Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
cao duong tuan
Xem chi tiết
☆Châuuu~~~(๑╹ω╹๑ )☆
1 tháng 3 2022 lúc 16:33

Tham khảo 1 số ý trong bài văn sau nha  chép hết là gãy tay á :)

 Hải Phòng là một thành phố du lịch nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, mỗi khi nhớ đến Hải Phòng, các du khách thường nhớ đến biển khơi, nhớ những đặc sản mang đậm hương vị địa phương và sự nồng hậu của người dân phố biển. Trong đó không thể không nhớ tới Cát Bà – một thắng cảnh đẹp, đã từng níu chân rất nhiều du khách khi đến mảnh đất xinh đẹp này.

      Quần đảo Cát Bà với trên 360 hòn đảo lớn nhỏ trong đó có đảo Cát Bà nằm ở phía nam vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25km, nếu đi đường bộ thì mất gần 2 giờ, nếu đi tàu cao tốc chỉ mất khoảng 1 giờ là tới nơi. Trong đó, đảo Cát Bà là lớn nhất với diện tích 158 km2, dài 20km và cao hơn 200m so với mặt biển. Về mặt hành chính, quần đảo thuộc thị trấn Cát Bà, huyện đảoCát Hải, thành phố Hải Phòng. Nơi đây đã được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thứ 3 của Việt Nam đồng thời được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

      Khi các du khách thập phương có cơ hội đi du lịch và đến tham quan mảnh đất này thì chắc hẳn ai cũng sẽ phải cảm thấy tò mò về tên gọi và nguồn gốc lịch sử của nó. Điều đó liên quan đến một truyền thuyết cổ xưa do người dân người dân địa phương kể lại. Tương truyền vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Nghĩa Lộ có chàng trai tuấn tú tên là Hùng Sơn, nghe tiếng mõ truyền, theo thánh Gióng đánh giặc Ân. Hùng Sơn được cử làm tướng tiên phong, chỉ huy chặn giặc trên biển. Lúc bấy giờ, các ông phải dùng thuyền nhỏ bí mật ra các đảo ngoài khơi xa lập trận đồ đợi giặc tới, còn các bà ở lại đảo lớn phía sau tăng gia sản xuất, chuyên lo việc hậu cần. Ngày chiến thắng, vua Hùng nghe được câu chuyện cảm động đó bèn xuống chiếu đặt tên cho hòn đảo, nơi đóng đại bản doanh của Hùng Sơn là Các Ông (thuộc vịnh Hạ Long) và hòn đảo của những người phụ nữ yêu nước chờ chồng, động viên các ông đánh giặc là Các Bà mà bây giờ tên của hòn đảo đó chúng ta đọc chệch thành Cát Bà.

 

      Đảo Cát Bà là tấm thảm xanh khổng lồ chứa đựng nhiều bí ẩn, hấp dẫn. Tổng diện tích đảo rộng hơn 26.000 ha, với 2 vùng lõi (bảo tồn nghiêm ngặt và không có tác động của con người), 2 vùng đệm (cho phép phát triển kinh tế hạn chế song kết hợp với bảo tồn) và 2 vùng chuyển tiếp (phát triển kinh tế). Đảo Cát Bà là vùng hội tụ đầy đủ cả rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm rong và đặc biệt là hệ thống hang động. Khí hậu trên đảo rất mát mẻ, trong lành, thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng. Ðịa hình vườn đa dạng, chủ yếu là dãy núi đá vôi với nhiều hang động kì thú và xen kẽ là những bãi cát trắng phau, mịn màng, nơi du khách tắm biển. Các ngọn núi đá vôi có độ cao trung bình 150m, cao nhất là đỉnh Cao Vọng, cao 322m so với mặt biển.

      Ngày nay, Cát Bà được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều các hòn đảo nhỏ có tên gọi riêng đặc sắc như: hòn Cát Ông, hòn Cát Đuối, hòn Mây, hòn Quai Xanh, hòn Tai Kéo,… mỗi hòn đảo đều có hình dáng khác nhau tạo thành quần đảo du lịch nổi tiếng sạch đẹp này.

      Đến với Cát Bà ta còn được ngắm nhìn một thảm rừng nhiệt đới xanh tươi với các kiểu thổ nhưỡng đặc biệt. Đây là khu rừng nguyên sinh với nhiều loài động thực vật phong phú và là khu Vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam. Vườn quốc gia Cát Bà có tổng diện tích 15.200 ha trong đó 9.800 ha là rừng và diện tích biển là 4.500 ha. Trong đó có nhiều loại cây gỗ quý, có giá trị, thân cao thẳng vút, tán lá xum xuê, tỏa hương thơm ngát như: kim giao, lát hoa, săng lẻ,… Cùng nhiều loại động vật quý hiếm trên thế giới như: khướu, đại bành đất, coa cát, voọc đầu trắng (loài động vật được đưa vào sách đỏ, chỉ còn duy nhất trên đảo Cát Bà), tắc kè, khỉ mặt đỏ, sơn dương, sóc đuôi cờ,… Nơi đây cũng có suối nước khoáng phong phú không kém cùng rừng ngập mặn như kiểu rừng của miền Nam Bộ nước ta, loài cây sinh sống chủ yếu là cây ú, vẹt, đước. Với phạm vi che phủ rộng 2000 ha, các rừng ngập mặn ở đây có vai trò quan trọng về sinh thái và kinh tế bởi đây là nơi sinh trưởng của nhiều loài động vật gồm 20 loài thú, 69 1oài chim, 20 loài bò sát và lưỡng cư, 11 loài ếch nhái. Nếu đi xuyên rừng 5km nữa, chúng ta sẽ gặp một cảnh quan độc đáo của Vườn quốc gia đó là Ao Ếch. Đây là đầm nước ngọt duy nhất, rộng khoảng 3,2 ha nằm trên núi cao.

