học nhiều nhưng vẫn mang trong mình sự tôn trọng những điều gọi là bản sắc văn hóa đơn giản nhất – văn hóa giao tiếp vì nó rất cần cho sự phát triển trong tương lai của em sau này.

 
bé đây thích chơi
25 tháng 5 2021 lúc 14:46

tk

Trong mọi mối quan hệ xã hội, văn hoá ứng xử vô cùng quan trọng. Nó trở thành một chuẩn mực thông qua đó người ta có thể đánh giá trình độ tri thức của con người, của một đất nước. Bởi vậy mà người xưa thường có câu:

 

"Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

 

Trong môi trường giáo dục, để học sinh phát triển toàn diện thì ngoài giáo dục tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, nghề nghiệp thì giáo dục đạo đức có vai trò vô cùng quan trọng. Đạo đức, hành xử, là thước đo để đánh giá nhân cách của con người. Tuy nhiên, văn hoá ứng xử của học sinh hiện nay lại đang là vấn đề nhức nhối và cần được quan tâm.

 

Trên thực tế, trường học là nơi học sinh có cơ hội để khẳng định mình, được hưởng nền giáo dục toàn diện và tạo điều kiện thuận lợi, học sinh không chỉ giàu có về trí thức mà còn được hình thành và phát triển nhân cách của mình. Những học sinh luôn gương mẫu, lễ phép với thầy cô, ngoan ngoãn chăm chỉ học hành luôn là niềm tự hào của gia đình và nhà trường. Trong công việc, những học sinh này luôn thể hiện mình là người có trách nhiệm, chịu khó học hỏi tìm tòi, biết thắc mắc trước những cái khó, tìm thầy cô để bày tỏ nguyện vọng hay những vấn đề còn vướng mắc để nhận được sự tư vấn từ người có kinh nghiệm, từ đó mối quan hệ thầy trò ngày một tốt đẹp hơn.

 

Nhiều học sinh đau lòng trước những khó khăn của thầy cô mà kêu gọi giúp đỡ, chia sẻ những câu chuyện ấm lòng người. Đối với bạn bè, các em cũng có lối ứng xử rất phù hợp và đáng học hỏi, thương yêu giúp đỡ nhau trong học tập, đoàn kết xây dựng tập thể vững mạnh, ủng hộ giúp đỡ những bạn gia đình còn khó khăn, vất vả. Một số học sinh không quản ngại gian nan, cõng bạn đến trường nơi vùng núi xa xôi đều là những hành động vô cùng tốt đẹp và giàu ý nghĩa nhân văn. Trong cách ăn nói luôn đúng mực, đi thưa về chào, kính trên nhường dưới, lễ phép với người lớn tuổi đều được thể hiện rất tốt đẹp, góp phần xây dựng văn hoá ứng xử trong nhà trường lành mạnh, an toàn.

 

Song, mặt khác, ta cũng không khỏi bức xúc trước những hành vi thiếu văn hoá, ứng xử thiếu giáo dục của một bộ phận học sinh hiện nay. Nhiều bạn trẻ tỏ ra vô lễ, thiếu ý thức, xúc phạm những người thầy đang đứng trên bục giảng từng ngày truyền đạt kiến thức cho chính mình. Gặp thầy cô thì lướt qua hoặc cố tình xem như không biết, nhiều em còn ngang bướng, cãi lý, thậm chí dùng cả những lời lẽ nặng nề với thầy cô. Những thầy cô nghiêm khắc thì bảo bà này, ông nọ dữ dằn, khó ưa nhưng ai biết sâu đó là cả một tình thương bao la mong muốn các em nên người. Những bài báo viết về học sinh A đánh thầy nhập viện, học sinh B chửi thầy giáo trước cổng trường vẫn viết ra hằng ngày cho thấy mức độ đáng báo động về đạo đức của học sinh ngày nay. Ngang nhiên nói tục ngay trước mặt thầy cô, xé bài kiểm tra, ăn nói cộc cằn, thiếu lễ độ vào ra trong giờ học không xin phép, cố tình xúc phạm nhân phẩm thầy cô là những biểu hiện vẫn thường thấy đâu đây trong các trường học.

