Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyến Hà Phương
Xem chi tiết
tôi tên ANH
Xem chi tiết
minh nguyet
14 tháng 10 2021 lúc 17:06

Em tham khảo nhé:

Để đề cao vai trò và giá trị của con người, ông cha ta có câu "Một mặt người bằng mười mặt của". Đây là câu tục ngữ giàu hình ảnh và cũng giàu ý nghĩa. Một là số đếm, chỉ đơn vị ít ỏi, mười lại là đơn vị số đếm chỉ số nhiều. Bằng cách nói đối lập ấy, câu tục ngữ đã khẳng định một chân lí: nên đề cao vai trò, giá trị và tính mạng con người lên trên mọi thứ của cải vật chất dẫu những vật hất ấy có quý báu đến như thế nào.Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người, không để của cải che lấp con người. Điều này đã được lí giải và chứng minh qua thực tế từ hàng ngàn năm nay. Bởi nếu của cải bị mất nhưng còn con người thì vào 1 ngày không xa, những thứ của cải ấy sẽ lại được tạo ra do bàn tay con người. Trái lại, nếu không có con người, của cải vật chất tuy còn đó nhưng  cũng chẳng có tác dụng gì, chẳng thể tự sinh sôi nảy nở thêm vào.  Vì vậy nên mọi thứ vật chất dẫu có quý giá, dẫu có xa hoa cũng chẳng thể nào bằng được con người. Câu tục ngữ cũng kkhuyên con người không nên quá ham mê vật chất, chạy theo đồng tiền mà quên đi những giá trị tốt đẹp của con người.Ôi!  Thật là một câu tục ngữ mang lại giá trị nhân văn cao đẹp để cho con cháu sau này noi theo.

- Trạng ngữ: Bằng cách nói đối lập ấy

- Câu đặc biêt: Ôi!

Nguyễn Thị Thúy Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Công Thái Bảo
26 tháng 3 2020 lúc 10:41

Yêu thương con người là một trong những truyền thống đạo lí của dân tộc ta. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp truyền thống này qua câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân". Động từ "thương" đã nói lên tình cảm của con người đối với con người. Qua đó cũng nói lên tình cảm yêu thương lẫn nhau. Thực tế trong cuộc sống đã cho chúng ta thấy có rất nhiều người có tình yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Mới ngày hôm qua, bản tin thời sự đã đưa tin về tấm gương của anh Nguyễn Văn Quyết, anh đã quyên góp những trang thiết bị y tế giúp mọi người ngăn ngừa dịch bệnh. Thương người cũng như thương chính bản thân chúng ta vậy. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ có được tình thương của người nếu chúng ta không biết yêu thương họ. Thật vậy đấy! Bên cạnh đó, tình yêu giúp đỡ lẫn nhau sẽ khiến cho tâm hồn bạn trở nên nhẹ nhàng, thư thái hơn bao giờ hết. Chúng ta hãy biết thương yêu nhau, yêu quý nhau bởi sẽ chẳng có gì đáng giá hơn, trân trọng hơn tình yêu thương của con người đối với con người.

=> Trạng ngữ: mới ngày hôm qua

=> Câu đặc biệt: Thật vậy đấy!

Khách vãng lai đã xóa
Vô Song
Xem chi tiết
Amee
26 tháng 3 2021 lúc 21:58

tham khảo

Từ bao đời nay,(trạng ngữ) câu tục ngữ  "Lá lành đùm lá rách chính" được đúc kết và trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng ấy được thấm nhuần trong tư tưởng lối sống, được ông cha ta truyền dạy cho bao thế hệ con cháu. Câu tục ngữ lấy hình ảnh ẩn dụ của "lá lành" và "lá rách". Lá lành là ẩn dụ cho những con người có cuộc đời may mắn hơn người khác một chút. "Lá rách" là ẩn dụ cho những con người có số phận kém may mắn hơn, khổ sở hơn. Hành động "đùm" chính là hành động thương yêu, giúp đỡ bằng tình cảm hoặc bằng vật chất. Theo em, đây chính là hành động đẹp của dân tộc VN. Người giúp đỡ người, có gì giúp nấy và giúp người khác trong khả năng của mình. Nhờ có tinh thần tốt đẹp ấy mà cuộc sống được tốt đẹp hơn, nhiều số phận bớt đi sự khổ đau trong cuộc sống. Hơn nữa, tinh thần yêu thương trong 1 dân tộc chính là nền tảng của sức mạnh cộng đồng, giúp cho dân tộc ất vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Trên thực tế, nhà nước luôn có chính sách quan tâm hỗ trợ người dân ở những vùng kinh tế khó khăn, những vùng gặp thiên tai hạn hán, dịch bệnh,... Còn về bản thân em, em luôn hăng hái tham gia các hoạt động quyên góp quần áo, sách vở khi địa phương hoặc nhà trường tổ chức. Chao ôi!(đặc biệt) Những vật phẩm tưởng chừng vô gía trị ấy sẽ giúp đỡ được những mảnh đời khó khăn, chắp cánh ước mơ cho họ. Tóm lại, câu tục "Lá lành đùm lá rách" truyền tải thông điệp về tình yêu thương nhân nghĩa cao cả tốt đẹp, là nền tảng của việc tu dưỡng đạo đức của các thế hệ trẻ dân tộc.

kUchan
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
27 tháng 2 2022 lúc 23:49

em tham khảo các ý sau để làm bài nha:

a. Một số hoàn cảnh có thể sử dụng “Uống nước nhớ nguồn”:

- Để nhắc nhở mọi người ghi nhớ công ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

- Để thể hiện lòng biết ơn đối với những anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc, nhân dân.

