Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Quang Vinh
Câu 1. Đặc điểm của giai đoạn lịch sử TG sau CTTG hai đến nay là gì? Em hãy nêu những nội dung chủ yếu của LSTG từ sau năm 1945 đến nay? Câu 2. Các xu thế phát triển của TG ngày nay? Tại sao nói: “ Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển, vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc” ? Nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta hiện nay là gì? Câu 3. Nhận xét về LSTG giai đoạn 1945-2000, có ý kiến cho rằng: “Chỉ trong vòng nửa thế kỉ, tình hình thế giới đã thật sự sôi động với bao diễn biến d...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
28 tháng 7 2018 lúc 11:46

1. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ một nước là Liên Xô đã trở thành hệ thống thế giới. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, quân sự, trở thành một lực lượng hùng mạnh vẻ chính trị ; nhưng do còn tồn tại những hạn chế nên cuối cùng chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

2. Phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Á, Phi, Mĩ La-tinh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân phát triển mạnh mẽ và đã giành được thắng lợi: hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi đã ra đời, chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ; song các nước này đang gặp phải những khó khăn rất lớn trong quá trình xây dựng đất nước.

3. Hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa được củng cố, các nước tư bản có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, đặc biệt MI vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, ráo riết theo đuổi mưu đồ làm bá chủ thế giới. Xu thế liên kết kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trong các nước tư bản, tiêu biểu là sự ra đời của Cộng đồng châu Âu.

4. Trật tự thế giới hai cực Ianta được xác lập do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu. Thế giới chia thành hai phe, căng thẳng, đối đầu nhau trong cuộc chạy đua "Chiến tranh lạnh" và khi "Chiến tranh lạnh" chấm dứt (1989) xu thế hoà hoãn và đối thoại trở thành xu thế chính trong quan hệ quốc tế.

5. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai diễn ra và đã đạt được những thành tựu vượt bậc, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của văn minh nhân loại.

Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Minh Nhân
16 tháng 3 2021 lúc 11:28

Những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay bao gồm:

1. Thứ nhất, sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ một nước là Liên Xô đã trở thành hệ thống thế giới. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, quân sự, trở thành một lực lượng hùng mạnh về chính trị; nhưng do còn tồn tại những hạn chế nên cuối cùng chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

2. Thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Á, Phi, Mĩ La-tinh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân phát triển mạnh mẽ và đã giành được thắng lợi: hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi đã ra đời, chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ; song các nước này đang gặp phải những khó khăn rất lớn trong quá trình xây dựng đất nước.

3. Thứ ba, hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa được củng cố, các nước tư bản có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, đặc biệt Mĩ vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, ráo riết theo đuổi mưu đồ bá chủ thế giới. Xu thế liên kết kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trong các nước tư bản, tiêu biểu là sự ra đời của Cộng đồng châu Âu.

4. Thứ tư, trật tự thế giới hai cực Ianta được xác lập do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu. Thế giới chia thành hai phe, căng thẳng, đối đầu nhau trong cuộc chạy đua "Chiến tranh lạnh" và khi "Chiến tranh lạnh" chấm dứt (1989) xu thế hoà hoãn và đối thoại trở thành xu thế chính trong quan hệ quốc tế.

5. Thứ năm, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai diễn ra và đã đạt được những thành tựu vượt bậc, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của văn minh nhân loại.

Phạm Thị Thúy Giang
Xem chi tiết
Liên Hồng Phúc
2 tháng 2 2016 lúc 14:29

1. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ một nước là Liên Xô đã trở thành hệ thống thế giới. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, quân sự. trở thành một lực lượng hùng mạnh vẻ chính trị ; nhưng do còn tồn tại những hạn chế nên cuối cùng chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
2. Phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Á, Phi, Mĩ La-tinh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân phát triển mạnh mẽ và đã giành được thắng lợi : hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi đã ra đời, chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ ; song các nước này đang gặp phải những khó khăn rất lớn trong quá trình xây dựng đất nước.
3. Hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa được củng cố, các nước tư bản có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, đặc biệt MI vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, ráo riết theo đuổi mưu đồ làm bá chủ thế giới. Xu thế liên kết kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trong các nước tư bản. tiêu biểu là sự ra đời của Cộng đồng châu Âu. 
4. Trật tự thế giới hai cực Ianta được xác lập do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu. Thế giới chia thành hai phe, căng thẳng, đối đầu nhau trong cuộc chạy đua "Chiến tranh lạnh" và khi "Chiến tranh lạnh" chấm dứt (1989) xu thế hoà hoãn và đối thoại trở thành xu thế chính trong quan hệ quốc tế.
5. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai diễn ra và đã đạt được những thành tựu vượt bậc, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của văn minh nhân loại.

