Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trang Tong thi
Xem chi tiết
lạc lạc
12 tháng 11 2021 lúc 7:14

tham Khảo

 

Những ngày Tết đến, xuân về, có lẽ là những ngày mà nhiều đứa trẻ vùng quê nghèo như em luôn chờ đón. Bởi khi Tết đến, chúng em sẽ được diện quần áo mới đi chơi, được mọi người mừng tuổi lì xì cho nhiều tiền tiêu vặt. Được ăn rất nhiều món ngon mà chỉ dịp Tết mới thường hay có. Khi Tết đến, mỗi nhà đều trang trí cho gia đình mình thật đẹp, nhà nào cũng sắm sửa, hoa đào, hoa mai, cây quất…Trên bàn thờ xuất hiện mâm ngũ quả với đủ loại xanh, đỏ, vàng… rồi bánh kẹo, mứt Tết, rượu vang, rượu sâm banh…Trước cửa cổng mỗi nhà đều treo lá cờ đỏ sao vàng thể hiện cho việc thái bình, thịnh trị. Trên những con đường xuất hiện những câu đối băng rôn khẩu hiệu vô cùng vui vẻ, đẹp mắt…. Em không biết Tết có từ bao giờ nhưng khi em bắt đầu sinh ra thì đã có Tết. Tết thường được bắt đầu vào ngày cuối cùng của một năm tính theo âm lịch có năm thì ngày 29, có năm là 30 cho tới hết mùng 2 Tết chính vì vậy người xưa thường nói một năm có ba ngày Tết là vì thế. Nhưng những năm gần đây đất nước ta ngày càng phát triển, nền kinh tế cũng tăng theo, nên Tết thường được kéo dài hơn tầm một tuần lễ (7 ngày) để tiện cho những người công tác, làm ăn ở xa có thể về quê ăn Tết cùng gia đình, sum vầy bên mâm cỗ. Tết luôn là dịp vui vẻ rộn rã tiếng cười đùa. Cầu cho năm mới bình an, phát tài, hạnh phúc ngập tràn. Tết là dịp để người ta tiễn biệt những cái cũ đi, những điều buồn, điều không may mắn sẽ đi theo cùng năm cũ để đón một năm mới về sẽ mang lại những niềm hy vọng mới. Trong những ngày Tết như 30, mùng 1, nhà nào cũng thắp hương làm mâm cơm cúng ông bà tổ tiên, thể hiện sự thành kính với những lớp người trước của mình. Năm nào cũng thế, mẹ hay nấu thật nhiều món ngon như bánh chưng, nem, giò, chả, canh măng… để cúng ông bà tổ tiên. Đêm 30 là tối giao thừa luôn tạo cho em rất nhiều xúc động bởi nó là khoảnh khắc thiêng liêng nhất trong năm. Khi tiếng chuông điểm 12 giờ thì những màn pháo hoa sẽ nổ ra những bông pháo hoa bay vút lên cao rồi tỏa sáng trong bóng đêm, tạo ra những màu sắc lung linh tươi đẹp, trong mắt bọn trẻ con tụi em thì màn pháo hoa luôn là thứ thú vị nhất.

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
4 tháng 1 2019 lúc 10:56

     Dù ai đi đó đi đây

   Ngày mười hội vật nhớ quay về Sình.

Đó là câu ca dao ở Huế nhắc nhở mọi người hãy nhớ ngày mồng mười tháng giêng âm lịch hàng năm quay về làng Sình, Lại Ân, Phú Mậu huyện Phú Vang để xem đấu vật. Nơi đây là địa chỉ cuối cùng về phương Nam còn lưu giữ truyền thống vật võ, một sinh hoạt văn hoá đặc trưng của người Việt. Hàng năm, sau khi ăn Tết xong, làng mở hội vật vào ngày 10 tháng Giêng với niềm mong ước: Dân khoẻ, làng yên, mùa màng tươi tốt, hạnh phúc muôn người.

Hội vật làng Sình, ngoài yếu tố tâm linh truyền thông, còn là một hoạt động vui, khoẻ đầy tinh thần thượng võ, kích thích việc rèn luyện sức khoẻ, lòng dũng cảm, sự tự tin, mưu trí, nhất là với lớp trai trẻ.

Võ đài là xới vật bằng đất bột, mỗi bề rộng chừng bôn năm sải tay, cao hơn một mét được dựng trước sân đình từ ngày hôm trước (mùng 9 tháng Giêng), bôn bề dăng dây bảo vệ.

Ngôi đình làng năm bên bờ sông, cảnh quan thoáng đãng, sông nước hữu tình. Người xem vây quanh xới vật ngồi san sát bên nhau trên những mô đất, những bệ cấp bằng tre già đan kết lại trong khuôn viên đình rộng chừng 600m2.

