Suy nghĩ của em về lời khuyên vua Trần và kế sách giữ nước của Trần Quốc Tuấn
Anh (chị) rút ra được điều gì qua lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua về kế sách giữ nước?
Kế sách giữ nước qua lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua:
+ Tùy thời thế có sách lược phù hợp, binh pháp cần vận dụng linh hoạt, không có khuôn mẫu nhất định
+ Điều kiện quan trọng là toàn dân đoàn kết trên dưới một lòng sẽ thắng giặc
+ Giảm thuế khóa, bớt hình phạt, không phiền nhiễu dân, chăm lo dân có đời sống sung túc
→ Nội dung lời trình bày, người đọc nhận thấy Trần Quốc Tuấn không những là vị tướng tài năng, mưu lược, có lòng trung quân mà thương dân, trọng dân, biết lo cho dân
Anh chị rút ra được điều gì qua lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua về kế sách giữ nước?
Bàn với nhà vua về kế sách giữ nước, Trần Quốc Tuấn đã trình bày những nội dung sau:
+ Cần phải có những sách lược cụ thể, tùy vào hoàn cảnh thực tiễn, không nên rập khuôn vào những khuôn mẫu có sẵn.
+ Đoàn kết sức mạnh của toàn thể nhân dân chính là yếu tố quan trọng nhất để thắng giặc.
+ Trần Quốc Tuấn khuyên nhà vua nên quan tâm đến đời sống của người dân, giảm bớt sưu thuế, giảm mức hình phạt, trị nạn quan tham, không nhũng nhiễu nhân dân, tạo điều kiện để người dân có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Qua lời bàn luận của Trần Quốc Tuấn với vua Trần, ta có thể thấy được đây không chỉ là một người anh hùng túc trí đa mưu của dân tộc mà còn là một con người có tấm lòng thương yêu, quan tâm đến đời sống của những người dân nghèo.
Đọc VB "Hưng đạo đại vương Trần Quốc TUấn" và trả lời câu hỏi
1. Chỉ ra hoàn cảnh sáng tác và giá trị lịch sử, giá trị văn học của tác phẩm 2. qua lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua về kế sách giữ nước, em rút ra được điều gì về hình tượng Trần Quốc Tuấn
3. Chi tiết Trần Quốc Tuấn đem lời cha rặn ra hỏi ý kiến 2 ng gia nô cùng 2 người con và phản ứng của ông khi nghe câu trả lời của họ có ý nghĩa như thế nào
2)-Qua lời trình bày của Trần Quốc Tuấn với vua về kế sách giữ nước:
-Sách lược chống giặc phải linh hoạt, uyển chuyển, tuỳ thời thế mà có sách lược phù hợp, binh pháp cần vận dụng linh hoạt, không có khuôn mẫu nhất định.
-Điều kiện quan trọng nhất để thắng giặc là toàn dân đoàn kết một lòng, cho nên phải giảm thuế khoá, bớt hình phạt, không phiền nhiễu dân, chăm lo cho dân có đời sống sung túc,... đó chính là "thượng sách giữ nước".
→ Qua nội dung lời trình bày, người đọc nhận thấy Trần Quốc Tuấn không những là vị tướng tài năng, mưu lược, có lòng trung quân mà còn biết thương dân, trọng dân và biết lo cho dân.
3)
Trần Quốc Tuấn đã có suy nghĩ của riêng mình đối với lời cha dặn, nhưng ông vẫn hỏi ý kiến hai người gia nô và hai người con để thử lòng. Ý nghĩa của chi tiết:
Thể hiện lòng trung nghĩa với vua, với nước, không tư lợi, đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích gia đình. Là người thận trọng, quyết đoán trong hành động và suy nghĩ. Ông là người có tình cảm chân thành, thẳng thắn, nghiêm khắc trong giáo dục con cái.Em hiểu thế nào về câu nói của Trần Quốc Tuấn: "Khoan thư sức dân, để làm kế rễ sâu bền gốc, đó là thượng sách giữ nước" ?
