Ai có đoạn văn phân tích nhân vật Ngô Tử Văn mà tự làm kh ạ. Cho em xin với ạ
Em hãy viết bài văn giới thiệu về một trong những nhân vật lịch sử (Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh) mà em yêu mến. KHÔNG CHÉP VĂN MẪU Ạ, XIN CẢM ƠN Ạ 🤧
Nguyễn Trãi (1380-1442) hiệu là Ức Trai.Quê gốc ở Chi Ngại (Chí Linh,Hải Dương).Ông là con của Nguyễn Phi Khanh và vợ Trần Thị Thái. Nguyễn Trãi là một nhà quân sự,chính trị tài ba và kiệt xuất đồng thời trở thành khai quốc công thần của triều đại Hậu Lê.Ông được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới và là một trong 14 anh hùng tiêu biểu của Việt Nam cùng với Hùng Vương,Hai Bà Trưng,Lý Nam Đế,..
Ngay từ khi còn bé,ông đã rất thông minh và ham đọc sách,điều này được cha ông là Nguyễn Phi Khanh nhắc đến trong hai câu thơ:" Cố viên loạn hậu hữu tiên lư/Lục tuế nhi đồng phả ái thư"Không chỉ vậy,ông có đóng góp rất lớn trong nhiều lĩnh vực,để lại nhiều tác phẩm có giá trị lớn như: Quân trung từ mệnh tập,Dư địa chí,Chí Linh sơn phú,Quốc âm thi tập,..và tác phẩm nổi tiếng được coi như bản tuyên ngôn độc lập của nước ta " Bình Ngô đại cáo".Tư tưởng nhân nghĩa,yêu nước,thương dân luôn được ông đề cao và trân trọng.Đặc biệt cách đánh vào tinh thần cuả giặc (tâm công kế) cũng được ông sử dụng một cách hiệu quả.
Vụ án Lệ Chi Viên là vụ án oan nổi tiếng thời Lê Sơ khiến cho người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi bị kết án tru di tam tộc.Năm 1464 sau 22 năm oan khuất,vua Lê Thánh Tông đã ban chiếu minh oan cho ông.
Lưu ý : Có những phần tham khảo tư liệu trong sách và trên mạng
Tham khảo:
– Nguyễn Trãi không những Ɩà một nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc mà còn Ɩà một danh nhân văn hoá thế giới.Ông có nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lí học như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí…
– Tư tưởng c̠ủa̠ ông tiêu biểu cho tư tưởng c̠ủa̠ thời đại.cả cuộc đời c̠ủa̠ Nguyễn Trãi, khi đánh giặc cũng như khi xây dựng đất nước hoặc sáng tác thơ văn, ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.Ông thường suy nghĩ ѵà mong muốn “ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày”, “nơi thôn cùng, xóm vắng không một tiếng hờn giận oán sầu”.
Lê Thánh Tông:
-Là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự mà còn Ɩà một nhà văn, nhà thơ lớn, nổi tiếng tài ba c̠ủa̠ dân tộc ta ở thế kỉ XV.Ông đã để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ.
– Cuối thế kỉ XV, ông sáng lập ra Hội Tao đàn ѵà Ɩàm chủ soái.Hội Tao đàn ra đời đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời.
-Thơ văn c̠ủa̠ ông chứa đựng tinh thần yêu nước ѵà tinh thần dân tộc sâu sắc.Ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị như : Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Chinh tây kỉ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xuý, CỔ tâm bách vịnh…, tất cả khoảng trên 300 bài (bằng chữ Hán), Hồng Đức quốc âm thi tập (bằng chữ Nôm).
3.Ngô Sĩ Liên (thế kỉ XV)
– Ông Ɩà nhà sử học nổi tiếng c̠ủa̠ nước ta ở thế kỉ XV.Ông đỗ Tiến sĩ năm 1442, từng được đảm nhận các chức vụ ở Hàn lâm viện, Phó đô ngự sử, sử quán tu soạn.– Ông Ɩà một trong những tác giả bộ Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển) biên chép một cách có hệ thống lịch sử dân tộc từ thời Hồng Bàng đến năm 1427.