 

Trong gia đình, một bộ phận học sinh thờ ơ với cha mẹ, chăm chăm chơi điện tử mà bỏ bê học tập, thiếu lễ phép với ông bà, người thân. Có những em còn tai hại hơn khi nảy sinh trộm cắp tiền bạc của ba mẹ để thoả mãn nhu cầu sở thích cá nhân, chểnh mảng học hành, không quan tâm đến học tập khiến bố mẹ phiền lòng, lo lắng. Với bạn bè thì dùng ngôn ngữ tục tĩu mà các em xem đó như là lời nói để thể hiện cái tôi của bản thân, nhiều em còn đưa tên bố mẹ các bạn khác ra làm trò đùa. Thực trạng đáng buồn hơn là việc đánh nhau trong nhà trường, nhiều học sinh vì chút xích mích nhỏ mà gây gổ, lôi bè kéo cánh đánh nhau, gây tổn thương về tinh thần và thể xác cho bạn mình. Nhiều video được ghi lại cảnh hành hạ bạn, đánh nhau xé áo lột quần, quấy rối bạn cùng trường... tràn lan trên mạng xã hội đã cho thấy đạo đức của học sinh đang ngày một xuống cấp nghiêm trọng. Một bộ phận khác sử dụng mạng Facebook, Zalo... như một công cụ để hạ uy tín, chửi bới, gây gổ nhau,... rồi dẫn đến những hành động thương tâm. Một số học sinh có dấu hiệu phạm tội khi con đang đi học.

 

Vậy nguyên nhân do đâu mà học sinh ngày càng trở nên hỗn láo, vô tâm, xấc xược như vậy. Liệu có phải đổ lỗi hết cho nền giáo dục? Thiết nghĩ, nhà trường có trách nhiệm vô cùng lớn và gia đình xã hội, bản thân mỗi học sinh cũng cần có trách nhiệm với lối sống của mình. Sự thiếu quan tâm từ gia đình, nhà trường, sự quản lí chưa nghiêm ngặt, xã hội trật tự trị an vẫn còn là vấn đề nhức nhối về tệ nạn xã hội thì làm sao có thể tránh cho trẻ những sai lầm lệch lạc. Vì vậy, chúng ta cần phối hợp thật chặt chẽ để giáo dục đạo đức và lối sống cho học sinh, mỗi người lớn phải là tấm gương đạo đức sáng ngời, thầy cô phải nêu gương cho học sinh. Xây dựng môi trường học tập thân thiện, hợp tác để học sinh phát huy khả năng và trái tim yêu thương của mình. Đặc biệt, mỗi một học sinh chúng ta phải thực sự hiểu mình, phải có nguyên tắc sống cho bản thân, tránh sa vào tệ nạn xã hội, cố gắng chăm chỉ học hành, quý thầy mến bạn. Có lối sống trung thực trong học tập và đời sống. Giản dị và khiêm tốn, nỗ lực hết mình để hoàn thiện bản thân mỗi ngày.

 

Bác Hồ từng nói: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Vì vậy, chúng ta - những thế hệ tương lai, những chồi non của đất nước, hãy phấn đấu thật nhiều để xây dựng văn hóa học đường thật đẹp, rạng ngời trong nhân cách, lối sống như chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Nhi Cute
Xem chi tiết
Bùi Phạm 2007
14 tháng 9 2018 lúc 21:48

Bạn tích lũy những câu cần thiết trong này nhé !