 

      Bên cạnh đó, Cát Bà còn nổi tiếng với những hang động đẹp. Nếu động Trung Trang có nhiều nhũ đá đẹp mà rất rộng rãi, có thể chứa tới hàng trăm người thì động Hùng Sơn lại có ý nghĩa như một chứng tích lịch sử quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Đây đã từng là một bệnh viện với hàng trăm giường nằm trong lòng núi. Ngoài ra còn có động Phù Long (động Cái Viềng), nơi có nhiều hang động đẹp. Không những vậy, tên động còn gắn với một truyền thuyết ứng với vết tích thiên nhiên còn hiện hữu ở khu vực này. Cùng với dãy Phù Long, còn có động Thiên Long rộng và sâu với những nhũ đá nhiều màu sắc đẹp mắt. Những cột đá khổng lồ nhiều hình thù được bao bọc bởi những rễ cây ăn vắt vẻo đung đưa từ đỉnh núi xuống động. Điểm đến thứ tư là động Đá Hoa Cương, ngay từ tên gọi cũng mang cho mọi người những liên tưởng độc đáo. Tuy nhiên, vì kết cấu bên trong của động là những hệ thống nhũ đá còn nguyên vẹn nên khi có ánh sáng chiếu vào những nhũ đá óng ánh như kim cương thật là đẹp mắt, mỗi hình dáng khác nhau nhưng phải mất một thời gian khá dài để nước bào mòn đá tạo thành những nhũ đá lộng lẫy sống động cùng thời gian. Thiên nhiên thật kì thú, sự hoà trộn của rừng và biển mang lại cho vùng đất này những thắng cảnh tuyệt đẹp.

      Ngoài ra, Cát Bà còn được nhiều người biết đến với các bãi tắm đẹp, cát trắng, nước xanh, sóng êm ,… Có thể kể đến các bãi tắm như: Cát Dứa, Cát Ông, Cát Đá Bằng,… Đây là những bãi tắm nhỏ xinh, kín đáo với cát trắng mịn, nước biển có độ mặn cao, trong suốt, nhìn rõ cả nền cát vàng dưới đáy ; phía trước trông ra biển cả mênh mông, phía sau và hai bên là vách núi như bức tường thành. Tại đây du khách sẽ được đắm mình dưới dòng nước trong xanh, mát rượi thoả thích nô đùa cùng sóng nước. Chẳng biết từ bao giờ, những con sóng gặm nhấm sâu vào vách đá tựa như người họa sĩ nào dày công đẽo gọt tạo thành tác phẩm đặc sắc nhất.

      Với những bãi biển bao la đó, Cát Bà là nơi cư trú, sinh sôi của nhiều hải sản như bào ngư, ngọc trai, cá vược, cá ngừ ,… có nhiều nhà bè nuôi hải sản tại Bến Bèo cung cấp đặc sản cho thành phố như: tôm he, ruốc cá ngừ, rượu bào ngư, nước mắm Vạn Vân,… Trong đó nhiều loại có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất hàng mỹ nghệ quý như đồi mồi, tôm rồng, trai ngọc, san hô, vỏ trai, ốc biển,…

      Đến với Cát Bà ta còn được thưởng thức những món ăn đặc trưng của biển, các loại hải sản tươi sống được đánh bắt và dưới bàn tay lành nghề của các đầu bếp nơi đây chắc hẳn sẽ làm xao xuyến bao thực khác muôn phương với những hương vị hấp dẫn không thể chối từ.

      Cũng giống như những vùng miền trên khắp mọi nơi của tổ quốc, ở Cát Bà có nhiều lễ hội và trò chơi dân gian. Đặc biệt, nếu ai đến thăm Cát Bà vào ngày 1/4 – ngày Bác Hồ về thăm huyện đảo, ta còn được xem lễ hội đua thuyền rồng, các cuộc thi đấu thể thao, văn nghệ, hay các trò chơi dân gian gắn liền với đặc trưng của biển gồm: hội xuống biển, bơi thuyền thúng,… mang đậm hào khí lễ hội truyền thống. Chắc hẳn ai cũng sẽ thấy hào hứng và thích thú.

      Chính từ những điều kiện thuận lợi sẵn có như vậy, Cát Bà đang có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Cát Bà trở thành một địa điểm du lịch sinh thái lí tưởng, con đường xuyên đảo đã kéo mảnh đất xinh đẹp này gần với đất liền. Nhiều bãi tắm mới được đưa vào sử dụng cùng nhiều trung tâm vui chơi lí thú. Trong tương lai, Cát Bà còn tiếp tục phát triển nghề nuôi trồng thủy sản và ngành đóng tàu. Nhờ vậy mà nơi đây đã và đang trở thành mũi nhọn du lịch của thành phố.

      Cát Bà được mệnh danh là “đảo ngọc” của thành phố Hải Phòng, vì vậy là một công dân của thành phố, chúng ta cần biết bảo vệ hình ảnh của hòn “đảo ngọc” đó cũng như xây dựng và quảng bá hình ảnh của mảnh đất quê hương ra với bạn bè muôn phương để Cát Bà phát triển hơn nữa và trở thành điểm đến quen thuộc của du khách trong và ngoài nước.

Tạ Tuấn Anh
1 tháng 3 2022 lúc 16:35

Tham khảo ở đây:

https://toploigiai.vn/dan-y-thuyet-minh-ve-danh-lam-thang-canh-dao-cat-ba-lop-8

cao duong tuan
Xem chi tiết
Uyên  Thy
1 tháng 3 2022 lúc 16:18

Tham khảo nhé!

 Hải Phòng là một thành phố du lịch nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, mỗi khi nhớ đến Hải Phòng, các du khách thường nhớ đến biển khơi, nhớ những đặc sản mang đậm hương vị địa phương và sự nồng hậu của người dân phố biển. Trong đó không thể không nhớ tới Cát Bà – một thắng cảnh đẹp, đã từng níu chân rất nhiều du khách khi đến mảnh đất xinh đẹp này.

