Những câu hỏi liên quan
cung nhan ma{22/11-21/11...
Xem chi tiết
Phương Trâm
20 tháng 10 2016 lúc 20:07
A. Mở bài.- Nêu hoàn cảnh mắc lỗi.B. Thân bài.- Kể lại việc sai trái mà mình đã mắc phải.+ Mắc lỗi khi nào? Với ai?+ Nguyên nhân mắc lỗi là do chủ quan hay khách quan?+ Lỗi lầm ấy gây hậu quả như thế nào? (với lớp, với gia đình hay với bản thân,…).- Sau khi mắc lỗi, em đã ân hận và sửa chữa ra sao?C. Kết luận.- Bài học rút ra sau lần mắc lỗi ấy là gì?- Lời khuyên của bạn dành cho các bạn khác ra sao?
Phạm Khánh Linh
22 tháng 10 2016 lúc 8:23

Mở bài:

– Cho biết thời gian xảy ra sự việc.

– Sự việc đó là gì và em cảm thấy như thế nào?

Thân bài:

– Diễn biến sự việc.

+ Hoàn cảnh khiến em gây ra lỗi lầm.

+ Hành động của em gây ra hậu quả như thế nào?

+ Em có suy nghĩ gì về những hành động sai trái đó?

Kết bài:

Viết ra những cảm nghĩ của em về những lỗi lầm mắc phải và quyết tâm sửa chữa để cuộc sống tốt đẹp hơ

Huỳnh Đăng Khoa
16 tháng 10 2017 lúc 12:35
a) Mở bài - Câu chuyện này đã xây ra cách đây hơn một năm rồi, nhưng mỗi khi nhớ lại em lại thấy không vui vì hành động của mình ngày hôm đó. - Em đến nhà dì chơi vào ngày chủ nhật, khi em và các em họ chơi trốn tìm, do mải tìm chỗ trốn mà em đã không may làm gãy mấy cành hoa hồng của dì. b) Thân bài - Em giật mình hoảng sợ vì biết dì rất thích giống hoa hồng Đà Lạt này và đã mất rất nhiều công ươm trồng, chăm sóc. - Vì không có ai ở đó, nên em quyết định trốn sang chỗ khác và coi như không có chuyện gì xây ra, - Buổi trưa, bữa cơm vẫn vui vẻ vì không ai phát hiện ra những cành hồng bị gãy. Dì còn liên tục khen em ngoan, học giỏi khiến em xấu hổ vô cùng. - Về nhà em rất day dứt. Mấy ngày sau, em quyết định kể cho mẹ nghe. Mẹ không mắng mà khuyên em nên xin lỗi dì. - Em đã xin lỗi và được dì tha lỗi cho. c) Kết bài - Đó là một kỉ niệm đáng nhớ với em. Em đã học được rằng: phải sống trung thực, dám nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm.
Trần gia linh
Xem chi tiết
Sad boy
11 tháng 7 2021 lúc 9:24
Thảo Phương
11 tháng 7 2021 lúc 9:35

1. Mở bài

Giới thiệu chung về quyển sách, bài kiểm tra  và hoàn cảnh của chúng (tại sao lại bị bỏ quên trong xó tủ) rồi gặp nhau

2. Thân bài

- Kể với nhau thời gian bị bỏ rơi trong xó tủ, vì sao lại gặp được nhau

* Trong quá khứ

- Lần lượt kể nhau nghe về những kỉ niệm với người chủ của mình

- Tâm trạng khi đó như thế nào 

* Hiện tại

- Vì sao bị bỏ rơi, tâm trạng khi bị bỏ rơi

- Kể về những hoài niệm khi đến trường, được gặp những đồ dùng khác

- Tâm trạng mỗi khi nhắc về những kỉ niệm ấy

=>Phàn nàn về người chủ nhân của mình không biết quý trọng đồ dùng học tập (Có thể để bài kiểm tra nói về chủ nhân việc học tập như thế nào qua điểm số trên bài kiểm tra. Điểm số thấp nên mới giấu bài kiểm tra trong xó tủ  để khỏi bị mắng rồi gặp quyển sách.) 

- Mở rộng thêm : Khi đến trường cô giáo yêu cầu kiểm tra sách và bài kiểm tra đã phát thì cậu học trò không có ...

3. Kết bài

Mong các bạn sau khi nghe xong câu chuyện sẽ rút ra bài học cho mình, không như cậu học trò đó. Phải biết quý trọng sách vở, đồ dùng học tập...

