Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
10 tháng 11 2018 lúc 4:09

Dựa vào nguồn gốc hình thành thì có hồ vết tích của các khúc sông, hồ miệng núi lửa, hồ nhân tạo,…

Đáp án: A

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
12 tháng 3 2018 lúc 15:44

Đáp án B.

Giải thích: Vì dựa vào nguồn gốc thì hệ sinh thái có thể do con người tạo nên (hệ nhân tạo) hoặc có sẵn trong tự nhiên (hệ tự nhiên).

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
10 tháng 10 2019 lúc 2:11

Đáp án : A

Ngà Trần
Xem chi tiết
✎﹏ϯǜทɠ✯廴ěë︵☆
10 tháng 3 2022 lúc 8:24

THAM KHẢO

Cho biết nguồn gốc hình thành của các đảo châu Đại Dương. Các đảo châu Đại Dương có nguồn gốc hình thành khác nhau: từ núi lửa, san hô, lục địa,… – Chuỗi đảo núi lửa: Mê-la-nê-di. 
Ng Ngọc
10 tháng 3 2022 lúc 8:24

 

TK

 

Đảo của châu đại Dương có 2 loại : đảo lục địa và đảo đại dương.

– Đảo lục địa : Được hình thành từ một bộ phận của lục địa do quá trình đứt gãy và sụt lún.

– Đảo đại dương: Hình thành do 2 nguồn gốc :

+ Do hoạt động của núi lửa ngầm dưới đáy đại dương.

+ Do sự phát triển của san hô.

Kudo Shinichi AKIRA^_^
10 tháng 3 2022 lúc 8:24

Refer

Cho biết nguồn gốc hình thành của các đảo châu Đại Dương. Các đảo châu Đại Dương có nguồn gốc hình thành khác nhau: từ núi lửa, san hô, lục địa,… – Chuỗi đảo núi lửa: Mê-la-nê-di. 

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
21 tháng 5 2017 lúc 3:05

Đáp án là A

Đá trầm tích có nguồn gốc hình thành từ sự lắng tụ và nén chặt trong các miền trũng của các vật liệu vụn nhỏ như sét, các, sỏi,… và xác sinh vật

