Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Đỗ Đức Hà
30 tháng 7 2023 lúc 17:48

* Yêu cầu số 1:

- Tên một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Duyên hải miền Trung: Lễ rước cá Ông; lễ hội Ka-tê; Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa.

- Nét nổi bật về lễ hội ở vùng Duyên hải miền Trung:

+ Vùng Duyên hải miền Trung nổi tiếng với nhiều lễ hội đặc sắc.

+ Các lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh truyền thống và những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc.

* Yêu cầu số 2: cảm nghĩ của em về Lễ Khao lề thế linh Hoàng Sa:

- Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa là một tập tục cổ truyền có từ thời các chúa Nguyễn và được duy trì đến hiện nay, nhằm tri ân Hải đội Hoàng Sa năm xưa, đồng thời giáo dục thế hệ trẻ về trách nhiệm giữ gìn biển đảo quê hương.

- Mặt khác, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa cũng là một trong những cơ sở lịch sử để nhân dân Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong giai đoạn hiện nay.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
14 tháng 9 2023 lúc 18:56

Giới thiệu về nguồn gốc của Lễ Khai lề thế lính trên đảo Lý Sơn.

“Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa” là lễ cúng cầu an cho những người lính Hoàng Sa trước khi họ lên thuyền ra biển làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo. Sau này, khi không còn Đội Hoàng Sa, các tộc họ trên đảo có người đi lính Hoàng Sa không trở về đã gắn lễ cúng với giỗ họ (cúng việc lề) nên gọi là: “Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa”.

Theo ghi chép trong tộc phả của các dòng họ có người đi lính Hoàng Sa thì rất nhiều người lính ra đi không trở lại. Do vậy, để cho người lính yên tâm ra đi, Triều đình tổ chức “Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa” trước khi họ lên thuyền ra đảo.

Trong lễ tế phải có sự hiện diện của pháp sư, ông ta đội mũ tam sơn, khăn ấn, áo dài là người điều hành lễ tế. Pháp sư là người có vai trò quan trọng trong lễ tế, chuẩn bị thuyền lễ cúng, cờ, linh vị và các thuyền nhân bằng bột gạo hoặc bằng rơm rạ (ngày nay những hình nhân được thay bằng giấy điều). 

* Ý nghĩa: Mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tấm lòng tri ân của người dân đất đảo đối với những người lính đã hy sinh vì chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Đây cũng là dịp các bậc cao nhân trên đất đảo kể lại cho con cháu nhiều câu chuyện về các Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, chuyện về những chuyến hải trình đầy gian khổ, nhưng cũng rất đáng tự hào, chuyện về những gương sáng vì nước vong thân của các vị Cai đội Hoàng Sa: Võ Văn Khiết, Phạm Quang Ảnh, Phạm Hữu Nhật… Những câu chuyện ấy đã, đang và sẽ khắc sâu vào tâm khảm các thế hệ người dân Lý Sơn, người dân Quảng Ngãi, người dân Việt Nam rằng: Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa mãi mãi là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam

Quoc Tran Anh Le
14 tháng 9 2023 lúc 19:54

(*) Giới thiệu nguồn gốc Lễ khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn

- Theo sử liệu ghi chép lại, vào thế kỷ XVII, chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã tổ chức tuyển chọn những trai tráng khỏe mạnh, giỏi bơi lội tại xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, để sung vào hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải. Các dân binh thuộc hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải sẽ ra các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thực thi nhiệm vụ: thu lượm hàng hoá của những con tàu bị đắm; thu lượm hải sản quý và từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này.

- Tương truyền rằng do mỗi chuyến đi dài 6 tháng (từ tháng 2 đến tháng 8 hằng năm) trên biển đầy rủi ro bất trắc nên mỗi người lính trước khi đi ra Hoàng Sa, Trường Sa sẽ phải chuẩn bị sẵn cho mình: 1 đôi chiếu, mấy sợi dây mây, 7 cái đòn tre và 1 thẻ tre. Nếu gặp chuyện chẳng lành thì chiếu dùng để bó xác, đòn tre dùng để làm nẹp và lấy dây mây bó lại. Chiếc thẻ tre ghi rõ tên tuổi, quê quán, phiên hiệu đơn vị của người xấu số được cài kỹ trong bó xác, thi thể được thả xuống biển để trôi về bờ tìm về với quê hương bản quán.

- Trong suốt mấy trăm năm hoạt động, đã có hàng nghìn dân binh, vượt qua biết bao sóng gió, bão tố để thực thi nhiệm vụ giữ gìn chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và không phải ai cũng có may mắn trở về.

- Từ mất mát hy sinh của nhiều lớp người đi làm nhiệm vụ tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, người dân đảo Lý Sơn đã hình thành một nghi lễ mang đậm tính nhân văn - đó là Lễ Khao lề thế lính - cúng thế cho người sống để cầu mong người đi được bình an, sớm trở về quê hương. Nghi lễ này được tổ chức vào khoảng tháng Hai, tháng Ba âm lịch hằng năm (trước khi những người lính lên đường).

- Trong buổi tế, người ta làm những hình người bằng giấy, hoặc bằng bột gạo và dán giấy ngũ sắc, làm thuyền bằng thân cây chuối, đặt hình nộm lên để làm giả những đội binh thuyền Hoàng Sa đem tế tại đình, tế xong đem thả ra biển, với mong muốn đội thuyền giả kia sẽ chịu mọi rủi ro thay cho những người lính của đội Hoàng Sa, đồng thời tạo niềm tin và ý chí cho người lính hoàn thành nhiệm vụ theo lệnh vua.

- Lễ Khao lề là ngày hội lớn không chỉ riêng Quảng Ngãi mà từ lâu đã thấm sâu vào lòng người dân mọi miền đất nước như một "bằng chứng sống" về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Năm 2013, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia - loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng.

* Ý nghĩa của việc duy trì Lễ Khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn:

- Tri ân công lao của các thế hệ đi trước trong việc xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc (đặc biệt là tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).

- Tuyên truyền và giáo dục thế hệ sau hãy tiếp nối lòng yêu nước và ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc.

- Là một trong những cơ sở lịch sử để nhân dân Việt Nam đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong giai đoạn hiện nay.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
9 tháng 8 2023 lúc 18:30

Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Anh Lê Quốc Trần
9 tháng 8 2023 lúc 18:30

Tham khảo:

Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy Tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Lễ hội Đền Hùng còn được gọi là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trước đó hàng tuần, lễ hội đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hoá dân gian và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng.

Từ xa xưa Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt. Bản ngọc phả viết thời Trần, năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, nói rằng: “...Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi...”.

Như vậy, có thể hiểu từ thời Hậu Lê trở về trước các triều đại đều quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, làm Giỗ Tổ ngày 10 tháng 3 âm lịch. Bù lại họ được miễn nộp thuế 500 mẫu ruộng, miễn đóng sưu, miễn đi phu đi lính.

Đến đời nhà Nguyễn vào năm Khải Định thứ 2 (1917), Tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc đã trình bộ Lễ định ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc tế (Quốc lễ, Quốc giỗ). Điều này được tấm bia Hùng Vương từ khảo do Tham tri Bùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ, lập năm Bảo Đại thứ 15 (1940) cũng đang đặt ở Đền Thượng trên núi Hùng, xác nhận: “Trước đây, ngày Quốc tế lấy vào mùa thu làm định kỳ. Đến năm Khải Định thứ hai (dương lịch là năm 1917), Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ ấn định ngày mồng Mười tháng Ba hằng năm làm ngày Quốc tế, tức trước ngày giỗ tổ Hùng Vương đời thứ 18 một ngày. Còn ngày giỗ (11 tháng Ba) do dân sở tại làm lễ”. Kể từ đây, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm được chính thức hóa bằng luật pháp.

Sau cách mạng tháng Tám (1945) Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm tới Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đã về thăm viếng tại đây. Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, ngay sau cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh của Chủ Tịch nước số 22/SL - CTN ngày 18 tháng 2 năm 1946 cho công chức nghỉ ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương - hướng về cội nguồn dân tộc.

Trong ngày Giỗ Tổ năm Bính Tuất (1946) - năm đầu tiên của Chính phủ mới được thành lập, cụ Huỳnh Thúc Kháng - Quyền Chủ tịch nước đã dâng một tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và một thanh gươm quý nhằm cáo với Tổ tiên về đất nước bị xâm lăng và cầu mong Tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

ánh trần
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Sơn
Xem chi tiết
Trương Yến	Nhi
22 tháng 4 2020 lúc 8:56

Nét đẹp Lễ hội Yên Thế

Lễ hội Yên Thế tổ chức vào ngày 16 tháng 3 dương lịch hàng năm tại thị trấn Cầu Gỗ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Lễ hội bắt đầu từ năm 1984 - lễ kỷ niệm 100 năm khởi nghĩa Yên Thế .Từ đó, lễ kỷ niệm đã trở thành một lễ hội.

Lễ hội Yên Thế được tiến hành ở khu đền Thề đối diện với khu đồn Phồn Xương thuộc khu di tích Yên Thế. Ngoài khu trung tâm, hội còn tổ chức ở các địa điểm công cộng trên đất Cầu Gồ quanh khu đồn Phồn Xương.

Vào ngày 16 tháng 3 dương lịch. Từ tờ mờ sáng, khắp các ngả đường trong vùng Yên Thế, Tân Yên, người người kéo nhau đi hội. Từng đoàn, từng tốp... tưng bừng phấn khởi, chật cả đường đi. Tại khu tập kết, các đoàn tham gia lễ hội quần áo chỉnh tề, hoá trang... sẵn sàng chờ giờ xuất phát hành lễ.

Lễ diễu hành qua kỳ đài được cử hành để bắt đầu cho Lễ hội Yên Thế. Đây là cuộc biểu dương sức mạnh, biểu dương sự uy nghi, đẹp đẽ và cũng là lúc làm cho không khí ngày hội trở lên sôi động nhất. Các đoàn quân lần lượt tiến qua lễ đài với biểu tượng và trang phục riêng của mình trong tiếng trống, tiếng chiêng ngân vàng trong núi rừng Yên Thế.

Sau lễ diễu hành, các trò vui được tổ chức ở nhiều địa điểm. Học sinh các trường thi cắm trại ở sườn đồi đối diện khu đồn Phồn Xương. Sới vật được mở ra và bắt đầu trong khu vực đền Thề. Các đô vật lên làm lễ xe đài và vào trận thi đấu. Các đội văn nghệ, văn công chuyên nghiệp cũng mở màn biểu diễn ban ngày cho bà con xem. Các môn thi đấu thể thao như: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, đu quay, mô tô bay... Cứ như thế, chỗ nào trong khu vực Phồn Xương cũng thu hút rất đông người xem và tham dự. Trong khu đền Thề, chùa Lèo, đền thờ Bà Ba Đề Thám, các cụ, các già, các vãi dâng hương lễ Phật, lễ đền. Người ra người vào không lúc nào ngơi. Khu nhà trưng bày về cuộc khởi nghĩa Yên Thế cũng đã mở cửa phục vụ nhân dân các nơi đến hội.