Sĩ Bí Ăn Võ
Xem chi tiết
Bình Nguyễn
4 tháng 12 2016 lúc 10:20

- Sự ra đời, phát triển của nén sản xuất mới - TBCN : mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với tư sản và các tầng lớp nhân dân ngày càng gay gắt dẫn tới các cuộc cách mạng tư sản.
— Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên :
+ Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho CNTB phát triển.
+ Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII giành được thắng lợi, đưa nước Anh phát triển theo con đường TBCN. Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì vẫn còn ngôi vua và cách mạng chỉ đáp ứng quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, còn nhân dân không được hưởng chút quyền lợi gì.
+ Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ về thực chất là cuộc cách mạng tư sản, lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường cho CNTB phát triển, nhưng chỉ có giai cấp tư sản và chủ nô được hưởng quyền lợi, còn nhân dân lao động không được hưởng chút quyền lợi gì.
+ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất có ảnh hưởng lớn đến lịch sử châu Âu, đã đánh đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hoà chuyên chính dân chủ cách mạng, giải quyết quyền lợi cho nhân dân, đặc biệt về ruộng đất.
+ Nhiều cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới các hình thức khác nhau ờ nhiều nước làm cho chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi thế giới, một số nước phát triển kinh tế chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
+ Các nuớc tư bản thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông.
+ Công nhân ở các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ. Nhật Bản đấu tranh ngày càng mạnh mẽ. Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời. Các tổ chức quốc tế của công nhân được thành lập.
+ Văn học, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật phát triển (nhiều máy chế tạo công cụ ra đời, nhiều nguồn nhiên liệu mới được sử dụng, nhiều phát minh mới về vật lí, hoá học, sinh học, nhiều nhà tư tưởng, nhà văn, nhạc sĩ. họa sĩ nổi tiếng xuất hiện).
+ Nguyên nhân, tính chất, diễn biến và kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

NHỮNG NỘI DUNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN

- Thời kì bùng nổ, thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản trên phạm vi thế giới.

- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ, dán chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

- Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong xã hội là tư sản và vô sản ngày càng sâu sắc. Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản phát triển từ tự phát đến tự giác. Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời trang bị cho giai cấp vô sản một hệ thống lí luận cách mạng đúng đắn trong cuộc đấu tranh xoá bỏ áp bức, bóc lột.

- Thời kì diễn ra những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa của các nước tư bản ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. Việc chiếm hữu thuộc địa không đồng đều giữa các nước tư bản là nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến tranh tranh giành thuộc địa giữa các nước tư bản lớn, tiêu biểu là Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Bình Nguyễn
4 tháng 12 2016 lúc 10:17

Nền kinh tế Mĩ trong thập kỉ 20 của thế kỉ XX : Phát triển phồn vinh nhưng vẫn tồn tại những hạn chế.

Sự phồn vinh của kinh tế Mĩ được thể hiện ở mức tăng trưởng cao của các ngành kinh tế. Chỉ trong vòng 6 năm (1923-1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%. Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc công nghiệp là Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại. Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, thép, dầu mỏ… Đặc biệt, sự bùng nổ của ngành sản xuất ô tô đã tác động mạnh đến các ngành công nghiệp khác. Năm 1919, nước Mĩ sản xuất được 7 triệu ô tô, đến năm 1924 đạt 24 triệu chiếc.

Về tài chính, từ chỗ phải vay nợ châu Âu 6 tỉ đô la trước chiến tranh, Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới (riêng Anh và Pháp nợ Mĩ 10 tỉ đô la). Năm 1929, Mĩ nắm 60% số vàng dự trữ của thế giới.

Mặc dù đạt mức tăng trưởng cao, nhưng ngay cả trong thời kì phồn vinh này, nhiều ngành công nghiệp của Mĩ chỉ sử dụng 60-80% công suất. Sự phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, theo chủ nghĩa tự do thái quá đã đưa đến sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông nghiệp, và không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.

Kinh tế Mĩ phát triển mạnh trong thập kỉ 20 của thế kỉ XX vì :

- Mĩ thu được nguồn vốn lớn do buôn bán vũ khí và cho các nước khác vay trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

- Do Mĩ liên tục cải tiến công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất.

