Em hiểu thế nào về khái niệm " Thú lâm tuyền" ?"Thú lâm tuyền "được thể hiện như thế nào trong bài thơ "Tức cảnh Pác Pó" của Hồ Chí Minh.
Qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó (Ngữ văn 8, tập II) có thể
thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên
nhiên. Nguyễn Trãi cũng đã từng ca ngợi “thú lâm tuyền” trong bài
thơ Côn Sơn ca (Ngữ văn 7, tập I) mà em đã được học. Em hãy cho
biết “thú lâm tuyền” (từ Hán Việt: lâm là rừng, tuyền là suối) ở
Nguyễn Trãi và ở Hồ Chí Minh có gì giống và khác nhau ?Qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó (Ngữ văn 8, tập II) có thể
thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên
nhiên. Nguyễn Trãi cũng đã từng ca ngợi “thú lâm tuyền” trong bài
thơ Côn Sơn ca (Ngữ văn 7, tập I) mà em đã được học. Em hãy cho
biết “thú lâm tuyền” (từ Hán Việt: lâm là rừng, tuyền là suối) ở
Nguyễn Trãi và ở Hồ Chí Minh có gì giống và khác nhau ?
Qua bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích , thoải mái khi sống giữa thiên nhiên .Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi "Thú Lâm Tuyền" trong bài ca Côn Sơn .Hãy cho biết "Thú Lâm Tuyền" ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì gống nhau và khác nhau
Câu 11: Tên bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” có thể hiểu theo cách nào?
A. Cảm xúc của Bác trước cảnh Pác Bó
B. Bác ngắm cảnh Pác Bó mà nảy ra ý thơ
C. Cảm xúc của Bác trước cuộc sống ở Pác Bó
D. Những tình cảm của Bác với Pác Bó
Câu 12: Thú lâm tuyền của Bác trong bài “Tức cảnh Pác Bó” được hiểu như thế nào?
A. Được sống giữa núi rừng bao la
B. Tìm đến với núi rừng, thiên nhiên
C. Hưởng niềm vui sống giữa núi rừng
D. Niềm vui sống, làm việc cách mạng ở nơi rừng núi
Câu 13: Dòng nào phân biệt rõ nhất sự khác biệt giữa thú lâm tuyền của Bác Hồ với người xưa?
A. Sống ẩn dật, xa lánh đời ở chốn rừng xanh
B. Vui với cái nghèo, cảm thấy nghèo mà sang
C. Sống giữa rừng xanh để làm việc giúp đời
D. Thú lâm tuyền hòa hợp với niềm vui được làm cách mạng
Câu 14: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” cho em hiểu gì về tâm hồn Bác?
A. Yêu thiên nhiên, yêu nước, yêu đời
B. Quyết tâm, kiên trì làm cách mạng
C. Lạc quan, yêu đời
D. Tâm hồn yêu thiên nhiên
Câu 15: Bài thơ “ Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Khi Bác Hồ ở Pháp
B. Khi Bác Hồ ở Việt Bắc
C. Khi Bác Hồ ở Hà Nội
D. Khi Bác Hồ bị Quốc dân đảng Trung Quốc bắt và giam trong nhà lao.
Câu 16: Bài thơ “ Ngắm trăng” được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt
B. Thất ngôn bát cú
C. Lục bát
D. Tự do
Câu 17: Nguyên văn bài thơ “ Ngắm trăng” được viết bằng chữ nào?
A. Chữ Pháp
B. Chữ quốc ngữ
C. Chữ Hán
D. Chữ Nôm
Câu 18: Nhận xét nào sau đây đúng với những nét nghệ thuật chính của của bài thơ “Ngắm trăng”?
A. Bài thơ cổ điển mà hiện đại
B. Bài thơ sử dụng thành công nghệ thuật đối và nhân hóa
C. Bài thơ sử dụng đề tài và thi liệu cổ
D. Cả A, B, C
Câu 19: Nhận xét nào dưới đây đúng với những nội dung chính của bài thơ “ Ngắm trăng”?