Ngoài các nội dung trên, lễ hội còn có những hình khác mới được bổ như: tổ chức diễu ngựa từ đình Hả - Tân Trung (Tân Yên) lên Phồn Xương, rước từ Nhã Nam vào tham dự. Tổ chức tiết mục "Trai Cầu Vồng Yên Thế gặp gái Nội Duệ, Cầu Lim", tiết mục lễ tế cờ của Hoàng Hoa Thám... các tiết mục này đã làm cho nội dung của lễ hội mỗi ngày một phong phú và có bản sắc văn hóa riêng.

Khách vãng lai đã xóa
văn dũng
22 tháng 4 2020 lúc 9:09

Lễ hội Yên Thế, từ Hoàng Hoa Thám và dành cho Hoàng Hoa Thám

Triệu Thị Linh | Thứ Ba, 28/01/2020 22:08 GMT +7

   

Lễ hội Yên Thế xuất hiện khá muộn và gắn với nhân vật lịch sử có thực là Hoàng Hoa Thám. Sự nghiệp chống thực dân Pháp suốt gần 30 năm xung quanh núi rừng Yên Thế của vị thủ lĩnh Đề Thám không chỉ để lại một chiến tích quân sự lừng lẫy mà còn để lại những tập tục, di vật có giá trị tín ngưỡng và lịch sử làm cơ sở cho việc cộng đồng duy trì và tôn vinh thành một hệ thống di sản tâm linh, văn hóa cấp quốc gia. Nói cách khác, lễ hội Yên Thế chính là nơi phản ánh rõ nhất quá trình ký ức cộng đồng tiếp nhận, lưu giữ hình ảnh của Đề Thám.

Lễ hội Yên Thế. Ảnh tư liệu

1. Lịch sử Lễ hội Yên Thế

Ban đầu Lễ hội Yên Thế có nguồn gốc là lễ hội Phồn Xương, là hội mùa do dân các làng thuộc Thông Trung tổ chức, sau khi thu hoạch, vào khoảng cuối tháng 8 đầu tháng 9 âm lịch hàng năm tại đình Phồn Xương. Họ tự nguyện mang những nông sản đến tạ thần linh và cầu xin mùa sau được bội thu. Từ 1897, lễ hội Phồn Xương được thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám tổ chức vào các ngày từ 10 - 16 tháng giêng, mục đích chính là mượn lễ hội để thu hút nhân tài, nhân lực cho lực lượng của nghĩa quân Yên Thế. Trong phần lễ Hoàng Hoa Thám tổ chức thêm nhiều nghi lễ tâm linh như: lễ lập đàn cầu siêu cho vong hồn nhân dân quanh vùng, các nghĩa quân, tướng lĩnh tử trận, lễ phóng ngư thả điểu cầu an, thể hiện tinh thần quyết giành tự do độc lập. Bên cạnh đó, ông còn cho tổ chức nhiều hoạt động khác ở phần hội như hát tuồng, chèo, đánh cờ tướng, cờ người, thi thổi cơm niêu, làm bánh, vật, võ, bắn súng, cung, nỏ…

Những hoạt động này được nhân dân hưởng ứng sôi nổi, khiến cho quy mô lễ hội ngày càng mở rộng, thu hút cả nhân dân các vùng khác đến tham dự. Các làng, các thôn như Yên Thế, Cầu Khoai, thôn Thượng thuộc Thông Thượng (nay là Tam Hiệp), thôn Lèo, Mạc, Trung và các làng như làng Nứa cũng nấu cỗ và tổ chức đám rước kiệu về đình Phồn Xương. Như vậy, ngày lễ hội Phồn Xương, thời Hoàng Hoa Thám hoạt động kháng Pháp, từ một nghi lễ nông nghiệp truyền thống của một địa bàn (Phồn Xương) đã trở thành một lễ hội đương đại vừa mang ý nghĩa tâm linh vừa có mục đích chính trị thiết thực cho vùng Yên Thế và có lẽ còn rộng hơn nữa. Và, so với những lễ hội thờ nhân vật hiển linh khác như lễ hội Bà Chúa Kho, lễ hội Bà Tơ hay hội Gióng… lễ hội Phồn Xương - Yên Thế trong quá trình phát triển có sự tham gia của chính nhân vật Hoàng Hoa Thám ở cả hai phương diện: vừa là người chủ lễ vừa là người (sau khi mất trở thành nhân vật hiển linh) được thờ phụng. Điều này dẫn đến việc kế thừa trọn vẹn hay lặp lại một số nghi lễ do chính Đề Thám đã thực hiện ở lễ hội Phồn Xương trong nghi thức tế lễ ông tại lễ hội Yên Thế sau này.

Từ sau năm 1913, khi khởi nghĩa Yên Thế thất bại, thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám hy sinh, lễ hội Phồn Xương không còn được tổ chức quy mô như trước. Cho rằng Đề Thám mất ngày 5 tháng giêng âm lịch, lễ giỗ ông được tổ chức vào ngày này. Lễ hội Phồn Xương vì lẽ đó cũng được tổ chức ngày 5 tháng giêng âm lịch, với quy mô nhỏ gọn, tập trung lễ Phật, thần, giỗ Hoàng Hoa Thám mà không chú trọng phần hội (1).

Từ sau năm 1945, đình, đền và chùa Phồn Xương nhiều lần bị tàn phá chỉ còn nền đất, nhân dân Phồn Xương đã trùng tu, cúng tế, và tổ chức giỗ Hoàng Hoa Thám tại đây. Một thời gian sau đó, tình hình thay đổi, nhu cầu khích lệ tinh thần dân chúng chống ngoại xâm từ phía nhà nước đã gặp gỡ nhu cầu tín ngưỡng cũng như tình cảm tự nhiên của người dân địa phương và lễ hội Phồn Xương được tổ chức thường xuyên hơn.

Đặc biệt, năm 1984, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Khởi nghĩa Yên Thế, UBND Hà Bắc đã quyết định đổi tên lễ hội Phồn Xương thành lễ hội Yên Thế, đồng thời chọn thời gian tổ chức vào ngày 16 -3 dương lịch hàng năm. Mục đích để biểu dương truyền thống đấu tranh anh dũng của Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân, phát huy tinh thần, truyền thống thượng võ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất    nước (2). Từ đó đến nay, lễ kỷ niệm khởi nghĩa Yên Thế và tưởng niệm Hoàng Hoa Thám được tổ chức hàng năm tại thị trấn Cầu Gồ. Những năm lẻ, lễ hội do UBND huyện Yên Thế tổ chức, quy mô đơn giản và nhỏ gọn; những năm chẵn do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức với quy mô hoành tráng hơn. Sự tham gia của chính quyền vào việc tổ chức lễ hội đã làm cho lễ hội Yên Thế mang tính chất quan phương, khác hẳn với tính chất làng xã như một số lễ hội khác. Thực tế, đây không phải là một hiện tượng mới lạ, trái lại rất gần gũi với ứng xử của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam trước đây, như Tạ Chí Đại Trường đã quan sát thấy (3).

2. Nghi tiết tổ chức lễ hội Yên Thế theo dòng thời gian      

Nghi lễ và đám rước trong lễ hội Yên Thế (2009) đã được tác giả Bùi Văn Thành mô tả khá chi tiết (4). Còn quan sát của tác giả bài viết trong chuyến khảo sát thực địa tại Lễ hội Yên Thế (từ 16 đến 18-3-2012 và 2014) thì nghi lễ chính diễn tiến như sau:

Năm 2012, lễ hội Yên Thế do huyện Yên Thế tổ chức. Lễ hội thu hút khá đông du khách cùng nhân dân địa phương, bên cạnh đó còn có sự hiện diện của lãnh đạo cấp tỉnh. Lễ khai mạc và dâng hương diễn ra tại khoảng sân dưới chân tượng đài Hoàng Hoa Thám. Trước giờ khai mạc, đoàn đại biểu của các xã cùng tề tựu về khu vực diễn ra lễ hội. Mỗi đoàn đều chuẩn bị mâm lễ gồm xôi, gà, thủ lợn, hoa quả, oản..., đại biểu và nhân dân trong đoàn mặc trang phục dân tộc, tay cầm cờ, hoa. Đoàn đại biểu con cháu họ Hoàng ngoài mâm lễ vật còn có vòng hoa tươi và một bức chướng. Đoàn xã Phồn Xương rước nồi hương từ chùa Lèo, đi đầu là bốn thanh niên khênh kiệu, trên kiệu có nồi hương lớn, đi sau có 10 thanh niên mặc quần áo nâu, đầu chít khăn, tay cầm lọng che, đi theo đoàn rước còn có đội múa lân sư vừa đi vừa chiêng chống tưng bừng đem lại không khí náo nhiệt cho buổi lễ. Lễ khai hội được mở đầu bằng một diễn văn ôn lại truyền thống hào hùng của thủ lĩnh và nghĩa quân Yên Thế. Sau đó, ba hồi chiêng trống nổi lên vang động một vùng núi rừng, đoàn chèo Bắc Giang diễn lại cảnh lễ tế cờ năm xưa của nghĩa quân Đề Thám. Buổi tế lễ được phục dựng lại một cách sinh động và long trọng cùng với diễn xuất của NSƯT Thanh Hải - một nghệ sĩ có thâm niên đóng vai Đề Thám. Trước lá cờ đại nghĩa với dòng chữ Hoàng nghĩa kỳ, người xem cũng cảm nhận rõ ràng tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất và lòng quyết tâm đánh đuổi kẻ thù của những con người Yên Thế năm xưa. Sau lễ tế cờ, phần lễ dâng hương tưởng niệm người anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám và những nghĩa quân Yên Thế diễn ra trang nghiêm, xúc động. Các đoàn đại biểu của tỉnh, huyện, xã, thị trấn, con cháu họ Hoàng, bà con nhân dân và du khách thập phương… đều thành kính dâng nén tâm nhang lên vị thủ lĩnh nghĩa quân. Màn biểu diễn võ sáo của nghệ nhân Trịnh Như Quân và múa lân sư, đồng diễn võ thuật của hơn 100 em học sinh trường dân tộc nội trú của thị trấn Cầu Gồ khép lại lễ khai hội.

Trong chùa Phồn Xương, đại diện ban tổ chức lễ hội, các sư sãi, người cao tuổi và nhân dân làm lễ tế linh hồn các nghĩa sĩ và lễ giỗ Hoàng Hoa Thám. Lễ vật và trình tự nghi lễ cúng được thực hiện đúng như những nghi lễ truyền thống. Riêng lễ phóng ngư thả điểu được lồng ghép vào hoạt cảnh lễ tế cờ của đoàn chèo Bắc Giang. Trong đoạn diễn, nghệ sĩ đóng vai Đề Thám đã mô phỏng hành động phóng ngư thả điểu của ông lúc sinh thời.