Sáng hôm sau, khi tia nắng đầu tiên của ngày mới chưa xuất hiện, khi bầu trời còn đang đắm chìm trong màn sương đêm thì Sơn Tinh cùng đoàn tuỳ tùng đã đến rước Mị Nương về núi Tản. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ liền đùng đùng nổi giận, sai đoàn thuỷ quái đánh đuổi Sơn Tinh. Sơn Tinh gọi một đoàn quân hùng dũng gồm hùm beo gấu rắn.., lên đánh lại Thuỷ Tinh. Trời đất tối sầm, những tia sét ngang dọc lượn trên bầu trời như những con rắn khổng lồ đang uốn lượn như muốn xé tan bầu trời. Sơn Tinh cùng quân lính liên tục ném đá vào lũ thuỷ quái. Sau một hồi giao chiến, Thuỷ Tinh bèn dâng nước lên cao, nhấn chìm mọi nhà cửa ruộng đồng cây cối,… chẳng bao lâu, cả thành Phong Châu ngập chìm trong biển nước. Nhân dân cùng muông thú vội chạy lên núi cao trú ẩn. Sơn Tinh hoá phép cho đồi núi luôn cao hơn nước của Thuỷ Tinh. Thuý Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại dâng núi cao bấy nhiêu. Trận chiến diễn ra hết ngày này sang ngày khác. Thuỷ Tinh dần kiệt sức, đành phải rút quân về. Mọi người xuống núi dựng lại nhà cửa, vỡ ruộng khai hoang.

Từ đó, năm nào Thuỷ Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua trận. Ngày nay, nhân dân ta vẫn đắp đê, trồng rừng, hằng năm vẫn chung sức chống lại lũ lụt, như xưa kia, ông cha ta và Sơn Tinh đã chống lại Thuỷ Tinh.

Ngày nay, nhân dân ta vẫn đắp đê, trồng rừng, hằng năm vẫn chung sức chống lại lũ lụt

Thế mới biết, nếu đồng sức đồng lòng, không có việc gì chúng ta không làm được.

❤️Hoài__Cute__2007❤️
14 tháng 9 2018 lúc 21:45
Từ truyện Sơn Tinh,Thuỷ Tinh em thấy chủ trương xây dựng và củng cố đê điều của Nhà nước rất đúng.Đồng thời nhà nước nghiêm cấm nạn phá rừng,tố cáo bọn lâm tặc đã phá rừng,khai thác gỗ trái phép vì trồng rừng để giữ nguồn nước,chống bão lụt,hạn hán,xói mòn.Làm tốt công việc này sẽ mang lại môi trường sống cho muôn loài,trong đó có con người.Như vậy,việc trồng thêm héc ta rừng là vô cùng cấp bách.
Nhi Cute
14 tháng 9 2018 lúc 21:50

Bạn Bùi Phạm 2007 sai đề rồi bạn.

huỳnh gia huy
Xem chi tiết
dương dương
Xem chi tiết
gunny
14 tháng 11 2019 lúc 20:30

k sai cho tui nha hihihiihihihihhihihihihiihhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Dương
15 tháng 11 2019 lúc 18:08

Yuri Gagarin - người đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất đã có lần tâm sự: "Sau khi bay vòng quanh Trái Đất trên tàu vũ trụ, tôi thấy hành tinh của chúng ta đẹp biết bao. Các bạn ơi, hãy cùng bảo vệ và làm cho vẻ đẹp này thêm tươi sắc, chứ đừng hủy hoại nó nhé!".

Thế nhưng, Trái Đất tươi đẹp với 3 phần 4 là biển và đại dương đang bị xâm hại nghiêm trọng. Thay vì cố gắng tìm một hành tinh khác có sự sống trong dải ngân hà, tại sao chúng ta lại không cứu lấy Trái Đất nhỉ?

Và việc đầu tiên cần làm là lắng nghe tiếng gọi của biển xanh.

Biển như người mẹ cung cấp cho con người rất nhiều thứ, từ nguồn lợi du lịch, khoáng sản, hải sản, giao thông… nhưng biển chưa bao giờ đòi hỏi loài người phải trả lại cho biển điều gì cả. Ngược lại, con người đối xử bất công và thực sự vô ơn. Phải mất hàng trăm năm con người mới nhận ra Trái Đất nóng lên, băng từ hai cực tan ra, mực nước biển ngày càng dâng lên. Phải mất hàng trăm năm con người mới nhận ra nguồn hải sản đang cạn kiệt, nhiều loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. Và khi cá chết ở nhiều nơi, người ta mới giật mình tự hỏi hình như nước biển đang ô nhiễm.

Đại dương mênh mông cũng đáp trả con người bằng những hành động giận dữ. Không gì khác đó chính là sự biến đổi khí hậu. Khi chiến thắng trong một hạng mục của giải thưởng OSCAR, diễn viên Leonardo vẫn không quên truyền đi một thông điệp tới cả thế giới: “Chiến thắng này cũng là một cơ hội quan trọng để mọi người chú ý nhiều hơn đến tình trạng biến đổi khí hậu và thúc đẩy hành động của chính chúng ta”.

Những mùa đông băng giá hơn, mùa hè nắng nóng hơn khắc nghiệt hơn. Mực nước biển dâng lên làm xâm nhập mặn đất nhiễm phèn, ảnh hưởng cả một nền nông nghiệp. Những cơn bão hay sóng thần thường xuyên hơn dữ dội hơn bao giờ hết, nó cuốn trôi cả con người và mọi thứ trên đường đi của mình.

Nhiều người vẫn không thể quên được lời nói xúc động của cô bé 6 tuổi trước khi buông tay mẹ và bị cơn bão Haiyan cuốn đi: "Mẹ, mẹ hãy buông con ra. Mẹ hãy tự cứu lấy mình". Phải chăng đã đến lúc con người phải tự cứu lấy chính mình trước khi quá muộn.

Vì lợi nhuận kinh tế, con người sẵn sàng hủy hoại môi trường biển. Có người vì lợi nhuận nhỏ bán hàng ngay tại bãi biển các khu du lịch tiếp tay cho du khách xả rác vô điều kiện. Có người vì lợi nhuận lớn hơn thảm sát cá bằng các phương tiện hủy diệt. Có người vì lợi nhuận lớn hơn nữa sẵn sàng xả thải trực tiếp các chất hóa học độc hại xuống biển. Thực chất, chúng ta đang vay nặng lãi để thế hệ con cháu phải gánh chịu món nợ của cha ông. Bạn thu được 1 đồng từ việc xâm hại biển bạn phải mất hàng nghìn lần như thế để cải thiện lại môi trường. 

Bộ phim "Mỹ nhân ngư" lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích nhưng lại đem đến một thông điệp rất sâu sắc: "Khi thế giới này chẳng còn đến một giọt nước sạch, một luồng không khí trong lành thì tiền còn nghĩa lý gì?".

Tôi có một niềm tin sâu sắc về hiệu ứng cánh bướm, rằng “Một con bướm có thể vỗ cánh trên một bông hoa Trung Quốc và gây ra một cơn bão ở biển Caribbean”.

Một hành động dù nhỏ cũng có thể tạo nên sức lan tỏa rộng lớn như những cơn bão. Thay vì kêu cứu, bức xúc hộ biển xanh, biển tự biết cách bức xúc theo cách của mình. Hãy bắt tay ngay vào hành động.Một cây xanh bạn trồng ở đất liền cũng có thể khiến đại dương xa xôi bình yên hơn. Từ chối sử dụng túi nilon khi mua hàng cũng có thể khiến thế giới thoát khỏi thảm cảnh là một biển rác. Hay tiết kiệm một giọt nước ngọt cũng là cách để biển không phải rơi nước mắt, biển quá mặn rồi.