Sau nghi lễ và những điều dặn dò về thi đấu, các đô sẵn sàng vào cuộc thi hào hứng. Điều khiển vật võ là một vị cao niên, có uy tín trong làng, khăn đen, áo dài, ngồi cầm trông ngay trước đình. Tiếng trông nhịp nhàng, thong thả là gọi vật; hối hả, liên tục là thúc giục các đô tích cực thi đấu. Trọng tài trên xới là một người am hiểu luật, nhanh nhạy, kiên quyết.

Các đô vật không đóng khố như ở ngoài Bắc mà mặc quần và quấn thêm một cán ngang lưng. Người đến thi đấu không cần báo trước, chỉ đăng kí tại chỗ theo lời mời gọi thi tài. Khi được phép, họ vào xới, làm lễ bái thần làng và các vị cao tuổi. Trọng tài kiểm tra trang phục, xong cho lệnh thi đấu. Trống đánh một tiếng quỳ xuống chào nhau, trống đánh hai tiếng, đứng lên ôm nhau vật. Trống đánh ba tiếng thì thả nhau ra, lựa thế khác, vật lại.

Luật vật dân tộc dựa trên nguyên tắc "túc bất li địa” (chân không rời đất). Nếu nhấc được hai chân của đối thủ rời khỏi mặt đất là thắng cuộc. Từ "túc bất li địa", luật tiến đến "lấm lưng, trắng bụng", một phần hoặc cả hai phần lưng lấm đất, bụng ngửa lên trời, là thua cuộc. Trước dây, vật võ làng Sình áp dụng luật "lấm lưng, trắng bụng". Các đô phải đánh ngã đối thủ ở tư thế lấm lưng và phải thắng tất cả đô trong ngày để đoạt chức vô địch. Luật này làm nảy sinh sự tính toán để giành chức vô địch, gây mất đoàn kết và để lại hậu quả xấu. Từ hơn 20 năm nay, luật quy định: duy trì "lấm lưng, trắng bụng”, nhưng phải giữ (đè) đối thủ bất động trong ba giây, phải thắng tiếp ba người mới được vào bán kết.

Tiếp tục thắng ba người nữa mới vào chung kết. Sau này, tuỳ số đô lọt vào vòng hai mà quy định thể lệ, thông thường là loại trực tiếp. Với vật võ, ngoài sức khoẻ, các đô còn có kĩ thuật, có "miếng" và nhanh nhạy mới mong giành được thắng lợi.

Vật có nhiều miếng đẹp mắt, quyết liệt. Những miếng thường được các đô sử dụng là xốc nách, vạch sườn, miếng bò, miếng háng (thò tay vào háng rồi lựa thế tấn công) nâng đối thủ vật ngã bổng, miếng bành (xốc nách bế ngửa), miếng táng (nâng đối thủ lên)...

Một đô vật lí tưởng là người có tay chân cân đối. Chân mạnh để trụ vững, tay mạnh đề vật ngã đối phương. Nhưng to chưa hẳn đã mạnh, mạnh chưa hẳn đã thắng, cần phải nhanh, kiên trì để khai thác sơ hở của đối phương.

Hội Sình rất chú trọng tinh thần thượng võ, cấm chơi xấu, cấm dùng đòn độc, đòn hiểm, nguy đến tính mạng như bẻ, vặn, khoá trái khớp, tấn công bằng đầu, bấm các huyệt, đòn đá, đòn đánh, nắm tóc, tấn công vào hạ bộ, yết hầu, mắt... Nếu hai đô vật giằng co nhau không thắng, trọng tài sẽ phạt và buộc thay thế tư thế vật (vật quỳ) để kết thúc nhanh trận đấu.

Hội vật sắm các giải thưởng để động viên. Đô vật thua cũng có quà lưu niệm. Giải thưởng là tặng phẩm do dân làng và các mạnh thường quân đóng góp. Giải thưởng vô địch thường trang trọng hơn (cau trầu, rượu, đầu heo...). Các đô vật chia theo hai hạng tuổi: thiếu niên và thanh niên, tầm vóc chênh lệch trên dưới 10kg.

Tinh thần đồng đội ở các địa phương rất quan trọng, một đô của làng nào bị thua tức khắc có đô khác lên tiếp sức. Mỗi năm có hơn 100 đô vật tham gia hào hứng suốt ngày. Thua một trận phải chờ đến năm sau mới "phục hận" được.

Vì vậy các đô phải rèn luyện suốt năm, tu dưỡng đạo đức để chờ đầu xuân được dự đua tài. Các xã có phong trào đô vật mạnh là Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Dương (Phú Vang); Hải Dương, Hương Phong, Hương Vinh (Hương Trà); Thủ Lễ (Quang Điền); Hương Sơ (TP. Huế).