Phần hội được diễn ra ngay sau đó, trên dải đất bao quanh đền Thề, dọc thành Phồn Xương, những trò chơi dân gian đã tái hiện truyền thống văn hóa lâu đời của vùng đất Yên Thế như thi đấu võ thuật, vật cổ truyền, bắn cung, bắn nỏ, thi trang phục dân tộc đẹp, thi nấu cỗ bày cỗ khéo,… Bên cạnh đó, phần hội cũng xuất hiện nhiều trò chơi hiện đại như ném bóng, vòng quay may mắn, phi tiêu… người chơi thắng được thưởng bằng thú bông, bia, nước ngọt…Một số gian hàng bán đồ chơi, đồ dùng, quần áo, vật lưu niệm của Trung Quốc cũng xuất hiện trong không gian lễ hội. Từ tối 15 đến 18-3, phần hội có thêm chương trình ca nhạc và diễn chèo của đoàn nghệ thuật Bắc Giang, giao lưu văn nghệ của các xã, chiếu phim Thủ lĩnh áo nâu. Chương trình lễ hội Yên Thế được đài truyền hình tỉnh, đài phát thanh huyện Yên Thế đưa tin trong mục thời sự, phóng sự chuyên đề.

Năm 2014, nhân dịp kỷ niệm 130 năm khởi nghĩa Yên Thế, 30 năm tổ chức lễ hội Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đã đứng ra tổ chức lễ hội. Ngày 13-3-2014, chúng tôi đã phỏng vấn trực tiếp ông Thạch Văn Chung - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế, Trưởng ban tổ chức lễ hội Yên Thế về công tác chuẩn bị cho lễ hội. Với câu hỏi: “Xin ông cho biết Lễ kỷ niệm 130 năm Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 2014) năm nay có gì mới so với những năm trước?”, ông Thạch Văn Chung cho biết, tỉnh đã có những chỉ đạo cụ thể bằng văn bản, đồng thời đầu tư kinh phí lớn cho huyện để tổ chức một lễ hội quy mô, hoành tráng hơn mọi năm.

Theo quan sát của chúng tôi tại lễ hội, BTC đã lược bỏ các nghi lễ rước, lễ tế và dâng hương Hoàng Hoa Thám được thực hiện sau phần cắt băng khánh thành tượng đài Hoàng Hoa Thám diễn ra từ chiều 15-3-2014. Tại đền Thề, các sư sãi, người cao tuổi, đại diện BTC và nhân dân đã làm lễ cúng cầu siêu các vong hồn nghĩa sĩ và giỗ Hoàng Hoa Thám. Lễ vật cúng tế gồm 7 mâm với đầy đủ các thức như: lợn quay, gà trống luộc, bánh chưng, bánh dày, bánh gio, chè lam, xôi, rượu, muối trắng… được đặt tại ban chính. Ngoài ra, tại ban thờ Hoàng Hoa Thám còn có thêm thủ lợn và mâm xôi oản, bánh kẹo, hoa quả... Vị chủ trì đền Thề được chọn chủ trì nghi lễ cúng, đọc bài cúng Đương cảnh thành hoàng, cúng thánh, cúng phật. Tiếp đó, ở phần giỗ Hoàng Hoa Thám, vị chủ trì báo cáo việc chuyển đổi tượng đài Đề Thám, sau đó đọc bài cúng, nội dung thể hiện nỗi niềm nhớ thương, bày tỏ sự biết ơn và ghi nhớ công lao của vị thủ lĩnh, cầu mong vong hồn cụ Đề anh minh chứng giám cho tấm lòng của nhân dân. Tại đền Bà Ba, sư sãi và người cao tuổi cũng dâng lễ gồm xôi, gà, thịt lợn, các loại bánh, hoa quả, tiền vàng… lên ban thờ của Bà Ba để làm lễ cầu an cho nhân dân.

Sáng 16-3-2014, chương trình khai mạc được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài THVN (VTV2, VTV4, VTV5) và truyền hình địa phương. Sân khấu được dựng xuống bãi đất rộng cách phía bên phải tượng đài mới khoảng 200m và được đầu tư phông cảnh, hệ thống đèn led, tăng âm loa đài hiện đại. Sau phần diễn văn khai mạc của vị lãnh đạo tỉnh, phát biểu của lãnh đạo trung ương, màn diễn mô tả lế tế cờ được thay bằng một chương trình nghệ thuật Hùng ca Yên Thế và khát vọng tự do với sự tham gia của hàng trăm diễn viên thuộc đoàn nghệ thuật trung ương, đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Giang và các em học sinh trên địa bàn thị trấn Cầu Gồ. Màn bắn pháo hoa, lễ thả điểu, thả bóng bay do các nghệ sĩ và ban tổ chức thực hiện khép lại chương trình.

Sau phần lễ, phần hội diễn ra sôi nổi, sinh động suốt ba ngày đêm (15, 16, 17). Các đình, chùa, di tích, đồn lũy, nhà truyền thống được mở cửa đón khách thăm quan. Thanh thiếu niên, học sinh cắm trại, biểu diễn võ thuật, thi bắn súng, bắn cung nỏ, thi đấu cờ người, đu, vật, bóng chuyền, bóng đá, thi tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Yên Thế, thi người đẹp mặc trang phục dân tộc… Hội chợ thương mại và triển lãm tranh ảnh, sinh vật cảnh trưng bày nhiều sản phẩm đặc sắc. Buổi tối, các đoàn nghệ thuật quần chúng biểu diễn tuồng, chèo, chiếu phim Thủ lĩnh áo nâu kể về Đề Thám và cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo,... Trong khuôn khổ lễ hội, nhà trưng bày khởi nghĩa cũng tổ chức triển lãm ảnh, trưng bày sách và nhiều tư liệu khác liên quan đến thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám và khởi nghĩa Yên Thế, trong đó có cuốn chuyên khảo Hoàng Hoa Thám (1836-1913) của tác giả Khổng Đức Thiêm.

Như vậy, trải qua một quá trình dài cả thế kỷ, lễ hội Yên Thế được phục dựng, khai thác và phát triển, theo chủ trương bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phù hợp hài hòa với đời sống đương đại của nhà nước. Đến thời điểm hiện tại, lễ hội Yên Thế đã hội đủ những nét nghĩa được giới nghiên cứu folklore xác định cho một lễ hội: là một sự kiện trọng đại của một cộng đồng cư dân để tưởng niệm một (hay nhiều) vị thần có công lao với cộng đồng hoặc phù trợ cho cộng đồng; tại thời điểm xảy ra sự kiện ấy, cộng đồng cư dân tiến hành nghi lễ, phong tục nhằm bày tỏ lòng ngưỡng mộ tới các vị thần và cầu mong được giúp đỡ; những nghi lễ ấy được tiến hành kèm theo những lễ vật… dâng lên thần linh bằng các nghi thức tế lễ có nhạc, múa hay ca xướng phụ họa; bên cạnh những nghi lễ là các cuộc vui chơi, ăn uống… là dịp để giải trí (5).

Với những giá trị lịch sử văn hóa tâm linh nổi bật như vậy, lễ hội Yên Thế đã được coi là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngay sau quyết định này, nhiều hoạt động đã được thực thi để khẳng định tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương. Trong đó, hoạt động chủ đạo là thực hiện đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di tích cấp quốc gia đặc biệt: Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế gắn với phát triển du lịch huyện Yên Thế. Đề án nhấn mạnh nhiệm vụ của thiết chế địa phương là: tiếp tục duy trì, tổ chức lễ hội Yên Thế với quy mô hoành tráng, thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình lễ hội để xứng tầm với cuộc khởi nghĩa Yên Thế; nâng cao chất lượng công tác tổ chức lễ hội tại các điểm di tích cấp quốc gia đặc biệt do xã tổ chức. Nhiều tuyến du lịch tâm linh, hoặc du lịch tâm linh kết hợp du lịch sinh thái đã thu hút nhiều du khách. Chính quyền địa phương chủ trương tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá lễ hội Yên Thế bằng nhiều phương thức ở cả trong và ngoài tỉnh: tuyên truyền trên website của tỉnh; sản xuất và phát hành các tài liệu tuyên truyền như tờ rơi, tờ gấp; làm phim tài liệu quảng bá du lịch tâm linh, in bản đồ du lịch về các địa điểm di tích khởi nghĩa và Lễ hội Yên Thế; lồng ghép giới thiệu danh lam thắng cảnh tự nhiên với giới thiệu cho du khách về Hoàng Hoa Thám và cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế; liên tục mở các lớp truyền dạy, thành lập các câu lạc bộ hát soong hao, hát then, ca trù, võ cổ truyền, võ sáo... nhằm bảo tồn văn hóa truyền thống cũng như phục vụ cho lễ hội. Về tài chính, dùng các nguồn thu và ngân sách xã hội hóa để trùng tu, tôn tạo đồn Phồn Xương, đồn Hố Chuối, phục dựng Đình Tám mái, xây dựng đền thờ Hoàng Hoa Thám… nhằm hoàn thiện không gian phục vụ cho các hoạt động tâm linh diễn ra trong lễ hội.

3. Kết luận

Nhìn lại quá trình từ lễ hội Phồn Xương đến lễ hội Yên Thế, có thể nhận thấy:

Lễ hội đã chuyển từ nghi thức tế lễ nông nghiệp cổ truyền (trước khi Hoàng Hoa Thám làm chủ tế) sang một nghi thức tế vong và cầu siêu chủ yếu cho nghĩa sĩ vùng Yên Thế (khi Hoàng Hoa Thám đứng tế), và kết hợp với mục đích tế linh hồn Hoàng Hoa Thám (sau khi Hoàng Hoa Thám qua đời).

Mặc dù thay đổi tên gọi, nhưng phần hồn cốt của lễ hội Phồn Xương năm xưa vẫn được cộng đồng lưu giữ và tái hiện lại gần như đầy đủ trong lễ hội Yên Thế. Đó là những nghi lễ chính: lễ phật, lễ thần linh, giỗ Hoàng Hoa Thám, và các lễ cầu siêu, cầu an, lễ phóng ngư thả điểu,…

Bên cạnh đó, phần lễ của lễ hội Yên Thế còn có thêm những nghi thức hiện đại như: lễ diễu hành, nghi thức chào cờ, diễn văn khai mạc và ôn lại truyền thống lịch sử địa phương, khẳng định công lao của Hoàng Hoa Thám, lễ tế cờ (phục dựng lại buổi lễ tế cờ thời Đề Thám), lễ dâng hương tưởng niệm Hoàng Hoa Thám trước tượng đài của ông - hai nghi lễ này có kết hợp với trình diễn nghệ thuật... Phần hội, bên cạnh những trò chơi do thủ lĩnh Đề Thám năm xưa khởi xướng như: thi đấu võ, đấu vật, bắn tên, bắn nỏ, nấu cỗ, diễn chèo, tuồng,… còn được tổ chức phong phú, sinh động hơn với những hoạt động mới như: mở cửa tham quan Nhà trưng bày khởi nghĩa, thi người đẹp mặc trang phục dân tộc, hội trại, chiếu phim Thủ lĩnh áo nâu, biểu diễn văn nghệ, giới thiệu và quảng bá du lịch sinh thái…

Từ thực tế điền dã, chúng tôi cho rằng, việc duy trì sự quản lý và tổ chức lễ hội của chính quyền như hiện nay đối với lễ hội Yên Thế là cần thiết. Tuy nhiên, chính quyền địa phương tránh quản lý quá sâu, thậm chí lấn sân cộng đồng trong việc tổ chức chương trình lễ hội, trong khi cộng đồng (nhất là Hội người cao tuổi, Hội Phật giáo, con cháu họ Hoàng...) có khả năng tham gia vào việc tổ chức hoạt động này. Để nhận được sự đồng thuận cao hơn nữa từ phía người dân, các nhà quản lý phải lấy ý kiến từ cộng đồng, hỗ trợ cộng đồng tổ chức lễ hội, thay vì áp đặt chương trình có sẵn. Thực tiễn cho thấy, mô hình quản lý nào có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương với cộng đồng cư dân địa phương, để cộng đồng phát huy vai trò là chủ thể văn hóa thực sự trong hoạt động lễ hội, chính quyền quản lý các dịch vụ, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường... thì hạn chế được nhiều mặt tiêu cực đang tồn tại trong lễ hội.

Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy ban tổ chức lễ hội cần có sự phân biệt giữa nghi thức khai mạc và nghi thức tế lễ truyền thống. Trong đó, các nghi thức đám rước, tế lễ truyền thống vốn có của lễ hội Phồn Xương nên để cộng đồng thực hiện theo tập tục, đại diện cơ quan nhà nước không nên làm thay, ngay cả với nghi lễ thiêng liêng (dâng hương Hoàng Hoa Thám) trong lễ khai hội. Sau nghi thức tế lễ truyền thống, đại diện cơ quan nhà nước và du khách có thể thực hiện các nghi thức khai mạc mà không làm ảnh hưởng đến tính thiêng của lễ hội. Bên cạnh đó, việc thay đổi các nghi thức, về mặt thời gian và địa điểm, cần xuất phát từ ý tưởng sáng tạo của cộng đồng mà không làm ảnh hưởng tới cấu trúc và giá trị di sản.

Hiện tại, việc quảng bá lễ h

Lễ hội Yên Thế, từ Hoàng Hoa Thám và dành cho Hoàng Hoa Thám

Triệu Thị Linh | Thứ Ba, 28/01/2020 22:08 GMT +7

   

Lễ hội Yên Thế xuất hiện khá muộn và gắn với nhân vật lịch sử có thực là Hoàng Hoa Thám. Sự nghiệp chống thực dân Pháp suốt gần 30 năm xung quanh núi rừng Yên Thế của vị thủ lĩnh Đề Thám không chỉ để lại một chiến tích quân sự lừng lẫy mà còn để lại những tập tục, di vật có giá trị tín ngưỡng và lịch sử làm cơ sở cho việc cộng đồng duy trì và tôn vinh thành một hệ thống di sản tâm linh, văn hóa cấp quốc gia. Nói cách khác, lễ hội Yên Thế chính là nơi phản ánh rõ nhất quá trình ký ức cộng đồng tiếp nhận, lưu giữ hình ảnh của Đề Thám.

Lễ hội Yên Thế. Ảnh tư liệu

1. Lịch sử Lễ hội Yên Thế

Ban đầu Lễ hội Yên Thế có nguồn gốc là lễ hội Phồn Xương, là hội mùa do dân các làng thuộc Thông Trung tổ chức, sau khi thu hoạch, vào khoảng cuối tháng 8 đầu tháng 9 âm lịch hàng năm tại đình Phồn Xương. Họ tự nguyện mang những nông sản đến tạ thần linh và cầu xin mùa sau được bội thu. Từ 1897, lễ hội Phồn Xương được thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám tổ chức vào các ngày từ 10 - 16 tháng giêng, mục đích chính là mượn lễ hội để thu hút nhân tài, nhân lực cho lực lượng của nghĩa quân Yên Thế. Trong phần lễ Hoàng Hoa Thám tổ chức thêm nhiều nghi lễ tâm linh như: lễ lập đàn cầu siêu cho vong hồn nhân dân quanh vùng, các nghĩa quân, tướng lĩnh tử trận, lễ phóng ngư thả điểu cầu an, thể hiện tinh thần quyết giành tự do độc lập. Bên cạnh đó, ông còn cho tổ chức nhiều hoạt động khác ở phần hội như hát tuồng, chèo, đánh cờ tướng, cờ người, thi thổi cơm niêu, làm bánh, vật, võ, bắn súng, cung, nỏ…

Những hoạt động này được nhân dân hưởng ứng sôi nổi, khiến cho quy mô lễ hội ngày càng mở rộng, thu hút cả nhân dân các vùng khác đến tham dự. Các làng, các thôn như Yên Thế, Cầu Khoai, thôn Thượng thuộc Thông Thượng (nay là Tam Hiệp), thôn Lèo, Mạc, Trung và các làng như làng Nứa cũng nấu cỗ và tổ chức đám rước kiệu về đình Phồn Xương. Như vậy, ngày lễ hội Phồn Xương, thời Hoàng Hoa Thám hoạt động kháng Pháp, từ một nghi lễ nông nghiệp truyền thống của một địa bàn (Phồn Xương) đã trở thành một lễ hội đương đại vừa mang ý nghĩa tâm linh vừa có mục đích chính trị thiết thực cho vùng Yên Thế và có lẽ còn rộng hơn nữa. Và, so với những lễ hội thờ nhân vật hiển linh khác như lễ hội Bà Chúa Kho, lễ hội Bà Tơ hay hội Gióng… lễ hội Phồn Xương - Yên Thế trong quá trình phát triển có sự tham gia của chính nhân vật Hoàng Hoa Thám ở cả hai phương diện: vừa là người chủ lễ vừa là người (sau khi mất trở thành nhân vật hiển linh) được thờ phụng. Điều này dẫn đến việc kế thừa trọn vẹn hay lặp lại một số nghi lễ do chính Đề Thám đã thực hiện ở lễ hội Phồn Xương trong nghi thức tế lễ ông tại lễ hội Yên Thế sau này.

Từ sau năm 1913, khi khởi nghĩa Yên Thế thất bại, thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám hy sinh, lễ hội Phồn Xương không còn được tổ chức quy mô như trước. Cho rằng Đề Thám mất ngày 5 tháng giêng âm lịch, lễ giỗ ông được tổ chức vào ngày này. Lễ hội Phồn Xương vì lẽ đó cũng được tổ chức ngày 5 tháng giêng âm lịch, với quy mô nhỏ gọn, tập trung lễ Phật, thần, giỗ Hoàng Hoa Thám mà không chú trọng phần hội (1).

Từ sau năm 1945, đình, đền và chùa Phồn Xương nhiều lần bị tàn phá chỉ còn nền đất, nhân dân Phồn Xương đã trùng tu, cúng tế, và tổ chức giỗ Hoàng Hoa Thám tại đây. Một thời gian sau đó, tình hình thay đổi, nhu cầu khích lệ tinh thần dân chúng chống ngoại xâm từ phía nhà nước đã gặp gỡ nhu cầu tín ngưỡng cũng như tình cảm tự nhiên của người dân địa phương và lễ hội Phồn Xương được tổ chức thường xuyên hơn.

Đặc biệt, năm 1984, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Khởi nghĩa Yên Thế, UBND Hà Bắc đã quyết định đổi tên lễ hội Phồn Xương thành lễ hội Yên Thế, đồng thời chọn thời gian tổ chức vào ngày 16 -3 dương lịch hàng năm. Mục đích để biểu dương truyền thống đấu tranh anh dũng của Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân, phát huy tinh thần, truyền thống thượng võ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất    nước (2). Từ đó đến nay, lễ kỷ niệm khởi nghĩa Yên Thế và tưởng niệm Hoàng Hoa Thám được tổ chức hàng năm tại thị trấn Cầu Gồ. Những năm lẻ, lễ hội do UBND huyện Yên Thế tổ chức, quy mô đơn giản và nhỏ gọn; những năm chẵn do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức với quy mô hoành tráng hơn. Sự tham gia của chính quyền vào việc tổ chức lễ hội đã làm cho lễ hội Yên Thế mang tính chất quan phương, khác hẳn với tính chất làng xã như một số lễ hội khác. Thực tế, đây không phải là một hiện tượng mới lạ, trái lại rất gần gũi với ứng xử của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam trước đây, như Tạ Chí Đại Trường đã quan sát thấy (3).

2. Nghi tiết tổ chức lễ hội Yên Thế theo dòng thời gian      

Nghi lễ và đám rước trong lễ hội Yên Thế (2009) đã được tác giả Bùi Văn Thành mô tả khá chi tiết (4). Còn quan sát của tác giả bài viết trong chuyến khảo sát thực địa tại Lễ hội Yên Thế (từ 16 đến 18-3-2012 và 2014) thì nghi lễ chính diễn tiến như sau:

Năm 2012, lễ hội Yên Thế do huyện Yên Thế tổ chức. Lễ hội thu hút khá đông du khách cùng nhân dân địa phương, bên cạnh đó còn có sự hiện diện của lãnh đạo cấp tỉnh. Lễ khai mạc và dâng hương diễn ra tại khoảng sân dưới chân tượng đài Hoàng Hoa Thám. Trước giờ khai mạc, đoàn đại biểu của các xã cùng tề tựu về khu vực diễn ra lễ hội. Mỗi đoàn đều chuẩn bị mâm lễ gồm xôi, gà, thủ lợn, hoa quả, oản..., đại biểu và nhân dân trong đoàn mặc trang phục dân tộc, tay cầm cờ, hoa. Đoàn đại biểu con cháu họ Hoàng ngoài mâm lễ vật còn có vòng hoa tươi và một bức chướng. Đoàn xã Phồn Xương rước nồi hương từ chùa Lèo, đi đầu là bốn thanh niên khênh kiệu, trên kiệu có nồi hương lớn, đi sau có 10 thanh niên mặc quần áo nâu, đầu chít khăn, tay cầm lọng che, đi theo đoàn rước còn có đội múa lân sư vừa đi vừa chiêng chống tưng bừng đem lại không khí náo nhiệt cho buổi lễ. Lễ khai hội được mở đầu bằng một diễn văn ôn lại truyền thống hào hùng của thủ lĩnh và nghĩa quân Yên Thế. Sau đó, ba hồi chiêng trống nổi lên vang động một vùng núi rừng, đoàn chèo Bắc Giang diễn lại cảnh lễ tế cờ năm xưa của nghĩa quân Đề Thám. Buổi tế lễ được phục dựng lại một cách sinh động và long trọng cùng với diễn xuất của NSƯT Thanh Hải - một nghệ sĩ có thâm niên đóng vai Đề Thám. Trước lá cờ đại nghĩa với dòng chữ Hoàng nghĩa kỳ, người xem cũng cảm nhận rõ ràng tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất và lòng quyết tâm đánh đuổi kẻ thù của những con người Yên Thế năm xưa. Sau lễ tế cờ, phần lễ dâng hương tưởng niệm người anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám và những nghĩa quân Yên Thế diễn ra trang nghiêm, xúc động. Các đoàn đại biểu của tỉnh, huyện, xã, thị trấn, con cháu họ Hoàng, bà con nhân dân và du khách thập phương… đều thành kính dâng nén tâm nhang lên vị thủ lĩnh nghĩa quân. Màn biểu diễn võ sáo của nghệ nhân Trịnh Như Quân và múa lân sư, đồng diễn võ thuật của hơn 100 em học sinh trường dân tộc nội trú của thị trấn Cầu Gồ khép lại lễ khai hội.

Trong chùa Phồn Xương, đại diện ban tổ chức lễ hội, các sư sãi, người cao tuổi và nhân dân làm lễ tế linh hồn các nghĩa sĩ và lễ giỗ Hoàng Hoa Thám. Lễ vật và trình tự nghi lễ cúng được thực hiện đúng như những nghi lễ truyền thống. Riêng lễ phóng ngư thả điểu được lồng ghép vào hoạt cảnh lễ tế cờ của đoàn chèo Bắc Giang. Trong đoạn diễn, nghệ sĩ đóng vai Đề Thám đã mô phỏng hành động phóng ngư thả điểu của ông lúc sinh thời.

Phần hội được diễn ra ngay sau đó, trên dải đất bao quanh đền Thề, dọc thành Phồn Xương, những trò chơi dân gian đã tái hiện truyền thống văn hóa lâu đời của vùng đất Yên Thế như thi đấu võ thuật, vật cổ truyền, bắn cung, bắn nỏ, thi trang phục dân tộc đẹp, thi nấu cỗ bày cỗ khéo,… Bên cạnh đó, phần hội cũng xuất hiện nhiều trò chơi hiện đại như ném bóng, vòng quay may mắn, phi tiêu… người chơi thắng được thưởng bằng thú bông, bia, nước ngọt…Một số gian hàng bán đồ chơi, đồ dùng, quần áo, vật lưu niệm của Trung Quốc cũng xuất hiện trong không gian lễ hội. Từ tối 15 đến 18-3, phần hội có thêm chương trình ca nhạc và diễn chèo của đoàn nghệ thuật Bắc Giang, giao lưu văn nghệ của các xã, chiếu phim Thủ lĩnh áo nâu. Chương trình lễ hội Yên Thế được đài truyền hình tỉnh, đài phát thanh huyện Yên Thế đưa tin trong mục thời sự, phóng sự chuyên đề.

Năm 2014, nhân dịp kỷ niệm 130 năm khởi nghĩa Yên Thế, 30 năm tổ chức lễ hội Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đã đứng ra tổ chức lễ hội. Ngày 13-3-2014, chúng tôi đã phỏng vấn trực tiếp ông Thạch Văn Chung - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế, Trưởng ban tổ chức lễ hội Yên Thế về công tác chuẩn bị cho lễ hội. Với câu hỏi: “Xin ông cho biết Lễ kỷ niệm 130 năm Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 2014) năm nay có gì mới so với những năm trước?”, ông Thạch Văn Chung cho biết, tỉnh đã có những chỉ đạo cụ thể bằng văn bản, đồng thời đầu tư kinh phí lớn cho huyện để tổ chức một lễ hội quy mô, hoành tráng hơn mọi năm.

Theo quan sát của chúng tôi tại lễ hội, BTC đã lược bỏ các nghi lễ rước, lễ tế và dâng hương Hoàng Hoa Thám được thực hiện sau phần cắt băng khánh thành tượng đài Hoàng Hoa Thám diễn ra từ chiều 15-3-2014. Tại đền Thề, các sư sãi, người cao tuổi, đại diện BTC và nhân dân đã làm lễ cúng cầu siêu các vong hồn nghĩa sĩ và giỗ Hoàng Hoa Thám. Lễ vật cúng tế gồm 7 mâm với đầy đủ các thức như: lợn quay, gà trống luộc, bánh chưng, bánh dày, bánh gio, chè lam, xôi, rượu, muối trắng… được đặt tại ban chính. Ngoài ra, tại ban thờ Hoàng Hoa Thám còn có thêm thủ lợn và mâm xôi oản, bánh kẹo, hoa quả... Vị chủ trì đền Thề được chọn chủ trì nghi lễ cúng, đọc bài cúng Đương cảnh thành hoàng, cúng thánh, cúng phật. Tiếp đó, ở phần giỗ Hoàng Hoa Thám, vị chủ trì báo cáo việc chuyển đổi tượng đài Đề Thám, sau đó đọc bài cúng, nội dung thể hiện nỗi niềm nhớ thương, bày tỏ sự biết ơn và ghi nhớ công lao của vị thủ lĩnh, cầu mong vong hồn cụ Đề anh minh chứng giám cho tấm lòng của nhân dân. Tại đền Bà Ba, sư sãi và người cao tuổi cũng dâng lễ gồm xôi, gà, thịt lợn, các loại bánh, hoa quả, tiền vàng… lên ban thờ của Bà Ba để làm lễ cầu an cho nhân dân.

Sáng 16-3-2014, chương trình khai mạc được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài THVN (VTV2, VTV4, VTV5) và truyền hình địa phương. Sân khấu được dựng xuống bãi đất rộng cách phía bên phải tượng đài mới khoảng 200m và được đầu tư phông cảnh, hệ thống đèn led, tăng âm loa đài hiện đại. Sau phần diễn văn khai mạc của vị lãnh đạo tỉnh, phát biểu của lãnh đạo trung ương, màn diễn mô tả lế tế cờ được thay bằng một chương trình nghệ thuật Hùng ca Yên Thế và khát vọng tự do với sự tham gia của hàng trăm diễn viên thuộc đoàn nghệ thuật trung ương, đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Giang và các em học sinh trên địa bàn thị trấn Cầu Gồ. Màn bắn pháo hoa, lễ thả điểu, thả bóng bay do các nghệ sĩ và ban tổ chức thực hiện khép lại chương trình.

Sau phần lễ, phần hội diễn ra sôi nổi, sinh động suốt ba ngày đêm (15, 16, 17). Các đình, chùa, di tích, đồn lũy, nhà truyền thống được mở cửa đón khách thăm quan. Thanh thiếu niên, học sinh cắm trại, biểu diễn võ thuật, thi bắn súng, bắn cung nỏ, thi đấu cờ người, đu, vật, bóng chuyền, bóng đá, thi tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Yên Thế, thi người đẹp mặc trang phục dân tộc… Hội chợ thương mại và triển lãm tranh ảnh, sinh vật cảnh trưng bày nhiều sản phẩm đặc sắc. Buổi tối, các đoàn nghệ thuật quần chúng biểu diễn tuồng, chèo, chiếu phim Thủ lĩnh áo nâu kể về Đề Thám và cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo,... Trong khuôn khổ lễ hội, nhà trưng bày khởi nghĩa cũng tổ chức triển lãm ảnh, trưng bày sách và nhiều tư liệu khác liên quan đến thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám và khởi nghĩa Yên Thế, trong đó có cuốn chuyên khảo Hoàng Hoa Thám (1836-1913) của tác giả Khổng Đức Thiêm.

Như vậy, trải qua một quá trình dài cả thế kỷ, lễ hội Yên Thế được phục dựng, khai thác và phát triển, theo chủ trương bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phù hợp hài hòa với đời sống đương đại của nhà nước. Đến thời điểm hiện tại, lễ hội Yên Thế đã hội đủ những nét nghĩa được giới nghiên cứu folklore xác định cho một lễ hội: là một sự kiện trọng đại của một cộng đồng cư dân để tưởng niệm một (hay nhiều) vị thần có công lao với cộng đồng hoặc phù trợ cho cộng đồng; tại thời điểm xảy ra sự kiện ấy, cộng đồng cư dân tiến hành nghi lễ, phong tục nhằm bày tỏ lòng ngưỡng mộ tới các vị thần và cầu mong được giúp đỡ; những nghi lễ ấy được tiến hành kèm theo những lễ vật… dâng lên thần linh bằng các nghi thức tế lễ có nhạc, múa hay ca xướng phụ họa; bên cạnh những nghi lễ là các cuộc vui chơi, ăn uống… là dịp để giải trí (5).

Với những giá trị lịch sử văn hóa tâm linh nổi bật như vậy, lễ hội Yên Thế đã được coi là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngay sau quyết định này, nhiều hoạt động đã được thực thi để khẳng định tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương. Trong đó, hoạt động chủ đạo là thực hiện đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di tích cấp quốc gia đặc biệt: Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế gắn với phát triển du lịch huyện Yên Thế. Đề án nhấn mạnh nhiệm vụ của thiết chế địa phương là: tiếp tục duy trì, tổ chức lễ hội Yên Thế với quy mô hoành tráng, thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình lễ hội để xứng tầm với cuộc khởi nghĩa Yên Thế; nâng cao chất lượng công tác tổ chức lễ hội tại các điểm di tích cấp quốc gia đặc biệt do xã tổ chức. Nhiều tuyến du lịch tâm linh, hoặc du lịch tâm linh kết hợp du lịch sinh thái đã thu hút nhiều du khách. Chính quyền địa phương chủ trương tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá lễ hội Yên Thế bằng nhiều phương thức ở cả trong và ngoài tỉnh: tuyên truyền trên website của tỉnh; sản xuất và phát hành các tài liệu tuyên truyền như tờ rơi, tờ gấp; làm phim tài liệu quảng bá du lịch tâm linh, in bản đồ du lịch về các địa điểm di tích khởi nghĩa và Lễ hội Yên Thế; lồng ghép giới thiệu danh lam thắng cảnh tự nhiên với giới thiệu cho du khách về Hoàng Hoa Thám và cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế; liên tục mở các lớp truyền dạy, thành lập các câu lạc bộ hát soong hao, hát then, ca trù, võ cổ truyền, võ sáo... nhằm bảo tồn văn hóa truyền thống cũng như phục vụ cho lễ hội. Về tài chính, dùng các nguồn thu và ngân sách xã hội hóa để trùng tu, tôn tạo đồn Phồn Xương, đồn Hố Chuối, phục dựng Đình Tám mái, xây dựng đền thờ Hoàng Hoa Thám… nhằm hoàn thiện không gian phục vụ cho các hoạt động tâm linh diễn ra trong lễ hội.

3. Kết luận

Nhìn lại quá trình từ lễ hội Phồn Xương đến lễ hội Yên Thế, có thể nhận thấy:

Lễ hội đã chuyển từ nghi thức tế lễ nông nghiệp cổ truyền (trước khi Hoàng Hoa Thám làm chủ tế) sang một nghi thức tế vong và cầu siêu chủ yếu cho nghĩa sĩ vùng Yên Thế (khi Hoàng Hoa Thám đứng tế), và kết hợp với mục đích tế linh hồn Hoàng Hoa Thám (sau khi Hoàng Hoa Thám qua đời).