4.Lương Thế Vinh (1442 – ? )
Ông đỗ Trạng nguyên năm 1463, nổi tiếng thần đồng, học rộng, tài trí, khoáng đạt, bình dị được vua ѵà dân coi trọng.Ông còn Ɩà nhà toán học nổi tiếng c̠ủa̠ nước ta thời Lê sơ.Ông có công trình Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa (nghiên cứu về Phật học).Ông được người đương thời ca ngợi Ɩà nhân vật “tài hoa, danh vọng bậc nhất”; đến nay còn gọi Ɩà “Trạng Lường”.
THAM KHẢO:
– Nguyễn Trãi không những Ɩà một nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc mà còn Ɩà một danh nhân văn hoá thế giới.Ông có nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lí học như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí…
– Tư tưởng c̠ủa̠ ông tiêu biểu cho tư tưởng c̠ủa̠ thời đại.cả cuộc đời c̠ủa̠ Nguyễn Trãi, khi đánh giặc cũng như khi xây dựng đất nước hoặc sáng tác thơ văn, ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.Ông thường suy nghĩ ѵà mong muốn “ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày”, “nơi thôn cùng, xóm vắng không một tiếng hờn giận oán sầu”.
Lê Thánh Tông:
-Là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự mà còn Ɩà một nhà văn, nhà thơ lớn, nổi tiếng tài ba c̠ủa̠ dân tộc ta ở thế kỉ XV.Ông đã để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ.
– Cuối thế kỉ XV, ông sáng lập ra Hội Tao đàn ѵà Ɩàm chủ soái.Hội Tao đàn ra đời đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời.
-Thơ văn c̠ủa̠ ông chứa đựng tinh thần yêu nước ѵà tinh thần dân tộc sâu sắc.Ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị như : Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Chinh tây kỉ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xuý, CỔ tâm bách vịnh…, tất cả khoảng trên 300 bài (bằng chữ Hán), Hồng Đức quốc âm thi tập (bằng chữ Nôm).
3.Ngô Sĩ Liên (thế kỉ XV)
– Ông Ɩà nhà sử học nổi tiếng c̠ủa̠ nước ta ở thế kỉ XV.Ông đỗ Tiến sĩ năm 1442, từng được đảm nhận các chức vụ ở Hàn lâm viện, Phó đô ngự sử, sử quán tu soạn.– Ông Ɩà một trong những tác giả bộ Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển) biên chép một cách có hệ thống lịch sử dân tộc từ thời Hồng Bàng đến năm 1427.
4.Lương Thế Vinh (1442 – ? )
Ông đỗ Trạng nguyên năm 1463, nổi tiếng thần đồng, học rộng, tài trí, khoáng đạt, bình dị được vua ѵà dân coi trọng.Ông còn Ɩà nhà toán học nổi tiếng c̠ủa̠ nước ta thời Lê sơ.Ông có công trình Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa (nghiên cứu về Phật học).Ông được người đương thời ca ngợi Ɩà nhân vật “tài hoa, danh vọng bậc nhất”; đến nay còn gọi Ɩà “Trạng Lường”.
Ai có bài phân tích nhân vật Ngô Tử Văn của chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên mà tự làm không ạ . Cho em xin với được không ạ
guyễn Dữ là một nhà văn nổi tiếng vào khoảng thế kỉ XVI, ông đã đóng góp vào nền văn học Việt Nam tác phẩm để đời “Truyền kì mạn lục” bao gồm 20 truyện viết bằng chữ Hán theo thể tản văn xen lần biền văn và thơ ca. Bên cạnh “Chuyện người con gái Nam Xương” vốn rất nổi tiếng, tác phẩm được nhiều người đọc đón nhận cũng không kém chính là “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.