Nếu đọc lại Chiếu dời đô, ta thấy Lý Công Uẩn đã trình bày trước đại chúng về đạo quản lý đất nước của nhà cầm quyền. Đó là việc triều đình luôn nhằm mục đích vì nước vì dân, vì lợi ích lâu dài của đất nước, của dân tộc. Di chúc Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh "khoan thư sức dân". Nhà cầm quyền thời bình, nhiệm vụ quan trọng nhất là phải lo cho đời sống của dân, cấm kỵ nhất là làm cho dân thêm khổ cực, có như vậy thì vào thời chiến mới đủ người, đủ của, đủ ý chí để bảo vệ biên cương. Cho nên, khi chiến thắng rồi các triều Lý - Trần không bắt dân lên núi xẻ đá, vào rừng đẵn gỗ, xuống biển mò ngọc để xây dựng cung điện, đền đài, lăng tẩm... Bởi Việt Nam không có cái kiểu văn minh dùng xương máu của dân để xây lên những cung điện, đền đài nguy nga vĩ đại. Điều này được minh chứng rất rõ khi vua Lý Nhân Tông lúc sắp lâm chung vẫn không thôi lo lắng cho quốc gia, dân tộc, cảm thông với dân. Di chiếu Người để lại: "Trẫm nhắm mắt, việc tang chế trong ba ngày phải bỏ áo chở, thôi hẳn xót thương, việc chôn cất cứ theo lối tằn tiện, không nên xây lăng mộ riêng".
Một chế độ vững mạnh với những chiến công lẫy lừng và bước đến tột đỉnh vinh quang, như triều Lý - Trần, thế tất cũng có thể xây được nền văn minh tinh thần, vật chất tương xứng với tầm vóc của mình. Nhưng vì thương dân nên không chú ý đến di sản vật chất. Bộc lộ rõ nhất là Thượng hoàng Trần Nghệ Tông khi còn ở ngôi báu, sử ghi: "Vua xuống chiếu rằng việc xây dựng cung thất cốt sao giản dị, mộc mạc, chỉ lấy các tản quan trong tôn thất phục dịch, không được phiền đến dân" (Đại việt sử ký toàn thư).
Cụm từ 'rễ sâu bền gốc" là cụm từ thiết yếu. Cho thấy 1 quân đội,1 đất nước sẽ không bao giờ dành được thắng lợi khi không có sự hợp tác, tinh thần đoàn kết của dân. Vì vậy chăm lo,quan tâm cho dân là 1 việc làm hết sức quan trọng. Được xem như cách giữ nước hay nhất mà quân đội nhà Trần đã thực hiện và là tấm gương sáng sau này
Cụm từ 'rễ sâu bền gốc" là cụm từ thiết yếu. Cho thấy 1 quân đội,1 đất nước sẽ không bao giờ dành được thắng lợi khi không có sự hợp tác, tinh thần đoàn kết của dân. Vì vậy chăm lo,quan tâm cho dân là 1 việc làm hết sức quan trọng. Được xem như cách giữ nước hay nhất mà quân đội nhà Trần đã thực hiện và là tấm gương sáng sau này.
Hãy nêu suy nghĩ của em về Trần Quốc Tuấn
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một trong số những vị anh hùng .Điểm nổi bật ở Ông là tấm lòng thiết tha yêu nước của Tấm lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn đã thể hiện cao độ khi ông tố cáo tội ác của quân thù bằng lời lẽ đanh thép. Trước nạn ngoại xâm, quốc gia dân tộc đang lâm nguy. Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn, mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột.Không chỉ căm thù giặc mà trần Quốc Tuấn còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc.Trần Quốc Tuấn quả là một con người yêu nước thương dân, ông đúng là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hy sinh bản thân vì nước vì dân.
Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, họ còn phải biết yêu thương binh sĩ. Và Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình: “không có mặc thì ta cho cơm, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ra cấp bổng, đi thủy thì cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa”. Thật là cảm động thay cho tình sâu nghĩa nặng của ông đối với binh sĩ.
Toàn bộ văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn đã chứng minh được một điều rằng: ông là một vị tướng kiệt suất tài ba, không những giỏi về quân sự mà còn văn chương xuất chúng, mấy ai sánh được. Ngoài ra ông còn thấm đẫm một niềm thương dân sâu sắc, là tiêu biểu cho lòng yêu nước lúc bấy giờ. Tác phẩm này của ông xứng đáng là một ánh thiên cổ hùng văn trong nền văn học nước nhà. Tên tuổi của Ông đã gắn liền với những chiến công hiển hách của dân tộc.
Cũng đứng trên cương vị của một vị chủ soái, Trần Quốc Tuấn vừa chân tình chỉ bảo vừa nghiêm khắc phê phán những thói ăn chơi hưởng lạc tầm thường của tướng sĩ, vui trọi gà, cờ bạc, thích rượu ngon, mê tiếng hát, ham săn bắn, lo làm giàu, quyến luyến vợ con… Theo quan niệm của Trần Quốc Tuấn, thái độ bàng quan không chỉ là sự thờ ơ nông cạn mà còn là sự vong ân bội nghĩa trước mối ân tình của chủ tướng. Sự ham chơi hưởng lạc không chỉ là vấn đề nhân cách mà còn là sự vô trách nhiệm khi vận mệnh đất nước đang ngàn cân treo sợi tóc. Trần Quốc Tuấn cũng chỉ rõ cho họ thấy hậu quả tai hại khôn lường : nước mất nhà tan, thanh danh mai một, tiếng xấu để đời, đó là cảnh đau xót biết chừng nào.