Mặc dù thay đổi tên gọi, nhưng phần hồn cốt của lễ hội Phồn Xương năm xưa vẫn được cộng đồng lưu giữ và tái hiện lại gần như đầy đủ trong lễ hội Yên Thế. Đó là những nghi lễ chính: lễ phật, lễ thần linh, giỗ Hoàng Hoa Thám, và các lễ cầu siêu, cầu an, lễ phóng ngư thả điểu,…

Bên cạnh đó, phần lễ của lễ hội Yên Thế còn có thêm những nghi thức hiện đại như: lễ diễu hành, nghi thức chào cờ, diễn văn khai mạc và ôn lại truyền thống lịch sử địa phương, khẳng định công lao của Hoàng Hoa Thám, lễ tế cờ (phục dựng lại buổi lễ tế cờ thời Đề Thám), lễ dâng hương tưởng niệm Hoàng Hoa Thám trước tượng đài của ông - hai nghi lễ này có kết hợp với trình diễn nghệ thuật... Phần hội, bên cạnh những trò chơi do thủ lĩnh Đề Thám năm xưa khởi xướng như: thi đấu võ, đấu vật, bắn tên, bắn nỏ, nấu cỗ, diễn chèo, tuồng,… còn được tổ chức phong phú, sinh động hơn với những hoạt động mới như: mở cửa tham quan Nhà trưng bày khởi nghĩa, thi người đẹp mặc trang phục dân tộc, hội trại, chiếu phim Thủ lĩnh áo nâu, biểu diễn văn nghệ, giới thiệu và quảng bá du lịch sinh thái…

Từ thực tế điền dã, chúng tôi cho rằng, việc duy trì sự quản lý và tổ chức lễ hội của chính quyền như hiện nay đối với lễ hội Yên Thế là cần thiết. Tuy nhiên, chính quyền địa phương tránh quản lý quá sâu, thậm chí lấn sân cộng đồng trong việc tổ chức chương trình lễ hội, trong khi cộng đồng (nhất là Hội người cao tuổi, Hội Phật giáo, con cháu họ Hoàng...) có khả năng tham gia vào việc tổ chức hoạt động này. Để nhận được sự đồng thuận cao hơn nữa từ phía người dân, các nhà quản lý phải lấy ý kiến từ cộng đồng, hỗ trợ cộng đồng tổ chức lễ hội, thay vì áp đặt chương trình có sẵn. Thực tiễn cho thấy, mô hình quản lý nào có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương với cộng đồng cư dân địa phương, để cộng đồng phát huy vai trò là chủ thể văn hóa thực sự trong hoạt động lễ hội, chính quyền quản lý các dịch vụ, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường... thì hạn chế được nhiều mặt tiêu cực đang tồn tại trong lễ hội.

Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy ban tổ chức lễ hội cần có sự phân biệt giữa nghi thức khai mạc và nghi thức tế lễ truyền thống. Trong đó, các nghi thức đám rước, tế lễ truyền thống vốn có của lễ hội Phồn Xương nên để cộng đồng thực hiện theo tập tục, đại diện cơ quan nhà nước không nên làm thay, ngay cả với nghi lễ thiêng liêng (dâng hương Hoàng Hoa Thám) trong lễ khai hội. Sau nghi thức tế lễ truyền thống, đại diện cơ quan nhà nước và du khách có thể thực hiện các nghi thức khai mạc mà không làm ảnh hưởng đến tính thiêng của lễ hội. Bên cạnh đó, việc thay đổi các nghi thức, về mặt thời gian và địa điểm, cần xuất phát từ ý tưởng sáng tạo của cộng đồng mà không làm ảnh hưởng tới cấu trúc và giá trị di sản.

Hiện tại, việc quảng bá lễ hội Yên Thế đã được đa dạng hóa, tuy nhiên, những thông tin về lễ hội này trên các mạng xã hội Facebook, Youtube, Yahoo vẫn còn quá giản lược và đơn điệu, trong khi đây là kênh thông tin nhanh nhất đối với du khách mọi miền đất nước và cả du khách nước ngoài. Vì vậy, hiển nhiên, đây là chỗ cần được các cơ quan liên quan chú trọng điều chỉnh, bổ sung.

Cuối cùng, theo chúng tôi, tất cả các hoạt động trên cần đặt mục tiêu là tìm kiếm và tái hiện một nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám vừa sinh động, vừa khách quan.

ội Yên Thế đã được đa dạng hóa, tuy nhiên, những thông tin về lễ hội này trên các mạng xã hội Facebook, Youtube, Yahoo vẫn còn quá giản lược và đơn điệu, trong khi đây là kênh thông tin nhanh nhất đối với du khách mọi miền đất nước và cả du khách nước ngoài. Vì vậy, hiển nhiên, đây là chỗ cần được các cơ quan liên quan chú trọng điều chỉnh, bổ sung.

Cuối cùng, theo chúng tôi, tất cả các hoạt động trên cần đặt mục tiêu là tìm kiếm và tái hiện một nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám vừa sinh động, vừa khách quan.

Khách vãng lai đã xóa
phtvs
22 tháng 4 2020 lúc 9:12

Lễ hội Yên Thế, từ Hoàng Hoa Thám và dành cho Hoàng Hoa Thám

Lễ hội Yên Thế xuất hiện khá muộn và gắn với nhân vật lịch sử có thực là Hoàng Hoa Thám. Sự nghiệp chống thực dân Pháp suốt gần 30 năm xung quanh núi rừng Yên Thế của vị thủ lĩnh Đề Thám không chỉ để lại một chiến tích quân sự lừng lẫy mà còn để lại những tập tục, di vật có giá trị tín ngưỡng và lịch sử làm cơ sở cho việc cộng đồng duy trì và tôn vinh thành một hệ thống di sản tâm linh, văn hóa cấp quốc gia. Nói cách khác, lễ hội Yên Thế chính là nơi phản ánh rõ nhất quá trình ký ức cộng đồng tiếp nhận, lưu giữ hình ảnh của Đề Thám.

Lễ hội Yên Thế. Ảnh tư liệu

1. Lịch sử Lễ hội Yên Thế

Ban đầu Lễ hội Yên Thế có nguồn gốc là lễ hội Phồn Xương, là hội mùa do dân các làng thuộc Thông Trung tổ chức, sau khi thu hoạch, vào khoảng cuối tháng 8 đầu tháng 9 âm lịch hàng năm tại đình Phồn Xương. Họ tự nguyện mang những nông sản đến tạ thần linh và cầu xin mùa sau được bội thu. Từ 1897, lễ hội Phồn Xương được thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám tổ chức vào các ngày từ 10 - 16 tháng giêng, mục đích chính là mượn lễ hội để thu hút nhân tài, nhân lực cho lực lượng của nghĩa quân Yên Thế. Trong phần lễ Hoàng Hoa Thám tổ chức thêm nhiều nghi lễ tâm linh như: lễ lập đàn cầu siêu cho vong hồn nhân dân quanh vùng, các nghĩa quân, tướng lĩnh tử trận, lễ phóng ngư thả điểu cầu an, thể hiện tinh thần quyết giành tự do độc lập. Bên cạnh đó, ông còn cho tổ chức nhiều hoạt động khác ở phần hội như hát tuồng, chèo, đánh cờ tướng, cờ người, thi thổi cơm niêu, làm bánh, vật, võ, bắn súng, cung, nỏ…

Những hoạt động này được nhân dân hưởng ứng sôi nổi, khiến cho quy mô lễ hội ngày càng mở rộng, thu hút cả nhân dân các vùng khác đến tham dự. Các làng, các thôn như Yên Thế, Cầu Khoai, thôn Thượng thuộc Thông Thượng (nay là Tam Hiệp), thôn Lèo, Mạc, Trung và các làng như làng Nứa cũng nấu cỗ và tổ chức đám rước kiệu về đình Phồn Xương. Như vậy, ngày lễ hội Phồn Xương, thời Hoàng Hoa Thám hoạt động kháng Pháp, từ một nghi lễ nông nghiệp truyền thống của một địa bàn (Phồn Xương) đã trở thành một lễ hội đương đại vừa mang ý nghĩa tâm linh vừa có mục đích chính trị thiết thực cho vùng Yên Thế và có lẽ còn rộng hơn nữa. Và, so với những lễ hội thờ nhân vật hiển linh khác như lễ hội Bà Chúa Kho, lễ hội Bà Tơ hay hội Gióng… lễ hội Phồn Xương - Yên Thế trong quá trình phát triển có sự tham gia của chính nhân vật Hoàng Hoa Thám ở cả hai phương diện: vừa là người chủ lễ vừa là người (sau khi mất trở thành nhân vật hiển linh) được thờ phụng. Điều này dẫn đến việc kế thừa trọn vẹn hay lặp lại một số nghi lễ do chính Đề Thám đã thực hiện ở lễ hội Phồn Xương trong nghi thức tế lễ ông tại lễ hội Yên Thế sau này.

Từ sau năm 1913, khi khởi nghĩa Yên Thế thất bại, thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám hy sinh, lễ hội Phồn Xương không còn được tổ chức quy mô như trước. Cho rằng Đề Thám mất ngày 5 tháng giêng âm lịch, lễ giỗ ông được tổ chức vào ngày này. Lễ hội Phồn Xương vì lẽ đó cũng được tổ chức ngày 5 tháng giêng âm lịch, với quy mô nhỏ gọn, tập trung lễ Phật, thần, giỗ Hoàng Hoa Thám mà không chú trọng phần hội (1).

Từ sau năm 1945, đình, đền và chùa Phồn Xương nhiều lần bị tàn phá chỉ còn nền đất, nhân dân Phồn Xương đã trùng tu, cúng tế, và tổ chức giỗ Hoàng Hoa Thám tại đây. Một thời gian sau đó, tình hình thay đổi, nhu cầu khích lệ tinh thần dân chúng chống ngoại xâm từ phía nhà nước đã gặp gỡ nhu cầu tín ngưỡng cũng như tình cảm tự nhiên của người dân địa phương và lễ hội Phồn Xương được tổ chức thường xuyên hơn.

Đặc biệt, năm 1984, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Khởi nghĩa Yên Thế, UBND Hà Bắc đã quyết định đổi tên lễ hội Phồn Xương thành lễ hội Yên Thế, đồng thời chọn thời gian tổ chức vào ngày 16 -3 dương lịch hàng năm. Mục đích để biểu dương truyền thống đấu tranh anh dũng của Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân, phát huy tinh thần, truyền thống thượng võ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất    nước (2). Từ đó đến nay, lễ kỷ niệm khởi nghĩa Yên Thế và tưởng niệm Hoàng Hoa Thám được tổ chức hàng năm tại thị trấn Cầu Gồ. Những năm lẻ, lễ hội do UBND huyện Yên Thế tổ chức, quy mô đơn giản và nhỏ gọn; những năm chẵn do UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức với quy mô hoành tráng hơn. Sự tham gia của chính quyền vào việc tổ chức lễ hội đã làm cho lễ hội Yên Thế mang tính chất quan phương, khác hẳn với tính chất làng xã như một số lễ hội khác. Thực tế, đây không phải là một hiện tượng mới lạ, trái lại rất gần gũi với ứng xử của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam trước đây, như Tạ Chí Đại Trường đã quan sát thấy (3).

