Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
nguyen trang
Xem chi tiết
minh tiến
Xem chi tiết
Huyền ume môn Anh
Xem chi tiết
minh nguyet
15 tháng 12 2021 lúc 8:55

Em có thể tham khảo bài này:

       Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya” đã vẽ nên cảnh núi rừng Việt Bắc rất tài tình. Ngay đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối chảy êm đêm với “tiếng hát xa” của con người. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rưng khuya tĩnh lặng, yên ả nhưng không heo hút, hoang vu. Phép so sánh đã làm cho tiếng suối thêm vui tươi, đầy sức sống. Đây là lấy con người  làm chủ đã làm cho khung cảnh núi rừng thêm gần gũi, thân mật với con người. Câu thơ thứ hai đã gợi lên hình ảnh vầng trăng tươi sáng, điệp ngữ lồng được điệp lại ba lần thật là hay, thật đắt. Ta như xao xuyến, bồi hồi trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo với nhiều tầng bậc cao thấp, sáng tối hòa hợp, quấn quýt. Tuy chỉ có hai màu trắng – đen nhưng ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn màu sắc. Bức tranh được thêu dệt bởi tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng tầng thấp của lá, hoa. Cảnh rừng Việt Bắc thật sinh động, tươi sáng và là niềm vui sống của con người. Hai câu thơ đã thể hiện tâm hồn cao đẹp của nhà thơ, của nghệ sĩ Hồ Chí Minh, yêu thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên. Chỉ có như thế thì sẽ có tâm hồn thanh cao đang sống những phút giây thần tiên ở chiến khu Việt Bắc.

19_ndk
20 tháng 7 2023 lúc 15:23

 Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya” đã vẽ nên cảnh núi rừng Việt Bắc rất tài tình, thơ mộng trong đêm trăng khuya. Ngay vừa " đặt chân" vào bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối chảy êm đêm với “tiếng hát xa” của con người. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rừng khuya tĩnh lặng, yên ả nhưng không hoang vu, tĩnh lặng. Bởi phép so sánh ấy đã làm cho tiếng suối thêm một màu tươi mới. Lấy con người làm chủ để làm cho khung cảnh núi rừng là cách mà tác giả sử dụng cho bài thơ của mình thêm phần gần gũi, thân mật. "Bước vào" câu thứ hai hình ảnh vầng trăng tươi sáng gợi lên một bầu khí diễm lệ đến khó tả, điệp ngữ "lồng" được điệp lại ba lần thật là hay, thật đắt điệu, bắt tai. Bài thơ tuy chỉ có hai màu đen trắng nhưng ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn màu sắc lung linh bởi cái gọi là thiên nhiên trong tác giả đã giúp ông tô màu lên bức vẽ khiến nó trở nên thêm phần sinh động. Ta như xao xuyến, bồi hồi trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo. Bức tranh được thêu dệt bởi tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng tầng thấp của lá, hoa. Chỉ với hai câu thơ, nhưng đã phần nào gợi ta hết cái mong muốn hòa mình vào thiên nhiên, chìm đắm trong vẻ đẹp tươi sáng một màu xanh thơ mộng của một tâm hồn cao đẹp - vị lãnh tụ thời xương máu Hồ Chí Minh.

e có thể tham khảo lấy ý 

khôi
Xem chi tiết
Hoàng Gia Như
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Khanh
Xem chi tiết
Trần Mạnh
24 tháng 2 2021 lúc 20:28

Đây là bài thơ tứ tuyệt của Bác. Tuy giản dị mà cũng thật hàm súc.Bác làm bài thơ này khi đang ở trong tù, trong hoàn cảnh ngục tù khó khăn như thế, người vẫn tỏ rõ tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của mình. Phân tích thơ:_Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,Đối thử lương tiêu nại nhược hà?==>Trong tù không rượu cũng không hoaTrước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?Rõ ràng, ở hai câu thơ đầu, Bác nêu ra sự thiếu thốn khi ở trong tù, nhưng không phải để than thở mà để bắt đầu nền tảng cho câu thơ thứ hai. Câu thứ hai thể hiện nên sự bối rối, khó xử của người tù trong hoàn cảnh "không rượu cũng không hoa", sự bồn chồn trước cảnh đẹp của đêm trăng==> Người vẫn có sự rung động mãnh liệt trước đêm trăng._Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,Nguyệt tòng song khích khán thi gia.==>Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.Trong hai câu này, các từ: nhân_thi gia; song,nguyệt_minh nguyệt được sắp xếp ở các vị trí đối nhau khiến cho câu thơ nhịp nhàng, cân đối, thể hiện được sự gắn bó "thân thiết" giữa nhà thơ và vầng trăng. Hình ảnh "trăng" ở câu thơ này được tác giả khắc hoạ một cách triều mến, như một người bạn lâu năm, tri ân tri kỉ, luôn cùng Bác ở bất cứ đâu, dù trong cảnh ngục tù khốn khó.

thành:)))
Xem chi tiết
Minhh Minhh
Xem chi tiết
Smile
6 tháng 4 2021 lúc 13:06

tham khảo!

Trong khung cảnh thiên nhiên mênh mông, đượm nét buồn lúc chiều muộn nơi rừng núi, bỗng xuất hiện con người:

"Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng."

Dịch thơ:

"Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng."

Giữa cảnh buồn của thiên nhiên như trong thơ cổ, cô sơn nữ hiện lên như một điểm sáng, làm cho cả bức tranh trở nên sinh động, vui tươi hơn. Đó chính là nét cố điển mà hiện đại trong thơ của Hồ Chí Minh. Bức tranh vừa có người, vừa có hoạt động khỏe khoắn của con người trong đó. Đó chính là nét đẹp, nét đáng quý của người dân lao động. Cô gái đang miệt mài xay ngô bên lò than rực hồng để chuẩn bị bữa tối. Ở đây, bản dịch thơ không đảm bảo được nghệ thuật của bản chữ Hán. Bác đã lặp lại hai chữ "bao túc" ở cuối câu thứ ba và đầu câu thứ tư, như những vòng xoay nối tiếp nhau của cô gái, như sự tuần hoàn của thời gian, trời đã tối, tối dần. Bức tranh vừa ấm áp bởi cảnh tượng lao động khỏe khoắn của người thôn nữ lao động, vừa bởi cái ánh hồng của bếp lò. Đó chỉ là một thứ hạnh phúc bình dị, vậy mà Bác vẫn gạt bỏ hết những đau đớn, mệt mỏi về thân xác để cảm nhận được.

Long Đinh Hoàng
Xem chi tiết