phân biệt đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật và câu phủ định.
Đặc điểm hình thức | Chức năng | |
Câu nghi vấn | có dấu chấm hỏi ớ cuối câu và thường đi kèm với từ nghi vấn như: ai, thế nào, sao,.. | dùng để hỏi |
Câu cầu khiến | có các từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,... thường kết thúc bằng dấu chấm than | dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị,... |
Câu cảm thán | có các từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ôi,... kết thúc bằng dấu chấm than | dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết) |
Lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau giữa 5 kiểu câu đã học ( ở đặc điểm hình thức và chức năng ). Mỗi ý cho 1 VD. 5 kiểu câu đã học:
+ Câu nghi vấn
+Câu cầu khiến
+Câu cảm thán
+Câu phủ định
+ Câu trần thuật
đặc điểm hình thức của câu trần thuật và câu phủ định
tham khảo
Đặc điểm hình thức của câu trần thuật
Nên sử dụng câu trần thuật để mô tả, tường thuật hay trình bày một sự việc, câu chuyện hay bản khai toàn bộ những sự việc mà mình đã chứng kiến qua trực tiếp. Không nên nghe từ nhiều nguồn khác nhau mà áp dụng vào câu trần thuật sẽ ảnh hưởng đến kết quả.
Câu trần thuật không có nhiều đặc điểm về hình thức như các loại câu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.
Kết thúc câu trần thuật thường sử dụng dấu chấm, trong một số trường hợp để nhấn mạnh ý nghĩa câu nói có thể sử dụng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
Xác định đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật: “Thu vào tầm mất muôn trung nước non”.
- Câu trần thuật “Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.” có đặc điểm:
+ Hình thức: không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu khác (nghi vấn, cảm thán, cầu khiến), kết thúc câu bằng dấu chấm.
+ Chức năng: Dùng để nhận định.
Nêu đặc điểm hình thức,chức năng của câu "Tôi không ăn cơm" ? (và là câu phủ định miêu tả hay phủ định bác bỏ)
*Mik cứ phân vân câu này nên hỏi mấy bn thử xem trùng ý ko:D
Đặc điểm hình thức là từ "không"
Chức năng của của câu là thông báo
→ Và đây là câu phủ định miêu tả
phân biệt đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật và câu phủ định.
Câu trần thuật
-Đặc điểm:không có dấu ấn về hình thức như các kiểu câu nghi vấn (dấu chấm hỏi), câu cảm thán (dấu chấm than),… Đây là kiểu câu cơ bản nhất và được sử dụng phổ biến thông dụng nhất trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
-Chức năng:Câu trần thuật có chức năng chính dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả,… Ngoài ra, câu trần thuật còn có thể dùng để yêu cầu đề nghị hay để bộc lộ tình cảm. Tuy nhiên đây không phải là chức năng chính của câu trần thuật. Nên khi sử dụng câu trần thuật với mục đích này cần tránh nhầm lẫn với các kiểu câu khác.
Câu phủ định
-Đặc điểm:Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chang phải (là), đâu có phải (là), đâu (có)…
-Chức năng:
Câu phủ định thường dùng để:
Thông báo, xác định không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó, còn gọi là câu phủ định miêu tả. Phản bác một ý kiến, một nhận định, còn gọi là câu phủ định bác bỏ.đặt hai câu phủ định và cho biết đặc điểm hình thức, chức năng
Đọc các đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: – Xác định kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định. – Nêu cụ thể chức năng từng câu. – Trong các câu phủ định, câu nào là phủ định miêu tả, câu nào là phủ định bác bỏ? a) Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thuỷ của ta! b) Tôi bật cười bảo lão: – Sao cụ lo xa quá thế ? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ. Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? – Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
Hãy viết 1 đoạn đối thoại ngắn, đề tài về mùa hè, trog đó có dùng ít nhất 1 câu phủ định, 1 câu trần thuật, 1 câu nghi vấn và 1 câu cảm thán. Cho biết chức năng của các kiểu câu đó.
-Hè này Tú có đi đâu chơi không? Tuấn hỏi tôi
- Tú không đi đâu cả Tôi cau có đáp lại
- Chắc là phải đi học thêm chứ j? Hè này Tuấn được đi biển đó.
- Sẵn đang bực nghe nó nói vậy tôi phát cáu lên: ôi trời ông phiền quá!
nó ngơ ngác nhìn tôi đang nổi nóng, rồi như hiểu ra điều j nó cười phì rồi nhìn ra phía xa xăm:
- Hè đến đứa nào cũng cắp sách đi học thêm cả.
Như thể nó đg muốn an ủi tôi vậy đó
chú thích
nghi vấn: Hè này Tú có đi đâu chơi không?, Chắc là phải đi học thêm chứ j
cảm thán: ôi trời ông phiền quá!
trần thuật: Hè đến đứa nào cũng cắp sách đi học thêm cả.
tham khảo
Kiểu câu | Chức năng | Hình thức |
Câu nghi vấn (câu hỏi) | Chức năng chính: để hỏi. Ngoài ra, câu nghi vấn còn thực hiện các chức năng khác như để chào xã giao (Bác đi đâu đấy ạ?, Chị có khỏe không ạ?…), để cầu khiến, ra lệnh (Bạn có thể giúp tớ đóng cửa sổ được không?), để đe dọa, để khẳng định/phủ định, để bộc lộ cảm xúc (“Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”). | Hình thức: thể hiện thông qua các từ để hỏi như: à, ư, này, chưa, không, có không, khi nào, ở đâu, vì sao…và có dấu chấm hỏi cuối câu. |
Câu cầu khiến | Chức năng chính: để yêu cầu, đề nghị, ra lệnh… ai đó làm gì. | Có các từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào…hoặc cuối câu có dấu chấm than hoặc câu có ngữ điệu cầu khiến. Ví dụ: Bạn hãy giữ gìn sức khỏe. Chúng ta cùng làm việc nào. |
Câu cảm thán | Chức năng chính: để bộc lộ cảm xúc. Ví dụ: Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…(Nam Cao – Lão Hạc)
| Dấu hiệu nhận biết: có các từ cảm thán như trời ơi, than ôi, ôi, thương thay...hoặc cuối câu có dấu chấm than. |
Câu trần thuật | Đây là kiểu câu phổ biến nhất trong giao tiếp. Nó có chức năng chính là kể, tả, thông báo, giới thiệu…Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện một số chức năng khác như yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc… Ví dụ: Ngày hôm qua tôi gặp một chuyện buồn. Hoặc câu: Tôi thấy phòng này rất nhỏ, anh không nên hút thuốc ở đây. | Kết thúc câu là dấu chấm câu. Học sinh lưu ý trường hợp đặc biệt của câu trần thuật là câu phủ định. Câu phủ định là câu có từ phủ định (không, chẳng, chưa, đâu có, đâu…). Có 2 kiểu câu phủ định: câu phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ. Một số mẫu câu thể hiện ý nghĩa phủ định: – A gì mà A (Học giỏi gì mà học giỏi.) – Làm gì có A. (Làm gì có chuyện như anh nói). (trong đó A là một cụm từ) |