2. Nghi tiết tổ chức lễ hội Yên Thế theo dòng thời gian      

Nghi lễ và đám rước trong lễ hội Yên Thế (2009) đã được tác giả Bùi Văn Thành mô tả khá chi tiết (4). Còn quan sát của tác giả bài viết trong chuyến khảo sát thực địa tại Lễ hội Yên Thế (từ 16 đến 18-3-2012 và 2014) thì nghi lễ chính diễn tiến như sau:

Năm 2012, lễ hội Yên Thế do huyện Yên Thế tổ chức. Lễ hội thu hút khá đông du khách cùng nhân dân địa phương, bên cạnh đó còn có sự hiện diện của lãnh đạo cấp tỉnh. Lễ khai mạc và dâng hương diễn ra tại khoảng sân dưới chân tượng đài Hoàng Hoa Thám. Trước giờ khai mạc, đoàn đại biểu của các xã cùng tề tựu về khu vực diễn ra lễ hội. Mỗi đoàn đều chuẩn bị mâm lễ gồm xôi, gà, thủ lợn, hoa quả, oản..., đại biểu và nhân dân trong đoàn mặc trang phục dân tộc, tay cầm cờ, hoa. Đoàn đại biểu con cháu họ Hoàng ngoài mâm lễ vật còn có vòng hoa tươi và một bức chướng. Đoàn xã Phồn Xương rước nồi hương từ chùa Lèo, đi đầu là bốn thanh niên khênh kiệu, trên kiệu có nồi hương lớn, đi sau có 10 thanh niên mặc quần áo nâu, đầu chít khăn, tay cầm lọng che, đi theo đoàn rước còn có đội múa lân sư vừa đi vừa chiêng chống tưng bừng đem lại không khí náo nhiệt cho buổi lễ. Lễ khai hội được mở đầu bằng một diễn văn ôn lại truyền thống hào hùng của thủ lĩnh và nghĩa quân Yên Thế. Sau đó, ba hồi chiêng trống nổi lên vang động một vùng núi rừng, đoàn chèo Bắc Giang diễn lại cảnh lễ tế cờ năm xưa của nghĩa quân Đề Thám. Buổi tế lễ được phục dựng lại một cách sinh động và long trọng cùng với diễn xuất của NSƯT Thanh Hải - một nghệ sĩ có thâm niên đóng vai Đề Thám. Trước lá cờ đại nghĩa với dòng chữ Hoàng nghĩa kỳ, người xem cũng cảm nhận rõ ràng tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất và lòng quyết tâm đánh đuổi kẻ thù của những con người Yên Thế năm xưa. Sau lễ tế cờ, phần lễ dâng hương tưởng niệm người anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám và những nghĩa quân Yên Thế diễn ra trang nghiêm, xúc động. Các đoàn đại biểu của tỉnh, huyện, xã, thị trấn, con cháu họ Hoàng, bà con nhân dân và du khách thập phương… đều thành kính dâng nén tâm nhang lên vị thủ lĩnh nghĩa quân. Màn biểu diễn võ sáo của nghệ nhân Trịnh Như Quân và múa lân sư, đồng diễn võ thuật của hơn 100 em học sinh trường dân tộc nội trú của thị trấn Cầu Gồ khép lại lễ khai hội.

Trong chùa Phồn Xương, đại diện ban tổ chức lễ hội, các sư sãi, người cao tuổi và nhân dân làm lễ tế linh hồn các nghĩa sĩ và lễ giỗ Hoàng Hoa Thám. Lễ vật và trình tự nghi lễ cúng được thực hiện đúng như những nghi lễ truyền thống. Riêng lễ phóng ngư thả điểu được lồng ghép vào hoạt cảnh lễ tế cờ của đoàn chèo Bắc Giang. Trong đoạn diễn, nghệ sĩ đóng vai Đề Thám đã mô phỏng hành động phóng ngư thả điểu của ông lúc sinh thời.

Phần hội được diễn ra ngay sau đó, trên dải đất bao quanh đền Thề, dọc thành Phồn Xương, những trò chơi dân gian đã tái hiện truyền thống văn hóa lâu đời của vùng đất Yên Thế như thi đấu võ thuật, vật cổ truyền, bắn cung, bắn nỏ, thi trang phục dân tộc đẹp, thi nấu cỗ bày cỗ khéo,… Bên cạnh đó, phần hội cũng xuất hiện nhiều trò chơi hiện đại như ném bóng, vòng quay may mắn, phi tiêu… người chơi thắng được thưởng bằng thú bông, bia, nước ngọt…Một số gian hàng bán đồ chơi, đồ dùng, quần áo, vật lưu niệm của Trung Quốc cũng xuất hiện trong không gian lễ hội. Từ tối 15 đến 18-3, phần hội có thêm chương trình ca nhạc và diễn chèo của đoàn nghệ thuật Bắc Giang, giao lưu văn nghệ của các xã, chiếu phim Thủ lĩnh áo nâu. Chương trình lễ hội Yên Thế được đài truyền hình tỉnh, đài phát thanh huyện Yên Thế đưa tin trong mục thời sự, phóng sự chuyên đề.

Năm 2014, nhân dịp kỷ niệm 130 năm khởi nghĩa Yên Thế, 30 năm tổ chức lễ hội Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đã đứng ra tổ chức lễ hội. Ngày 13-3-2014, chúng tôi đã phỏng vấn trực tiếp ông Thạch Văn Chung - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế, Trưởng ban tổ chức lễ hội Yên Thế về công tác chuẩn bị cho lễ hội. Với câu hỏi: “Xin ông cho biết Lễ kỷ niệm 130 năm Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 2014) năm nay có gì mới so với những năm trước?”, ông Thạch Văn Chung cho biết, tỉnh đã có những chỉ đạo cụ thể bằng văn bản, đồng thời đầu tư kinh phí lớn cho huyện để tổ chức một lễ hội quy mô, hoành tráng hơn mọi năm.

Theo quan sát của chúng tôi tại lễ hội, BTC đã lược bỏ các nghi lễ rước, lễ tế và dâng hương Hoàng Hoa Thám được thực hiện sau phần cắt băng khánh thành tượng đài Hoàng Hoa Thám diễn ra từ chiều 15-3-2014. Tại đền Thề, các sư sãi, người cao tuổi, đại diện BTC và nhân dân đã làm lễ cúng cầu siêu các vong hồn nghĩa sĩ và giỗ Hoàng Hoa Thám. Lễ vật cúng tế gồm 7 mâm với đầy đủ các thức như: lợn quay, gà trống luộc, bánh chưng, bánh dày, bánh gio, chè lam, xôi, rượu, muối trắng… được đặt tại ban chính. Ngoài ra, tại ban thờ Hoàng Hoa Thám còn có thêm thủ lợn và mâm xôi oản, bánh kẹo, hoa quả... Vị chủ trì đền Thề được chọn chủ trì nghi lễ cúng, đọc bài cúng Đương cảnh thành hoàng, cúng thánh, cúng phật. Tiếp đó, ở phần giỗ Hoàng Hoa Thám, vị chủ trì báo cáo việc chuyển đổi tượng đài Đề Thám, sau đó đọc bài cúng, nội dung thể hiện nỗi niềm nhớ thương, bày tỏ sự biết ơn và ghi nhớ công lao của vị thủ lĩnh, cầu mong vong hồn cụ Đề anh minh chứng giám cho tấm lòng của nhân dân. Tại đền Bà Ba, sư sãi và người cao tuổi cũng dâng lễ gồm xôi, gà, thịt lợn, các loại bánh, hoa quả, tiền vàng… lên ban thờ của Bà Ba để làm lễ cầu an cho nhân dân.

Sáng 16-3-2014, chương trình khai mạc được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài THVN (VTV2, VTV4, VTV5) và truyền hình địa phương. Sân khấu được dựng xuống bãi đất rộng cách phía bên phải tượng đài mới khoảng 200m và được đầu tư phông cảnh, hệ thống đèn led, tăng âm loa đài hiện đại. Sau phần diễn văn khai mạc của vị lãnh đạo tỉnh, phát biểu của lãnh đạo trung ương, màn diễn mô tả lế tế cờ được thay bằng một chương trình nghệ thuật Hùng ca Yên Thế và khát vọng tự do với sự tham gia của hàng trăm diễn viên thuộc đoàn nghệ thuật trung ương, đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Giang và các em học sinh trên địa bàn thị trấn Cầu Gồ. Màn bắn pháo hoa, lễ thả điểu, thả bóng bay do các nghệ sĩ và ban tổ chức thực hiện khép lại chương trình.

Sau phần lễ, phần hội diễn ra sôi nổi, sinh động suốt ba ngày đêm (15, 16, 17). Các đình, chùa, di tích, đồn lũy, nhà truyền thống được mở cửa đón khách thăm quan. Thanh thiếu niên, học sinh cắm trại, biểu diễn võ thuật, thi bắn súng, bắn cung nỏ, thi đấu cờ người, đu, vật, bóng chuyền, bóng đá, thi tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Yên Thế, thi người đẹp mặc trang phục dân tộc… Hội chợ thương mại và triển lãm tranh ảnh, sinh vật cảnh trưng bày nhiều sản phẩm đặc sắc. Buổi tối, các đoàn nghệ thuật quần chúng biểu diễn tuồng, chèo, chiếu phim Thủ lĩnh áo nâu kể về Đề Thám và cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo,... Trong khuôn khổ lễ hội, nhà trưng bày khởi nghĩa cũng tổ chức triển lãm ảnh, trưng bày sách và nhiều tư liệu khác liên quan đến thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám và khởi nghĩa Yên Thế, trong đó có cuốn chuyên khảo Hoàng Hoa Thám (1836-1913) của tác giả Khổng Đức Thiêm.

Như vậy, trải qua một quá trình dài cả thế kỷ, lễ hội Yên Thế được phục dựng, khai thác và phát triển, theo chủ trương bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phù hợp hài hòa với đời sống đương đại của nhà nước. Đến thời điểm hiện tại, lễ hội Yên Thế đã hội đủ những nét nghĩa được giới nghiên cứu folklore xác định cho một lễ hội: là một sự kiện trọng đại của một cộng đồng cư dân để tưởng niệm một (hay nhiều) vị thần có công lao với cộng đồng hoặc phù trợ cho cộng đồng; tại thời điểm xảy ra sự kiện ấy, cộng đồng cư dân tiến hành nghi lễ, phong tục nhằm bày tỏ lòng ngưỡng mộ tới các vị thần và cầu mong được giúp đỡ; những nghi lễ ấy được tiến hành kèm theo những lễ vật… dâng lên thần linh bằng các nghi thức tế lễ có nhạc, múa hay ca xướng phụ họa; bên cạnh những nghi lễ là các cuộc vui chơi, ăn uống… là dịp để giải trí (5).