A. Bài thơ thể hiện một tình yêu thiên nhiên tha thiết, đồng thời cũng thể hiện một phong thái ung dung lạc quan của Bác Hồ
B. Bài thơ phản ánh tâm trạng uất ức, ngột ngạt của Bác Hồ khi phải sống trong cảnh tù tội
C. Bác lo lắng cho vận mệnh đất nước đến không ngủ được nên được ngắm trăng
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 20: Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh ngắm trăng của tác giả trong bài “ Ngắm trăng”?
A. Trong khi đang đàm đạo việc quân trên thuyền
B. Trong đêm không ngủ vì lo lắng cho vận mệnh đất nước
C. Trong nhà tù thiếu thốn không rượu cũng không hoa
D. Trên đường đi hiu quạnh từ nhà tù này sang nhà tù khác
1) Trong thơ, Bác hay nói tới cái "sang" của người làm cách mạng, kể cả khi chịu cảnh tù đày. em biết những câu thơ nào như thế?
2) Người xưa thường ca ngợi thú lâm tuyền (niềm vui thú được sống với suối rừng). Theo em thú lâm tuyền cảu Bcá có gì khác người xưa?
2)
giống: "Thú lâm tuyền" của bác và Nguyễn Trãi đều vui với cảnh nghèo nhưng thanh cao, trong sạch; sống giao hòa với thiên nhiên với núi rừng, xa lánh cuộc đời trần tục.
Khác:
Nguyễn Trãi từng ca nghợi"thú lâm tuyền"(niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài Côn sơn ca.Trong bài thơ này, Hồ Chí Minh cũng cho thấy niềm vui đó. Thế nhưng " thú lâm tuyền" của Nguyễn Trãi là cái "thú lâm tuyền" của người ẩn sĩ bất lực trước thực tế xã hội muốn"lánh đục về trong", tự tìm đến cuộc sống " an bần lạc đạo".
Ở Hồ Chí Minh, cái " thú lâm tuyền" vẫn gắn với con người chiến sĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ tuy có dáng vẻ của một ẩn sĩ nhưng thực tế đó lại là một người chiến sĩ đang tận tâm, tận lực vù tự do độc lập của non sông
Sang ở đây là sang trọng, cao sang, nghĩa là rất đủ đầy, rất cao quý. Con người ở vào hoàn cảnh cao sang, nhất là “thật là sang” thì hạnh phúc có thể coi là đã đến mức tột độ. Vậy mối liên hệ giữa mạch thơ gian khổ tột cùng kia với câu. kết, với chữ “sang” như thế nào ? Có lẽ nên hiểu chữ “sang” và ý câu kết nghiêng về phía trí tuệ, phía tinh thần được lọc chắt ra từ chính chặng đường gian khổ ấy. sở dĩ Người cảm thấy nó “thật là sang” là bởi vì nó là “cuộc đời cách mạng”, được cống hiến cho cách mạng. Với những người cách mạng, nhất là những người dẫn đường như Bác (“Người đi trước nghìn sương muôn tuyết – Dắt dìu dân, nước Việt Nam ta” – Tố Hữu, Ba mươi năm đời ta có Đảng) thì gian khổ, khó khăn là sự trả giá, nói như Nguyễn Trãi : “Khó khăn thì mặc có màng bao“. Gian khổ thiếu thốn tột cùng mà bảo là “sang” chính vì lẽ đó. Thử so sánh hai hoàn cảnh sống : ở Pác Bó, Việt Nam và hơn một năm sau đó, gần 30 nhà ngục ở Quảng Tây, Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch, điều kiện tinh thần tuy hoàn toàn khác nhau, nhưng về vật chất, hoàn cảnh sống của Người không hơn là mấy. Nói như thế mà thương Bác vô cùng, hiểu Bác vô cùng. Trong gian truân, Người đâu nghĩ đến bản thân mình. Nghĩ đến sự nghiệp của cách mạng, của đất nước mà Người vui, nhất là tin, tin về thời cơ giành độc lập đang tới gần. Vậy nhãn tự của bài thơ nên đặt ở chữ sang hay đặt ở cụm từ “cuộc đời cách mạng” ? Bởi “cuộc đời cách mạng” mới là bản lề khép mở bài thơ. Nó vừa đúc kết, chiêm nghiệm vừa là sự sang trang. Cách nói này không phải là cách nói cho vui theo hệ thống ý nghĩa được phân tích ở trên mà là những cảm nhận có thực ở Người. Khẩu khí này khác hẳn với những câu thơ Người viết hơn một năm sau đó như “Ăn cơm nhà nước ở nhà công” hoặc “Rồng uốn vòng quanh chân với tay”, trong Nhật kí trong tù. Bởi lẽ cái thiếu thốn đoạ đày nơi tù ngục với Người là một thứ cực hình tra tấn, còn ở bài thơ đang phân tích, nó lại là một niềm vui, nguồn cảm hứng thi nhân.