      Quần đảo Cát Bà với trên 360 hòn đảo lớn nhỏ trong đó có đảo Cát Bà nằm ở phía nam vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25km, nếu đi đường bộ thì mất gần 2 giờ, nếu đi tàu cao tốc chỉ mất khoảng 1 giờ là tới nơi. Trong đó, đảo Cát Bà là lớn nhất với diện tích 158 km2, dài 20km và cao hơn 200m so với mặt biển. Về mặt hành chính, quần đảo thuộc thị trấn Cát Bà, huyện đảoCát Hải, thành phố Hải Phòng. Nơi đây đã được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thứ 3 của Việt Nam đồng thời được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

      Khi các du khách thập phương có cơ hội đi du lịch và đến tham quan mảnh đất này thì chắc hẳn ai cũng sẽ phải cảm thấy tò mò về tên gọi và nguồn gốc lịch sử của nó. Điều đó liên quan đến một truyền thuyết cổ xưa do người dân người dân địa phương kể lại. Tương truyền vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Nghĩa Lộ có chàng trai tuấn tú tên là Hùng Sơn, nghe tiếng mõ truyền, theo thánh Gióng đánh giặc Ân. Hùng Sơn được cử làm tướng tiên phong, chỉ huy chặn giặc trên biển. Lúc bấy giờ, các ông phải dùng thuyền nhỏ bí mật ra các đảo ngoài khơi xa lập trận đồ đợi giặc tới, còn các bà ở lại đảo lớn phía sau tăng gia sản xuất, chuyên lo việc hậu cần. Ngày chiến thắng, vua Hùng nghe được câu chuyện cảm động đó bèn xuống chiếu đặt tên cho hòn đảo, nơi đóng đại bản doanh của Hùng Sơn là Các Ông (thuộc vịnh Hạ Long) và hòn đảo của những người phụ nữ yêu nước chờ chồng, động viên các ông đánh giặc là Các Bà mà bây giờ tên của hòn đảo đó chúng ta đọc chệch thành Cát Bà.

 

      Đảo Cát Bà là tấm thảm xanh khổng lồ chứa đựng nhiều bí ẩn, hấp dẫn. Tổng diện tích đảo rộng hơn 26.000 ha, với 2 vùng lõi (bảo tồn nghiêm ngặt và không có tác động của con người), 2 vùng đệm (cho phép phát triển kinh tế hạn chế song kết hợp với bảo tồn) và 2 vùng chuyển tiếp (phát triển kinh tế). Đảo Cát Bà là vùng hội tụ đầy đủ cả rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm rong và đặc biệt là hệ thống hang động. Khí hậu trên đảo rất mát mẻ, trong lành, thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng. Ðịa hình vườn đa dạng, chủ yếu là dãy núi đá vôi với nhiều hang động kì thú và xen kẽ là những bãi cát trắng phau, mịn màng, nơi du khách tắm biển. Các ngọn núi đá vôi có độ cao trung bình 150m, cao nhất là đỉnh Cao Vọng, cao 322m so với mặt biển.

      Ngày nay, Cát Bà được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều các hòn đảo nhỏ có tên gọi riêng đặc sắc như: hòn Cát Ông, hòn Cát Đuối, hòn Mây, hòn Quai Xanh, hòn Tai Kéo,… mỗi hòn đảo đều có hình dáng khác nhau tạo thành quần đảo du lịch nổi tiếng sạch đẹp này.

      Đến với Cát Bà ta còn được ngắm nhìn một thảm rừng nhiệt đới xanh tươi với các kiểu thổ nhưỡng đặc biệt. Đây là khu rừng nguyên sinh với nhiều loài động thực vật phong phú và là khu Vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam. Vườn quốc gia Cát Bà có tổng diện tích 15.200 ha trong đó 9.800 ha là rừng và diện tích biển là 4.500 ha. Trong đó có nhiều loại cây gỗ quý, có giá trị, thân cao thẳng vút, tán lá xum xuê, tỏa hương thơm ngát như: kim giao, lát hoa, săng lẻ,… Cùng nhiều loại động vật quý hiếm trên thế giới như: khướu, đại bành đất, coa cát, voọc đầu trắng (loài động vật được đưa vào sách đỏ, chỉ còn duy nhất trên đảo Cát Bà), tắc kè, khỉ mặt đỏ, sơn dương, sóc đuôi cờ,… Nơi đây cũng có suối nước khoáng phong phú không kém cùng rừng ngập mặn như kiểu rừng của miền Nam Bộ nước ta, loài cây sinh sống chủ yếu là cây ú, vẹt, đước. Với phạm vi che phủ rộng 2000 ha, các rừng ngập mặn ở đây có vai trò quan trọng về sinh thái và kinh tế bởi đây là nơi sinh trưởng của nhiều loài động vật gồm 20 loài thú, 69 1oài chim, 20 loài bò sát và lưỡng cư, 11 loài ếch nhái. Nếu đi xuyên rừng 5km nữa, chúng ta sẽ gặp một cảnh quan độc đáo của Vườn quốc gia đó là Ao Ếch. Đây là đầm nước ngọt duy nhất, rộng khoảng 3,2 ha nằm trên núi cao.

 

      Bên cạnh đó, Cát Bà còn nổi tiếng với những hang động đẹp. Nếu động Trung Trang có nhiều nhũ đá đẹp mà rất rộng rãi, có thể chứa tới hàng trăm người thì động Hùng Sơn lại có ý nghĩa như một chứng tích lịch sử quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Đây đã từng là một bệnh viện với hàng trăm giường nằm trong lòng núi. Ngoài ra còn có động Phù Long (động Cái Viềng), nơi có nhiều hang động đẹp. Không những vậy, tên động còn gắn với một truyền thuyết ứng với vết tích thiên nhiên còn hiện hữu ở khu vực này. Cùng với dãy Phù Long, còn có động Thiên Long rộng và sâu với những nhũ đá nhiều màu sắc đẹp mắt. Những cột đá khổng lồ nhiều hình thù được bao bọc bởi những rễ cây ăn vắt vẻo đung đưa từ đỉnh núi xuống động. Điểm đến thứ tư là động Đá Hoa Cương, ngay từ tên gọi cũng mang cho mọi người những liên tưởng độc đáo. Tuy nhiên, vì kết cấu bên trong của động là những hệ thống nhũ đá còn nguyên vẹn nên khi có ánh sáng chiếu vào những nhũ đá óng ánh như kim cương thật là đẹp mắt, mỗi hình dáng khác nhau nhưng phải mất một thời gian khá dài để nước bào mòn đá tạo thành những nhũ đá lộng lẫy sống động cùng thời gian. Thiên nhiên thật kì thú, sự hoà trộn của rừng và biển mang lại cho vùng đất này những thắng cảnh tuyệt đẹp.