Sự phê phán nghiêm khắc của Trần Quốc Tuấn bắt nguồn sâu xa từ lòng yêu thương chân thành với tướng sĩ và từ tình yêu Tổ quốc thiết tha cháy bỏng của ông. Tất cả là nhắm để đánh bạt những tư tưởng dao động, bàng quan giành thế áp đảo cho tinh thần quyết chiến quyết thắng. Quyết chiến quyết thắng kẻ thù chính là tư tưởng chủ đạo của bài Hịch, là thước đo cao nhất, tập trung nhất tư tưởng yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.
từ văn bản hịch tướng sĩ-trần Quốc tuấn hãy trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ hôm nay
Tham Khảo:
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Đó là lời khẳng định đầy tự hào của chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam.
Lòng yêu nước được hiểu là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người. Cao hơn cả đấng sinh thành, đất nước như một mái nhà chung của tất cả những người dân đang chảy trong mình dòng máu Lạc Hồng. Chính vì vậy, lòng yêu nước tồn tại trong tất cả con người Việt Nam như một lẽ dĩ nhiên, thể hiện sự tự tôn, tự hào dân tộc, biết ơn sâu sắc với các thế hệ cha anh đi trước đã anh dũng dựng xây và bảo vệ đất nước. Biểu hiện của lòng yêu nước là những hành động cụ thể, được minh chứng qua từng giai đoạn lịch sử. Trang sử vàng của dân tộc ta đã ghi danh biết bao vị anh hùng, chiến sĩ, thậm chí là nông dân dũng cảm, can trường xả thân vì đất nước. Hình ảnh chị Võ Thị Sáu gan dạ trước nòng súng quân giặc, anh Bế Văn Đàn, anh Phan Đình Giót,… và hàng ngàn con người Việt Nam đã khiến cả thế giới phải nể phục vì lòng yêu nước, dũng cảm, cứng rắn “như gang như thép”.
Có thể thấy, lòng yêu nước là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thành công của đất nước ta trong cả kháng chiến lẫn công cuộc dựng xây xã hội chủ nghĩa. Thế hệ thanh thiếu niên cần không ngừng cố gắng học tập, làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. Bên cạnh đó, chúng ta cần ngăn chặn triệt để các hành vi tuyên truyền phản động, biểu tình gây ảnh hưởng đến trật tự, an ninh đất nước.
Tham khảo nha em:
Thời gian trôi qua sẽ không lấy lại được. Mỗi con người cũng chỉ được sống một lần duy nhất trong đời, chúng ta hãy sống một cuộc đời thật trọn vẹn với tình yêu thương, sự sẻ chia với người khác. Có thể thấy, lòng yêu nước đã góp phần không nhỏ khiến cho cuộc sống này tốt đẹp hơn.
Vậy thế nào là tinh thần yêu nước? Tinh thần yêu nước chính là sự biết ơn đối với những người đi trước đã cống hiến cho đất nước, yêu quý quê hương, có ý thức học tập, vươn lên để cống hiến cho nước nhà và sẵn sàng chiến đấu nếu có kẻ thù xâm lược.
Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, việc yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…
Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về tình yêu cũng như trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.
Mỗi người chỉ được sống một lần, chúng ta hãy sống hết mình với tinh thần yêu nước để làm cho xã hội này ngày càng tốt hơn, con người được sống tình cảm hơn vì vốn dĩ: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Bài Hịch này được viết ra từ tấm lòng của một vị chủ soái yêu nước thiết tha. Lòng yêu nước là gốc rễ của mỗi lời văn. Vì yêu nước mà ông đề cao lòng trung nghĩa, tinh thần xả thân cứu nước của các anh hùng dũng sĩ. Vì yêu nước mà ông căm giận quân giặc đến quên ăn, quên ngủ, ngày đêm chỉ nung nấu mưu đồ “xả thịt lột da” quân thù. Vì yêu nước mà ông thấm thía nỗi nhục vô vọng. Vì yêu nước mà ông kịch liệt phê phán thói ăn chơi hưởng lạc và thái độ vô trách nhiệm của một số tướng sĩ. Vì yêu nước mà ông thấy được viễn cảnh thê thảm khi non sông bị gót thù giày xéo. Vì yêu nước mà ông khích lệ quân sĩ phải thức tỉnh trước nỗi nguy biến của non sông, từ đó biết chăm lo luyện tập võ nghệ, đạo binh để có thể thắng quân thù và thực tế là dân tộc ta đã thắng. Lòng yêu nước thấm vào từng câu, từng chữ nên đã thực sự làm rung chuyển lòng người. Không phải chỉ người đương thời đọc sách Hịch mới thấy được cổ vũ, khích lệ mà đến bây giờ, chúng ta đọc lại vẫn thấy xao động tâm can. Chính lòng yêu nước được diễn đạt bằng một cách viết hay đã khiến cho bài Hịch này mãi mãi còn là một áng văn bất hủ.