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
6 tháng 8 2017 lúc 15:02

Đáp án: A

tiểu thư họ nguyễn
27 tháng 11 2016 lúc 19:23

Vào mùa hè phần lớn các lục địa ở Bắc bán cầu bị đốt nóng mạnh mẽ, không khí bị giãn nở và bốc lên cao tạo thành các trung tâm áp thấp. Ap thấp Iran trên khu vực Tây Á có trị số áp thấp nhất
- Vào thời gian này vùng xích đạo vẫn tồn tại một dải áp thấp nhưng có trị số áp cao hơn các vùng trên lục địa nhất là ở nội địa châu Á.
- Ở nam bán cầu thời gian này là mùa đông nên nhiệt độ thấp hình thành các dải áp cao ổn định thống trị tạo thành một dải liên tục xung quanh chí tuyến nam.
- Chính vì những điều kiện chênh lệch nhiệt độ và áp giữa hai bán cầu như trên nên khu vực áp thấp bắc bán cầu trở thành trung tâm hút gió mạnh làm cho gió tín phong từ dải áp cao nam bán cầu thổi mạnh vượt xích đạo lên bắc bán cầu đến tận vùng nội địa châu Á hình thành nên gió mùa mùa hè ở khu vực bắc bán cầu.
- Do ảnh hưởng của lực Coriolis và địa hình làm cho gió mùa không những bị đổi hướng mà còn bị biến tính mạnh hay bị cản trở sức gió.
1.3.2. Gió mùa mùa đông
- Trái ngược với mùa hè, vào mùa đông khu vực nội địa các lục địa bán cầu bắc bị hóa lạnh mạnh mẽ hình thành nên các trung tâm áp cao kéo dài liên tục từ Bắc Mĩ sang Châu Á với khu áp cao Sibir tồn tại ở trung tâm châu Á có trị số áp cao nhất địa cầu đạt đến trị tối đa 1080 mb
- Khi đó khu vực xích đạo vẫn tồn tại một dải áp thấp
- Ngược lại với bắc bán cầu vào thời gian này là mùa hè ở nam bán cầu nên hình thành các vùng áp thấp, các trung tâm áp thấp nhất dịch chuyển từ xích đạo về phía nam đến gần chí tuyến nam
- Chính do sự phân bố áp như vậy nên gió từ áp cao bắc bán cầu thổi mạnh về các vùng hạ áp nam bán cầu hình thành nên gió mùa mùa hạ
1.4. Cơ chế gió mùa ở khu vực châu Á
1.4.1. Gió mùa mùa đông
Ở châu Á, về mùa đông, do nhiệt độ hạ thấp, nên dải áp cao Sibir được hình thành, có trung tâm áp nằm giữa 40 – 600 vĩ độ Bắc, hoạt động với cường độ lớn. Gió thổi từ cao áp (xoáy nghịch) này về phía nam và đông nam qua Trung Quốc, Nhật Bản, hội tụ tín phong bắc bán cầu thổi từ Thái Bình Dương tới vĩ độ 150 – 200 tạo thành gió mùa đông bắc ở khu vực Đông Nam Á. Sau khi vượt qua xích đạo (ở Indonesia) gió lệch hướng thành gió tây tiến về dải hội tụ nội chí tuyến, lúc này nằm ở 10 – 150 Nam
1.4.2. Gió mùa mùa hè
Về mùa hạ, chuyển động biểu kiến của mặt trời đi về phía bắc, đường hội tụ nội chí tuyến vượt lên phía bắc, các hạ áp hình thành do nhiệt trên các lục địa cũng di chuyển về phía bắc và hút gió tín phong từ phía nam xích đạo lên. Sau khi vượt qua xích đạo, do ảnh hưởng của lực coriolis, gió này chuyển hướng tây nam. Một số nơi, do sức hút lớn của các hạ áp lục địa, gió này chuyển hưởng đông nam.
2. So sánh các khu vực gió mùa trên lục địa Á - Âu
Khu vực gió mùa điển hình ở Nam Á và Đông Nam Á
2.1. Tính chất chung của gió mùa khu vực Đông Nam Á và Nam Á
2.1.1. Tính không liên tục về bản chất
 Sự biến đổi theo ma của hoàn lưu chịu sự chi phối của nhiều nguyên nhân, nhiều trung tâm hoạt động khác nhau. Tùy theo từng thời kỳ và từng nơi mà các nguyên nhân và trung tâm này phát huy vai trò chủ chốt hay thứ yếu. Vì vậy nó có tính gián đoạn.
 Tính gián đoạn thể hiện cao ở các thế chắn của địa hình làm cản trở hướng gió, gây biến tính