      Ngoài ra, Cát Bà còn được nhiều người biết đến với các bãi tắm đẹp, cát trắng, nước xanh, sóng êm ,… Có thể kể đến các bãi tắm như: Cát Dứa, Cát Ông, Cát Đá Bằng,… Đây là những bãi tắm nhỏ xinh, kín đáo với cát trắng mịn, nước biển có độ mặn cao, trong suốt, nhìn rõ cả nền cát vàng dưới đáy ; phía trước trông ra biển cả mênh mông, phía sau và hai bên là vách núi như bức tường thành. Tại đây du khách sẽ được đắm mình dưới dòng nước trong xanh, mát rượi thoả thích nô đùa cùng sóng nước. Chẳng biết từ bao giờ, những con sóng gặm nhấm sâu vào vách đá tựa như người họa sĩ nào dày công đẽo gọt tạo thành tác phẩm đặc sắc nhất.

      Với những bãi biển bao la đó, Cát Bà là nơi cư trú, sinh sôi của nhiều hải sản như bào ngư, ngọc trai, cá vược, cá ngừ ,… có nhiều nhà bè nuôi hải sản tại Bến Bèo cung cấp đặc sản cho thành phố như: tôm he, ruốc cá ngừ, rượu bào ngư, nước mắm Vạn Vân,… Trong đó nhiều loại có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất hàng mỹ nghệ quý như đồi mồi, tôm rồng, trai ngọc, san hô, vỏ trai, ốc biển,…

      Đến với Cát Bà ta còn được thưởng thức những món ăn đặc trưng của biển, các loại hải sản tươi sống được đánh bắt và dưới bàn tay lành nghề của các đầu bếp nơi đây chắc hẳn sẽ làm xao xuyến bao thực khác muôn phương với những hương vị hấp dẫn không thể chối từ.

      Cũng giống như những vùng miền trên khắp mọi nơi của tổ quốc, ở Cát Bà có nhiều lễ hội và trò chơi dân gian. Đặc biệt, nếu ai đến thăm Cát Bà vào ngày 1/4 – ngày Bác Hồ về thăm huyện đảo, ta còn được xem lễ hội đua thuyền rồng, các cuộc thi đấu thể thao, văn nghệ, hay các trò chơi dân gian gắn liền với đặc trưng của biển gồm: hội xuống biển, bơi thuyền thúng,… mang đậm hào khí lễ hội truyền thống. Chắc hẳn ai cũng sẽ thấy hào hứng và thích thú.

      Chính từ những điều kiện thuận lợi sẵn có như vậy, Cát Bà đang có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Cát Bà trở thành một địa điểm du lịch sinh thái lí tưởng, con đường xuyên đảo đã kéo mảnh đất xinh đẹp này gần với đất liền. Nhiều bãi tắm mới được đưa vào sử dụng cùng nhiều trung tâm vui chơi lí thú. Trong tương lai, Cát Bà còn tiếp tục phát triển nghề nuôi trồng thủy sản và ngành đóng tàu. Nhờ vậy mà nơi đây đã và đang trở thành mũi nhọn du lịch của thành phố.

      Cát Bà được mệnh danh là “đảo ngọc” của thành phố Hải Phòng, vì vậy là một công dân của thành phố, chúng ta cần biết bảo vệ hình ảnh của hòn “đảo ngọc” đó cũng như xây dựng và quảng bá hình ảnh của mảnh đất quê hương ra với bạn bè muôn phương để Cát Bà phát triển hơn nữa và trở thành điểm đến quen thuộc của du khách trong và ngoài nước.

Nguyễn Dương Nguyệt Anh
Xem chi tiết
︵✰Ah
9 tháng 2 2022 lúc 15:06

Tham Khảo 

Trong lịch sử, Vũng Tàu là một bán đảo, từ thời chúa Nguyễn và các vua Nguyễn sau này đều cho xây dựng các công trình quân sự quốc phòng và pháo đài ở nơi đây; trước kia vùng đất này là một bãi lầy, nơi thuyền buôn nước ngoài thường vào trú đậu nên gọi là Vũng Tàu. Vũng Tàu có địa mạo là một mũi đất nhô về biển ở phía nam, địa hình thành phố là một vùng đồng bằng liền kề dưới hai ngọn núi: Núi Lớn (hay còn gọi là núi Tương Kỳ) cao 245 mét và núi Nhỏ (hay còn gọi là núi Tao Phùng) cao 170 mét.

Nằm ở vị trí chiến lược quan trọng của miền Đông Nam bộ, nên trong quá khứ, Vũng Tàu có nhiều pháo đài phòng ngự do các vua Nguyễn và sau này là người Pháp xây dựng. Vũng Tàu cũng là miền đất giàu trầm tích văn hóa, với sự giao thoa Đông – Tây.

Thành phố Vũng Tàu có 16 phường và một xã. Xã duy nhất ở ngoại ô thành phố là xã đảo Long Sơn. Công trình kiến trúc – điểm đến nổi tiếng ở Long Sơn là Nhà Lớn, hay còn gọi là nhà thờ Đạo Ông Trần. Nhà Lớn do Ông Trần (tên thật là Lê Văn Mưu, người Hà Tiên, đến đảo Long Sơn khai hoang lập nghiệp khoảng năm 1900) cho khởi công xây dựng từ năm 1910 đến 1929 thì hoàn thành. Đây là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng đặc sắc, đậm tính nhân văn và bản sắc Việt Nam.

Vũng Tàu có 42km bờ biển, trong đó dài nhất và đẹp nhất là Bãi Sau, trải dài gần 10 km, nằm ở phía Nam thành phố, có tên gọi là Thùy Vân, là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam với những bãi cát trắng mịn, thẳng tắp; tiếp đến là Bãi Trước, còn được gọi là bãi Tầm Dương do nằm ở phía Tây, có thể ngắm mặt trời lặn trên biển; ngoài ra còn có Bãi Dứa, nơi biển len sâu vào bờ, tạo nên những ghềnh đá vươn dài ra biển, đồng thời tạo thành những vũng tắm kín đáo, thơ mộng.