Truyện xoay quanh nhân vật Ngô Tử Văn, là một người khảng khái, chính trực, dũng cảm, có tinh thần vì dân trừ hại. Thông qua câu chuyện này, tác giả muốn đề cao tinh thần trượng nghĩa, đồng thời cũng bày tỏ khát vọng về công lí, khuyên răn con người sống và hành động hợp với lẽ phải, không làm điều ác, bênh vực cái thiện.
Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ nổi tiếng bởi sự khẳng khái, yêu thích chính nghĩa và luôn tỏ thái độ bất bình với những việc trái với đạo lí, lẽ phải. Chính bởi tính tình này mà Ngô Tử Văn không thể làm ngơ trước cảnh một tên tướng bại trận sau khi thành ma đã tác oai tác quái làm hại dân lành. Chàng quyết định đốt đền của hắn để thay dân trừ hại. Hành động của chàng được thổ công bênh vực và đã chỉ cách để trình bày sự việc với Diêm Vương. Sự việc sáng tỏ, Ngô Tử Văn sống lại và được phong chức làm chức phán sự đền Tản Viên, chuyên phán xử để đòi lại công bằng, sự thật cho người dân hiền lành vô tội.
Truyện được đưa vào một thế giới thần kì, huyền ảo, vừa là phong cách nghệ thuật của Nguyễn Dữ vừa khiến người đọc bị mê hoặc vào thế giới của truyện, từ đó suy ngẫm để rút ra giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. Càng đi sâu vào phân tích nhân vật Ngô Tử Văn, người đọc sẽ càng thấy được niềm tin vào chính nghĩa, tinh thần tự tôn dân tộc, quyết đấu tranh chống lại cái ác đến cùng.
Nghệ thuật xây dựng cốt truyện hấp dẫn và miêu tả nhân vật của Nguyễn Dữ đã khiến người đọc có thể hình dung ra tính cách của nhân vật Ngô Tử Văn ngay ở những lời giới thiệu đầu tiên. Cách giới thiệu ngắn gọn về tên, họ, quê quan, tính cách đã là cho người đọc tin tưởng hơn về mức độ chân thật của câu chuyện. Ngô Tử Văn tên Soạn, họ Ngô, người ở đất Lạng Giang, tinh cách khẳng khái, nóng nảy, cương trực, chuộng chính nghĩa và thấy chuyện bất bình thì không thể bỏ qua mà luôn ra tay cứu người hành đạo, không nề hà những thiệt thòi về bản thân.
Giọng điệu trong lời miêu tả của Nguyễn Dữ có tính ngợi ca, khiến người đọc có cái nhìn tin tưởng, trông đợi vào hành động của nhân vật trong suốt diễn biến của câu chuyện. Minh chứng cho hành động trượng nghĩa, tính tình cương trực, không sợ cái ác của Ngô Tử Văn được thể hiện ở cuộc đấu tranh với hồn ma tên tướng giặc nơi trần gian và nơi Minh ty khi diện kiến Diêm Vương.
Ở cuộc đấu tranh nơi trần gian, hành động đầu tiên của nhân vật Ngô Tử Văn là việc đốt đền. Việc đốt đền là việc liên quan đến tâm linh, có thể mang đến những hậu quả khó lường cho người gây ra hành động này. Mọi người đều sợ hãi và không dám làm việc này mặc dù ai ai cũng thấy hành động hại người, hại dân chúng của hồn ma tên tướng giặc.
Nhưng Ngô Tử Văn thì khắc, chàng quyết tâm đi đốt đền tên tướng để trừ hại cho dân. Hành động của chàng không phải là hành động bộc phát nhất thời mà là hành động được chuẩn bị rất kỹ càng, chứng tỏ sự quyết tâm của chàng. Ngô Tử Văn tắm rửa sạch sẽ, khấn trời để thể hiện lòng thành kính của mình. Hành động này chứng tỏ không phải chàng là người có hành động hỗn láo, đốt phá đền thờ của thánh thần mà là hành động chính nghĩa, cần sự chứng giám và trợ giúp của trời xanh để có thể thành công trừng trị tên hồn ma tướng giặc, mang lại cuộc sống bình yên cho dân.
