xác định mục đích của các câu trần thuật trong bài lão hạc
Xác định câu trần thuật trong những câu dưới đây và nêu mục đích của những câu trần thuật đó?
a. Và lão kể. Lão kể nhỏ nhẻ và dài dòng thật.
b. Ấy! Sự đời lại cứ thường vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được. Hai đứa mê nhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả . Nhưng họ thách nặng quá: Nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu.
c. Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường.
d. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hep.
e. Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con.
f. Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi kênh rạch càng bửa giăng chi chít như mạng nhên. Trên trời thì trời xanh, dưới nước thì nước xanh, chung quanh mình chỉ toàn một sắc xanh cây lá.
g. Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, Hà Nội, được khởi công xây dựng vào năm 1898 và hoàn thành sau bốn năm, do kiến trúc sư người Pháp Ép- phen thiết kế.
h. Vào đêm trước ngày khai trường của con mẹ không ngủ được.
i. Con là một đứa trẻ nhạy cảm.
j. Trên các triền núi láng giềng, nắng hanh như rây bột nghệ, và đá núi lượn như xô bồ những con sóng đời đời không chịu tan.
k. (Không phải chia nữa) Anh cho em tất.
l. Ngày xưa, ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con.
m. Kẻ ở cạn người ở nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được.
n. Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.
Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích gì? Hãy xác định mục đích của hành động nói thể hiện ở một câu trong bài hịch và vai trò của câu ấy đối với việc thực hiện mục đích chung.
Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích:
+ Thể hiện sự căm phẫn, giận dữ trước cảnh giặc xâm lược ngang nhiên cướp bóc dân ta.
+ Mục đích thứ hai: Khích lệ lòng yêu nước, ý chí chống quân xâm lược của quân sĩ.
- Hành động nói: trình bày (câu trần thuật) – Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.
- Hành động nói: Trình bày, đe dọa, yêu cầu – Nay ta chọn binh pháp…tức là nghịch thù"
em hãy xác định chủ ngữ,vị ngữ trong câu"tôi đứng lặng giờ lâu,nghĩ về bài học đường đời đầu tiên" cho biết câu văn trên có phải câu trần thuật đơn không? vì sao? mục đích nói
tôi : chủ ngữ ; đứng lặng giờ lâu,nghĩ về bài học đường đời đầu tiên: vị ngữ
=> Câu trên là câu trần thuật , mục đích nói: kể
Câu 1/Tìm 1 câu nghi vấn , 1 câu cảm thán , 1 câu trần thuật ,1 câu cầu khiến, 1 câu phủ định ở phần 2,3 của bài Hịch tướng SĨ ? Nêu mục đích sử dụng?
Câu nghi vấn: Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không? Mục đích: Điều khiển.
Câu cảm thán: Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!
Câu cầu khiến: ...
Câu phủ định: Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà khôg biết thẹn. Mục đích: Phủ định việc quân biết lo, biết thẹn.
đọc bài " lão Hạc". sau đó hãy:
- xác định cốt truyện
- xác định ngôi kể
- cho biết các nhân vật trong truyện và cho biết đâu là nhân vật chính?
- nhận xét về đặc điểm riêng trong lời nói của lão Hạc? của ông giáo?
- cho biết tình huống của truyện
Tham khảo:
- Cốt truyện: Câu chuyện kể về cuộc đời đầy khó khăn và bế tắc của một người nông dân hiền lành chân chất, tốt bụng, tự trọng và thương con mà mọi người thường gọi là Lão Hạc. Vợ Lão mất sớm, con trai Lão vì gia cảnh không đủ cho thách cưới của nhà gái mà không lấy được vợ đã bỏ đi làm đồn điền cao su nhiều năm không về.
- Ngôi kể thứ nhất (nhân vật ông giáo).
- Các nhân vật: Lão Hạc; ông giáo; Binh Tư; cậu Vàng. Nhân vật chính: lão Hạc.
- Tình huống truyện:
+ Tình huống 1: Cuộc trò chuyện giữa ông giáo và lão Hạc về chuyện bán con chó Vàng.
+ Tình huống 2: Lão Hạc xin bả chó và cái chết đầy bất ngờ, dữ dội
Ai cho tui biết câu lão hạc ko ngu ngốc càng ko gần giở xét về mục đích nói các câu trên thuộc kiểu câu gì đc ko
giở => dở
Câu trần thuật, dùng để kể nha em!
