Câu1:phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau.
-Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...
-Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài trời mưa bụi bay.
Phân tích để làm rõ cái hay của những câu thơ sau:
-Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...
-Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.
Những câu thơ trên tả cảnh những ngụ tình:
+ Hình ảnh đẹp nhưng gợi ra sự tàn lụi, u uất.
+ Tâm trạng của ông đồ buồn thảm, bẽ bàng như chính những đồ vật gắn với nghề của ông ( giấy đỏ, mực tàu).
+ Biện pháp nhân hóa làm cho giấy, mực – tưởng như vô tri bỗng nhiên trở nên sinh động, mang tâm trạng sầu bi như con người.
+ Hình ảnh thiên thiên: lá vàng, mưa bụi càng tô đậm hơn sự hiu quạnh, lạnh lẽo của không gian cũng như sự vô tình, hờ hững quên lãng của người đời.
→ Là những câu thơ đẹp, hoài cổ, ghi lại dấu ấn và mang lại cho người đọc nhiều dư vị về cảnh cũ người xưa, những nét đẹp về văn hóa tinh thần "vang bóng một thời".
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.
Có ý kiến cho rằng, hai câu thơ cuối của khổ thơ trên là hai trong số những câu thơ hay nhất của bài thơ. Em hãy chỉ rõ cái hay của hai câu thơ đó
Giúp mình với
Em tham khảo nhé:
Hình ảnh “lá vàng” gợi đến sự tàn phai, rơi rụng. Nhưng đầu xuân sao lại có “lá vàng”? "Lá vàng rơi trên giấy”, giấy ấy chính là “Giấy đỏ buồn không thắm”. Hình ảnh “lá vàng” gợi đến thân phận ông đồ trong bài thơ. Ông đã bị xã hội bỏ rơi, ông đã gắng níu kéo cuộc đời thầm lặng bẽ bàng ngồi bên lề phố “đông người qua” nhưng so với thời đại mới đang sục sôi, bon chen thì ông chỉ là chiếc lá úa tàn đang rụng rơi cay đắng. Nỗi buồn ấy âm thầm và tê tái, nó khiến cơn mưa xuân vốn chứa đựng sức sống bền bỉ, dai dẳng cũng trở thành đìu hiu, xót xa: “Ngoài giời mưa bụi bay”. “Giời” chứ không phải là “trời”. Đó là cách gọi của dân gian, của những “người muôn năm cũ", trong đó có ông đồ. Câu thơ gợi cái ngước nhìn buồn thẳm của ông trước làn mưa bụi nhạt nhòa. Dẫu chỉ là mưa bụi, mưa bay nhưng nó cũng đủ sức xóa mờ đi dấu vết của cả một lớp người. Âu cũng bởi lớp người ấy quá mong manh, bé nhỏ!
Refer:
Hai câu thơ cuối của khổ thơ trên là hai trong số những câu thơ hay nhất của bài thơ. Cái khung cảnh "lá vàng rơi " nói lên một bầu không khí u buồn ảm đạm hiu quạnh, sự tàn phai rơi rụng. Không những thế, lá vàng lại còn rơi trên giấy, ông đồ không buồn nhặt mà cứ để nó rơi hoài, rơi hoài. Dường như phủ đi cả giấy lẫn hình ảnh ông đồ vào quên lãng. Đọc đến đây thôi ta cũng cảm thấy tâm trang buồn tan nát của ông đồ. Một thời huy hoàng nay còn đâu! Ta để ý rằng, ở đây đang mùa xuân. Vậy mà tại sao? Tại sao vẫn có những chiếc lá vàng rơi lả tả trên trang giấy? Tại sao có hình ảnh lá vàng rơi trong mùa xuân đang tràn ngập ấm áp? Phải chằng hình ảnh ông đồ chính là chiếc lá vàng, chiếc lá sót lại vẫn đang cố gắng níu giữ thời gian đã qua? Nhưng rồi, chuyện tới thì cũng phải tới. Lá cũng rơi và ông đồ thì không ai hay. Ở đây là mùa xuân vậy mà mưa không phơi phới bay. Ông đồ với dáng người gầy gò, ốm yếu dường như cũng bị vùi lấp nhạt nhòa dần trong làn mưa bụi. Mưa dường như cũng khóc thương cho tình cảnh éo le tội nghiệp của ông đồ. Hai câu thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc đã diễn tả vô cùng hoàn mĩ hình ảnh éo le xuất hiên mỗi lúc một mờ dần và đến khổ thơ cuối cùng thì không còn nữa. Với thể thơ ngũ ngôn và từ ngữ gợi cảm giàu sức tạo hình có nghệ thuật cao phù hợp phù hợp diễn tả tâm tình sâu sắc của nhà thơ. Qua đó, tác giả bày tỏ sự luyến tiếc cho một nét đẹp đã bị phai tàn và nhắn nhủ tới người đọc hãy biết trân trong những phong tục tốt đẹp đang còn tồn tại vì nó thể hiện một cốt cách con người Việt Nam.
Câu 6: Dựa vào khổ thơ trên. hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu theo cách lập luận Tổng hợp - Phân tích - Tổng hợp để làm rõ sự cảm nhận của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu, trong đoạn có sử dụng thanh phần khơi ngữ và phép lặp để liên kết cau. (Gạch dưới thành phần khơi ngữ và những từ ngữ dùng làm phép lặp).