hok tốt
Em hiểu thế nào về khái niệm Thú lâm tuyền được thể hiện như thế nào trong bài thơ tức cảnh pác bó của Hồ Chí Minh
Tham khảo nhé:
Bài thơ Tức cảnh Pác Bó đã thể hiện được thú lâm tuyền của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh Người sống và chiến đấu tại rừng Việt Bắc. Thật vậy, thú lâm tuyền là thú vui sống giữa núi rừng thiên nhiên và yêu thiên nhiên; đây chính là chủ đề xuyên suốt trong thơ của Bác mà bài thơ Tức cảnh Pác Bó chính là ví dụ điển hình. Trong bài thơ, thú lâm tuyền của Bác được thể hiện ở nếp sống sinh hoạt hàng ngày của Bác. "Sáng ra bờ suối, tối vào hang" cho thấy một cuộc sống dân dã, bình yên, gần gũi với thiên nhiên trong thời gian biểu hàng ngày. Không những vậy, thức ăn của Bác cũng vô cùng giản dị và mộc mạc, chủ yếu là những đồ sẵn có trong rừng như: cháo bẹ, rau măng. Nếp sống của Bác giản dị và Bác trân trọng những điều đó, thích thú những vật chất mà thiên nhiên mang lại, được thể hiện qua "vẫn sẵn sàng". Câu thơ như thể hiện được sự biết ơn của Người trước những thứ mà thiên nhiên mang lại. Trong những tháng ngày hoạt động cách mạng tại Việt Bắc, Bác sống giản dị và hòa mình với thiên nhiên nhưng điều lớn lao hơn chính là phong thái ung dung cùng tinh thần thép của Người trước những khó khăn của đất nước, của dân tộc đang cận kề trước mắt. Tóm lại, thú lâm tuyền của Bác được thể hiện rất thành công trong bài thơ "Tức cảnh Pác Bó".
Qua bài thơ, có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài Côn Sơn ca. Hãy cho biết “thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau.
Thú vui "lâm tuyền" của Hồ Chí Minh và Nguyễn Trãi:
- Giống nhau:
+ Đều sống hòa hợp, vui vẻ, chan hòa với tự nhiên.
+ Thuận theo tự nhiên, lấy tự nhiên là nhà.
- Khác nhau:
+ Nguyễn Trãi: bất lực trước thực tại nên lui về ở ẩn, "lánh đục về trong", tự tìm đến cuộc sống ẩn sĩ "an bần lạc đạo".
+ Hồ Chí Minh: ở giữa thiên nhiên do điều kiện cách mạng bắt buộc, Bác thiếu thốn mọi thứ từ đồ dùng, thực phẩm, cho tới nhà ở. Người hoạt động cách mạng, tìm đường hướng cứu nước giúp đời.
Khi nhận xét về Bác Hồ, nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu đều có chung nhận định: “Trong người Bác luôn có sẵn cái thú lâm tuyền”. “Thú lâm tuyền” ở đây có nghĩa là:
A. Bác Hồ luôn yêu quý và thường hay nuôi dưỡng những con thú để bầu bạn với mình.
B. Bác luôn yêu thích thiên nhiên, sống gần gũi, hòa hợp với hiên nhiên.
C. Đó là những con vật ở chốn núi rừng.
D. Sở thích đi săn thú của Bác Hồ.
1.Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cũng thể thơ này mà em đã học.
2. Nhận xét về giọng điệu chung của bài thơ. Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được thể hiện như thế nào qua bài thơ? Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “thật là sang”?
3*. Qua bài thơ, có thể thấy rõ, Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài Côn Sơn ca. Hãy cho biết “thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau.
Câu hỏi 1. Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này mà em đã học.
- Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (mỗi bài có bốn câu, mỗi câu bảy chữ).