Bài 2. Nêu mục đích cụ thể của những câu trần thuật dưới đây:
b) Mỗi câu "Chối này" chị Cốc lại dán 1 mot xuống, Mỏ cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.
c) Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo. Vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn.
d)Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt
e)Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con...
Bài 3. Chuyển những câu sau thành câu trần thuật mà mục đích trực tiếp của mỗi câu về cơ bản vẫn giữ được:
a)Anh nên đóng cửa sổ lại
b)Ông Giáo hút trước đi
c)Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão
Bài 2:
b. Miêu tả hành động của chị Cốc.
c. Giới thiệu nhân vật Kiều Phương.
d. Miêu tả động tác thả sào, rút sào của dượng Hương Thư.
e. Thông báo.
Bài 3:
a. Đứa em bảo người anh đóng cửa sổ.
b. Lão Hạc mời ông giáo hút thuốc trước.
c. Người vợ bảo hỏi ông giáo về chuyện giúp đỡ lão Hạc.
Câu 1: Xác định các kiểu câu?
a.-U nó không được thế !....................................................
b.Người ta đánh mình không sao,mình đánh người ta thì mình phải tù,phải tội.(Ngô Tất Tố). ...................................................
c.Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả ?....................................
d.Hỡi ơi lão Hạc!........................................................
Câu 2:Chép một câu thơ trong bài thơ :Nhớ rừng của Thế Lữ có sử dụng câu nghi vấn và nêu tác dụng ?
Câu 3:Viết một đoạn văn ngắn từ 6-8 nói về mục đích của học tập có sử dụng câu cầu khiến, nghi vấn,cảm thán.
1
câu a là câu cầu khiến - hành động nói là yêu cầu đề nghị
câu b là câu phủ định-hành động nói là phủ định bác bỏ ý kiến
câu c là câu nghi vấn-hành động nói là hỏi
câu d là câu nghi vấn -hành động nói là hỏi
2
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Câu nghi vấn có tác dụng thể hiện dòng hoài niệm và sự luyến tiếc của con hổ khi nhớ lại quá khứ huy hoàng của mình. Hổ tự hỏi chính mình thời quá khứ vàng son ấy nay còn đâu. Càng tự hỏi mình thì nó càng luyến tiếc quá khứ và cảm thấy hụt hẫng, buồn chán ở thực tại.
3
Hôm nay là buổi tổng kết năm học , vừa đọc điểm xong , Minh-lớp trưởng đã quay xuống khoe:
-Các cậu ơi ! Ngày mai nhà trường tổ chức cho các lớp 3 ngày đi nghỉ ở Vũng Tàu đó !
Cả lớp nhao nhao lên kháo nhau:
- Thật hả ? Thật hả ?
- Lớp trưởng ơi ! Cậu nói rõ kết hoạch cho bọn mình nghe nào !
- Thế này nhé : Vê phí xe và phòng trọ nhà trường đã chi hết rồi ! Còn chuyện ăn uống thì đã có hội phụ huynh lớp mình lo ! Sáng mai la ngày chủ nhật 5 giờ có mặt đầy đủ ! Thầy hiệu trưởng vừa phổ biến là đi sớm .. cho nó mát ') . Các cậu nhớ là phải mang đầy đủ quần áo tư tranh cần thiết nhé ! Nội dung chỉ có vậy thôi ! Lớp nghỉ !
Thế la cả bọn nhao lên :
-Ôi thích thế ! Nhà trương muôn năm !.. ')
Đặc điểm (công dụng,dấu câu) của các kiểu câu phân loại theo mục đích nói: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán
Đặc điểm hình thức | ||
Câu nghi vấn | có dấu chấm hỏi ớ cuối câu và thường đi kèm với từ nghi vấn như: ai, thế nào, sao,.. | dùng để hỏi |
Câu cầu khiến | có các từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,... thường kết thúc bằng dấu chấm than | dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị,... |
Câu cảm thán | có các từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ôi,... kết thúc bằng dấu chấm than | dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết) |
Đặc điểm hình thức của câu trần thuật tương đối bình thường, không có dấu ấn về hình thức như các kiểu câu nghi vấn (dấu chấm hỏi), câu cảm thán (dấu chấm than),… Đây là kiểu câu cơ bản nhất và được sử dụng phổ biến thông dụng nhất trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.