Gợi một số ý:
- Giới thiệu văn bản "Tức nước vỡ bờ" trích tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố.
+ hoàn cảnh sáng tác, nhận định văn học về tình thương người,..
- Nội dung đoạn chị Dậu chăm sóc chồng: tường thuật lại những sự quan tâm, chăm sóc cần mẫn của chị Dậu đối với anh Dậu.
- Nguyên do anh Dậu cần được chăm sóc:
+ Bị bắt ép đóng thứ thuế vô lý cho người em đã mất 3 năm, mà điều đó là quá đỗi sức chịu đựng của người dân đen nghèo. Khi trước đã phải bán con, bán chó để trả thuế hiện tại.
=> Chế độ phong kiến thối nát chèn ép người dân đen đến cùng đường, không có tình thương đồng loại và nhân cách thì thối nát.
- Hành động của chị Dậu:
+ Gắng nấu cháo động viên anh Dậu - như một xác chết rũ rượi mỏi mệt cạn kiệt sức lực ăn có sức trốn chạy khỏi bọn cầm thú.
+ Lời nói: "Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ suốt ruột".
+ Chờ xem chồng có ăn ngon miệng hay không.
=> Chị Dậu là người vợ yêu thương chồng con hết mực, người phụ nữ nông dân mạnh mẽ, phẩm chất tốt đẹp.
- Khi có lính vào ý đánh anh Dậu, hà hiếp:
+ Chị vùng lên chống trả quyết liệt.
+ Khẳng định chân lý "Có áp bức có đấu tranh".
+ Chị Dậu không chịu được cảnh bị hà hiếp, đối xử bất công như thế mãi.
=> Hình ảnh điển hình của những người phụ nữ thời phong kiến, cốt cách đẹp đẽ, giàu tình thương, chăm chỉ làm lụng nhưng đều có số phận không xứng đáng. (Câu mở rộng thành phần)
- Tổng kết lại nhân vật chị Dậu.
Câu nghi vấn: Phải chăng hình ảnh người nông dân ta thật mạnh mẽ, thật đầy lòng danh dự?