Bãi Dâu, một bãi biển kín gió với nhiều ghềnh đá kỳ thú, thơ mộng; hay Bãi Vọng Nguyệt, một bãi tắm còn hoang sơ nằm dưới chân Núi Nhỏ, ba bề là vách đá cheo leo hùng vĩ, dành cho những người thích khám phá, trải nghiệm…

Nằm trong vùng năng động nhất về kinh tế của Việt Nam, nên Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung và TP. Vũng Tàu nói riêng có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc thu hút các nguồn khách du lịch. Số giờ nắng cao trong năm, nhiệt độ không khí khá ổn định, không có mùa đông và ít bão là các yếu tố tạo nên lợi thế cho TP. Vũng Tàu so với các địa phương ven biển miền Bắc và miền Trung trong phát triến du lịch.

trịnh minh anh
Xem chi tiết
_Jun(준)_
Xem chi tiết
Trần Mạnh
1 tháng 3 2021 lúc 19:16

#TK:

1. Mở bài

- Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Danh lam thắng cảnh mà em định giới thiệu.- Cảm nghĩ khái quát của em về danh lam thắng cảnh đó.

2. Thân bài

a) Giới thiệu khái quát:- Vị trí địa lí, địa chỉ- Diện tích- Phương tiện di chuyển đến đó- Khung cảnh xung quanh

b) Giới thiệu về lịch sử hình thành:- Thời gian xây dựng, nguồn gốc hình thành- Ý nghĩa tên gọi hoặc tên gọi khác (nếu có)

c) Giới thiệu về kiến trúc, cảnh vật- Cấu trúc khi nhìn từ xa...- Chi tiết...

d) Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của danh lam thắng cảnh đó đối với:- Địa phương...- Đất nước...

3. Kết bài

- Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của đối tượng thuyết minh.- Nêu cảm nghĩ của bản thân.

minh nguyet
1 tháng 3 2021 lúc 19:39

Tham khảo:

Hồ Bán Nguyệt chính là trái tim của Hưng Yên giống như hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội. Đây chính là danh thắng nổi tiếng bậc nhất của Hưng Yên.

 

Đặc điểm

 

Hồ Bán Nguyệt dáng cong hình trăng khuyết, là một khúc sông Hồng bỏ lại khi đổi dòng, dân gian ở đây đều ví hồ là mảnh gương của Hằng Nga đánh rơi xuống trần. Hồ không thông với đâu, nhưng quanh năm nước đầy ắp trong vắt.

Hồ Bán Nguyệt là nơi đã diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, lịch sử. Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp đã cho đắp con đường nhỏ từ cửa đền Mẫu sang điếm canh đê chia đôi hồ để bơi thuyền vui chơi trong những giờ nhàn rỗi. Cách mạng tháng Tám thành công, con đường này bị phá, trả lại vẻ đẹp nguyên sơ cho hồ. Năm 1905, Tổng đốc Lê Hoan đã tổ chức một cuộc thi vịnh Kiều ở ngay bên hồ Bán Nguyệt với sự tham gia của cả Nguyễn Khuyến và Chu Mạnh Trinh.

Ngày nay, vào những ngày lễ hội như: lễ hội đền Mẫu, đền Trần, lễ hội dân gian Phố Hiến... hay các hoạt động lớn của thành phố đều diễn ra ở hồ Bán Nguyệt, như: hát quan họ trên hồ, ca nhạc chào mừng tách tỉnh Hưng Yên, bắn pháo hoa dịp tết, tổ chức thi bơi, đua thuyền,…

 

 

Cảnh quan

 

Trong khung cảnh ồn ã, sầm uất của đô thị, hồ Bán Nguyệt như một nét thơ điểm xuyết làm cho không gian thoáng đãng, phong cảnh thêm hữu tình. Một bên là phố phường tấp nập, một bên là con đê sông Hồng chạy dài với bờ đê trải thảm cỏ xanh mướt. Cảnh hồ mây lồng bóng nước, mặt hồ phẳng lặng, nước hồ trong xanh tựa như một tấm gương lớn lung linh soi bóng những hàng cây ven hồ.

Chênh chếch như một vầng trăng khuyết, hồ Bán Nguyệt không những thơ mộng mà còn nằm ở một vùng đất linh thiêng với nhiều đền, chùa, đình, miếu. Soi bóng xuống mặt nước hồ là đền Mẫu, từ lâu đã là điểm đến tâm linh của người dân đất Việt. Cạnh đó là đền Trần thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - vị đức thánh cha của dân tộc.

Về với Phố Hiến - Hưng Yên, là tìm về những giá trị tâm linh cao đẹp, chiêm ngưỡng nét trầm mắc của những ngôi đền, ngôi chùa cổ kính rêu phong. Và hồ Bán Nguyệt là nơi du khách tản bộ, hòa mình với thiên nhiên cây cỏ, cảm nhận không gian yên tĩnh, thanh bình của một vùng đất xưa kia đã từng nổi tiếng với câu ca: “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 9 2017 lúc 3:40

Đáp án

Viết bài văn thuyết minh. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu danh lam thắng cảnh

b. Thân bài (9đ)

   - Vị trí địa lí của địa danh: Nơi đó nằm ở đâu, tỉnh nào? Là miền biển hay đồi núi, đồng bằng? Có thuận lợi cho việc đi lại không? Có thể đến địa danh đó bằng những phương tiện nào?(2đ)

   - Nguồn gốc, lịch sử hình thành: địa danh đó có từ bao giờ? Là sản phẩm hoàn toàn của tạo hóa hay có sự thay đổi, chỉnh trang của con người? Nó được con người khám phá và đưa vào hoạt động du lịch từ khi nào?(2đ)

   - Cảnh quan trên đường đi: cảnh thiên nhiên, con người cũng như sự biến đổi của cảnh vật trong quá trình di chuyển đến đó có gì đặc sắc? (1đ)

   - Cảnh quan thiên nhiên nơi đó: chia thành những khu nào cho du khách tham quan? (HS dẫn ra số liệu cụ thể). Điểm nổi bật nhất về cảnh quan nơi đó là gì? (hồ nước trong, hang động hùng vĩ, tráng lệ...) (2đ)

   - Hoạt động của con người ở khu danh lam thắng cảnh đó. (1đ)

   - Ý nghĩa, giá trị văn hóa – lịch sử của danh lam thắng cảnh đó đối với đời sống/ bản thân mỗi người (1đ)

c. Kết bài (0.5đ)

   - Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó.