Sau khi đốt đền, Ngô Tử Văn bị tên Bách hộ họ Thôi làm cho hôn mê, sốt, điều này chứng tỏ tính hợp lí của câu chuyện bởi người phàm thì không thể chống lại những thế lực tâm linh. Khi đối mặt với tên Bách hộ họ Thôi, hắn vốn là tên tướng bại trận của giặc Minh, lúc sống đã đi xâm lược nước khác, làm hại biết bao người dân vô tội, cho đến tận khi chết, hắn vẫn giữ nguyên bản chất của mình, hơn nữa còn hung bạo hơn khi dám đuổi cả thổ công và mua chuộc những thổ thần bên cạnh để có thể tự do tác oai, tác quái.
Không những tàn ác, hắn còn là một tên lừa lọc, gian xảo khi dám dùng những triết lí thánh hiền khi nói chuyện với Ngô Tử Văn. Hắn tự xưng với Ngô Tử Văn hắn là “Tản văn cư sĩ” tức là một người có học thức, lại còn dám lấy đạo lí ra để răn dạy Ngô Tử Văn, rằng hành động đốt đền thờ của chàng là vô cùng sai trái, trái với nghiệp nhà Nho, cũng trái với đạo trời, trái với cái đức. Hắn buộc tôi Ngô Tử Văn hành động đốt đền là hành động “khinh nhờn hủy tượng”. Với những lí lẽ tưởng chừng như vô cùng thuyết phục như vậy, dường như mọi tội lỗi đều do Ngô Tử Văn gây nên.
Không những là một tên gian ác, xảo trá, hồn ma tên tướng giặc còn giả vờ nhân nghĩa, để cho Ngô Tử Văn một đường lui, lấy oai linh của quỷ thần để vừa hăm dọa, vừa mở đường ép Ngô Tử Văn phải làm: “Biết điều thì dựng trả ngôi đền như cũ. Nếu không thì vô cớ hủy đền Lư Sơn, Cố Thiệu sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ”
Tất cả những hành động hăm dọa của tên tướng không thể làm Ngô Tử Văn e sợ, chàng vẫn hoàn toàn tin vào lí tưởng của mình, vẫn “cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên”. Có thái độ như vậy là bởi Ngô Tử Văn đã nắm được chính nghĩa, là người theo lẽ phải nên chàng không cần sợ gì hết.
Tính cách cương trực, xem trọng lẽ phải của Ngô Tử Văn còn được thể hiện trong cuộc gặp gỡ với Thổ Công. Thổ công rất vui vừng và ủng hộ hành động đốt đền của Ngô Tử Văn. Sự đồng thuận của Thổ Công thể hiện một quan điểm, hành động chính nghĩa thì sẽ luôn được thánh thần phù hộ, chấp thuận.
Khi nghe Thổ công kể lại câu chuyện, Ngô Tử Văn mới vỡ lẽ, có phút chốc chàng cũng cảm thấy e ngại vì dù sao chàng cũng chỉ là người trần mắt thịt, mà tên tướng giặc lại vô cùng hung hãn. Khi được nghe Thổ công mách nước, chàng đã biết cách để trình bày trước mặt Diêm vương. Cuộc tranh cãi khốc liệt xảy ra ở Minh Ty cũng là một minh chứng cho sự chính trực của Ngô Tử Văn.
Cuộc tranh cãi ở Âm phủ vô cùng khốc liệt và có nhiều yếu tố đe dọa, chống lại Ngô Tử Văn. Xét ở phương diện lí, tình thì chàng cũng đều là người yếu thế: Chàng là một người thường mà lại dám hành động đốt đền thờ thánh thần.
Ngay từ khi bị áp giải vào Âm phủ, chàng đã bị sỉ vả, mắng đủ điều, thậm chí là bị vu cáo “tên này bướng bỉnh, ngoan cố”. Diêm Vương cũng có cái nhìn không tốt về Ngô Tử Văn, cho rằng chính chàng là người làm trái đạo nghĩa, dám có hành động hỗn láo.
