1/ Chỉ dùng Fe nêu phương pháp nhận biết các dung dịch sau: K2CO3, HCl, K2SO4, MgSO4
Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết:
a) 7 dung dịch mất nhãn : NaNO3, HCl, NaOH, Na2CO3, BaCl, H2SO4, Na2SO4
b) Chỉ dùng bột Fe, làm thuốc thử nhận biết 5 dung dịch: H2SO4, Na2SO4, Na2CO3, MgSO4, BaCl2
Có 3 lọ bị mất nhãn,mỗi lọ chứa 1 hỗn hợp dung dịch:(K2CO3 và NaHCO3);(KHCO3 và Na2SO4);(Na2CO3 và K2SO4).Chỉ dùng dd BaCl2 và dd HCl,nêu cách nhận biết các lọ.
Nhỏ từ từ $HCl$ vào 3 mẫu thử. Lọ nào không xuất hiện khí ngay chứa $Na_2CO_3$ và $K_2SO_4$. Hai lọ còn lại tạo khí ngay lập tức
Nhỏ $BaCl_2$ vào hai lọ còn lại tới khi thấy kết tủa không tăng thì đem nhỏ $HCl$ tới dư. Lọ nào vẫn cho kết tủa thì chứa $KHCO_3$ và $Na_2SO_4$
Lọ còn lại chứa $K_2CO_3$ và $NaHCO_3$
Trích mẫu thử
Cho từ từ dd HCl vào mẫu thử
- MT xuất hiện khí ngay là $KHCO_3$ và $Na_2SO_4$
- MT sau một thời gian mới xuất hiện khí là $K_2CO_3$ và $NaHCO_3$ ; $Na_2CO_3$ và $K_2SO_4$
Cho dung dịch $BaCl_2$ tới dư vào hai mẫu thử còn. Sau đó thêm lượng dư dung dịch $HCl$
- MT nào tạo kết tủa rồi tan hết là $K_2CO_3,NaHCO_3$
- MT nào không tan hoàn toàn là $Na_2CO_3,K_2SO_4$
$K_2CO_3 + HCl \to KCl + KHCO_3$
$NaHCO_3 + HCl \to NaCl + CO_2 + H_2O$
$KHCO_3 + HCl \to KCl + CO_2 + H_2O$
$Na_2CO_3 + HCl \to NaCl + NaHCO_3$
$BaCl_2 +K_2CO_3 \to BaCO_3 + 2KCl$
$BaCl_2 + K_2SO_4 \to BaSO_4 + 2KCl$
$BaCO_3 + 2HCl \to BaCl_2 + CO_2 + H_2O$
Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch trong những lọ mất nhãn sau: A) HCl, NaOH, K2SO4, K2CO3 B) HCl, Ba(OH)2, CaCO3, KNO3
a)
_Trích mẫu thử, đánh STT_
Cho các mẫu thử lần lượt tác dụng với dd AgNO3, sau đó nhúng QT:
- Có kết tủa màu trắng, QT hoá đỏ: HCl
\(AgNO_3+HCl\rightarrow AgCl\downarrow+HNO_3\)
- Có kết tủa màu đen, QT không đổi màu: NaOH
\(2AgNO_3+2NaOH\rightarrow2NaNO_3+Ag_2O\downarrow+H_2O\)
- Có kết tủa màu trắng, QT không đổi màu: K2SO4
\(2AgNO_3+K_2SO_4\rightarrow Ag_2SO_4\downarrow+2KNO_3\)
- Có kết tủa màu vàng cam: K2CO3
\(2AgNO_3+K_2CO_3\rightarrow Ag_2CO_3\downarrow+2KNO_3\)
_Dán nhãn_
b)
_Trích mẫu thử, đánh STT_
Hoà các mẫu thử vào nước, sau đó nhúng QT:
- Tan, QT hoá đỏ: HCl
- Tan, QT hoá xanh: Ba(OH)2
- Không tan: CaCO3
- Tan, QT không đổi màu: KNO3
_Dán nhãn_
trích 1 ít dung dịch ra làm mẫu thử rồi đánh stt
rồi nhỏ vài giọt vào QT
QT hóa xanh => NaOH
QT hóa đỏ => HCl
QT không đổi màu => K2SO4 , K2CO3
cho HCl tác dụng với 2 mẫu thử còn lại
có khí => K2CO3
không hiện tượng => K2SO4
dán nhãn
b) trích 1 ít dung dịch ra làm mẫu thử rồi đánh stt
rồi nhỏ vài giọt vào QT
QT hóa xanh => Ba(OH)2
QT hóa đỏ => HCl
QT không đổi màu => CaCO3 , KNO3
cho 2 dung dịch vào nước cất
tan => KNO3
không tan => CaCO3
dán nhãn
Chỉ dùng thêm một dung dịch hãy trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch (riêng biệt) sau: HCL( có hòa tan phenoltalein), MgSO4, Al(NO3)3, FeCl3, Ca(HCO3)2. Viết các phương trình phản ứng minh họa
CHỈ DÙNG 1 KIM LOẠI, HÃY TRÌNH BÀY PHƯƠNG PHÁP HOÁ HỌC ĐỂ NHẬN BIẾT BỐN DD RIÊNG BIỆT ĐỰNG TRONG BỐN LỌ MẤT NHÃN HCL , K2SO4 , K2CO3 , Ba(NO3)2
_ Trích mẫu thử.