- Một sô bài thơ thuộc thể thơ tứ tuyệt đã học ở lớp 7: Cảnh khuya, Nquyên tiêu (Rằm tháng giêng).
Câu hỏi 2. Nhận xét về giọng điệu chung của bài thơ. Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện như thế nào qua bài thơ? Vì sao Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “thật là sang” ?
- Bài thơ tuân thủ chặt chẽ quy tắc và cấu trúc của một bài thơ tứ tuyệt nhưng vẫn toát lên một cảm giác phóng khoáng, sảng khoái. Giọng điệu bài thơ tự nhiên, thoải mái, pha chút hóm hỉnh, vui đùa.
- Hoàn cảnh sinh hoạt của Bác khi ở Pác Bó hết sức khó khăn, gian khổ : ngủ trong hang tối và lạnh, nhiều khi chỉ ăn cháo bẹ rau măng, bàn làm việc là một tảng đá chông chênh. Câu thơ đầu nói về việc ở có giọng điệu thoải mái, vui tươi; có hai vế sóng đôi (sánq ra - tối vào) tạo cảm giác nhịp nhàng, nề nếp làm hiện lên hình ảnh Bác ung dung, hòa điệu cùng nhịp sống của núi rừng. Câu thứ hai nói về cái ãn có nét gì đó vui đùa. Cái ăn thì đầy đủ, dư thừa, luôn có sẵn (vẫn sẵn sàng). Câu thứ ba nói về điều kiện làm việc còn khó khăn, tạm bợ nhưng Bác vẫn cảm thấy thoải mái. Những câu thơ có giọng khẩu khí, nói cho vui, có phần nào khoa trương nhưng niềm vui thích, sự sảng khoái của Bác là rất thật, không chút gượng gạo, “lên gân”.
- Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “thật là sang” bởi nhiểu nguyên nhân. Thứ nhất, hoàn cảnh sống ở Pác Bó rất phù hợp với cái “thú lâm tuyền” của Bác : “Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiểu làm bạn với cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu...” (Lời Bác phát biểu với các nhà báo tháng 1 - 1946). Thứ hai, lúc này, Bác đang rất vui vì Bác tin vào thời cơ giải phóng dân tộc đang đến gần. So với niềm vui lớn lao đó thì những gian khổ trong sinh hoạt chẳng có nghĩa lí gì, thậm chí nó còn trở nên sang trọng.
Câu hỏi 3. Qua bài thơ, có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi đã từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối) trong bài Côn Sơn ca. Hãy cho biết “thú lâm tuyền” ở Nguyên Trãi và ờ Bác Hồ có gì giống và khác nhau.
Bài thơ Côn Sơn ca Nguyễn Trãi :
Côn Sơn suối cháy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Côn Sơn cố đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong lèn thông mọc như nêm,
Tha hồ muôn lọng ta xem chốn nằm.
Trong rừng có bóng trúc rám,
Giữa màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Về đi, sao chẳng sớm toan.
Nửa đời vướng víu bụi trần làm chi ?
Muôn chung nghìn vạc cần gì,
Cơm rau nước lã đủ tùy phận thôi !...
(Bản dịch trong Thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1962). Bài thơ trên và bài Tức cảnh Pác Bó đều thể hiện niềm vui “thú lâm tuyền” của chủ thể trữ tình. Nguyễn Trãi tìm đến thú lâm tuyền vì cảm thấy bất lực trước thực tế đời sống, muốn “lánh đục về trong”, an ủi mình bằng lối sống “an bần lạc đạo”. Tuy đó là lối sống thanh cao, khí tiết nhưng vẫn là lối sống tiêu cực của ông. Còn Hồ Chí Minh, sống hòa nhập với núi rừng, sông suối nhưng vẫn giữ được cốt cách của người chiến sĩ cách mạng. Nhân vật trữ tình trong Tức cảnh Pác Bó tuy mang dáng dấp của một ẩn sĩ nhưng thực chất là một chiến sĩ. Câu thơ bàn đá chông chênh dịch sử Đảng thể hiện rõ điểu này. Vần trắc trong ba tiếng dịch sử Đảng làm toát lên vẻ khỏe khoắn, mạnh mẽ, gân guốc góp phần khắc họa đậm nét hình tượng người chiến sĩ cách mạng vừa chân thực, sinh động vừa uy nghi, lồng lộng.