Liên hệ với bản thân từ đó tự rút kinh nghiệm cho mình. Coi đây là 1 bài học quý giá

Light Sunset
Xem chi tiết
_san Moka
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 12 2018 lúc 9:08

Đề bài trên thuộc dạng bài nghị luận về vấn đề trong tác phẩm văn học.

Đáp án cần chọn là: C

•↭长ɦáทɦ•☪ôทջՇúa
Xem chi tiết
๖ۣۜmạnͥh2ͣkͫ5ツ
7 tháng 5 2019 lúc 21:18

THầy tôi ns lak vx đc điểm tối đa

hok tốt

tk đi

Nguyễn Trung Kiên
7 tháng 5 2019 lúc 21:19

Có bạn nha
Còn nếu gặp người chấm đắt thì mik ko chắc

Đặng Hùng Anh
7 tháng 5 2019 lúc 21:19

hem biết

seru
Xem chi tiết
♚ ~ ๖ۣۜTHE DEVIL ~♛(◣_◢)
21 tháng 3 2018 lúc 19:11

Nhắc đến chúa tể của những loài hoa, không ai không nhớ đến hoa hồng, một loài hoa mang vẻ đẹp rực rỡ cùng hương thơm ngào ngạt của nó. Nhà tôi có trồng một khóm hoa hồng nhung, ngày ngày tỏa sắc rực rỡ.

Hoa hồng có nhiều loại, nhiều màu sắc như vàng, trắng, cam nhưng phổ biến nhất vẫn là hoa hồng nhung đỏ. Thân cây khẳng khiu màu xanh thẫm nhưng có nhiều gai, những chiếc gai nhọn nhô lên như để bảo vệ cho bông hoa của mình. Lá cây hoa nhỏ, có đường viền hình răng cưa, trên mặt lá là những đường gân hình xương cá, phía dưới là lớp phấn mỏng trắng muốt. Đặc biệt nhất vẫn là bông hoa. Hoa hồng nhung có rất nhiều cánh, khi hoa chưa nở, những cánh hoa nhỏ úp vào nhau, tạo thành những nụ hoa chúm chím như đôi môi đỏ hồng của người thiếu nữ. Khi hoa đã nở rộ, những cánh hoa to dần và dần dần tách rời, xếp chồng vào nhau thành các lớp. Cánh hoa mỏng manh, mềm mại như làn da em bé.

Mỗi buổi sáng sớm, những giọt sương mai trong suốt như hạt ngọc đọng lại trên cánh hoa khiến cho bông hoa như mang một vẻ đẹp vừa mong manh, vừa quyến rũ. Màu đỏ của hoa hồng nhung rực rỡ mà đầy quý phái, gợi một cảm giác sang trọng, thanh lịch của người phụ nữ trưởng thành. Ở giữa là nhụy hoa nhỏ, ẩn hiện sau lớp áo đỏ như e ấp, giấu mình. Nâng đỡ cho cả bông hoa là những đài hoa bao quanh bên ngoài. Hoa hồng mang một hương thơm không quá nồng nàn như hoa ly, cũng không thoang thoảng như hoa cúc mà nó dịu dàng, man mác, mang đến cảm giác dễ chịu, lan tỏa trong không gian.

Tuy đẹp là vậy nhưng hoa hồng cũng dễ tàn và nhanh úa, nó không phải là một loài hoa dễ trồng và dễ nở, tuy vậy khi mỗi bông hoa được kết thành là khi nó đem hết nhựa sống của mình để tỏa sáng một vẻ đẹp kiêu sa, rực rỡ nhất. Mỗi khi rảnh, tôi thường ra tưới nước cho những bông hồng nhà tôi, ngắm nhìn những bông hoa đỏ rực khoe sắc trong gió, lòng tôi lại thấy vui lạ thường. Bố tôi nói rằng hoa hồng mang rất nhiều ý nghĩa hay, mỗi loại hồng lại có một ý nghĩa riêng, còn hoa hồng nhung nhà mình mang ý nghĩa của tình yêu say đắm và nồng nhiệt. Phải chăng vì thế mà dù chống chọi với bao nắng , mưa, hoa hồng ấy vẫn luôn giữ được vẻ đẹp rực rỡ của mình, tỏa sắc giữa cuộc đời.

Tôi rất yêu thích hoa hồng. Còn gì tuyệt vời hơn được ngăm nhìn những bông hồng nhung đỏ, hít thở không khí trong lành vào mỗi buổi sớm mai. Tôi hy vọng khóm hồng nhung nhà tôi sẽ luôn phát triển tươi tốt và khỏe mạnh.