_ Cho vào từng mẫu thử một mẩu Zn.
+ Nếu mẩu Zn tan, có hiện tượng sủi bọt khí, đó là HCl.
PT: \(Zn+2HCl\rightarrow ZnCl_2+H_2\)
+ Nếu không hiện tượng, đó là K2SO4, K2CO3, Ba(NO3)2. (1)
_ Nhỏ vài giọt dd HCl vừa nhận biết được vào từng mẫu thử nhóm (1).
+ Nếu sủi bọt khí, đó là K2CO3.
PT: \(2HCl+K_2CO_3\rightarrow2KCl+CO_2+H_2O\)
+ Nếu không hiện tượng, đó là K2SO4 và Ba(NO3)2. (2)
_ Nhỏ một lượng K2CO3 vừa nhận biết được vào mẫu thử nhóm (2).
+ Nếu xuất hiện kết tủa trắng, đó là Ba(NO3)2.
PT: \(K_2CO_3+Ba\left(NO_3\right)_2\rightarrow2KNO_3+BaCO_{3\downarrow}\)
+ Nếu không hiện tượng, đó là K2SO4.
_ Dán nhãn.
Bạn tham khảo nhé!
- Cho Fe tác dụng với các dd:
+ Kim loại tan, sủi bọt khí: HCl
\(Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\uparrow\)
+ Kim loại không tan: K2SO4, K2CO3, Ba(NO3)2 (1)
- Cho dd HCl dư tác dụng với các dd ở (1)
+ Sủi bọt khí: K2CO3
\(K_2CO_3+2HCl\rightarrow2KCl+CO_2+H_2O\)
+ Không hiện tượng: K2SO4, Ba(NO3)2 (2)
- Cho dd K2CO3 tác dụng với các dd ở (2)
+ Không hiện tượng: K2SO4
+ Kết tủa trắng: Ba(NO3)2
\(K_2CO_3+Ba\left(NO_3\right)_2\rightarrow BaCO_3\downarrow+2KNO_3\)
Bằng phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau
a) KCl,K2SO4,K2CO3,KNO3
b) MgSO4,Na2SO4
c) 3 chất rắn riêng biệt: Al2O3,Al,Fe
d)3 dung dịch riêng biệt: FeCl2, FeSO4,FeCl3
b) MgSO4, Na2SO4
Trích mỗi mẫu 1 ít
+ cho mẫu thử trên tác dụng với NaOH
- phản ứng tạo kết tủa là MgSO4
pt:MgSO4 + 2NaOH-> Mg(OH)2 + Na2SO4
- không phản ứng : Na2SO4
a)+ Trích mỗi mẫu 1 ít, đánh sô thứ tự:
+Cho một lượng nhỏ các chất td dd HCl dư
- Phản ứng có hiện tượng sủi bọt khí là K2CO3
PT: K2CO3+ 2HCl --> 2KCl + H2O + CO2
Cho 3 chất còn lại tác dụng với BaCl2
- phản ứng tạo ra kết tủa là K2SO4
PT:K2SO4 + BaCl2--> BaSO4 + 2KCl
+Hai chất còn lại cho tác dụng với dd AgNO3
-Phản ứng xuất hiện kết tủa trắng là KCl
PT: KCl + AgNO3 -> KNO3 + AgCl
=> Chất còn lại là KNO3
c;
Cho các mẫu thử vào dd NaoH dư nhận ra:
+Fe ko tan
+Al;Al2O3 tan
Lấy 2 chất rắn cho vào dd HCl nhận ra
+Al có khí thoát ra
+Al2O3 có hiện tượng
Câu 1:Trình bày phương pháp nhận biết các chất sau:
a) CuSO4, AgNO3, NACl
b) NaOH, HCl, NaNO3, NaCl
c) KOH, K2SO4, K2CO3, KNO3
Câu 2:Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 150ml dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 10,08 l khí (đktc).