2.1.2. Tính ổn định và không ổn định theo không gian và thời gian
 Tính ổn định được quy định bởi cơ chế hoàn lưu hành tinh
 Tính bất ổn định l do hai hệ thống: gió mùa cực đới từ áp cao Xibia và gió mùa “tín phong từ áp cao phụ đông trung Hoa khi thì tác động xen kẽ, khi thì tác động đồng thời.
 Gió mùa mùa hạ mang tính chất chung là gió tín phong nam bán cầu vượt xích đạo hình thành gió mùa mùa hạ ở cả hai khu vực nam Á và Đông Nam Á
2.2. Sự khác nhau cơ bản của gió mùa ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á
- Khu vực Đông Nam Á : về mùa đông, ở trung tâm Châu Á do nhiệt độ hạ thấp, nên dải áp cao Sibir được hình thành, có trung tâm áp nằm giữa 40 – 600 vĩ độ Bắc, hoạt động với cường độ lớn. Gió thổi từ cao áp (xoáy nghịch) này về phía nam và đông nam qua Trung Quốc, Nhật Bản, hội tụ tín phong bắc bán cầu thổi từ Thái Bình Dương tới vĩ độ 150 – 200 tạo thành gió mùa đông bắc ở khu vực Đông Nam Á. Sau khi vượt qua xích đạo (ở Indonesia) gió lệch hướng thành gió tây tiến về dải hội tụ nội chí tuyến, lúc này nằm ở 10 – 150 Nam.
- Khu vực Nam Á : Mặc dù trên lục địa có áp cao Sberi rất mạnh song do dy Himalaya đồ sộ nên áp cao này không gây ảnh hưởng ở khu vực này mà chịu ảnh hưởng của áp cao Turketstan thực chất là cao áp chí tuyến. Phía Nam l dải hạ áp xích đạo thống trị. Do đó vào mùa này khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa đông Bắc (thực chất đây là tín phong) với khối khí lục địa chi phối một mùa đông không lạnh lắm. Nếu so sánh giữa Vinh (Việt Nam) và Munbai (Ấn Độ) là hai khu vực có vĩ độ tương đương thì vào mùa này Munbai (Ấn Độ) có nhiệt độ trung bình là 250C, còn Hà Nội là 17 - 180C.
3. Đặc điểm thời tiết ở Việt Nam
3.1. Gió mùa mùa đông
3.1.1. Sự hình thành trung tâm áp cao Sibir
 Có hoạt động của gió mùa mùa đông. Hệ thống gió mùa mùa đông thường được gọi là gió mùa Đông Bắc, hoạt động chủ yếu trong thời kỳ mùa đông, mang đến chúng ta các khối không khí lạnh ở vùng cực đới làm cho nước ta có một mùa đông lạnh so với các vùng có cùng vĩ tuyến tương tự.
 Nước ta ở về phía Đông Nam lục địa Châu Á. Về mùa rét, phía Bắc lục địa Châu Á nhận được ít ánh sáng mặt trời nên lạnh đi rất nhiều. Không khí ở trên vùng này cũng lạnh như thế, nó chiếm cứ một vùng khá rộng, mỗi chiều hàng nghìn cây số. Vùng đó trở thành một vùng khí áp cao. Cũng trong thời gian này ở các vùng biển lân cận như: Thái Bình Dương, biển Đông,... nhiệt độ không khí nóng hơn do đó khí áp tương đối thấp. Không khí sẽ chảy từ vùng khí áp cao ở lục địa Trung Quốc ra các miền khí áp thấp ở biển và khu vực xích đạo hình thành gió mùa Đông Bắc tràn qua nước ta.
 Bản chất của gió mùa Đông Bắc là sự di chuyển của khối không khí cực đới lục địa (NPc) từ vùng áp cao Xibia thổi về.Tại trung tâm áp cao này không khí rất lạnh và khô, nhiệt độ trung bình mùa đông khoảng -40 đến -150
 Đây là vùng áp cao nhiệt lực mạnh nhất trên trái đất. Vào thời kỳ mùa xuân và mùa thu còn xuất hiện thêm các dải áp cao phụ ở khu vực sông Trường Giang (Trung Quốc) ở vào khoảng 30 độ vĩ bắc. Do vậy hệ thống gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh ở nước ta gây rét đậm từ tháng 11 đến tháng 3 có nguồn gốc từ vùng áp cao Xibia, còn các đợt gió mùa Đông Bắc sớm và muộn thường yếu và ít lạnh hơn thì xuất phát từ áp cao phụ biển Đông Trung Hoa. Trong mọi trường hợp, gió mùa Đông Bắc đều lạnh hơn gió tín phong và nhiệt độ luôn xuống dưới 20 độ .
