Nêu nguyên nhân và đưa ra các biện pháp bảo vệ động vật hoang dã
Nêu nguyên nhân làm suy giảm số lượng động vật hoang dã,nêu biện pháp bảo vệ chúng.
Nguyên nhân:
Nguyên nhân chính của hiện tượng suy giảm động vật là do sự tăng trưởng dân số và nhu cầu ngày càng tăng của con người. Sự gia tăng dân số, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu cũng là những nguyên nhân gián tiếp khiến cho động vật hoang dã bị suy giảm. sự suy giảm số lượng cá thể ở các loài động vật hoang dã có tác động không nhỏ của việc xâm lấn môi trường sống, tận thu đất nông nghiệp, nạn đánh bắt cá, hoạt động khai thác mỏ và nhiều tác động khác của con người.
Biện pháp:
_ Điều tra và xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu các đường dây buôn bán trái phép động vật hoang dã.
_ Xóa bỏ nạn tham nhũng, tiếp tay cho các đối tượng vi phạm.
_ Có biện pháp răn đe hiệu quả: Trừng trị thích đáng đối tượng vi phạm vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã nhằm răn đe hiệu quả những đối tượng khác.
_ Nghiêm cấm buôn bán sừng tê giác dưới mọi hình thức; kể cả việc buôn bán mẫu vật săn bắn.
Nêu ý nghĩa của một số biện pháp bảo vệ động vật hoang dã.
Tham khảo!
Ý nghĩa của một số biện pháp bảo vệ động vật hoang dã:
Biện pháp | Ý nghĩa của biện pháp |
- Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường kiểm soát các hoạt động săn bắn, buôn bán động vật hoang dã. | - Răn đe, ngăn chặn , từ đó, giúp giảm thiểu tối đa các hành vi săn bắn, buôn bán động vật hoang dã. |
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ các loài động vật hoang dã,… | - Giúp người dân hiểu rõ về vai trò và tầm quan trọng của việc bảo vệ các loài động vật hoang dã, từ đó, nâng cao ý thức bảo vệ động vật hoang dã. |
- Bảo vệ các khu rừng và biển; Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia,… | - Giúp bảo vệ môi trường sống của các loài động vật hoang dã. |
1.Tìm hiểu sự đa dạng của động vật không xương sống?
2.Nêu các biện pháp bảo vệ động vật hoang dã
1. Động vật không xương sống ngay tên gọi đã phản ánh đặc trưng của những loài thuộc nhóm này là không có xương sống. Nhóm này chiếm 97% trong tổng số các loài động vật – tất cả động vật trừ các loài động vật trong phân ngành động vật có xương sống, thuộc ngành động vật có dây sống (cá, lưỡng cư, bò sát, chim, và thú).
Các động vật không xương sống hợp thành một nhóm cận ngành. Phát sinh từ một tổ tiên nhân chuẩn đa bào chung, tất cả các ngành trong nhóm này là các động vật không xương sống cùng với 2 trong số 3 phân ngành trong ngành động vật có dây sống là Tunicata vàCephalochordata. Hai phân ngành này cùng với tất cả các loài động vật không dây sống đã biết khác có chung một nhóm Hox gene, trong khi các loài động vật có xương sống có nhiều hơn một cụm Hox gene nguyên thủy.
2. Động vật hoang dã là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự cân bằng sinh thái, bảo đảm môi trường sống trong lành cho con người. Vì vậy mỗi đất nước, mỗi dân tộc và mọi người dân đều phải có trách nhiệm bảo vệ động vật hoang dã, tạo môi trường sống cho các loài động vật này được bảo tồn và phát triển.
Nhưng ở nước ta thực trạng đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng là nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm, trong đó có loài đang có nguy cơ tuyệt chủng, đã và đang bị săn bắt, buôn bán, xuất khẩu trái phép, thậm chí giết mổ làm món ăn đặc sản tại các nhà hàng, khách sạn, phục vụ thói quen tiêu xài lãng phí của một số người. Do dễ dàng tiêu thụ với thu nhập cao đã tạo ra việc làm rất nguy hại và kích thích một số người săn bắt, buôn bán trái phép loại hàng này bất chấp các quy định của Nhà nước về quản lý bảo vệ và phát triển động vật hoang dã, quý hiếm.