Nhưng mối đe dọa lớn nhất của Ngô Tử Văn vẫn chính là “Người bị hại” tên Bách hộ họ Thôi. Hắn đã có mặt trước sân và đang đặt điều vu cáo. Nhưng chưa dừng lại ở đó, điều gian xảo của tên hồn ma tướng giặc còn thể hiện ở chỗ khi thấy Tử Văn cứng cỏi, hắn thấy vu vạ không được liền giả giọng nhân nghĩa: “Gã kia một kẻ học trò, thật là ngu bướng, quả đáng tội lắm. Nhưng đã trách mắng như vậy, cũng đủ răn đe rồi. Xin Đại vương khoan dung tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi. Chẳng cần đòi hỏi dây dưa, nếu thẳng tay trị tội nó, sợ hại đến cái đức hiếu sinh”.
Và hành động, thái độ của Tử Văn khi ở nơi Âm phủ càng thể hiện được sự khẳng khái, cương trực cũng như sự dũng cảm của bản thân. Chàng trình bày với Diêm Vương từ đầu đến cuối sự việc, giọng điệu đanh thép, lời lẽ cứng cỏi không chịu nhường chút nào. Và cái kết đúng như mong đợi của người đọc, tên bách hộ bị trừng trị thích đáng, còn Ngô Tử Văn được sống lại, còn được thăng chức làm chức phán sự, chuyên giải quyết chuyện trần gian để mang lại sự công bằng cho người dân lương thiện.
Chi tiết Ngô Tử Văn được nhận chức phán sự đền Tản Viên cũng là một chi tiết sáng trong truyện, thể hiện tính công bằng và khuyến khích những hành động chính nghĩa sẽ được đền đáp xứng đáng. Chàng thu nhận lời đề nghị của thổ thần, thu xếp việc nhà rồi không bệnh mà mất, trở thành viên quan đem lại công bằng cho dân.
“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên có nhiều ý nghĩa to lớn, vừa phản ánh hiện thực xã hội đầy rẫy những bất công, vừa thể hiện ước mơ, khát vọng của nhân dân về công lí, công bằng trong xã hội.
viết đoạn văn diễn dịch phân tích nhân vật cai lệ trong văn bản "tức nước vỡ bờ" giúp em với ạ
Em tham khảo:
Ngô Tất Tố là một nhà văn hiện thực xuất sắc, chuyên viết về nông thôn trước cách mạng. Qua đoạn Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn), tác giả đã lên án, tố cáo chế độ sưu thuế dã man của thực dân Pháp và bọn cường hào địa chủ tiếp tay cho chúng bóc lột nhân dân ta, khiến nhân dân ta trở nên bần cùng hóa. Trong đoạn trích, bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời được ngòi bút sắc sảo của Ngô Tất Tố vạch rõ thông qua việc khắc họa nhân vật cai lệ. Thật vậy, cai lệ chỉ là tên tay sai mạt hạng trong bộ máy thống trị của xã hội đương thời nhưng nhân vật này lại là hiện thân đầy đủ, rõ rệt nhất cho nhà nước, xã hội thực dân lúc bấy giờ. Tác giả tập trung dựng lên chân dung cai lệ không phải qua tâm lí, tâm trạng mà qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của nhân vật này. Ngôn ngữ của cai lệ không phải ngôn ngữ của con người, hắn chỉ biết quát, thét, hầm hè, nham nhảm, chửi, dọa nạt, cử chỉ, hành động của hắn cũng thể hiện tính cách hung hãn, hách dịch: sầm sập tiến vào, trợn ngược hai mắt, đùng đùng giật phắt cái thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, sấn đến để trói anh Dậu, tát vào mặt chị Dậu đánh bốp. Cai lệ thực sự trở thành một công cụ đánh trói người, hắn mất hết cả nhân tính khi bỏ ngoài tai những lời van xin của chị Dậu, định trói anh Dậu giữa lúc anh đang ốm nặng. Toàn bộ hành động, ý thức của hắn đều không còn tính người mà tàn bạo, độc ác đến táng tận lương tâm. Cai lệ không chỉ tiêu biểu cho tầng lớp tay sai thống trị mà lớn hơn, có ý nghĩa là hiện thân sinh động của trật tự thực dân phong kiến đương thời. Có thể nói, Tắt đèn là một bức tranh xã hội chân thực có ý nghĩa tố cáo đanh thép chế độ thực dân nửa phong kiến.