 Về mùa đông ở nước ta có sự luân phiên hoạt động của các khối không khí sau:
 Khối không khí cực đới lục địa (NPc):
+ Khối không khí cực đới lục địa biến tính khô (NPc đất):
+ Khối không khí cực đới biến tính ẩm (NPc biển):
 Khối không khí nhiệt đới biển Đông Trung Hoa (Tp):
3.1.2. Cơ chế
a) Khối khí cực đới (Pc)
Khối khí Pc tràn sang nước ta theo hai đường, một đường từ lục địa đi thẳng qua Trung Quốc, một đường dịch quá về phía đông ra biển Nhật bản và Hoàng Hải. Trên đường di chuyển dài đó, các khối không khí cực bị biến tính nên nóng lên 20C về mùa đông và 0,50C về mùa hạ cho mỗi độ vĩ tuyến.
b) Khối khí NPc đất
 Tính chất khối khí lạnh và khô, vào giữa mùa đông, khi NPc đất mới tràn sang, nhiệt độ mặt đất ở Hà Nội trên dưới 100C, lượng hơi nước 7 – 8 g/kg. Cũng như mọi khối khí, nhiệt độ và các tính chất khác của NPc đất có sự thay đổi theo thời gian. Nhiệt độ thấp nhất vào giữa mùa, còn vào đầu mùa và cuối mùa, nhiệt độ có phần nhích lên, đồng thời càng xuống phía nam thì càng nóng và ẩm
 NPc đất là khối không khí ổn định, vì thế thời tiết đặc trưng là trời lạnh, khô, quang mây. NPc đất hoạt động mạnh nhất vào đầu mùa và giữa mùa đông (tháng XI – I).
c) Khối khí NPc biển
- NPc biển có độ ẩm tương đối gần bão hòa (90%), nguyên nhân chính là do tác động của biển mà nó đi qua. Vào giữa mùa đông, tại hà Nội, NPc biển có nhiệt độ trung bình 15 – 170C, độ ẩm riêng 9 – 11g/kg, độ ẩm tương đối 90%
- NPc biển mang tính chất ổ định, vì vậy không gây mưa to mà thời tiết đặc trưng là trời lạnh nhưng đầy mây, âm u, có mưa phùn và mưa nhỏ rải rác, rét buốt khó chịu.
d) Front cực
- Hình thành trong điều kiện hai khối không khí có tính chất trái ngược nhau gặp nhau, ở đây là khối khí lạnh Pc và khối khí nóng thống trị thường xuyên tại Việt Nam.
- Khi front tràn về, nhiệt độ giảm đi nhanh chóng 3- 50C/24h, có khi lên đến 5 – 100C/24h.
- Khi xuất hiện fonrt ngoài gây lạnh đột ngột còn có thể gây mưa lớn hoặc mưa phùn rải rác.
3.2. Gió mùa mùa hạ
 Có hoạt động của gió mùa mùa hạ hay còn gọi là gió mùa Tây Nam. Về mùa hè miền Bắc nước ta là khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam thổi từ phía Tây Nam đến và từ Thái Lan, Lào sang. Những đợt gió Tây Nam sớm thổi vào tháng 4 và những đợt muộn vào đầu tháng 9.
Nguyên nhân hình thành:
 Tuy được mặt trời cùng chiếu nắng như nhau nhưng mặt đất bao giờ cũng nóng hơn mặt biển. Vì vậy về mùa hè lục địa Trung Quốc nóng hơn các vùng biển lân cận như Thái Bình Dương, biển Đông, Ấn Độ Dương rất nhiều. Vùng lục địa Trung Quốc tương đối nóng nên không khí cũng nóng ở đó khí áp thấp. Không khí nóng nhẹ sẽ bốc lên cao nhường chỗ cho không khí mát hơn từ vùng khí áp cao ở các biển tràn đến gây ra gió mùa Tây Nam đi qua miền Bắc nước ta.
 Gió mùa Tây Nam bắt nguồn từ vùng biển Ấn Độ hoặc từ bán cầu phía Nam, lúc đầu tương đối ẩm và mát. Nhưng trong chặng đường khá dài trước khi đến nước ta hơi nước đã đọng dần lại, cuối cùng phải leo qua núi nên không khí trở thành nóng và khô. Do đó, đối với miền Bắc nước ta gió Tây Nam là loại gió nóng và khô.
