Những câu hỏi liên quan
Trần Hiển
Xem chi tiết
Phong Thần
16 tháng 7 2021 lúc 20:57

Tham khảo

Qua truyện ngắn Sống chết mặc bay, nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa thành công chân dung một viên quan phụ mẫu độc ác, sa đọa và vô nhân tính. Quan phụ mẫu, danh xưng đó được gọi nên từ bao yêu thương của con dân, với kì vọng vào một vị quan liêm minh công chính, thương dân như con. Thế nhưng, sự thật là gì? Khi muôn dân oằn mình dưới mưa bão, lũ lụt, quan cha mẹ lại ngồi trong đình cao đánh bài, hút thuốc phiện. Khi muôn dân đau đớn đến van nài, tìm kiếm sự giúp đỡ, thì quan cha mẹ can tâm đánh đuổi đi để tiếp tục tập trung cho việc quan trọng hơn là đánh đề. Khi muôn dân mất trắng tất cả dưới dòng nước lũ tàn độc, đến tính mạng cũng khó dữ, thì quan cha mẹ lại sung sướng vỡ òa khi được ù ván bài. Thông qua sự tương phản tuyệt vọng ấy, hình ảnh viên quan phụ mẫu đã được khắc họa rõ nét, với sự vô lương tâm và độc ác (Câu bị động). Một kẻ như thế, lại được gọi bằng cái tên “quan phụ mẫu”, thật mỉa mai thay, thật đắng cay thay cho biết bao số phận tội nghiệp(C)/ đang chìm nổi(V) ở ngoài kia (Câu đơn mở rộng thành phần vị ngữ).

Bình luận (0)
Đức Minh Tạ
Xem chi tiết
Hunter
Xem chi tiết
(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
21 tháng 4 2022 lúc 8:09

Viên quan phụ mẫu trong văn bản Sống chết mặc bay là một viên quan xấu xa và độc ác. Hắn ta mang danh là quan cha quan mẹ của nhân dân nhưng lại hành xử không xứng đáng với danh hiệu đó dù chỉ một chút. Trong khi nhân dân phải ngụp lặn trong màn mưa, nước lũ thì hắn lại thích chí ngồi trên đình cao mà hút thuốc phiện, uống chè yến, đánh tổ tôm. Trong khi người dân đau khổ, tuyệt vọng vì phải chịu mất trắng tất cả khi đê vỡ, thì hắn lại tập trung vui vẻ tận hưởng ván tổ tôm sắp ù. Tột đỉnh của sự căm phẫn, là tiếng gào thét đau đớn của người dân khi cơn lũ cuốn trôi tất cả cũng bị tiếng hét ù sung sướng của viên quan phụ mẫu. Biện pháp tương phản rõ rệt đã làm bật lên được lòng dạ độc ác, bạc bẽo đến đáng sợ của tên quan phụ mẫu kia. Qua đó, tác giả lên án và tố cáo mạnh mẽ những kẻ làm quan lại chỉ biết hưởng lạc mà không biết lo cho dân. Hình mẫu tên quan phụ mẫu độc ác trong truyện Sống chết mặc bay chính là tiêu biểu cho hằng hà những tên quan xấu xa như vậy trong xã hội hiện thực. Thật đáng buồn thay!

