Làm nhanh giúp mình nha
1.Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn?
A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân
B. Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông
C. Người ta là hoa đất
D. Học ăn, học nói, học gói, học mở
2. Câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”đã được rút gọn thành phần nào?
A.Chủ ngữ
B. Vị ngữ
C. Cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
D. Cả A, B, C đều sai.
3.Cho biết tác dụng của câu đặc biệt dưới đây: “Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, con đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi”.
A. Bộc lộ cảm xúc.
B. Gọi đáp
C. Xác định thời gian
D. Xác định nơi chốn
4.Trong các câu dưới đây, câu nào là câu đặc biệt?
A. Ôi trời!
B. Bạn đi đâu đó?
C. Tôi vẫn khỏe.
D. Các anh em cố gắng lên.
5. Câu văn sau đây có mấy trạng ngữ?“Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong xanh, những chú chim én bay lượn thật đẹp mắt.”
A. Ba (trạng ngữ)
B. Một (trạng ngữ)
C. Hai (trạng ngữ)
D. Bốn (trạng ngữ)
6. Thêm những từ ngữ nào vào chỗ trống ở câu rút gọn dưới đây để thể hiện thái độ lễ phép? – Nói cho mẹ biết, con học bài chưa? – Con học rồi ……………
A. mẹ ạ. B. mà
C. đó D. đấy
7. Câu nào là câu đặc biệt?
A. Một canh … hai canh… lại ba canh.
B. Lan là học sinh.
C. Quê hương là chùm khế ngọt.
D. Tất cả đều đúng.
8. Câu “Bằng xe đạp, tôi đi học.” trạng ngữ trong câu bổ sung ý nghĩa:
A. Thời gian
B. Nguyên nhân
C. Mục đích
D. Phương tiện
9. Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” rút gọn thành phần:
A. Cả chủ ngữ, vị ngữ.
B. Chủ ngữ.
C. Vị ngữ.
D. Tất cả đều sai.
10. Cho câu “Hôm sau, chúng tôi lại trở về.” tìm thành phần trạng ngữ?
A. Tôi
B. Chúng tôi
C. Hôm sau
D. Lại trở về
11. Câu nào nói đúng về khái niệm tục ngữ?
A. Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh.
B. Những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.
C. Một thể loại văn học dân gian.
D. Cả ba ý trên.
12. Câu “Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa” thuộc thể loại văn học gian nào?
A. Thành ngữ B. Tục ngữ
C. Ca dao D. Vè
13. Câu tục ngữ“Tấc đất tấc vàng”có nghĩa gì?
A. Đề cao, khẳng định sự quí giá của đất đai.
B. Cuộc sống và công việc của người nông dân gắn với đất đai đồng ruộng.
C. Nói lên lòng yêu quí, trân trọng từng tấc đất của những người sống nhờ đất.
D. Cả 3 ý trên.
14. Đối tượng phản ánh của những câu Tục ngữ về con người và xã hội là gì?
A. Quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người.
B. Con người với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có.
C. Thế giới tình cảm phong phú của con người.
D. Tất cả các ý trên.
15. Tục ngữ về con người và xã hội được hiểu theo nghĩa nào?
A. Cả nghĩa đen và nghĩa bóng B. Chỉ hiểu theo nghĩa đen
C. Chỉ hiểu theo nghĩa bóng D. Cả A,B,C đều sai
16. Nội dung của hai câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn” có mối quan hệ như thế nào?
A. Hoàn toàn trái ngược nhau B. Bổ sung ý nghĩa cho nhau
C. Hoàn toàn giống nhau D. Gần nghĩa với nhau
17. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa giống với câu “Đói cho sạch, rách cho thơm”?
A. Đói ăn vụng, túng làm càn B. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
C. Giấy rách phải giữ lấy lề D. Ăn phải nhai, nói phải nghĩ
18. Câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” có ý nghĩa gì ?
A. Khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết.
B. Phê phán những người thấy khó khăn đã nản chí.
C. Phê phán những người lười lao động.
D. Cả A, B, C đều sai.
19. Trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh, những sắc thái tình cảm nào được đề cập đến?
A. Luôn luôn mạnh mẽ, sôi sục
B. Tiềm tàng, kín đáo
C. Biểu lộ rõ ràng, đầy đủ
D. Tất cả các ý trên.
20. Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A.Tự sự
B. Miêu tả
C. Nghị luận
D. Biểu cảm