   - Ý thức trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị của cảnh đẹp đất nước.

Lê Huỳnh Hà An
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Thư
5 tháng 1 2018 lúc 21:33

I. MỞ BÀI
Giới thiệu: Trên đất nước Việt Nam thân yêu có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhưng có lẽ tiêu biểu nhất chính là Vịnh Hạ Long.

II. THÂN BÀI
1. Nguồn gốc, xuất xứ
- Hạ Long nghĩa là “nơi rồng đáp xuống”. Tên gọi Hạ Long đã thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử, thời Bắc thuộc khu vực này được gọi là Lục Châu, Lục Hài. Các thời Lý, Trần, Lê Vịnh mang các tên Hải Đông, An Bang, Vân Đồn, Ngọc Sơn hay Lục Thủy. Tên Hạ Long mới xuất hiện trong một số thư tịch và các bán đồ hàng hải của Pháp từ cuối thế kỷ 19.
- Theo tài liệu của người Pháp:
+ Trên tờ Tin tức Hải Phòng xuất bản bằng tiếng Pháp có bài viết về sự xuất hiện của sinh vật giống rồng trên khu vực là vịnh Hạ Long ngày nay, khi viên thiếu úy người Pháp Legderin, thuyền trưởng tàu Avalence cùng các thủy thủ bắt gặp một đôi rắn biển khổng lồ ba lần (vào các năm 1898, 1900 và 1902).
+ Có lẽ người Châu Ảu đã liên tưởng con vật này giống như con rồng châu Á. loài vật huyền thoại được tôn sùng trong văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa các nước châu Á nói chung và đó là lý do khiến vùng biển đảo Ọuảng Ninh được người Pháp gọi bằng cái tên vịnh Hạ Long tên đó tồn tại đến ngày nay.
- Theo truyền thuyết dân gian Vìêt Nam:
+ Theo truyền thuyết dân gian Việt Nam: trong tâm thức của người Việt từ thời tiền sử với trí tưởng tượng dân gian và ý niệm về cội nguồn con Rồng cháu Tiên, một số truyền thuyết cho ràng khi người Việt mới lập nước đã bị giặc ngoại xâm, Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phun nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sừng làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.
2. Kết cấu
Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời báo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15 km).
- Vịnh có rất nhiều hang động, có động nước và động khô
- Bên trong những hang động có rất nhiều đá vôi.
- Có rất nhiều đảo và cồn đá.
- Mặt nước ở Vịnh Hạ Long rất đẹp, những làn sóng nhẹ nhàng đánh vào bờ tạo nên một khung cảnh thơ mộng khi bạn đứng ngắm Vịnh Hạ Long.
- Chiều về bạn có thể thấy hoàng hôn từ phía phản chiếu lên mặt nước như đang có đến tận hai mặt trời.
- Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh tuyệt hảo do thiên nhiên tạo thành gồm có những hang động và những hòn.
- Bên trong là những hang động người ta có thể tham quan, ngắm cảnh.
- Có những thạch nhũ có hình thù kì lạ do thiên nhiên tạo ra bên trong hang.
- Vịnh Hạ Long nhìn từ xa thấy như những người lính khổng lồ canh giữ biển Việt Nam.
- Vì thế, mà Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
3. Ý nghĩa
- Vịnh Hạ Long là một trong những tài sản vô giá của đất nước Việt Nam thân yêu.
- Ngoài ý nghĩa là một cảnh đẹp, nó còn tượng trưng cho nét đẹp hồn hậu của con người Việt Nam mỗi khi du khách ghé thăm.

III. KẾT BÀI
- Vịnh Hạ Long đúng là một cảnh đẹp thiên nhiên trên thế giới.
- Tôi tự hào là một người ở Quảng Ninh và sở hữu một cảnh đẹp thiên nhiên thế giới.

Nguyễn Anh Thư
5 tháng 1 2018 lúc 21:34

A - Mở bài: Giới thiệu chung về danh lam thắng cảnh ( bạn có thể giới thiệu qua về Phú Quốc rồi dẫn vào danh làm bạn muốn thuyết minh)
B - Thân bài:
1 - Giới thiệu về vị trí địa lí.
Bãi Dài là viên ngọc quý của Phú Quốc, dài 15km chạy dọc bờ biển Tây Bắc của đảo từ Gành Dầu đến Cửa Cạn. Từ Bãi Dài có thể nhìn ra 2 hòn đảo nhỏ xinh đẹp là Hòn Dăm và Đồi Mồi.  Nhờ được vịnh bao bọc, Bãi Dài được hưởng những con sóng dịu êm, nhẹ nhàng. Bãi đón gió Tây Nam, có nhiều sóng gió vào mùa hè từ tháng 5-10.
2 - Thuyết minh về từng bộ phận của thắng cảnh
Hiện nay chưa có công trình phục vụ khách du lịch nào đáng kể ở Bãi Dài. Nhờ đó, du khách được tận hưởng những cảnh đẹp nguyên sơ, tươi mát đầy cuốn hút.
- Bãi biển: Bãi Dài Phú Quốc có bờ biển dài 1500m, so với Bãi Khem cong cong cánh cung thì Bãi Dài có phần thẳng hơn một chút. Dọc theo bãi biển dài với cát biển cát trắng là hàng dương xanh cao to, mọc theo hàng thẳng tắp. Bên cạnh đó, bãi biển còn đậm chất hoang sơ này có cả rừng già đại thụ lan tận sát biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn tuyệt đẹp tại các cửa sông nhỏ.
- Biển: Biển ở đây trong xanh, ít ghe thuyền neo đậu, lại có sóng biển nhẹ nhàng. Nước biển trong xanh như ngọc bích  ở Bãi Dài như thuộc về một nơi khác, tách biệt bởi vẻ thanh thoát trinh nguyên.
- Các đảo nhỏ xung quanh: Cách bờ khoảng 800m có một đảo nhỏ, hòn Đổi Mồi với bãi cát dài trinh nguyên 50m, rất lý tưởng cho khách lặn xem san hô, câu cá.
3. Vị trí của thắng cảnh đối với Việt Nam và trên thế giới:
- Được bầu chọn là đứng đầu trong 13 bãi biển hoang sơ và đẹp nhất thế giới.So với những bãi biển nổi tiếng khác của Việt Nam như Bãi  biển Mỹ Khê – Đà Nẵng hayBãi biển An Bàng – Hội An, Bãi Dài của Phú Quốc có được lợi thế hoang sơ của thiên nhiên chưa bị ảnh hưởng nhiều của ngành công nghiệp không khói.
- Bãi Dài được coi là hòn ngọc quý góp phần làm nên danh tiếng của Phú Quốc, là thiên đường bình yên của nắng vàng cát trắng trong lòng du khách.
C - Kết bài: Khái quát tầm quan trọng của danh lam, đưa ra dự đoán hướng phát triển trong tương lai.