-Cũng như sương thu, dòng sông thu dường như thong thả chậm chạphơn, như hút vào lòng mình tất cả niềm sung sướng, thỏa thích của cuộc sống để dềnh lên những con nước mát lành. Mọi chuyển động có chầm chậm, rất êm nhẹ, đối lập với cánh chim "vội vã” của đất trời. Đó phải chăng là sự vội vàng trong tâm hồn Hữu Thỉnh, muốn được mở lòng mình đón nhận mọi sự rung động dù là nhỏ nhất.
- Các từ “vội vã” đối rất đẹp với “dềnh dàng” nhưng còn độc đáo hơn ở cái “bắt đầu”, bắt đâu vội vã thôi chứ chưa phải là đang vội vã. Phải tinh tế lắm mới có thể nhận ra sự “bắt đầu” này trong những cánh chim. Dù sự vội vã mới chớm nơi những cánh chim nhưng không khí thu vẫn là không khí thư thái, lắng đọng, chậm rãi và lâng lâng.
- Chính vì thế mà “đám mây mùa hạ” mới thảnh thơi duyên dáng “vắt nửa mình sang thu”, mang trên mình cả hai mùa thật đẹp. Nghệ thuật nhân hóa làm người đọc cảm nhận đám mây mỏng như dải lụa treo trên bầu trời đồng thời tạo ranh giới vô hình nửa nghiêng về mùa hạ, nửa nghiêng về mùa thu. Đây chính là một phát hiện rất mới lạ và độc đáo cua Hữu Thỉnh và bức tranh thu vì thế càng trở nên sinh động, giàu sức gợi cảm.
Câu 1: Hãy chỉ ra và phân tích cái hay của cách kết thúc truyện ngắn "Tôi đi học"
Câu 2: Hãy phân tích để làm sáng tỏ chất thơ toát lên từ thiên truyện "Tôi đi học"
Câu 2.
Gợi ý: ( Chất thơ là gì? ở đâu? Thể hiện như thế nào?)
+ Chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn này,
thể hiện ở những vấn đề sau:
- Trước hết, chất thơ thể hiện ở chổ: truyện ngắn không có cốt truyện mà chỉ là
dòng chảy cảm xúc, là những tâm tư tình cảm của một tâm hồn trẻ dại trong buổi
khai trường đầu tiên. Những cảm xúc êm dịu ngọt ngào, man mác buồn, thơ ngây
trong sáng làm lòng ta rung lên những cảm xúc.
- Chất thơ toát lên từ những tình tiết sự việc dào dạt cảm xúc( mẹ âu yếm dẫn đi...,
các cậu học trò..., con đường tới trường.... ).
- Chất thơ toát lên từ cảnh sắc thiên nhiên rất thơ mộng và nên thơ trong trẻo.
- Chất thơ còn toả ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt hiền từ của ông đốc và khuôn mặt
tười cười của thấy giáo.
- Chất thơ còn toả ra từ tấm lòng yêu thương con hết mực ( 4 lần Thanh Tịnh nói về bàn
tay mẹ). Hình tượng bàn tay mẹ thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm, tình thương con
bao la vô bờ của mẹ.
- Chất thơ còn thể hiện ở các hình ảnh so sánh đầy thú vị, ở giọng văn nhẹ nhàng,
trong sáng gợi cảm ở âm điệu tha thiết.
a. Hãy phân tích đoạn thơ:"tám năm ròng..,cánh đồng xa" để làm rõ những kỉ niệm tuổi ấu thơ của người cháu sống bên bà. Trong đoạn có sử dụng câu bị động, phép thế. Gạch chân, chú thích rõ cuối đoạn. (đoạn diễn dịch)
Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận quy nạp phân tích khổ thơ thứ 2 trong đoạn thơ trên để làm rõ vẻ đẹp của những người lính lái xe. Trong đoạn văn có sử dụng câu mở rộng thành phần chủ ngữ và lời dẫn trực tiếp (Gạch chân, chỉ rõ lời dẫn trực tiếp và câu mở rộng thành phần chủ ngữ)
Trong bài thơ Viếng lăng Bác, nhà thơ Viễn Phương có viết:
"... Mai về miền Nam thương chào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này."
Em hãy làm rõ cái hay, cái đẹp của những câu thơ trên để thấy được tình cảm của tác giả đối với Bác.
Hình ảnh nhân hóa sinh động giàu sức biểu cảm "cây tre trung hiếu" gợi lên hình ảnh những người con trung kiên, hiếu nghĩa, một lòng vì nước vì dân. Tác giả nguyện sống xứng đáng là người con trung hiếu của dân tộc. Lời hứa đó thể hiện tình cảm thành kính thiêng liêng của người con miền Nam và của nhân dân cả nước thành tâm hướng về Bác vô hạn.
Học tốt !
Chúc cậu năm mới nhận được nhiều tiền lì xì nhé !
Cậu có theertham gia team tớ đc ko nếu đc thì kết bạn nhé!
Mùa xuân trở dạ dịu dàng Hoa khe khẽ hé nhẹ ngạng hương bay Nhẹ nhàng lộc vựa nách cây Dịu dàng vương dải tím mây ngang chiều Viết đoạn văn từ 5 đến 10 câu phân tích làm rõ cái hay ,cái đẹp của những biện pháp tu từ đó
Bằng 1 đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp, em hãy làm rõ những xúc cảm đó của nhà thơ đc thể hiện qua khổ thơ sau. trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập tình thái và câu bị động (gạch chân chỉ rõ)
"Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao ..."