- Để thể hiện tình cảm của các thế hệ học sinh đối với công lao của các thày, cô giáo…

b.

* Hình thức: một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10)

* Nội dung: đây là đề mở, chủ đề tự chọn. Có thể tham khảo một trong cách chủ đề ở câu a). Có thể sử dụng câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” để làm câu mở đoạn, giới thiệu vấn đề hoặc câu kết đoạn để khẳng định lại vấn đề.

Đoạn văn tham khảo:

“Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống đạo lý tốt đẹp của nhân dân ta. Lòng nhớ ơn, biết ơn là một tình cảm rất đẹp. Câu tục ngữ giáo dục chúng ta lòng biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Nó nhắc nhở chúng ta biết ơn nhân dân vĩ đại đã đem mồ hôi xương máu xây dựng và bảo vệ đất nước. Bát cơm ta ăn, mái nhà ta ở, trang sách, ngọn đèn, ngôi trường soi sáng tâm hồn ta... đã thấm sâu công ơn hàng triệu người dân cày, người thợ, thầy giáo, cô giáo... Lá quốc kì đỏ thắm, đất nước độc lập thanh bình... là do xương máu của biết bao anh hùng liệt sĩ. Lòng biết ơn không chỉ được khắc sâu trong tâm hồn mà còn phải được thể hiện bằng hành động cụ thể. Con cháu hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Tục cúng lễ giỗ tết với nén hương thơm toả khói trên bàn thờ gia tiên. Con cái chăm học chăm làm, sống tốt đẹp làm vẻ vang cho dòng họ, biết săn sóc ông bà cha mẹ khi già yếu. Ngày 27/7 và ngôi nhà tình nghĩa là sự thế hiện lòng biết ơn của toàn dân đối với thương binh liệt sĩ. Uống nước nhớ nguồn là bài học lớn dạy ta biết làm người. Nó gợi nhớ trong lòng ta món nợ đời sâu nặng:

       Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy      

 Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao

Nguyen Thi Huyen Dieu
Xem chi tiết

Mùa hạ qua đi, mùa thu lại về tiếng trống ngày khai trường lại rộn rã vang lên. Thế là tâm trạng của mỗi người học sinh lại vừa mừng vừa lo. Ôi! Vui mừng biết bao khi được gặp lại bạn bè thầy cô giáo. Lo lắng biết bao khi chưa biết thầy cô giáo nào chủ nhiệm. Ngày qua ngày, chúng em cũng được biết. Thế mà giờ đây cũng đã trôi qua một học kì, em yêu quý biết bao những ngày tháng ấy

Trạng ngữ: Mùa hạ qua đi, mùa thu lại về

Ngày qua ngày

Câu đặc biệt: Ôi!

Câu rút gọn: Vui mừng biết bao khi được gặp lại bạn bè thầy cô giáo. Lo lắng biết bao khi chưa biết thầy cô giáo nào chủ nhiệm.

Nguồn: Vn.Doc

#Học tốt:))

Khách vãng lai đã xóa

Ôi! quê hương, hai tiếng gọi sao mà tha thiết. Ôi! bao cảnh đẹp nơi nông thôn dân dã. Ai đã từng sinh ra và lớn lên trong cảnh đồng lúa mênh mông, cánh cò bát ngát, dưới những cánh diều đầy màu sắc của đồng quê...thì có lẽ sẽ không bao giờ quên được những phút giây đó, những kỉ niệm đẹp đẽ đó. Nhìn thấy những cánh đồng chạy xa tít tắp tới tận chân trời đó với màu vàng ươm của lúa chín sắp đến ngày gặt hái. Dưới ruộng lúa, nhìn thấy những đàn cò trắng phau đang mò con ốc con cua. Trên bờ đê, nhìn thấy những đàn trâu thung thăng gặm cỏ. Nhìn thấy những bãi cỏ xanh mơn mởn đang trải dài đôi tay đón những đàn trẻ mục đồng. Nhìn thấy những cánh diều chắp cánh ước mơ tuổi thơ. Tất cả những đó đã góp phần làm nên vẻ đẹp dịu dàng, giản dị mà đầy thân thuộc của làng quê. Đẹp đẽ và đầy màu sắc.

Khách vãng lai đã xóa
nguyễn thị khánh linh
11 tháng 3 2020 lúc 22:35

Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơiNgày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.

Khách vãng lai đã xóa
Khôi Nguyên Hacker Man
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Vy
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Vy
12 tháng 5 2021 lúc 14:55

Quan phụ mẫu là người quản lí, chăm lo cho cuộc sống của những người nông dân, ngay chính cái tên "phụ mẫu" đã nói lên được vai trò, trách nhiệm to lớn ấy. Tuy nhiên, trong "Sống chết mặc bay", thái độ và hành động của những viên quan phụ mẫu lại mang đến cho độc giả những cảm nhận vô cùng khác biệt. Đó không phải những vị quan biết chăm lo cho nhân dân mà là những kẻ máu lạnh, tàn nhẫn đến đáng sợ. Trước nguy cơ vỡ đê, khi nhân dân đang phải cong mình chống lũ thì những kẻ tự xưng là cha mẹ của nhân dân lại chìm đắm trong thú vui bài bạc. Thậm chí, khi có người bẩm báo về tình trạng đê điều khẩn cấp, chúng không những không quan tâm mà còn lớn tiếng chửi bới, đe dọa "Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng , thời ông bỏ tù .....! Có biết không?". Có thể nói Sống chết mặc bay đã mang đến cho người đọc những cảm nhận chân thực về nỗi khổ cực của người dân nghèo cũng như bộ mặt tàn nhẫn, vô lương tâm của giai cấp thống trị.

Linh Ngân
Xem chi tiết