Huy Hoang
5 tháng 1 2018 lúc 21:35

I- Mở bài:
-Giới thiệu về đối tượng thuyết minh.
-Nêu cảm nhận chung về đối tượng.

II- Thân bài:
1.Giới thiệu vị trí địa lí:
-Địa chỉ/ nơi tọa lạc?
-Diện tích nơi đó? Rộng lớn hay nhỏ?
-Cảnh vật xung quanh ra sao?
-Có thể đến đó bằng phương tiện gì?
  +Phương tiện du lịch: xe du lịch,...
  +Phương tiện công cộng: xe máy, xe buýt,...

2.Nguồn gốc: (lịch sử hình thành)
-Có từ khi nào?
-Do ai khởi công (làm ra)?
-Xây dựng trong bao lâu?

3.Cảnh bao quát đến chi tiết:
 a)Cảnh bao quát:
-Từ xa,...
-Nổi bật nhất là...
-Cảnh quan xung quanh...

 b)Chi tiết:
-Cách trang trí:
  +Mang đậm nét văn hóa dân tộc.
  +Mang theo nét hiện đại.
-Cấu tạo.

4.Giá trị văn hóa, lịch sử:
-Lưu giữ:
  +Tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử, quá khứ của ông cha ta.
  +Tô điểm cho... ( TP HCM, Nha Trang, Việt Nam,...), thu hút khách du lịch.
-Một trong các địa điểm du lịch nổi tiếng/ thú vị/ hấp dẫn/ thu hút khách du lịch.

III-Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đối tượng.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 3 2017 lúc 12:39

Chọn đáp án: B

DORAPAN
Xem chi tiết
Hoàng Đạt
23 tháng 1 2019 lúc 20:05

Trên đất nước Việt Nam có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như là: Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Bến Nhà Rồng,... Nhưng có một nơi rất nổi tiếng ở quê hương tôi đó là Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh.

Vịnh Hạ Long là một tuyệt tác đã có từ rất lâu do thiên nhiên tạo thành.  Vịnh có rất nhiều hang động, có động nước và động khô. Bên trong những hang động có rất nhiều đá vôi. Ngoài ra, còn có rất nhiều đảo và cồn đá. Để đi ra được những hang động đó bạn cần phải đi xuồng hoặc đi bằng thuyền. Mặt nước ở Vịnh Hạ Long rất đẹp. những làn sóng nhẹ nhàng đánh vào bờ tạo nên một khung cảnh thơ mộng khi bạn đứng ngắm Vịnh Hạ Long. Chiều về bạn có thể thấy hoàng hôn từ phía xa chiếu lên mặt nước như đang có đến tận hai mặt trời. Vì thế, mà Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Hằng năm, hàng ngàn người khắp thế giới đi đến Vịnh Hạ Long đế du lịch. Vịnh Hạ Long đã thu hút du khách trên khấp thế giới. Vịnh Hạ Long được coi là cái nôi của nước Việt Nam về nền lịch sử khảo cổ lâu đời. Ngoài ra, Vịnh Hạ Long còn có những hòn và tập trung nhiều động vật và thực vật quý hiếm. Có nhiều khu lịch sinh thái với hàng ngàn động vật dưới nước phong phú. Tên gọi của Vịnh Hạ Long đã thay đổi qua rất nhiều thời kì lịch sử, thời Bắc thuộc được gọi là Lục Châu Lục Hải sau đó được người Pháp gọi là Vịnh Hạ Long từ đó và phổ biến đến ngày nay.

Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh tuyệt hảo do thiên nhiên tạo thành gồm có những hang động và những hòn. Bên trong là những hang động người ta có thể tham quan, ngắm cảnh. Có những thạch nhũ có hình thù kì lạ do thiên nhiên tạo ra bên trong hang. Vịnh Hạ Long nhìn từ xa thấy như những người lính khổng lồ canh giữ biển Việt Nam. Mỗi buổi sảng, những chú chim én lại đi kiếm mồi và cho con người tổ của mình để có thể bồi dưỡng cơ thểVịnh Hạ Long nhiều lần cũng đã trở thành địa điểm lý tưởng của các nhà làm phim và các diễn viên.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những trường hợp vút rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường làm mất đi nét đẹp văn hoá của Việt Nam. Để đảm bảo mọi người không vứt rác bừa bãi cùng đã có những thùng rác đổ bỏ vào. Người ta còn làm sạch nước sông và cọ rửa các hòn đảo.

Vịnh Hạ Long đúng là một cảnh đẹp thiên nhiên trên thế giới. Tôi tự hào là một người ở Quảng Ninh và sở hữu một cảnh đẹp thiên nhiên thế giới.



 

Nguyễn Thị Huyền
23 tháng 1 2019 lúc 20:06

 Dãy núi Trường Sơn trập trùng chạy dài theo "khúc ruột miền Trung" có hàng trăm con thác hùng vĩ:

Trập trùng Thác Lửa, Thác Chông,

Thác Dài, Thác Khó, Thác ông, Thác Bà..

(Nước non ngàn dặm - Tố Hữu)

Bao con thác, bao huyền thoại, gắn liền với chiến tích hào hùng của anh bộ đội Cụ Hồ thời đánh Mỹ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”.

Trong hàng trăm con thác ấy có Thác Trắng năm gần Định Đô một bản của người Hơ rê, thuộc huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi. Thác Trắng cách trung tâm thành phố Quảng Ngãi trên 30 km. Đến thị trấn Minh Long, du khách có thể đi xe máy, đi xe đạp hoặc đi bộ vượt qua đoạn đường núi dài dộ 7 km là đến chân Thác Trắng. Cảnh núi đồi trập trùng xanh ngắt một màu bao la, những ô ruộng bậc thang nhấp nhô trải dài, trải rộng uốn quanh sườn núi, càng ngắm càng thích thú vô cùng.