a) tính khối lượng mạt sắt tham gia phản ứng.
b) tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
Câu 3:Cho 15,75g hỗn hợp 2 kim loại Cu và Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 33,6 l khí (đktc).
a) tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
b) tính khối lượng dung dịch muối thu được.
(mik đang cần gấp lắm ạ, m.n giúp mik với. Cảm ơn m.n)
1. a) Quan sát màu sắc của các dung dịch ta thấy CuSO4 có màu xanh lam
AgNO3, NaCl không màu
Cho quỳ tím vào 2 dung dịch không màu trên
+ Quỳ hóa đỏ: AgNO3
+ Quỳ không đổi màu: NaCl
b) Cho quỳ tím vào các mẫu thử
+ Quỳ hóa đỏ: HCl
+ Quỳ hóa xanh: NaOH
+ Quỳ không đổi màu: NaNO3, NaCl
Cho AgNO3 vào 2 mẫu thử làm quỳ không đổi màu
+ Kết tủa: NaCl
\(NaCl+AgNO_3\rightarrow NaNO_3+AgCl\downarrow\)
+ Không hiện tượng: NaNO3
c) Cho quỳ tím vào từng mẫu thử
+ Quỳ hóa xanh: KOH, K2CO3
+ Quỳ không đổi màu: K2SO4, KNO3
Cho dung dịch HCl vào 2 mẫu làm quỳ hóa xanh
+ Có khí thoát ra: K2CO3
\(K_2CO_3+2HCl\rightarrow2KCl+CO_2+H_2O\)
+ Không hiện tượng: KOH
\(KOH+HCl\rightarrow KCl+H_2O\)
Cho dung dịch BaCl2 vào 2 mẫu không làm quỳ đổi màu
+ Kết tủa: K2SO4
\(BaCl_2+K_2SO_4\rightarrow BaSO_4+2KCl\)
+ Không hiện tượng: KNO3
2)\(a.Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\\ n_{Fe}=n_{H_2}=0,45\left(mol\right)\\ \Rightarrow m_{Fe}=0,45.56=25,2\left(g\right)\\ b.n_{HCl}=2n_{H_2}=0,9\left(mol\right)\\ \Rightarrow CM_{HCl}=\dfrac{0,9}{0,15}=6M\)
\(3.a.Zn+H_2SO_4\rightarrow ZnSO_4+H_2\\ n_{H_2}=n_{Zn}=0,15\left(mol\right)\\ \Rightarrow m_{Zn}=0,15.65=9,75\left(g\right)\\ \Rightarrow m_{Cu}=15,75-9,75=6\left(g\right)\\ b.n_{ZnSO_4}=n_{H_2}=0,15\left(mol\right)\\ \Rightarrow m_{ZnSO_4}=0,15.161=24,15\left(g\right)\)
. Bằng phương pháp hóa học, trình bày phương pháp nhận biết các dung dịch sau: HCl, H2SO4, KCl, K2SO4.