Nguyen Lan
21 tháng 3 2018 lúc 19:10

chiu nhung ta cay chuoi duoc

︵✰ßล∂
21 tháng 3 2018 lúc 19:11

Bài làm

Trước nhà em có mấy chậu hoa hồng. Mẹ em mua mấy cây hồng đó cách đây chừng một tháng. Nay chúng đã ra hoa, những đóa hồng nhung đỏ thắm.

Nhờ công chăm sóc của mẹ, các cây hồng đều rất tươi. Thân chúng không cao nhưng cành thì mập mạp, xòe ra cả ngoài thành chậu. Những chiếc lá hồng xanh mướt to bản, có răng cưa, đầu hơi nhọn, càng gần cuối cành càng nhỏ lại. Cánh hồng tuy bé nhưng trông rất dẻo dai. Trên lớp vỏ cây xanh rờn những chiếc gai nhọn hoắt mọc lởm chởm như những người lính giương súng sẵn sàng bảo vệ cho cây.

Trên cành hồng lớn nhất vươn lên từ giữa thân cây, một đóa hoa hồng nở. Một cuống hoa dài và mảnh từ cành nhô lên đỡ lây chiếc đài hoa xanh biếc. Trên cái đài hoa ấy, những cánh hồng xinh xắn, mềm mại xếp chồng lên nhau thành nhiều lớp.

Mỗi sáng sớm, hoa chưa nở hết, cánh hoa còn ôm khít vào nhau như cùng nhau che chở cho nhị hoa khỏi bị sương gió. Thế mà, đứng bên bông hoa ấy, em đã thấy hương hoa hồng tỏa thơm ngào ngạt. Trên màu hoa đỏ thẫm và mượt như nhung, lấm tấm mấy hạt sương lấp lánh những tia nắng sớm.

Thảo nào người ta thường thích hoa hồng đến vậy: hoa hồng vừa đẹp lại vừa thơm. Mặt trời càng lên cao, những cánh hoa càng xòe rộng, cho đến khi cả đóa hoa như một chiếc đĩa nhỏ được tạc bằng ngọc. Khi ấy, hương

hoa cũng thơm lừng. Rồi cánh hoa nhạt màu và lần lượt rã ra, rụng xuống. Mẹ em dùng kéo cắt bông hoa ấy đi, chừa chỗ cho một nụ hoa mới, mũm mĩm như một trái sim chín, chỉ vài hôm nữa là nở.

Sân nhà em không rộng, mẹ em không có nhiều tiền để mua được nhiều hoa. Tuy chỉ có mấy cây hoa hồng bé nhỏ, ngôi nhà mẹ hình như cũng nhờ thế mà đẹp ra, vui hơn.

Hoan
Xem chi tiết

Không ;-;

Đường Lâm
11 tháng 6 2023 lúc 14:08

nếu câu a và b ko liên quan đến hình thì b vẫn dc điểm câu a và b còn nếu nó lq đến hình thì coi như bỏ (vì sai hình ko chấm điểm b nhé)

 

sky12
11 tháng 6 2023 lúc 15:23

bạn sẽ nhận được điểm ở câu a và b còn câu c do sai hình sẽ không được tính điểm nhé

Lê Đức Anh
Xem chi tiết
spookiz spookiz
7 tháng 2 2018 lúc 20:40

DÀN BÀI

I.    Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 'Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu “Uống nước nhớ nguồn".

Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II.               Thân bài

1.Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước:thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.

Nguồn:chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.

Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2.                 Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

-   Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.

-   Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.

-        Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cày"phục vụ cho biết bao người “ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.

Khi “bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng hai sương", “muôn phẩn cay đắng" để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3.                 Phải làm gì để “nhớ nguồn".

-Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

-    Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

-   Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

III.              Kết bài

-     Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay.

-    Nhở nguồntrước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta.

Phải sống sao xủng dáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.

Boboiboybv
7 tháng 2 2018 lúc 20:44

Dàn ý:
I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ ăn quả nhớ kẻ trông cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
“ uống nước nhớ nguồn”
Từ xa xưa trong thơ ca của dân tộc ta có những kinh nghiệm chia sẻ về lòng biết ơn. “ Uống nước nhớ nguồn” một trong những câu tục ngữ nói về ý đó. Câu tục ngữ dạy ta phải biết ơn, phải nhớ công những người giúp mình. Ngoài câu “ Uống nước nhớ nguồn” thì kho tàng văn học Việt Nam còn một câu cũng nói đến lòng biết ơn đó là “ ăn quả nhớ kẻ trông cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”. chúng ta cùng đi tìm hiểu câu tục ngữ này.