Viết đoạn văn 6-8 câu nêu suy nghĩ của em về Trần Quốc Tuấn.
Tham khảo:
Trần Quốc Tuấn ( 1231-1300), ông là một trong những tướng tài của đất nước Đại Việt thời xưa của chúng ta, ông là một anh hùng dân tộc, một nhà thơ của chúng ta. Ông xuất hiện với dáng vẻ quen thuộc trong bài Hịch Tướng sĩ của chúng em. Không phải là ông cố gắng kìm nén mà thực ra ông đang rất tức giận trước những việc mà quân giặc làm với chính quê cha đất tổ của chính mình, bị chúng xỉ nhục ông không thể chịu được, qua bài này em thấy tác giả đã miêu tả lòng tự trọng của Trần Quốc Tuấn mà còn tố cáo những hành vi đọc ác của phe giặc. Cảm ơn ông, cảm ơn vì đã giữ đất nước của chúng con yên ình cho đến ngày nay.
Viết đoạn văn 6-8 câu nêu suy nghĩ của em về Trần Quốc Tuấn.
Tham khảo:
Trần Quốc Tuấn ( 1231-1300), ông là một trong những tướng tài của đất nước Đại Việt thời xưa của chúng ta, ông là một anh hùng dân tộc, một nhà thơ của chúng ta. Ông xuất hiện với dáng vẻ quen thuộc trong bài Hịch Tướng sĩ của chúng em. Không phải là ông cố gắng kìm nén mà thực ra ông đang rất tức giận trước những việc mà quân giặc làm với chính quê cha đất tổ của chính mình, bị chúng xỉ nhục ông không thể chịu được, qua bài này em thấy tác giả đã miêu tả lòng tự trọng của Trần Quốc Tuấn mà còn tố cáo những hành vi đọc ác của phe giặc. Cảm ơn ông, cảm ơn vì đã giữ đất nước của chúng con yên ình cho đến ngày nay.
Tham khảo:
Trần Quốc Tuấn ( 1231-1300), ông là một trong những tướng tài của đất nước Đại Việt thời xưa của chúng ta, ông là một anh hùng dân tộc, một nhà thơ của chúng ta. Ông xuất hiện với dáng vẻ quen thuộc trong bài Hịch Tướng sĩ của chúng em. Không phải là ông cố gắng kìm nén mà thực ra ông đang rất tức giận trước những việc mà quân giặc làm với chính quê cha đất tổ của chính mình, bị chúng xỉ nhục ông không thể chịu được, qua bài này em thấy tác giả đã miêu tả lòng tự trọng của Trần Quốc Tuấn mà còn tố cáo những hành vi đọc ác của phe giặc. Cảm ơn ông, cảm ơn vì đã giữ đất nước của chúng con yên ình cho đến ngày nay.
Tham khảo:
Trần Quốc Tuấn ( 1231-1300), ông là một trong những tướng tài của đất nước Đại Việt thời xưa của chúng ta, ông là một anh hùng dân tộc, một nhà thơ của chúng ta. Ông xuất hiện với dáng vẻ quen thuộc trong bài Hịch Tướng sĩ của chúng em. Không phải là ông cố gắng kìm nén mà thực ra ông đang rất tức giận trước những việc mà quân giặc làm với chính quê cha đất tổ của chính mình, bị chúng xỉ nhục ông không thể chịu được, qua bài này em thấy tác giả đã miêu tả lòng tự trọng của Trần Quốc Tuấn mà còn tố cáo những hành vi đọc ác của phe giặc. Cảm ơn ông, cảm ơn vì đã giữ đất nước của chúng con yên ình cho đến ngày nay.
Từ văn bản hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn,em hãy nêu suy nghĩ về nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng đất nước ngày càng phát triển phồn vinh.