- Các lợi thế khác của nước Mĩ.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
17 tháng 4 2018 lúc 9:33
Giai đoạn Sự kiện
1919-1930

Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần hai, đã đưa xã hội Việt Nam từ phong kiến nông nghiệp lên xã hội thuộc địa

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 3-2-1930, từ đó Cách mạng Việt Nam chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cách mạng

1930-1945

Ngay từ khi mới ra đời Đảng đã lãnh đạo cao trào cách mạng 1930-1931, kẻ thù đã dìm trong biển máu đến năm 1935 mới khôi phục

Cao trào dân chủ 1936-1939 chống bọn phản động thuộc địa đòi "tự do dân chủ, cơm áo hòa bình"

Qua 2 cao trào đã tôi luyện được đội quân chính trị hàng triệu người, đó thực sự là cuộc diễn tập lần thứ hai của cách mạng tháng Tám năm 1945

9-3-1939, Nhật hất cẳng Pháp ở Đông Dương

14-8-1945, Đảng phát động quần chúng đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền trong nước

1945-1954

Sau cách mạng tháng Tám thành công cách mạng nước ta phải đương đầu với muôn vàn khó khăn đễ giữ vững chính quyền

Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đường lối đúng đắn cho cuộc kháng chiến toàn quốc

Hiệp định Giơ-ne-vơ kí chính thức ngày 21-7-1954

1954-1975

Đảng lãnh đạo nhân dân hai miền cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ

Miền Bắc: xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại

Miền Nam: chống các chiến lược của đế quốc Mĩ

Sau hơn 20 năm chiến đấu vưới Cuộc tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta giành thắng lợi

1975 đến nay Sau mùa xuân năm 1975 đất nước thống nhất cả nước đi lên xã hội chủ nghĩa
VĂN LƯƠNG NGỌC DUYÊN
Xem chi tiết
VĂN LƯƠNG NGỌC DUYÊN
28 tháng 12 2017 lúc 21:48

1/

Thời gian Sự kiện Kết quả
Nước Nga-Liên Xô
Tháng 2-1917 Cách mạng dân chủ tư sản Nga thắng lợi. Lật đổ chế độ Nga hoàng, 2 chính quyền song song tồn tại.
7-11-1917 Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga thắng lợi + Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản
+ Thành lập nước Cộng hòa Xô-viết và chính quyền Xô-viết.
+ Xoá bỏ chế độ người bóc lột người.
1918-1920 Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô-viết. Xây dựng hệ thong chính trị, Nhà nước mới, đánh thắng thù trong giặc ngoài.
1921-1941 Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội. Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, tập thể hóa nông nghiệp.
Các nước khác
1918-1923 Cao trào cách mạng ở châu Âu, châu Á. Đảng Cộng sản thành lập, Quốc tế Cộng sản ra đời.
1924-1929 Thời kì ổn định và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng, chính trị ổn định.
1929-1933 Cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra ở Mĩ và lan khắp các nước tư bản. Kinh tế giảm sút nghiêm trọng, chính trị khủng hoảng.
1933-1939 Các nước tư bản tìm cách thoát khỏi khủng hoảng. Khối Đức, I ta-li-a, Nhật, phát xít hóa chế độ chính trị, chuẩn bị chiến tranh.
+ Khối Anh, Pháp, Mĩ thực hiện cải cách kinh tế, chính trị, duy trì chế độ dân chủ tư sản.
1939-1945 Chiến tranh thế giới thứ hai. 72 nước trong tình trạng chiến tranh. Phe phát xít thất bại, thắng lợi thuộc về Liên Xô, các nước Đồng minh và nhân loại tiến bộ trên thế giới.
VĂN LƯƠNG NGỌC DUYÊN
28 tháng 12 2017 lúc 21:49

2/Với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, lần đầu tiên chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực ở một nước, nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có tác động to lớn đến tình hình thế giới.

Phong trào đấu tranh cách mạng ở các nước tư bản Âu – Mĩ lên cao và có bước chuyển mới. Ở nhiều nước, các Đảng cộng sản ra đời. Trên cơ sở đó, Quốc tế Cộng sản được thành lập và lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường Cách mạng tháng Mười.

Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, nhất là ở châu Á.

Trải qua những năm phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản chủ nghĩa lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế (1929-1933). Cuộc khủng hoảng này dẫn tới hậu quả là chủ nghĩa phát xít thắng thế ở I-ta-li-a, Đức, Nhật.

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại, kết thúc một thời kì phát triền của lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945).

VĂN LƯƠNG NGỌC DUYÊN
28 tháng 12 2017 lúc 21:49

3/* Năm sự kiện tiêu biểu nhất:

1. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917.