Thác Trắng từ độ cao hơn 50m, nước chảy xuống theo ba dòng lớn trắng xoá như dát bạc trên sườn núi đá dốc đứng. Lúc hoàng hôn hay giữa cảnh khuya, nhất là sau những con mưa rừng, tiếng Thác Trắng dội ầm ầm vang động như tiếng sấm, như tiếng trống thúc quân của Thần Núi. Những đêm trăng, những buổi sớm bình minh, Thác Trắng như ba dải lụa màu lấp lánh hiện lên giữa màu xanh của bầu trời và ngàn cây vắt ngang sườn núi.

Dưới chân Thác Trắng có hồ nước sâu tự nhiên rộng hàng trăm mét vuông, nước xanh biếc và mát lạnh. Có thể bơi dọc theo các dòng suối trong vắt mà đến hồ. Mùa hè đến thăm Thác Trắng, leo núi và tắm mát, thật không có niềm vui thú nào bằng.

Cá niềng là đặc sản của núi, hồ Thác Trắng. Câu được vài ba con cá niềng to bằng bàn tay, đem nướng trên than hoa, chấm với nước mắm làm từ loại cá cơm nổi tiếng của xứ Quảng, nhâm nhi với chén rượu quê sẽ nhớ đời!

Quảng Ngãi có bao danh lam thắng cảnh như bãi biển Mỹ Khê, bãi biển Sa Huỳnh, núi Thiên Ân, sông Trà Khúc, biển Sa Cần, núi Răng Cưa... Nếu du khách chưa một lần đến thăm thú Thác Trắng quê em có thể nói chưa biết hết về hồn thiêng sông núi Quảng Ngãi, một miền quê anh hùng, nơi chôn nhau cắt rốn của các chiến sĩ du kích Ba Tơ một thời oanh liệt.

Ɲσ•Ɲαмє
23 tháng 1 2019 lúc 20:06

Khắp dải đất hình chữ S thân thương này, đi đến đâu, ta cũng có thể bắt gặp những danh lam thắng cảnh vô cùng tuyệt mĩ. Mỗi cảnh đẹp lại có một nét hấp dẫn riêng, níu chân người ở lại. Nếu muốn tìm về với những giá trị xưa cũ của thời gian, tìm một góc bình yên giữa cuộc sống bộn bề này thì phố cổ Hội An chắc chắn là một địa điểm dành cho bạn.

Phố cổ Hội An được biết đến là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. Tên gọi Hội An ngày nay đã có từ rất lâu trong lịch sử, nhưng không ai biết nó có từ bao giờ. Hội An từng được biết đến trên thương trường quốc tế với nhiều tên gọi khác như Lâm Ấp, Faifo, Hoài Phố và Hội An.Hội An từng là một thương cảng sầm uất, là nơi giao lưu, buôn bán của những thuyền buôn phương Tây, Nhật Bản, Trung Quốc trong suốt thế kỉ 17 và 18. Trước thời kì này, nơi đây cũng tồn tại dấu tích của thương cảng Chăm Pa được nhắc đến với con đường tơ lụa trên biển.

Đô thị Hội An ngày nay là một đại diện tiêu biểu, điển hình cho cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á. Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỉ 20. Đến nay, Hội An vẫn được bảo toàn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây nằm dọc theo những trục phố nhỏ hẹp, được xây từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 19, mang đậm dấu ấn kiến trúc truyền thống. Kiểu nhà phổ biến nhất là những ngôi nhà phố một hoặc hai tầng với chiều ngang hẹp, chiều dài sâu. Nằm giữa những ngôi nhà, dãy phố là những công trình kiến trúc, tôn giáo trải qua từng thời kì: từ lúc hình thành, phát triển đến suy vong của Hội An. Vì là một thương cảnh sầm uất, Hội An cũng là vùng đất giao thoa, pha trộn nhiều nền văn hóa. Hơn một nghìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ vừa giữ được những sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hóa với các nước phương Đông và phương Tây. Một di tích lịch sử nổi tiếng ở Hội An là chùa Cầu. Đây là chiếc cầu cổ duy nhất còn sót lại ở Hội An, còn có tên gọi khác là chùa Nhật Bản. Cây cầu bắc qua một lạch nước nhỏ chảy ra sông Thu Bồn, mang một kiến trúc độc đáo khá phổ biến ở những quốc gia châu Á nhiệt đới: bên trên là nhà, bên dưới là cầu. Theo truyền thuyết, người Nhật cho xây dựng cây cầu cùng tượng Thần Khỉ và Thần Chó để trấn yểm con quái vật hay gây ra thiên tai, lũ lụt. Nếu như chùa Cầu đại diện cho văn hóa Nhật Bản thì hội quán lại mang đậm màu sắc Trung Hoa. Đây là sinh hoạt cộng đồng của những người đồng hương. Bên cạnh chức năng sinh hoạt cộng đồng, hội quán còn là nơi để duy trì tín ngưỡng.

Trải qua nhiều thế kỉ, những phong tục tập quán, văn hóa, tín ngưỡng cùng các món ăn truyền thống vẫn được lưu giữ, bảo tồn cùng với bao thế hệ người dân phố cổ. Đến Hội An mà chưa từng thưởng thức các món ăn như mì Quảng, cao lầu, bánh “hoa hồng trắng” thì là một thiếu sót lớn. Hội An cũng nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên trong lành, êm ả, những làng nhỏ ngoại ô xinh xắn, có nghề thủ công như làm đồ đồng, gốm. Người Hội An vốn giàu truyền thống văn hóa, cuộc sống ở đây thiên về nội tâm, phảng phất chút u buồn trầm lắng.

Đến với Hội An, chúng ta sẽ được tìm về với không gian xưa cũ vừa giàu lịch sử lại đậm đà bản sắc văn hóa. Vào năm 1999, Hội An đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Vì vậy, mỗi chúng ta cần có ý thức trách nhiệm hơn nữa để bảo tồn phố cổ trước sự băng hoại của thời gian.