Bình luận (0)
Mai Đức Hùng
Xem chi tiết
zero
15 tháng 4 2022 lúc 14:43

refer

Trong văn bản Sống chết mặc bay của nhà văn Phạm Duy Tốn, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật viên quan phụ mẫu. Nhân vật này được đặt trong thế đối lập và tương phản với những người dân nghèo, qua đó bộc lộ được bản chất xấu xa, độc ác của hắn. Là một viên quan phụ mẫu, đáng nhẽ ra hắn phải yêu thương và chăm sóc những người dân như con cái của mình. Thế nhưng không, hắn ta chỉ biết chăm chăm vào hưởng lạc cho riêng mình mà bỏ bê cái gọi là sứ mệnh. Trong khi người dân ngụp lặn trong biển mưa để hòng níu giữ chút của cải cuối cùng trước khi đê vỡ. Thì tên quan phụ mẫu lại ở trên đình cao, hút thuốc phiện, uống chè yến và đánh tổ tôm. Đỉnh điểm, là tiếng cười ré lên sung sướng khi ù một ván bài của tên độc ác ấy, đã át đi cả tiếng la hét đau đớn của bao sinh mạng dưới chân đồi khi đê vỡ. Niềm sung sướng độc ác ấy, đã khiến hắn cam tâm chửi rủa những người lính tội nghiệp, đòi bỏ tù họ chỉ vì dám báo tin chẳng tốt lành khi hắn đang vui. Chao ôi, biết bao sinh linh nhỏ bé bị vùi dập trong cơn mưa bão lại chẳng bù vào được một giây phút ù tổ tôm của tên quan phụ mẫu. Đó chính là một kẻ máu lạnh cần được lên án mạnh mẽ. Và qua hình mẫu nhân vật ấy, tác giả đã phê phán cả một hệ thống quan lại vô nhân tính lúc bấy giờ. Bởi những tên quan phụ mẫu độc ác không chỉ có một mà có rất nhiều. Cũng như có vô vàn những số phận nhỏ bé bị vùi dập dưới bàn tay chúng.

 

Bình luận (2)
⭐Hannie⭐
15 tháng 4 2022 lúc 14:47

Em nhận thấy trời mưa lũ rấт to mà người dân pk góp sức hộ đê để có thể ngăn lũ cuốn trôi.Nhìn ai cx ướt lướt thướt như chuột lột trông thật đáng thương.Và ai cx có 1 vc Ɩàm để góp sức;hết sức giữ gìn, kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khủy chân.Người dân luôn Ɩà những người pk chịu những cuộc sống khốn khổ.Người thì ko nhà ở,người thì ko cơm ko nước,người thì ko có gia đình,..Ôi thật đáng thương!Tất cả chỉ cùng trong một nguyên nhân dẫn tới đó Ɩà do tên quan phủ ” Lòng lam dạ thú”.Hắn chỉ lo vc ăn chơi vs mọi vật xung quanh thật giá trị vừa đắt tiền ѵà quý hiếm.Và cx độc ác ѵà vô tâm được thể hiện như khi dân gặp họa ko cứu nạn ko thương tiếp nhân dân mà còn tàn độc với họ nữa.Như người nông dân chạy ѵào để xin cứu giúp mà bị quan đuổi ra ngoài điều đó Ɩà chỉ thái độ hống hách c̠ủa̠ quan cx như tham lam.Ta có thể thấy lòng thương xót cho người vô cùng lơn ngược lại lòng căm ghét cho tên quan phủ càng cao.

Bình luận (0)
kirito
Xem chi tiết
Gia Hưng
5 tháng 4 2022 lúc 21:41

tham khảo  :

Qua tác phẩm "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn , dường như tác giả đã khắc họa thành công và rõ nét nhất bản chất xấu xa , bỉ ổi của tên quan phụ mẫu trước sinh mạng của người dân hộ đê khốn khổ. Bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật , "Sống chết mặc bay" đã lên án tên quan phụ mẫu "lòng lang dạ thú". Khi con dân mình đang "chân lấm tay bùn , trăm lo nghìn sợ , đem thân hèn yếu mà đối với sức nước" thì quan phụ mẫu lại đang say sưa trong ván bài. Mưa gió và sinh mạng hàng ngàn con người không được chú ý bằng một trăm hai mươi lá bài đen đỏ. Quan chễm chệ ngồi trong đình , đèn thắp sáng trưng , đình cao vững chãi , kẻ hầu người hạ đi lại nhộn nhịp. Bên cạnh quan , bát yến hấp đường phèn , hai bên nào đồng hồ vàng , nhiều vật quý sang trọng khác. Quan như không hề hay biết đến tình cảnh thảm thương của dân chúng. Xây dựng hình ảnh quan phụ mẫu , Phạm Duy Tốn muốn tố cáo bản chất ích kỉ , tàn nhẫn , không có trách nhiệm với nhân dân. Qua đây , ta thấy "Sống chết mặc bay" đã lên án thái độ vô trách nhiệm , bàn quan của tên quan phụ mẫu , đồng thời thấy được niềm cảm thông sâu sắc của tác giả đối với người dân khốn khổ lúc bấy giờ. 