II. Thân bài
1. Giải thích nghĩa của câu tục ngữ “ ăn quả nhớ kẻ trông cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
a. Nghĩa đen
- Khi ăn quả phải nhớ đến người mà trồng cây, người chăm bón, người chăm sóc cây.
- Khi ăn khoai thì nhớ người cho dây, cho khoai về trồng
- Khi ăn quả, ăn khoai phải nhớ nhớ người cho trái cho khoai
b. Nghĩa bóng
- Khi nhận được một thành quả nào đó phải nhớ đến người giúp đỡ
- Khi vượt qua khó khăn phải nhớ đến người giúp đỡ
- Nhớ đến công lao mà người khác tạo cho mình
- Nhớ ơn những người giúp đỡ mình
- Phải biết trân trọng những người đối xử tốt với mình
2. Ý nghĩa của câu tục ngữ
- Lòng biết ơn
- Không nên phụ bạc, coi thường và không biết ơn

3. Bàn luận vấn đề
- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống biết ơn, đoàn kết của dân tộc ta
- Cần phê phán những người vô ơn, bạc nghĩa
- Cần phê phán những người xa hoa, lãng phí.

4. Chứng minh câu tục ngữ đã được sử dụng trong cuộc sống thường ngày
- Lễ hội: giỗ tổ Hùng vương, lễ thần cơm,…
- Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất.
- Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già..
- Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hung có công mở nước và giữ nước.
- Các bảo tàng …. Nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.
- 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …
- Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….
- Các ngày lễ, 27/2, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề….
- Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy …
- Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay.

Boboiboybv
7 tháng 2 2018 lúc 20:46

Dàn ý:
I. Mở bài:

Giới thiệu câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn "
Từ xa xưa trong thơ ca của dân tộc ta có những kinh nghiệm chia sẻ về lòng biết ơn. “ Uống nước nhớ nguồn” một trong những câu tục ngữ nói về ý đó. Câu tục ngữ dạy ta phải biết ơn, phải nhớ công những người giúp mình. Do đó lòng biết ơn là truyền thống quý báu của nhân dân ta . Ngoài câu “ Uống nước nhớ nguồn” thì kho tàng văn học Việt Nam còn một câu cũng nói đến lòng biết ơn đó là “ ăn quả nhớ kẻ trông cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”. chúng ta cùng đi tìm hiểu câu tục ngữ này.

II. Thân bài
1. Giải thích nghĩa của câu tục ngữ “ ăn quả nhớ kẻ trông cây ''
a. Nghĩa đen
- Khi ăn quả phải nhớ đến người mà trồng cây, người chăm bón, người chăm sóc cây.
- Khi ăn khoai thì nhớ người cho dây, cho khoai về trồng
- Khi ăn quả, ăn khoai phải nhớ nhớ người cho trái cho khoai
b. Nghĩa bóng
- Khi nhận được một thành quả nào đó phải nhớ đến người giúp đỡ
- Khi vượt qua khó khăn phải nhớ đến người giúp đỡ
- Nhớ đến công lao mà người khác tạo cho mình
- Nhớ ơn những người giúp đỡ mình
- Phải biết trân trọng những người đối xử tốt với mình
2. Ý nghĩa của câu tục ngữ
- Lòng biết ơn
- Không nên phụ bạc, coi thường và không biết ơn

3. Bàn luận vấn đề
- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống biết ơn, đoàn kết của dân tộc ta
- Cần phê phán những người vô ơn, bạc nghĩa
- Cần phê phán những người xa hoa, lãng phí.

4. Chứng minh câu tục ngữ đã được sử dụng trong cuộc sống thường ngày
- Lễ hội: giỗ tổ Hùng vương, lễ thần cơm,…
- Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên, thờ cúng tổ tiên, ông bà…kính nhớ những người đã khuất.
- Phụng dưỡng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lúc tuổi già..
- Khắp đất nước, nơi nào cũng có đền miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, các vị anh hung có công mở nước và giữ nước.
- Các bảo tàng …. Nhắc mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc.
- 27/7 viếng các nghĩa trang liệt sĩ …
- Các phong trào đền ơn đáp nghĩa….
- Các ngày lễ, 27/2, 20/11, 8/3, 1/5, giỗ tổ nghề….
- Các thế hệ sau giữ gìn, vun đắp ,phát huy …
- Đáng trách những kẻ vong ân bội nghĩa…

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay.