Theo thí nghiệm của Franken-Corat, nếu lấy lõi ARN của chủng virut B và một nửa chủng A với một nửa vỏ chủng B tạo virut lai, thì sau khi phân lập, ta được virut?
Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi ARN ra khỏi vỏ prôtein của hai chủng virut A và B. Cả 2 chủng đều có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá nhưng khác nhau ở các vết tổn thương trên lá. Lấy axit nucleic của chủng A trộn với vỏ prôtein của chủng B.
(1) Chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai.
(2) Cho virus lai nhiễm vào cây thuốc lá thì thấy cây bị bệnh.
(3) Phân lập từ cây bệnh sẽ thu được virut thuộc chủng B.
(4) Kết quả của thí nghiệm chứng minh vật chất di truyền là axit nuclêic.
Có mấy nhận định đúng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Đáp án: B
Các nhận định đúng là (1) (2) (4)
3 sai vì:
Trong quá trình nhân lên của virut thì chỉ có ADN trong gen được đưa vào trong tế bào và được nhân lên còn protein thì bên ngoài tế bào.
Trong tế bào của sinh vật ADN của virut được nhân lên và sau đó ADN được sử dụng làm khuôn để tổng hợp nên protein vỏ bên ngoài tế bào
=> Chủng virut thu được là chủng A
=> Vật chất di truyền là axit nuclêic
=> 3 sai và 4 đúng .
Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi ARN ra khỏi vỏ prôtein của hai chủng virut A và B. Cả 2 chủng đều có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá nhưng khác nhau ở các vết tổn thương trên lá. Lấy axit nucleic của chủng A trộn với vỏ prôtein của chủng B.
I. Chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai.
II. Cho virus lai nhiễm vào cây thuốc lá lành thì thấy cây bị bệnh.
III. Phân lập từ cây bệnh sẽ thu được virut thuộc chủng B.
IV. Kết quả của thí nghiệm chứng minh vật chất di truyền là axit nuclêic.
Có mấy nhận định không đúng?
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Đáp án A
Thí nghiệm của Franken và Conrat
Phát biểu sai là III, chủng virus thu được là chủng A do vật chất di truyền của virus lai là của chủng A.
Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi ARN ra khỏi vỏ protein của hai chủng virut A và B. Cả 2 chủng đều có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá nhưng khác nhau ở các vết tổn thương trên lá. Lấy axit nuclêic của chủng A trộn với vỏ protein của chủng B.
I. Chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai.
II. Cho nhiễm virus lai nhiễm vào cây thuốc lá thì thấy cây không bị bệnh.
III. Phân lập từ cây bệnh sẽ thu được virut thuộc chủng B.
IV. Kết quả của thí nghiệm chứng minh vật chất di truyền là axit nuclêic.
Có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Đáp án A
I đúng
II sai, cây vẫn bị bênh
III sai, sẽ phân lập được chủng A
IV đúng
Dựa theo hình 29.3, nếu trộn axit nuclêic của chủng B với một nửa prôtêin của chủng A và một nửa prôtêin của chủng B thì chủng lai sẽ có dạng như thế nào? Nếu nhiễm chủng lai vào cây thuốc lá để gây bệnh, sau đó phân lập virut thì sẽ được chủng A hay chủng B. Từ đó, có thể rút ra kết luận gì?
- Khi trộn axit nuclêic của chủng B với một nửa là prôtêin của chủng A và một nửa prôtêin của chủng B sẽ được virut lai mang axit nuclêic của chủng B và vỏ prôtêin vừa là của chủng A vừa là của chủng B (xen nhau).
- Sau khi nhiễm vào cây thuốc lá, virut nhân lên sẽ là chủng B. Bởi vì mọi tính trạng của virut đều do hệ gen của virut quyết định.
→ Kết luận : mọi tính trạng đặc trưng của mỗi chủng virut đều do bộ gen của chủng virut đó quy định.
Câu 3: Dựa theo hình 29.3, nếu trộn axit nucleic của chủng B với một nửa protein của chủng A và một nửa protein của chủng B thì chủng B lai sẽ có dạng như thế nào? Nếu nhiễm chủng lai vào cây thuốc lá để gây bệnh, sau đó phân lập virut thì sẽ được chủng A hay chủng B. Từ đó, rút ra kết luận gì?
Khi trộn axit nuclêic của chủng B với một nửa là prôtêin capsit của chủng A và một nửa chủng B sẽ được virut lai mang axit nuclêic của chủng B và vỏ prôtêin vừa là của chủng A vừa là của chủng B (xen nhau). Sau khi nhiễm vào cây thuốc lá, virut nhân lên sẽ là chủng B. Bởi vì mọi tính trạng của virut đều do hệ gen của virut quyết định.
Nếu trộn acid nucleic của chủng virut B với prôtêin của chủng virut A. Thì thu được các virut ở các thế hệ sau sẽ có đặc điểm như thế nào?
A. Giống chủng A
B. Giống chủng B
C. Vỏ giống A, lõi giống B
D. Vỏ giống B, lõi giống A
Chọn B.
Bộ gen mới có vai trò quyết định và tạo các thành phần khác của virut con.
Nếu trộn acid nucleic của chủng virut B với prôtêin của chủng virut A. Thì thu được các virut ở các thế hệ sau sẽ có đặc điểm như thế nào?
A. Giống chủng A.
B. Giống chủng B.
C. Vỏ giống A, lõi giống B.
D. Vỏ giống B, lõi giống A.
Bộ gen mới có vai trò quyết định và tạo các thành phần khác của virut con.
Đáp án B
- Em hãy giải thích tại sao virut phân lập được không phải là chủng B?
- Em có đồng ý với ý kiến cho rằng virut là thể vô sinh?
- Theo em có thể nuôi virut trên môi trường nhân tạo như nuôi vi khuẩn không?
- Em hãy so sánh sự khác biệt giữa virut và vi khuẩn bằng cách điền chữ "có" hoặc "không" vào bảng dưới đây:
Tính chất | Virut | Vi khuẩn |
---|---|---|
Có cấu tạo tế bào | ||
Chỉ chứa ADN hoặc ARN | ||
Chứa cả ADN và ARN | ||
Chứa ribôxôm | ||
Sinh sản độc lập |
- Virut phân lập được không phải là chủng B vì virut lai mang lõi axit nuclêic là vật chất di truyền của chủng A.
- Khi ra khỏi tế bào vật chủ, virut biểu hiện như một thể vô sinh vì chúng không thể tự nhân lên ở môi trường ngoài.
- So sánh sự khác biệt giữa virut và vi khuẩn:
Tính chất | Virut | Vi khuẩn |
---|---|---|
Có cấu tạo tế bào | không | có |
Chỉ chứa ADN hoặc ARN | có | không |
Chứa cả ADN và ARN | không | có |
Chứa ribôxôm | không | có |
Sinh sản độc lập | không | có |
Khi tiến hành phân tích 4 đoạn axit nuclêic có chiều dài bằng nhau của các chủng virut, một nhà khoa học đã xác định được tỉ lệ các nucleôtit như sau :
- Chủng virut 1 có 22%A ; 22%T ; 28%G ; 28%X
- Chủng virut 2 có 30%A ; 30%U ; 20%G ; 20%X
- Chủng virut 3 có 12%A ; 38%G ; 12%T ; 38%X
- Chủng virut 4 có 22%A ; 22%G ; 28%U ; 28%X
Hãy sắp xếp axit nuclêic của các chủng virut trên theo thứ tự giảm dần về độ bền .Giải thích ?