tham khảo
- Dùng quỳ tím nhận biết được
Nhóm axit:H2SO4,HCl do làm quỳ đổi màu đỏ
Nhóm muối do không làm quỳ tím đổi màu:K2SO4 ,KCl
- dùng Ba(OH)2 vào nhóm axit và muối
Tạo kết tủa trắng : H2SO4 (Nhóm axit) K2SO4 (nhóm muối)
không hiện tượng : hcl (Nhóm axit) KCl(nhóm muối)
pt Ba(OH)2 +H2SO4->BaSO4(kết tủa)+2H2O
Ba(OH)2 +K2SO4->BaSO4(kết tủa)+2KOH
- Trích mẫu thử:
- Cho quỳ tím vào các mẫu thử:
+ Nếu quỳ tím hóa đỏ là H2SO4 và HCl
+ Nếu quỳ tím không đổi màu là KCl và K2SO4
- Cho BaSO4 vào KCl và K2SO4.
+ Nếu có kết tủa là KCl.
PTHH: BaSO4 + 2KCl ---> BaCl2↓ + K2SO4.
+ Không phản ứng là K2SO4
- Cho BaCl2 vào HCl và H2SO4
+ Nếu có kết tủa là H2SO4
PTHH: BaCl2 + H2SO4 ---> BaSO4↓ + 2HCl
+ Không phản ứng là HCl
Trích mỗi lọ một ít làm mẫu thử
Cho quỳ tím vào từng mẫu thử
+ Nhóm gồm 2 lọ làm quỳ tím hóa đỏ : HCl, H\(_2\)SO\(_4\)
+ Nhóm gồm 2 lọ làm quỳ không đổi màu
Cho dung dịch BaCl\(_2\) vào nhóm gồm 2 lọ làm quỳ tím hóa đỏ
+ Lọ nào xuất hiện kết tủa trắng : H\(_2\)SO\(_4\)
PTHH: BaCl\(_2\) + H\(_2\)SO\(_4\) → BaSO\(_4\) + 2HCl
+ Lọ còn lại không có hiện tượng là HCl
Tương tự cũng cho dung dịch BaCl\(_2\) vào nhóm gồm 2 lọ không làm quỳ tím đổi màu
+ Lọ nào xuất hiện kết tủa trắng : K\(_2\)SO\(_4\)
PTHH: BaCl\(_2\) + K\(_2\)SO\(_4\) → BaSO\(_4\) + 2 KCl
+ Lọ còn lại không có hiện tượng là KCl
1. Dùng phương pháp hóa học nhận biết các chất sau:
a) dung dịch HCl và Na2SO4
b) dung dịch KCl và K2SO4
c) dung dịch K2SO4 và H2SO4
2. Từ Ca, CaO, Ca(OH)2 và dung dịch H2SO4 viết phương trình điều chế CaSO4.
Bài 1:
a) \(HCl,Na_2SO_4\)
- Trích mẫu thử
- Cho lần lượt các mẫu thử tác dụng với quỳ tím
+ Quỳ tím hóa đỏ: \(HCl\)
+ Quỳ tím không đổi màu: \(Na_2SO_4\)
b) \(KCl,K_2SO_4\)
- Trích mẫu thử
- Cho lần lượt các mẫu thử tác dụng với \(BaCl_2\)
+ Xuất hiện kết tủa trắng: \(K_2SO_4\)
\(PTHH:BaCl_2+K_2SO_4\rightarrow BaSO_4\downarrow+2KCl\)
+ Không hiện tượng: \(KCl\)
c) \(K_2SO_4,H_2SO_4\)
- Trích mẫu thử
- Cho lần lượt các mẫu thử tác dụng với quỳ tím
+ Quỳ tím hóa đỏ: \(H_2SO_4\)
+ Không đổi màu: \(K_2SO_4\)
Câu 1a)
- Dùng dung dịch BaCl2 để làm thuốc thử:
+ Tạo kết tủa trắng BaSO4 -> Nhận biết dung dịch Na2SO4
+ Không tạo kết tủa -> dung dịch HCl.
PTHH: Na2SO4 + BaCl2 -> BaSO4 (kt trắng) + 2 NaCl
Câu 1b)
- Dùng dung dịch BaCl2 để làm thuốc thử:
+ Tạo kết tủa trắng BaSO4 -> Nhận biết dung dịch K2SO4
+ Không tạo kết tủa -> dung dịch KCl
PTHH: K2SO4 + BaCl2 -> BaSO4 (kt trắng) + 2 KCl