Cùng với xới vật chính, đêm hôm trước và suốt ngày hội, khắp nơi trong làng, các quán hàng ăn: bủn bò, bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc, cháo lòng, bánh canh, chè... các gian trò chơi thu hút đông đảo khách chơi xuân. Cho đến khi tắt nắng, cuộc vui mới chịu dừng, hôm sau mọi việc trở lại nhịp đời thường. Một năm làm lụng mới lại bắt đầu.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
25 tháng 11 2023 lúc 20:29

Tham khảo:

Địa phương: Hà Nội

* Yêu cầu số 1: Khái quát một số đặc điểm văn hoá:

- Ẩm thực:

+ Phong phú, đa dạng, mang nhiều nét tinh tế và đặc trưng riêng.

+ Nhiều món ăn nổi tiếng, như: phở, bún chả, bún riêu, bún ốc nguội, chả rươi,...

- Nhà ở:

+ Nhà ở truyền thống được đắp bằng đất hoặc xây bằng gạch, mái lợp lá hoặc ngói. Nhà thường có ba gian: gian chính là nơi thờ cúng và tiếp khách; hai gian bên gọi là buồng, dùng làm phòng ngủ hoặc chứa thóc, gạo, đồ dùng....

+ Hiện nay, nhà ở của người dân có sự thay đổi theo hướng hiện đại và tiện nghi hơn.

- Lễ hội: có nhiều lễ hội đặc sắc, như: lễ hội chùa Thầy (huyện Quốc Oai); lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức); hội Gióng ở đền Sóc (huyện Sóc Sơn); hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì),...

* Yêu cầu số 2:

- Tìm hiểu về 1 món ăn (món: phở)

+ Thành phần chính của phở là: bánh phở (làm từ bột gạo), nước dùng (ninh từ xương bò cùng các loại thảo mộc) và thịt bò hoặc gà cắt lát mỏng.

+ Khi ăn phở, thực khách có thể ăn kèm các gia vị như: hạt tiêu, chanh, ớt, hành lá, rau thơm,…

- Tìm hiểu về một lễ hội (lễ hội chùa Hương):

+ Lễ hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

+ Lễ hội bắt đầu từ ngày 6 tháng Giêng và thường kéo dài đến hết tháng Ba âm lịch hằng năm.

+ Mở đầu là lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến,... Bên cạnh phần lễ, phần hội ở chùa Hương là nơi hội tụ nhiều nét sinh hoạt văn hoá dân tộc độc đáo như hát chèo, hát văn,...

+ Lễ hội Chùa Hương là hoạt động mang đậm nét văn hoá của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
18 tháng 5 2017 lúc 7:25

Các câu đúng: (a), (c), (e), (g), (h), (i), (l).

Đó là những thái độ và việc làm thể hiện sự tích cực tìm hiểu, tuyên truyền và thực hiện các chuẩn mực giá trị truyền thống.

Phátt Nguyễn
Xem chi tiết
Toan Duy
Xem chi tiết
Queen Material
10 tháng 11 2017 lúc 21:42

Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta luôn được kế thừa và phát huy là:
- Truyền thống yêu nước nồng nàn, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc. Dù bất cứ ở thời điểm nào, thế hệ trẻ VN cũng là lớp người tiếp nối truyền thống yêu nước, bất khuất của nhân dân ta, luôn đi đầu sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn, vì lí tưởng của Đảng, vì chủ nghĩa quốc tế cao cả.
- Truyền thống lao động, cần cù, thông minh, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của nhân dân ta luôn được thế hệ trẻ giữ vững và phát huy từ đời này sang đời khác. đó là ý chí mạnh mẽ cải tạo thiên nhiên, lên rừng , ra biển vì sự phát triển của từng cộng đồng làng xã và của cả đất nước. Ngày nay, được nâng lên trở thành truyền thống sáng tạo, tiến quân vào vào khoa học kĩ thuật, tiếp thu và ứng dụng công nghệ mới.
- Truyền thống hiếu học:
Từ đời này sang đời khác, hiếu học là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân và thanh niên ta. Học để nâng cao hiểu biết, học trong sách, học ngoài đời, học từ cái nhỏ đến cái lớn.
Truyền thống hiếu học làm sản sinh cho đất nước nhiều nhân tài về mọi mặt: xã hội, kinh tế, quân sự …
Truyền thống hiếu học, say mê tìm tòi ngày nay được nâng lên trở thành truyền thống học tập gắn liền với lao động , sản xuất, học tập vì dân giàu nước mạnh để sánh vai với cường quốc năm châu.
- Truyền thống đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
Tổ tiên ta đã lấy sự đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ làm sức mạnh. Truyền thống đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau được trao truyền và phát huy trong tiến trình lịch sử giữ nước và dựng nước.
Truyền thống đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau tạo nên động lực tinh thần và thái độ ứng xử văn hóa “ tình làng, nghĩa xóm” rất độc đáo Việt Nam trong các cộng đồng của dân tộc, trong lớp người cùng lứa tuổi và rộng ra trong toàn thể đồng bào.
Truyền thống này ngày nay được nâng lên thành tinh thần hữu ái giai cấp, hòa nhập trong cộng đồng và hội nhập quốc tế.