Tham khảo:
Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời được ngòi bút sắc sảo của Ngô Tất Tố vạch rõ thông qua việc khắc họa nhân vật cai lệ. Thật vậy, cai lệ chỉ là tên tay sai mạt hạng trong bộ máy thống trị của xã hội đương thời nhưng nhân vật này lại là hiện thân đầy đủ, rõ rệt nhất cho nhà nước, xã hội thực dân lúc bấy giờ. Tác giả tập trung dựng lên chân dung cai lệ không phải qua tâm lí, tâm trạng mà qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của nhân vật này. Ngôn ngữ của cai lệ không phải ngôn ngữ của con người, hắn chỉ biết quát, thét, hầm hè, nham nhảm, chửi, dọa nạt, cử chỉ, hành động của hắn cũng thể hiện tính cách hung hãn, hách dịch: sầm sập tiến vào, trợn ngược hai mắt, đùng đùng giật phắt cái thừng, bịch luôn vào ngực chị Dậu, sấn đến để trói anh Dậu, tát vào mặt chị Dậu đánh bốp. Cai lệ thực sự trở thành một công cụ đánh trói người, hắn mất hết cả nhân tính khi bỏ ngoài tai những lời van xin của chị Dậu, định trói anh Dậu giữa lúc anh đang ốm nặng. Toàn bộ hành động, ý thức của hắn đều không còn tính người mà tàn bạo, độc ác đến táng tận lương tâm. Cai lệ không chỉ tiêu biểu cho tầng lớp tay sai thống trị mà lớn hơn, có ý nghĩa là hiện thân sinh động của trật tự thực dân phong kiến đương thời. Có thể nói, Tắt đèn là một bức tranh xã hội chân thực có ý nghĩa tố cáo đanh thép chế độ thực dân nửa phong kiến.
Viết đoạn văn (từ 5 - 7 câu) kể lại một sự việc trong văn bản “Thánh Gióng" bằng lời của một nhân vật trong truyện do em tự chọn. Mọi người làm giúp em với ạ, 8h30 là em nộp bài rồi ạ
BN THAM KHẢO:
Từ khi sinh Gióng ra,tôi rất lấy làm lạ vì thằng bé lên ba vẫn chưa biết nói,cười hay đi.Suốt ngày Gióng chỉ nằm một chỗ,cho ăn thì ăn,cho uống thì uống chứ không chạy nhảy nô đùa như bạn bè đồng trang lứa.Tôi cũng lo lắm nhưng cũng chẳng biết làm thế nào.Năm ấy,giặc Ân xâm lược nước tôi.Chúng đi đến đâu là tàn phá đến đó.Đâu đâu cũng tràn ngập cảnh đau thương.Thấy tình thế đất nước ngày một tồi tệ,nhà vua đã cử sứ giả xuống các làng bản tìm người tài cứu nước.Khi sứ giả đi đến làng tôi rao,Gióng bỗng cất tiếng nói:"Mẹ ơi,mẹ gọi sứ giả vào đây cho con!".Nghe thấy thế,tôi vừa ngạc nhiên,vừa nơm nớp lo sợ nhưng vẫn làm theo lời con.Vừa thấy sứ giả,thằng bé đứng bật dậy,nói:"Ông về bảo nhà vua rèn cho tôi một con ngựa sắt,một cái roi sắt,một áo giáp sắt,tôi đánh đuổi giặc cho."