 Gió mùa Tây Nam cũng như gió mùa Đông Bắc không phải lúc nào cũng thổi đều như nhau mà khi mạnh khi yếu. Khi mạnh không khí rất nóng và khô, lúc đó nhân dân thường quen gọi là gió Lào. Mùa hè gió Lào đôi khi ảnh hưởng đến Bắc Bộ nhưng chủ yếu là khu vực từ Nghệ An trở vào. Nhiệt độ không khí trong những đợt gió Lào lên rất cao. Buổi trưa nóng nhất thường thường vào khoảng 36 - 370 đôi khi lên đến 41 - 420 .
 Gió mùa mùa hạ chính thức là gió tín phong bán cầu Nam (có hướng Đông Nam ở bán cầu Nam khi vượt xích đạo thì đổi hướng thành gió Tây Nam).
 Gió mùa Tây Nam bán cầu Nam thổi theo từng đợt, mỗi đợt đều có kèm theo sự hoạt động của dải hôị tụ nhiệt đới tạo nên các xoáy áp thấp. Khi tích luỹ được đầy đủ các điều kiện thì các xoáy áp thấp này phát triển thành các áp thấp nhiệt đới hoặc bão.
 Trong mùa hạ, ngoài gió mùa Tây Nam chính thức kể trên còn có gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ vịnh Bengan (Bắc Ấn Độ Dương) thổi tới khu vực Đông Nam Á có một số đặc điểm khác với gió mùa Tây Nam chính thức.
 Như vậy trong mùa hạ có thể phân biệt hai luồng gió mùa mùa hạ mang theo 2 khối khí là không khí nhiệt đới biển Bắc Ấn Độ Dương (khối không khí chí tuyến vịnh Bengan TBg) và khối khí xích đạo (Em).
 Ngoài ra ở miền Bắc nước ta ngoài hai thứ gió Đông Bắc và Tây Nam, còn một loại gió rất thường thấy là gió Đông Nam. Do sự phân bố về khí áp ở phía Bắc và Thái Bình Dương nên gió Đông Nam không những thấy trong mùa nóng và cả trong mùa rét.
 Trong mùa rét sau khi gió mùa Đông Bắc yếu và tan đi sẽ có gió Đông Nam thổi. Trong thời kỳ này biển nóng hơn lục địa cho nên khi đi qua biển Đông không khí được ấm lên nhiều. Vì vậy gió Đông Nam đem lại thời tiết ấm áp dễ chịu. Trong mùa nực mỗi khi gió Tây Nam thổi mạnh, trời rất nóng và khô. Sau khi gió Tây Nam yếu đi thường có gió Đông Nam. Trong thời kỳ này biển mát hơn lục địa , vì vậy gió Đông Nam thổi từ biển vào lại là thứ gió mát.
1.3 Ảnh hưởng của gió mùa đến thời tiết
-Những đợt gió mùa Đông Bắc khá mạnh thường gây ra sương muối ở vùng núi. Cây cối hoa màu lạnh quá không chịu nổi, lá đen đi và bị chết. Ngoài gió mạnh và rét, gió mùa Đông Bắc còn gây ra mưa như mưa phùn trong tháng 2 và 3 và mưa rào kèm theo sấm chớp vào tháng 5 và 6 dương lịch. Mỗi khi gió mùa Đông Bắc tràn về, gió mạnh lên đột ngột, trong đất liền sức gió có khi đến cấp 6, ngoài khơi tới cấp 7, cấp 8 sóng biển cao rất nguy hiểm cho thuyền bè.
-Gió Lào gây ra những thiệt hại đáng kể đối với đời sống và sản xuất. Trời nóng quá làm việc mau mệt mỏi. Cây cối hoa màu do phát tán hơi nước nhiều nên bị héo khô. Lúa trổ gặp nhiệt độ cao quá dễ bị thui chột. Gió Lào đôi khi gây ra hạn hán kéo dài, đất nứt nẻ, dễ xảy ra hoả hoạn.

Hai Nguyenxuan
Xem chi tiết
Hoàng Ngọc Quang Minh
25 tháng 4 2021 lúc 11:45

Hiện tượng này có thể thấy qua quá trình tạo thành các thạch nhũ trong các hang động.

Phương trình hóa học:

(1) CaCO3 + CO2 + H2O ↔ Ca(HCO3)2 (2)

Chiều phản ứng thuận (1)->(2) diễn tả quá trình xâm thực núi đá vôi. Chiều phản ứng nghịch (2)->(1) diễn tả quá trình hình thành thạch nhũ trong các hang động.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
26 tháng 11 2019 lúc 17:05

Hồ Tây là hồ Móng ngựa. Hồ Tây là một đoạn của sông Hồng xưa trong quá trình ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy.

Đáp án: D

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
3 tháng 9 2018 lúc 17:07

Căn cứ vào nguồn gốc hình thành có 3 loại hồ, đó là hồ nhân tạo, hồ núi lửa và hồ móng ngựa.

Chọn: A.