Với những giá trị lịch sử văn hóa tâm linh nổi bật như vậy, lễ hội Yên Thế đã được coi là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngay sau quyết định này, nhiều hoạt động đã được thực thi để khẳng định tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương. Trong đó, hoạt động chủ đạo là thực hiện đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di tích cấp quốc gia đặc biệt: Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế gắn với phát triển du lịch huyện Yên Thế. Đề án nhấn mạnh nhiệm vụ của thiết chế địa phương là: tiếp tục duy trì, tổ chức lễ hội Yên Thế với quy mô hoành tráng, thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình lễ hội để xứng tầm với cuộc khởi nghĩa Yên Thế; nâng cao chất lượng công tác tổ chức lễ hội tại các điểm di tích cấp quốc gia đặc biệt do xã tổ chức. Nhiều tuyến du lịch tâm linh, hoặc du lịch tâm linh kết hợp du lịch sinh thái đã thu hút nhiều du khách. Chính quyền địa phương chủ trương tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá lễ hội Yên Thế bằng nhiều phương thức ở cả trong và ngoài tỉnh: tuyên truyền trên website của tỉnh; sản xuất và phát hành các tài liệu tuyên truyền như tờ rơi, tờ gấp; làm phim tài liệu quảng bá du lịch tâm linh, in bản đồ du lịch về các địa điểm di tích khởi nghĩa và Lễ hội Yên Thế; lồng ghép giới thiệu danh lam thắng cảnh tự nhiên với giới thiệu cho du khách về Hoàng Hoa Thám và cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế; liên tục mở các lớp truyền dạy, thành lập các câu lạc bộ hát soong hao, hát then, ca trù, võ cổ truyền, võ sáo... nhằm bảo tồn văn hóa truyền thống cũng như phục vụ cho lễ hội. Về tài chính, dùng các nguồn thu và ngân sách xã hội hóa để trùng tu, tôn tạo đồn Phồn Xương, đồn Hố Chuối, phục dựng Đình Tám mái, xây dựng đền thờ Hoàng Hoa Thám… nhằm hoàn thiện không gian phục vụ cho các hoạt động tâm linh diễn ra trong lễ hội.

3. Kết luận

Nhìn lại quá trình từ lễ hội Phồn Xương đến lễ hội Yên Thế, có thể nhận thấy:

Lễ hội đã chuyển từ nghi thức tế lễ nông nghiệp cổ truyền (trước khi Hoàng Hoa Thám làm chủ tế) sang một nghi thức tế vong và cầu siêu chủ yếu cho nghĩa sĩ vùng Yên Thế (khi Hoàng Hoa Thám đứng tế), và kết hợp với mục đích tế linh hồn Hoàng Hoa Thám (sau khi Hoàng Hoa Thám qua đời).

Mặc dù thay đổi tên gọi, nhưng phần hồn cốt của lễ hội Phồn Xương năm xưa vẫn được cộng đồng lưu giữ và tái hiện lại gần như đầy đủ trong lễ hội Yên Thế. Đó là những nghi lễ chính: lễ phật, lễ thần linh, giỗ Hoàng Hoa Thám, và các lễ cầu siêu, cầu an, lễ phóng ngư thả điểu,…

Bên cạnh đó, phần lễ của lễ hội Yên Thế còn có thêm những nghi thức hiện đại như: lễ diễu hành, nghi thức chào cờ, diễn văn khai mạc và ôn lại truyền thống lịch sử địa phương, khẳng định công lao của Hoàng Hoa Thám, lễ tế cờ (phục dựng lại buổi lễ tế cờ thời Đề Thám), lễ dâng hương tưởng niệm Hoàng Hoa Thám trước tượng đài của ông - hai nghi lễ này có kết hợp với trình diễn nghệ thuật... Phần hội, bên cạnh những trò chơi do thủ lĩnh Đề Thám năm xưa khởi xướng như: thi đấu võ, đấu vật, bắn tên, bắn nỏ, nấu cỗ, diễn chèo, tuồng,… còn được tổ chức phong phú, sinh động hơn với những hoạt động mới như: mở cửa tham quan Nhà trưng bày khởi nghĩa, thi người đẹp mặc trang phục dân tộc, hội trại, chiếu phim Thủ lĩnh áo nâu, biểu diễn văn nghệ, giới thiệu và quảng bá du lịch sinh thái…

Từ thực tế điền dã, chúng tôi cho rằng, việc duy trì sự quản lý và tổ chức lễ hội của chính quyền như hiện nay đối với lễ hội Yên Thế là cần thiết. Tuy nhiên, chính quyền địa phương tránh quản lý quá sâu, thậm chí lấn sân cộng đồng trong việc tổ chức chương trình lễ hội, trong khi cộng đồng (nhất là Hội người cao tuổi, Hội Phật giáo, con cháu họ Hoàng...) có khả năng tham gia vào việc tổ chức hoạt động này. Để nhận được sự đồng thuận cao hơn nữa từ phía người dân, các nhà quản lý phải lấy ý kiến từ cộng đồng, hỗ trợ cộng đồng tổ chức lễ hội, thay vì áp đặt chương trình có sẵn. Thực tiễn cho thấy, mô hình quản lý nào có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương với cộng đồng cư dân địa phương, để cộng đồng phát huy vai trò là chủ thể văn hóa thực sự trong hoạt động lễ hội, chính quyền quản lý các dịch vụ, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường... thì hạn chế được nhiều mặt tiêu cực đang tồn tại trong lễ hội.

Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy ban tổ chức lễ hội cần có sự phân biệt giữa nghi thức khai mạc và nghi thức tế lễ truyền thống. Trong đó, các nghi thức đám rước, tế lễ truyền thống vốn có của lễ hội Phồn Xương nên để cộng đồng thực hiện theo tập tục, đại diện cơ quan nhà nước không nên làm thay, ngay cả với nghi lễ thiêng liêng (dâng hương Hoàng Hoa Thám) trong lễ khai hội. Sau nghi thức tế lễ truyền thống, đại diện cơ quan nhà nước và du khách có thể thực hiện các nghi thức khai mạc mà không làm ảnh hưởng đến tính thiêng của lễ hội. Bên cạnh đó, việc thay đổi các nghi thức, về mặt thời gian và địa điểm, cần xuất phát từ ý tưởng sáng tạo của cộng đồng mà không làm ảnh hưởng tới cấu trúc và giá trị di sản.

Hiện tại, việc quảng bá lễ hội Yên Thế đã được đa dạng hóa, tuy nhiên, những thông tin về lễ hội này trên các mạng xã hội Facebook, Youtube, Yahoo vẫn còn quá giản lược và đơn điệu, trong khi đây là kênh thông tin nhanh nhất đối với du khách mọi miền đất nước và cả du khách nước ngoài. Vì vậy, hiển nhiên, đây là chỗ cần được các cơ quan liên quan chú trọng điều chỉnh, bổ sung.

Cuối cùng, theo chúng tôi, tất cả các hoạt động trên cần đặt mục tiêu là tìm kiếm và tái hiện một nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám vừa sinh động, vừa khách quan.

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 2 2019 lúc 16:42

Lễ lội

- Tên một số lễ hội : lễ hội đền Hùng, lễ hội chùa Hương, lễ hội cầu mùa (dân tộc Khơ mú), lễ hội Chữ Đồng Từ, lễ hội Dinh Cô …

- Tên một số hội : hội đua ghe ngo (dân tộc Khơ me), hội đền và hội vật, hội đua voi ở Tây Nguyên, hội đua thuyền,...

- Tên một số hoạt động vui chơi trong lễ hội và hội : đua thuyền, đấu vật, thi thổi cơm, kéo co, ném còn, chọi gà, chọi trâu …

SƯ TỬ LALA
Xem chi tiết
Luu Nhat Minh
21 tháng 4 2020 lúc 20:30

leoiduathuyendienraosong

Khách vãng lai đã xóa
văn dũng
21 tháng 4 2020 lúc 20:30

Bài tham khảo 7: Lễ hội đua thuyền

Quê tôi là một vùng chiêm trũng ven biển miền Trung, có cánh đồng thẳng cánh cò bay và dòng sông Kiến Giang hiền hòa xanh trong, lững lờ êm trôi cùng năm tháng.

Hàng năm, cứ đến ngày Quốc khánh người dân quê tôi lại tổ chức lễ hội đua thuyền thật rầm rộ. Mỗi làng thường có một chiếc thuyền đua được chuẩn bị kỹ càng và trai tráng cũng được tuyển chọn tập luyện thường xuyên. Hội thi được tổ chức đúng vào sáng ngày 2-9. Tờ mờ sáng, tất cả các thuyền đua tập kết tại ngã ba sông trung tâm của huyện Lệ Thủy. Có năm lên đến ba mươi, bốn mươi chiếc dàn thành hàng ngang gần kín cả sông. Vui nhất là thời điểm xuất phát. Dứt ba phát súng lệnh, các thuyền đồng loạt lao lên. Bụi nước tung lên cao như sương sớm làm mờ cả một đoạn sông. Trên bờ, tiếng reo hò ầm ĩ. Dưới sông tiếng mõ, tiếng chiêng, tiếng trống rền vang làm cho không khí ngày hội thật tưng bừng, náo nhiệt.

Khách vãng lai đã xóa
phtvs
21 tháng 4 2020 lúc 20:34

Trò chơi dân gian được làng em tổ chức vào dịp mùng 3 Tết hằng năm, khi tiết trời mùa xuân đang ôm lấy cả đất trời. Không khí tươi mới, rạo rực, niềm vui luôn hiển hiện trên nụ cười của mỗi người. Những trò chơi dân gian được tổ chức tại sân kho của làng. Tuy nhiên, trong đó trò đánh đu vẫn được sự chú ý của đông đảo bà con.

Đánh đu là một trò chơi phổ biến ở các dân tộc phía Bắc. Mỗi dịp lễ tết, đánh đu là trò chơi không thể thiếu của bà con buôn làng.

Trong trò chơi này, ai đu cao hơn sẽ giành chiến thắng. Trên khoảng đất rộng, mấy cột đu bằng tre đã được trồng rất chắc chắn. Mỗi cột có một chiếc đu. Mặt đu là một tấm ván dày, đủ chỗ cho hai người đứng. Các anh chị thanh niên từng cặp lên đánh đu. Nhún càng mạnh, đu càng bay bổng giữa tiếng hò reo, cổ vũ của dân làng. Nhiều lúc em có cảm tưởng như người ta sắp rơi khỏi dây vì đu lên quá cao. Thế nhưng, ai cũng hào hứng và cố nhún càng mạnh để đẩy đu lên cao nhất để giành phần thưởng.

Bên dưới, mọi người nhiệt tình cổ vũ và hò reo náo nhiệt, tiếng cồng, tiếng chiêng nhịp nhàng vang lên, hoà cùng tiếng suối róc rách, tiếng chim hót líu lo tạo thành một bản nhạc tưng bừng chào đón năm mới.

Khách vãng lai đã xóa
Lưu Thị Mai Dung
Xem chi tiết
Phương Dung
24 tháng 12 2020 lúc 21:42

- Lễ hội : nhiều lễ hội và các trò chơi...

- Tín ngưỡng : thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng...

Ngô Nhã Kỳ
24 tháng 12 2020 lúc 21:45

Cư dân mong muốn có một năm tốt lành, mùa màng bội thu, gia đình hạnh phúc.

Trần Thị Minh Duyên
25 tháng 12 2020 lúc 11:44

- Hàng năm, cư dân Văn Lang tổ chức những lễ hội, tại đó họ vui chơi, nhảy múa hát ca, đua thuyền, giã gạo...

- Tín ngưỡng: thờ cúng lực lượng tự nhiên (núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng...), biết chôn cất, mai táng.

Những lễ hội đó thể hiện ước mong về một cuộc sống vui vẻ, đủ đầy, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều của cư dân Văn Lang.

Nguyễn Cảnh Hùng
Xem chi tiết
Đỗ Ngọc Trinh
5 tháng 9 2018 lúc 13:13

Bài chình chiếu phải có ít nhất 6 Slide, phản ánh đúng nội dung của chủ đề