tung le
Xem chi tiết
Tứ Diệp Thảo My My
17 tháng 11 2018 lúc 19:38

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.

Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đã luôn hướng tới một điểm tựa của tinh thần văn hoá – đó là lễ hội Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hoá của dân tộc. Vào những năm chẵn (5 năm một lần), Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ rất chặt chẽ, bao gồm hai phần: lễ và hội.

Lễ hội Rước Kiệu được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương trong toàn quốc,… được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Từ chiều ngày mồng 9, làng nào được Ban tổ chức lễ hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại nhà bảo tàng dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật. Sáng sớm ngày mồng 10, các đoàn đại biểu tập trung ở một địa điểm tại thành phố Việt Trì, có xe tiêu binh rước vòng hoa dẫn đầu, diễu hành tới chân núi Hùng. Các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau kiệu lễ, lần lượt lên đền theo tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước thềm của “Điện Kính Thiên”, đoàn dừng lại, kính cẩn dâng lễ vào thượng cung đền Thượng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh (năm chẵn là nguyên thủ quốc gia hoặc đại biểu đại diện Bộ Văn hoá), thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước đọc chúc căn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức hành lễ được hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin hoặc tường thuật trực tiếp để đồng bào cả nước có thể theo dõi lễ hội. Đồng bào dâng lễ trong các đền, chùa trên núi, ai cũng có tâm nguyện cầu mong tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu.

Lễ Dâng Hương sẽ được diễn ra tưng bừng, náo nhiệt xung quanh các đền, chùa và dưới chân núi Hùng. Lễ hội ngày nay có nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá hơn xưa. Các hình thức văn hoá truyền thống và hiện đại được đan xen nhau. Trong khu vực của hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hoá phẩm, các cửa hàng dịch vụ ăn uống, các khu văn thể,… được tổ chức và duy trì một cách trật tự, quy củ. Tại khu văn thể, các trò chơi văn hoá dân gian được bảo lưu có chọn lọc như: đu quay, đấu vật, chọi gà, bắn nỏ, rước kiệu, kéo lửa nấu cơm thi, đánh cờ tướng (cờ người)…. Có năm còn diễn trò “Bách nghệ khôi hài”, “Rước chúa gái”, “Rước lúa thần” và trò “Trám” tại khu vực hội. Cạnh đó là sân khấu của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Hội ngày nay chính là nơi để thi tuyển và giao lưu văn hoá giữa các vùng. các nghệ nhân người Mường mang đến lễ hội thanh âm của tiếng trống đồng một thời dóng trên đỉnh núi Hùng, gọi mặt trời làm mưa, làm nắng thuận hoà, cho mùa màng tốt tươi, muôn dân hạnh phúc. Những làn điệu Xoan – Ghẹo với lời ca tinh tế, mượt mà đã đem tới cho lễ hội đền Hùng một nét đặc trưng, thấm đượm văn hoá vùng Trung du Đất Tổ. Một điểm quan trọng nằm ở giữa trung tâm lễ hội là nhà bảo tàng Hùng Vương, ở đây lưu giữ vô số những cổ vật đích thực của thời đại các Vua Hùng.

Thời đại của chúng ta ngày nay đang ngày càng góp sức tô điểm và phát huy sự cao đẹp của lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương. Hàng năm, ý nghĩa tâm linh của cuộc trẩy hội về Đền Hùng đã trở thành nếp nghĩ, nếp sinh hoạt truyền thống không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần tín ngưỡng của người Việt Nam. Không phân biệt già trẻ, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt tôn giáo…. Tất cả những người con đang sống trên mọi miền Tổ quốc, những người con xa xứ đều bình đẳng về mộ Tổ, thăm đền và dự lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương. Bạn nên ghé thăm đền Hùng một lần để tỏ lòng biết ơn đến những vị vua có công dựng nước

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
1 tháng 6 2017 lúc 17:13

Đáp án là A

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
3 tháng 7 2018 lúc 17:13

Đáp án: C