2. Cao trào cách mạng ở châu Âu 1918-1923.

3. Phong trào đòi độc lập dân tộc ở châu Á.

4. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.

5. Chiến tranh thế giới thứ hai.

* Lí do:

1. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga, lần đầu tiên chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực ở một nước => mở ra một thời kì mới trong lịch sử của nhân loại: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

2. Cao trào cách mạng 1918-1923 có bước chuyển biến mới: Giai cấp công nhân trưởng thành, nhiều Đảng Cộng sản ra đời => Quốc tế Cộng sản thành lập, lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường Cách mạng tháng Mười.

3. Phong trào độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc là đòn tấn công vào tư bản chủ nghĩa; trong phong trào đó, giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.

4. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giói 1929-1933 đẩy các nước tư bản vào cuộc khủng hoảng chua từng có, dẫn đến hậu quả chủ nghĩa phát xít thắng thế và đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh mới.

5. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là cuộc chiến tranh gây ra những tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, kết thúc một thời kì phát triển của lịch sử thế giới hiện đại.

lilyvuivui
Xem chi tiết
Nya arigatou~
29 tháng 9 2016 lúc 11:27

Bài 1 :

Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á tác động đối với sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực :

—Thuận lợi:

+ Vị trí địa lí: là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và ÚC -> thuận lợi cho việc phát triển các mối quan hệ, giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.

+ Hệ thống sông ngòi dày đạc : sông Mê Công, sông Hồng, sông Mô Nam, sông I-ra- oa-đi... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao... Đây là điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.

+ Khí hậu gió mùa : khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn là điều kiện cho cây cối quanh năm xanh tốt, phát triển nông nghiệp. Người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.

+ Biển : vừa là đường giao thông quan trọng, vừa là nguồn cung cấp tài nguyên biển như hải sản, khoáng sản..là điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.

+ Tài nguyên thiên nhiên : Hệ sinh vật ở Đông Nam Á tương đối phong phú, là quê hương của nhiều loại động thực vật quý hiếm. Ngoài ra, tài nguyên khoáng sản giàu có cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp.

-  Khó khăn :

+ Địa hình bị chia cắt mạnh —> không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.

+ Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá.

+ Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược.

 

Nya arigatou~
29 tháng 9 2016 lúc 11:28

Bài 2:

Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm những nước nào ?

Trả lời:

Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, ngày nay gồm 11 nước :
Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Bru-nây, Đông Ti-mo, Malaysia.

Bài 3:

Lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX.
Trả lời:

 

 

Phong Nguyệt
Xem chi tiết
Luminos
23 tháng 12 2021 lúc 13:21

TK

* Thành tựu:

     + Khoa học cơ bản: Thu những thành tựu trong ngành Toán, Vật lý, Hóa, Sinh được ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất.

     + Công cụ sản xuất mới: Máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động.

     + Tìm ra nguồn năng lượng mới: Năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, thủy triều ...

     + Sáng chế ra vật liệu mới: Chất Pôlime

     + Cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp đã khắc phục được nạn thiếu lương thực thực phẩm.

     + Giao thông vận tải và thông tin liên lạc có máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa siêu tốc, vệ tinh nhân tạo phát sóng truyền hình rất hiện đại.

     + Chinh phục vũ trụ.

* Thành tựu quan trọng đáng chú ý nhất là chinh phục vũ trụ, vì nhờ có thành tựu này mà con người khám phá ra những bí mật của vũ trụ để phục vụ đắc lực cho cuộc sống con người trên trái đất.

Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Đặng Phương Nam
14 tháng 4 2017 lúc 17:04

1. Giai đoạn 1919 - 1930

Đợt khai thác Việt Nam của thực dân Pháp sau Chiến tranh thế giới thứ nhất với quy mô lớn, tốc độ nhanh, có hệ thống hơn so với trước chiến tranh đã đưa xã hội Việt Nam từ một xã hội phong kiến, nông nghiệp lạc hậu thật sự trở thành một xã hội thuộc địa.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 (đến tháng 10- 1930 đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương) là sản phẩm tất yếu của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam và phong trào yêu nước sục sôi của dân tộc ta vào cuối những năm 20 của thế kỉ XX. Từ đó, chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường hướng và vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn phát triển mới.