Viết đoạn văn diễn dịch phân tích nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao
Mọi người giúp em gấp với ạ
Em tham khảo:
Trong tác phẩm nhân vật chính Lão Hạc là một người nông dân lương thiện với tấm lòng yêu thương con vô hạn. Lão Hạc sống cô độc trong ngôi nhà, vợ ông mất sớm còn người con trai vì không có tiền cưới vợ nên anh con trai quẫn chí bỏ nhà để đi đồn điền cao su. Cuộc sống của lão vốn không bình yên mà lại gặp nạn đói, mất mùa, không có thóc gạo. Nhưng không vì vậy mà lão mất đi bản tính lương thiện của mình. Và có một sự việc đã khiến cho cuộc sống của lão thay đổi đó là vì đói kém mà lão phải bán đi cậu Vàng-người bạn của lão và nó cũng là kỉ vật cuối cùng mà con trai lão để lại. Khi bán đi cậu Vàng về lão đến nhà ông giáo kể câu chuyện đó, dáng vẻ buồn đau, lão không nhịn được mà khóc hu hu. Cuồi cùng để giữ lại chút lương thiện của bản thân lão đã chọn cái chết, một cái chết đau đớn, rũ rượi. Lão Hạc là một người rất đáng quý với những phẩm chất quý.
Phân tích nhân vật ngô tử văn?Từ đó nêu suy nghĩ của em về trách nhiệm đối với tổ quốc?
phân tích:
Lai lịch: Tên Soạn người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.
Tính cách: Khảng khái, cương trực nóng nảy thấy sự gian tà thì không chịu được Danh tiếng: Nổi tiếng đến mức vùng Bắc vẫn khen là một người cương trực
Có 1 đoạn nhỏ dành cho bạn :
Bao đời nay ông cha ta đã hi sinh để giành lại độc lập và hòa bình của đất nước. Và giờ đây đất nước đã được hòa bình, nơi nơi đều ấm êm. Mỗi công dân phải chung tay bảo vệ đất nước, bảo vệ tổ quốc của chúng ta. Xây dựng tổ quốc ngày giàu mạnh. Là một công dân chúng ta phải làm việc và học tập thật tốt để góp phần xây dựng tổ quốc. Mỗi việc làm của công dân chung ta là quyết định cho sự phát triển đất nước. Vì vậy chúng ta phải có trách nhiệm xây dựng đất nước đi lên, bền vững và thịnh trị.
Em hãy viết đoạn văn (1,5 trang giấy ) trình bày suy nghĩ của mình thông qua nhân vật ngô tử văn . Thế hệ thanh niên hiện nay chúng ta sẽ làm gì để noi theo ngô tử văn .
Tham Khảo:
Cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn – Nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm "Chuyện chức người phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ là người trung thực ngay thẳng đại diện cho cái thiện và công lý ở đời.
Nguyễn Dữ là một nhà nho xuất thân trong một gia đình có truyền thống học thức. Những câu chuyện của ông đều nhằm tố cáo xã hội phong kiến mà ông đang sống. Đồng thời thể hiện cái nhìn nhân sinh quan của tác giả.
Nhân vật Ngô Tử Văn được tác giả Nguyễn Dữ xây dựng là người có tính cách trung thực, ngay thẳng, tính cách bộc trực thẳng thắn không sợ uy quyền, chức tước không sợ ma quỷ nha sai. Những hành động Ngô Tử Văn đều thể hiện sự khẳng khái của một người ngay thẳng không sợ trời không sợ đất.
phân tích vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật ngô tử văn
ai giúp với ạ
AI CÓ MẪU TẢ KHU VUI CHƠI MÀ EM BIẾT KO Ạ
CHO EM XIN VÀI MẪU VỚI Ạ
(KO MẠNG HAY VĂN MẪU)
PLEASE!TRƯỚC 7H TỐI NAY EM PHẢI NỘP RÙI Ạ