Bình luận (0)
MyungDae
Xem chi tiết
Khánh Vi Bùi
25 tháng 4 2021 lúc 20:54

 Qua tác phẩm "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn , dường như tác giả đã khắc họa thành công và rõ nét nhất bản chất xấu xa , bỉ ổi của tên quan phụ mẫu trước sinh mạng của người dân hộ đê khốn khổ. Bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật , "Sống chết mặc bay" đã lên án tên quan phụ mẫu "lòng lang dạ thú". Khi con dân mình đang "chân lấm tay bùn , trăm lo nghìn sợ , đem thân hèn yếu mà đối với sức nước" thì quan phụ mẫu lại đang say sưa trong ván bài. Mưa gió và sinh mạng hàng ngàn con người không được chú ý bằng một trăm hai mươi lá bài đen đỏ. Quan chễm chệ ngồi trong đình , đèn thắp sáng trưng , đình cao vững chãi , kẻ hầu người hạ đi lại nhộn nhịp. Bên cạnh quan , bát yến hấp đường phèn , hai bên nào đồng hồ vàng , nhiều vật quý sang trọng khác. Quan như không hề hay biết đến tình cảnh thảm thương của dân chúng. Xây dựng hình ảnh quan phụ mẫu , Phạm Duy Tốn muốn tố cáo bản chất ích kỉ , tàn nhẫn , không có trách nhiệm với nhân dân. Qua đây , ta thấy "Sống chết mặc bay" đã lên án thái độ vô trách nhiệm , bàn quan của tên quan phụ mẫu , đồng thời thấy được niềm cảm thông sâu sắc của tác giả đối với người dân khốn khổ lúc bấy giờ. 

Bình luận (1)
Nhu Nguyen
Xem chi tiết
hai anh
Xem chi tiết
Tạ Quang Hiếu
Xem chi tiết
Phong Lê
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
14 tháng 8 2023 lúc 18:54

Gợi một số ý:

- Giới thiệu văn bản "Tức nước vỡ bờ" trích tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố.

+ hoàn cảnh sáng tác, nhận định văn học về tình thương người,..

- Nội dung đoạn chị Dậu chăm sóc chồng: tường thuật lại những sự quan tâm, chăm sóc cần mẫn của chị Dậu đối với anh Dậu.

- Nguyên do anh Dậu cần được chăm sóc:

+ Bị bắt ép đóng thứ thuế vô lý cho người em đã mất 3 năm, mà điều đó là quá đỗi sức chịu đựng của người dân đen nghèo. Khi trước đã phải bán con, bán chó để trả thuế hiện tại.

=> Chế độ phong kiến thối nát chèn ép người dân đen đến cùng đường, không có tình thương đồng loại và nhân cách thì thối nát.

- Hành động của chị Dậu:

+ Gắng nấu cháo động viên anh Dậu - như một xác chết rũ rượi mỏi mệt cạn kiệt sức lực ăn có sức trốn chạy khỏi bọn cầm thú.

+ Lời nói: "Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ suốt ruột".

+ Chờ xem chồng có ăn ngon miệng hay không.

=> Chị Dậu là người vợ yêu thương chồng con hết mực, người phụ nữ nông dân mạnh mẽ, phẩm chất tốt đẹp.

- Khi có lính vào ý đánh anh Dậu, hà hiếp:

+ Chị vùng lên chống trả quyết liệt.

+ Khẳng định chân lý "Có áp bức có đấu tranh".

+ Chị Dậu không chịu được cảnh bị hà hiếp, đối xử bất công như thế mãi.

=> Hình ảnh điển hình của những người phụ nữ thời phong kiến, cốt cách đẹp đẽ, giàu tình thương, chăm chỉ làm lụng nhưng đều có số phận không xứng đáng. (Câu mở rộng thành phần)

- Tổng kết lại nhân vật chị Dậu.

Câu nghi vấn: Phải chăng hình ảnh người nông dân ta thật mạnh mẽ, thật đầy lòng danh dự?

Bình luận (0)