2. Giai đoạn 1930 - 1945

Ngay từ khi mới ra đời, trong cao trào cách mạng 1930 - 1931 với hai khẩu hiệu chiến lược "Dân tộc độc lập" và “Người cày có ruộng”, Đảng đã tập hợp được giai cấp nông dân (lực lượng đông đảo nhất trong cách mạng dân tộc dân chủ) và cùng với giai cấp công nhân hình thành khối liên minh công nông - đội quân chủ lực của cách mạng giải phóng dân tộc. Kẻ thù đã dìm phong trào cách mạng trong máu lửa. Nhưng nhờ bắt rễ sâu trong quần chúng nhân dân. Đảng đã vượt qua cơn “khủng bố trắng” trong những năm 1931 - 1933 để tiếp tục xây dựng về chính trị, phát triển về tổ chức, trở thành một lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam. Đó là cuộc diễn tập đầu tiên, chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Cuộc vận động dân chủ (1936 - 1939) là một thời kì đấu tranh rộng lớn của quần chúng chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi quyền tự do dân chủ, cơm áo và hòa bình. Qua phong trào, Đảng đã động viên, giáo dục và xây dựng được một đội quân chính trị quần chúng gồm hàng triệu người ở cả thành thị và nông thôn, đồng thời đã bồi dưỡng được một đội ngũ cán bộ cách mạng. Đó là cuộc diễn tập thứ hai của Cách mạng tháng Tám.

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ tháng 9 - 1939, phát xít Nhật kéo vào Đông Dương (1940). Đảng nhận định : thời kì cách mạng của các dân tộc Đông Dương, đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc đã tới và ráo riết chuẩn bị về mọi mặt để hành động khi có thời cơ. Lợi dụng tình hình Nhật hất cảng Pháp ngày 9 - 3 - 1945, Đảng đã chuyển hướng mau lẹ, đẩy tới cao trào kháng Nhật, cứu nước, Khi các nước Đồng minh đánh bại phát xít Nhật (8 - 1945), Đảng đã kịp thời lãnh đạo toàn dân nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.

3. Giai đoạn 1945 - 1954
Cách mạng vừa thành công, Đảng và nhân dân ta đã phải đương đầu với những thử thách cực kì nghiêm trọng. “Thù trong” và “giặc ngoài” vào hùa với nhau để tấn công chính quyền cách mạng non trẻ.
Căn cứ vào tình hình so sánh lực lượng cụ thể và những thuận lợi, khó khăn trước mắt cũng như lâu dài của ta và địch. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đường lối đúng đắn cho cuộc kháng chiến toàn quốc, khẳng định đây là một cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và nhất định thắng lợi. Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7 - 5 - 1954, kết thúc chín năm chống Pháp đã chứng minh một chân lí của thời đại ngày nay : Một dân tộc đất không rộng, người không đông, nếu biết đoàn kết chiến đấu theo một đường lối cách mạng đúng đắn thì có thể chiến thắng bất kì tên đế quốc to lớn nào.
4. Giai đoạn 1954 - 1975
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cách mạng nước ta đứng trước tình hình mới : đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau.
Trước bước ngoặt quan trọng của cách mạng, Đảng Lao động Việt Nam đã đề ra và lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đường lối : kết hợp giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mĩ, cứu nước của dân tộc ta tới thắng lợi vẻ vang.
Sau hơn 20 năm kiên cường, anh dũng chiến đấu, với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy vĩ đại Xuân 1975, sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta đã thắng lợi. Một kỉ nguyên mới trong lịch sử nước ta - kỉ nguyên của một nước Việt Nam độc lập, thống nhất xã hội chủ nghĩa đã rộng mở.
5. Giai đoạn 1975 đến nay
Sau đại thắng Xuân 1975, độc lập dân tộc và thống nhất đất nước đã tạo những điều kiện cơ bản để cả nước Việt Nam chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. 

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Lao động Việt Nam họp tại Hà Nội tháng 12 - 1976 đã tổng kết quá trình 21 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, nêu rõ sự tất yếu và tầm quan trọng của việc cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội sau khi kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi. Trong Đại hội này, Đang quyết định khôi phục lại tên cũ là Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên cạnh những tiến bộ và thành tựu to lớn đạt được, cũng có không ít khó khăn và yếu kém, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, xã hội. 

Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12 - 1986) của Đảng, trên cơ sở nhất trí cao trong Đảng và trong toàn xã hội vé yêu cầu đổi mới đất nước, đổi mới con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về quan điểm đổi mới trên cơ sở nhận thức và nắm vững đặc điểm thời kì quá độ ở nước ta, Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp đổi mới đúng đắn và sáng tạo. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được những thành tựu đáng phấn khởi về các mặt, trên nhiều lĩnh vực, chủ yếu là về kinh tế.