Do việc săn bắt chim, thú rừng tuỳ tiện cùng với nạn đốt phá rừng đã phá hoại nghiêm trọng môi trường sống của nhiều loài động vật hoang dã, làm cho một số loài trở nên hung dữ, gây ra những thảm hoạ đối với con người như: nạn voi dữ, lợn rừng phá hoại sản xuất; nạn chuột, châu chấu phá hoại mùa màng ở nhiều nơi vv... Trước tình hình nghiêm trọng nói trên, dư luận của quần chúng nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng, các nhà khoa học... đã nhiều lần lên tiếng, đòi hỏi phải có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ và phát triển động vật hoang dã.
Để bảo vệ tài nguyên đất nước, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái, từng bước lập lại trật tự kỷ cương trong việc bảo vệ và phát triển động vật hoang dã, đặc biệt là những loài động vật quý hiếm, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các ngành, các cấp tập trung giải quyết những biện pháp cấp bách sau đây:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các ngành, các cấp chỉ đạo chặt chẽ việc kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn việc săn bắt trái phép động vật hoang dã, quý hiếm, các loại chim cảnh bắt từ tự nhiên, đặc biệt là các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng; Kiểm tra, ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển, xuất khẩu, tàng trữ bất hợp pháp động vật hoang dã, quý hiếm ở các chợ nội địa, chợ đường biên, các trục giao thông, bến cảng, sân bay và các tụ điểm khác.
Tổng cục Hải quan có trách nhiệm phối hợp với các lực lượng hữu quan để kiểm tra, giám sát ngăn chặn việc xuất khẩu bất hợp pháp động vật và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã, quý hiếm.
Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật, từ xử phạt hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Đối với số động vật hoang dã, quý hiếm thu giữ được qua kiểm tra phải thả trở lại môi trường sống của chúng. Trước khi thả phải kiểm tra kỹ về tình trạng sức khoẻ, dịch bệnh và đặc điểm sinh thái, bảo đảm con vật sống và phát triển .
Trường hợp cần phải nuôi dưỡng để nhân giống trong các cơ sở của Nhà nước hoặc tại các công viên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và môi trường, các cơ quan khoa học, Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng thí điểm một số trung tâm cứu hộ để nuôi dưỡng, theo dõi động vật hoang dã trước khi thả trở lại rừng.
3. Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương chỉ đạo các ngành, các cấp kiểm tra, thu giữ các loại súng quân dụng, súng hơi và các phương tiện dùng để săn bắn, bẫy bắt động vật hoang dã. Nghiêm cấm chế tạo và sử dụng các loại phương tiện này trái với những quy định hiện hành.
4. Nghiêm cấm các nhà hàng, khách sạn kinh doanh những món ăn đặc sản, các cửa hiệu trưng bày quảng cáo, bán các sản phẩm thuộc động vật hoang dã, quý hiếm săn bắt từ tự nhiên, trừ các trường hợp quy định tại điểm 5 của Chỉ thị này.
5. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm rà soát, xem xét để cấp đăng ký lại cho những trường hợp đã được cấp giấy phép kinh doanh các mặt hàng đặc sản thuộc động vật hoang dã, quý hiếm. Việc cấp lại giấy phép kinh doanh phải bảo đảm các quy định sau:
Phải đăng ký các loại mặt hàng kinh doanh và đề biển quảng cáo rõ các món ăn đặc sản từ động vật để tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát.
Các cửa hàng phải tự tổ chức gây nuôi lấy những loài động vật hoang dã, quý hiếm để phục vụ kinh doanh các mặt hàng đặc sản và phải thực hiện đúng quy định tại Nghị định 18/HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992 và các quy định hiện hành.
Phải chỉ rõ nơi gây nuôi và nguồn động vật trên để cung cấp cho nhà hàng kinh doanh đặc sản.
Phải cam kết không thu mua những động vật hoang dã, quý hiếm của người săn bắt từ tự nhiên để làm hàng kinh doanh.
6. Khuyến khích tổ chức, cá nhân gây nuôi phát triển các loài động vật hoang dã bao gồm cả động vật quý hiếm để kinh doanh, xuất khẩu và phải thực hiện theo quy định của Nghị định 18/HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992 và các quy định hiện hành, đúng Công ước quốc tế CITES.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ Thuỷ sản và các ngành có liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 1996 về việc điều chỉnh bổ sung danh mục và chế độ quản lý, bảo vệ động vật quý hiếm đã nêu trong Nghị định 18/HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992. Đồng thời phải xây dựng cơ chế quản lý, trong việc gây nuôi phát triển, kinh doanh động vật hoang dã, quý hiếm nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống đòi hỏi.
7. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản tăng cường quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên đã có, đẩy mạnh công tác điều tra, nghiên cứu xác định về loài và đặc điểm sinh thái của mỗi loài động vật hoang dã đặc biệt là động vật quý, hiếm để lập danh mục động vật quý, hiếm riêng của Việt Nam và bổ sung vào Công ước quốc tế (CITES).
8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp và các ngành có liên quan rà soát lại các văn bản pháp quy hiện hành của Chính phủ và văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để trình Chính phủ điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu mới và tình hình thực tế, khẩn trương xây dựng quy chế, điều lệ về quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi động vật hoang dã, quý hiếm.
9. Các cơ quan thông tin đại chúng phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ và sử dụng hợp lý các loài động vật hoang dã, quý hiếm cho toàn dân biết để thực hiện. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu và đưa vào chương trình giáo dục phổ cập về ý thức trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm.
Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
Các biện pháp bảo vệ động vật hoang dã:
- Bảo vệ môi trường sống của chúng
- Cấm săn bắn, buôn bán động vật hoang dã
- Tuyên truyền ý thức mọi người cùng bảo vệ động vật hoang dã
Ví dụ để nêu lên tầm quan trọng của động vật không xương sống đối với con người.
- Làm thực phẩm: tôm, cua, mực, vẹm.
- Có giá trị xuất khẩu: tôm, mực.
- Có giá trị dinh dưỡng, chữa bệnh: ong, mật ong.
- Tuy nhiên, cũng có một sô' động vật không xương sống gây hại cho cây trồng (ốc sên, nhện đỏ, sâu hại...) và một số gây hại cho người và động vật (sán dây, giun đũa, chấy,...).
nêu các biện pháp khôi phục môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên hoang dã
Trồng cây ở những vùng đất trống, đồi núi trọc. ... Tăng cường công tác thủy lợi, tưới tiêu hợp lí ...Bón phân hợp lí, hợp vệ sinh. ...Thay đổi các loại cây trồng hợp lí ...Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp, năng suất cao.
các biện pháp:
- bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn,......
- xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang dã
- trồng rừng, gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật
- không săn bắn động vật hoang dã và khai thác quá mức các loại sinh vật
- ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm
Chúc bạn học tốt!
qua các kiến thức đã học em hãy cho biết nước ta đã và đang có biện pháp gì để bảo vệ tài nguyên sinh vật ? mỗi học sinh cần làm gì để bảo vệ tài nguyên hoang dã.
tài nguyên sinh vật
Biện pháp nhà nước ta đã và đang làm để bảo vệ tài nguyên sinh vật:
+ Bảo vệ, trồng rừng, cấm khai thác các khu rừng già, rừng đầu nguồn, xử lí nghiêm minh vi phạm nếu bị phát hiện.
+ Cấm săn bắn động vật hoang dã
+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia để bảo vệ các loài sinh vật.
+ Ứng dụng KHCN vào việc nhân giống, bảo tồn nguồn gen sinh vật
tài nguyên hoang dã
ua các kiến thức đã học em hãy cho biết nước ta đã và đang có biện pháp gì để bảo vệ tài nguyên sinh vật ? mỗi học sinh cần làm gì để bảo vệ tài nguyên hoang dã.
nhơ stick đó
liệt kê môi trường sống của động vật hoang dã
liệt kê những mặt có lợi và có hại của đvat sống trong môi trường tự nhiên đối vs con người
đề xuất biện pháp bảo vệ các động vật hoang dã
Một cách ngắn gọn nhất trong từng câu hỏi :
Ưu điểm và hạn chế
+ Về khoa học: đã xuất hiện một loạt các nhà khoa học, tuy nhiên khoa học tự nhiên không phát triển.
+ Về kĩ thuật: đã tiếp cận với một số thành tựu kĩ thuật hiện đại của phương Tây nhưng không được tiếp nhận và phát triển. Do hạn chế của chính quyền thống trị và sự hạn chế của trình độ nhân dân đương thời.
Xin lỗi cho mình trả lời lại ( đừng k j câu kia nha ) :
- Những môi trường sống của động vật hoang dã là : rừng nguyên sinh , rừng nhiệt đới , sa mạc , núi cao , vùng băng tuyết.