Bạn đừng xả rác, lãng phí năng lượng, chặt phá cây xanh rồi sau đó tự hào vì đã gửi vài trăm nghìn đồng hỗ trợ nạn nhân bão lụt. Các công ty đừng xả thải trực tiếp ra môi trường rồi sau đó dành tiền hỗ trợ những nông dân là nạn nhân do hành động của chính họ gây ra.

Biển sẽ mãi bao bọc chở che con người khi con người biết lỗi và sẵn sàng sửa lỗi. Sau ồn ào biển nhất định dịu êm. Văng vẳng đâu đây một viễn cảnh tươi sáng hơn trong giai điệu bài Biển hát chiều nay (nhạc sĩ Hồng Đăng):

Qua bao nhiêu thăng trầm mà chiều nay vẫn dịu dàng.

Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương.

Biển lại hát tình ca biển kể chuyện quê hương...

#Trang

Khách vãng lai đã xóa
inaral
Xem chi tiết
So Pham
Xem chi tiết
Amee
2 tháng 4 2021 lúc 14:40

tham khảo

Qua tác phẩm Sống chết mặc bay thì dường như Phạm Duy Tốn đã khác họa thành công và rõ nét nhất thái độ vô trách nhiệm, bàn quan của tên quan phụ mẫu, xây dựng chân thật nhất một tên quan"lòng lang dạ sói". Hãy thử tưởng tượng mà xem, khi những con dân của mình đang "chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem thân yếu hèn mà đối với sức mưa to nước lớn, để bảo thủ lấy tính mạng gia tài" thì quan phụ mẫu - người phải chăm lo việc này lại đang say sưa trong ván bài. Với hắn, có lẽ những ván bài đỏ đen còn quan trọng gấp vạn lần tính mạng của con dân. Ôi thôi, liệu cái ván bài đó có đáng để hi sinh hơn mấy trăm mạng ngươi chứ! Thật đúng là một tên vô lại! Mà ấy còn chưa hết, thậm chí khi "đứa con" của ngài chạy vào nói: "Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!", hắn còn quát vào mặt, đe doạ: "....Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng, thời ông bỏ tù …..! Có biết không?..." rồi đuổi ra. Thật đúng là một kẻ vô lương tâm, độc ác! Phải nói rằng, tác phẩm Sống chết mặc bay chính là một tác phẩm lên án cái xã hội phong kiến thối nát một cách triệt để nhất. 


 

Amee
2 tháng 4 2021 lúc 14:42

tham khảo

Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì đất nước Việt Nam. Những cô gái trẻ độ tuôi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận. Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận. Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến... Tất cả những công dân Việt Nam,họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết... nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi bị tật nguyền, bị mất đi đôi chân hoặc cánh tay, tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh. Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, rằng dù có bị tật nguyền cũng phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm. Dường như trong dòng máu của mỗi công dân Việt Nam đều đã có sẵn tinh thần bất khuất ầy. Nó sẽ không bao giờ chịu khuất phục bởi chiến tranh, luôn sống mãi trong tim mỗi con người, mỗi công dân Việt Nam.

Amee
2 tháng 4 2021 lúc 14:42

tham khảo

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.

36.Hồng Huỳnh Tiên
Xem chi tiết
huynh truc
Xem chi tiết
︵✰Ah
17 tháng 11 2021 lúc 18:56

Bản chất của nhà nước phong kiến là (Ý kiến cá nhân)
+  sự độc ác, vô nhân tính
+ Trọng nam khinh nữ(Cái này chắc không cần vì không có trong bài)
+ Tối dạ, chết chìm trong cái ham mê bắt bớ(Nói anh cai lệ) , sự tàn độc và cứng nhắc
+ (Cái này quan trọg này ) Pháp luật trong thời phong kiến khiến người ta cực kì sợ nhưng người ta là sợ sự tàn ác của chế độ, chứ không phải kiêng dè pháp luật nghiêm minh, đó là một nghịch lý trong xã hội phong kiến tay sai lúc bấy giờ.