- Mặt có ich : làm vật nuôi , cung cấp thức ăn cho con người , tiêu diệt các loại côn trùng có hại .
Mặt có hại : tấn công , chích độc con người .
-
Xây dựng các khu bảo tồn, rừng bảo tồn động vật
_Tuyên truyền để nhân dân cùng bảo vệ động vật
_Không săn bắn các loài động vật quý hiếm cũng như các loài động vật khác.
-Không phá nơi ở của chúng.
-cần đẩy mạnh việc chăn nuôi
-Trồng cây xanh.
-Ko ăn thịt và ko sử dụng những sản phẩm từ động vật quý hiếm.
Biện pháp nào dưới đây góp phần bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm
A. Chăm sóc chúng thật tốt khi nuôi nhốt làm cảnh
B. Thả động vật lại môi trường sống của chúng
C. Tổ chức nuôi nhốt các động vật hoang dã, quý hiếm
D. Thu mua những động vật hoang dã, quý hiếm
Biện pháp nào dưới đây góp phần bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm?
A. Chăm sóc chúng thật tốt khi nuôi nhốt làm cảnh
B. Thả động vật lại môi trường sống của chúng
C. Tổ chức nuôi nhốt các động vật hoang dã, quý hiếm
D. Thu mua những động vật hoang dã, quý hiếm
1. Biện pháp hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật là ntn?
2. Kể tên các năng lượng không sinh ra từ khí thải?
3. Sinh vật có những mặt thích nghi nào đối với điều kiện sống của môi trường
4. Nêu các biện pháp giữ gìn thiên nhiên hoang dã?
5. Yếu tố nào của môi trường ảnh hưởng đến sinh vật?
6. Để bảo vệ rừng và thiên nhiên rừng biện pháp cần làm là gì?
7. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia nhằm mục đích gì?
8. Cho biết nội dung chương II luật bảo vệ môi trường Việt Nam?Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?
9. Vì sao phải bảo vệ hệ sinh thái rừng?
10. Kể tên các vườn quốc gia Việt Nam?Kể tên một số loài trong sách vở Việt Nam?
11. Hãy vẽ một lưới thức ăn từ các sinh vật sau: cỏ, sâu, ếch nhái, gà, rắn, châu chấu, đại bàng, vi khuẩn, cừu, sư tử
12. Vẽ sơ đồ về giới hạn sinh thái của loài virus trong đó điểm cực thuận là 18*C
giúp mình với ạ :((
hãy đề xuất các biện pháp bảo vệ các động hoang dã
Các biện pháp bảo vệ động vật hoang dã là:
- Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ động vật hoang dã
- Thiết lập các cơ quan quản lý, kiểm soát việc buôn bán động thực vật hoang dã.
- Điều tra, Giám sát động vật hoang dã
- Thông tin, tuyên truyền cho toàn dân cùng thực hiện
- Gây nuôi, phát triển động vật hoang dã, cứu hộ bảo vệ động vật hoang dã
- Hợp tác quốc tế để dễ bảo vệ động vật hoang dã
1. Điều tra và xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu các đường dây buôn bán ĐVHD trái phép.
2. Đưa ra các biện pháp răn đe hiệu quả.
3. Nghiêm cấm buôn bán sừng tê giác dưới mọi hình thức.
4. Tiêu hủy tất cả kho ngà voi và sừng tê giác thu giữ được.
5. Đóng cửa các cơ sở nuôi hổ và chấm dứt mọi hoạt động cho hổ sinh sản không kiểm soát.
6. Chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu tại Việt Nam.
7. Tạm dừng việc cấp giấy phép gây nuôi thương mại ĐVHD trên toàn quốc.
8. Gắn trách nhiệm của chính quyền địa phương với việc kiểm soát và chấm dứt tình trạng tiêu thụ ĐVHD trái phép trên địa bàn.
9. Ngăn chặn tội phạm trên internet.
10. Tăng cường tiếng nói của các cơ quan Nhà nước trong nỗ lực bảo vệ ĐVHD.
_Xây dựng các khu bảo tồn, rừng bảo tồn động vật
_Tuyên truyền để nhân dân cùng bảo vệ động vật
_Không săn bắn các loài động vật quý hiếm cũng như các loài động vật khác.
-Không phá nơi ở của chúng.
-cần đẩy mạnh việc chăn nuôi
-Trồng cây xanh.
-Ko ăn thịt và ko sử dụng những sản phẩm từ động vật quý hiếm.