Những câu hỏi liên quan
Thy Châu Nghiêm
Xem chi tiết
꧁༺ςôηɠ_ςɧúα༻꧂
13 tháng 3 2022 lúc 9:48

Cuộc chia tay của những con búp bê là một trong những truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Khánh Hoài. Tác phẩm đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc.

Truyện được sáng tác năm 1992. Sau đó, truyện được trao giải Nhì trong cuộc thi thơ - văn viết về quyền trẻ em do Viện Khoa học Giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Rát-đa Bác-nen - Thụy Điển tổ chức vào năm 1992.

Nhân vật chính trong truyện hai anh em Thành và Thủy - đều hết mực yêu thương nhau. Nhưng vì bố mẹ ly hôn nên hai anh em không thể tiếp tục sống với nhau được nữa. Trước ngày chia tay, mẹ ra lệnh cho cả hai phải chia đồ chơi. Thành dành hầu hết số đồ chơi cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu và ngay cả hai con búp bê là Em Nhỏ và Vệ Sĩ. Ngày hôm sau, Thành đưa Thủy đến trường để chia tay cô giáo và bạn bè. Cô tặng cho Thủy một quyển sổ và một chiếc bút mực nhưng Thủy không dám nhận vì không còn được đi học nữa. Khi hai anh em về đến nhà thì đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng, cuộc chia tay quá đột ngột khiến cả hai bàng hoàng. Thủy chạy vào nhà lấy con Vệ Sĩ đưa cho Thành để nó gác cho anh ngủ. Nhưng sau đó, cô bé lại đem cả con Em Nhỏ lại cho anh và bắt anh hứa không bao giờ để chúng phải xa nhau nữa.

 

Truyện được mở đầu với lời yêu cầu của người mẹ về việc hai anh em Thành và Thủy phải đem đồ chơi ra chia. Điều đó khiến cho hai anh em cảm thấy buồn bã, đớn nhận ra sự thật rằng cả hai sắp phải chia tay. Tác giả đã miêu tả vô cùng tinh tế những cử chỉ, hành động của hai nhân vật: “Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh; cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều, khóc cả đêm. Còn Thành nghe tiếng khóc tức tưởi của em, cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo. Thành nhớ lại những kỉ niệm đã qua khi gia đình còn hạnh phúc, hai anh em rất yêu thương nhau. Hồi còn học lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng về bị xoạc một miếng áo to, vì sợ mẹ đánh mà không dám về nhà. Nghe lũ bạn mách, Thủy đã chạy ra sân vận động vá lại áo cho anh. Từ đó, chiều nào, Thành cũng đi đón em và giúp em học”. Đọc đến đây, người đọc chắc chắn vô cùng cảm động trước tình cảm sâu sắc của Thành và Thủy.

Tiếp đến, cảnh tượng chia đồ chơi mới thật sự cho chúng ta thấy hết được tình cảm anh em. Thành nhường hết toàn bộ độ chơi cho em dù chẳng có gì nhiều. Chỉ có duy nhất hai con Em Nhỏ và Vệ Sĩ là Thủy không muốn chia cắt chúng. Nhưng nếu như không có con Vệ Sĩ gác cho thì Thành sẽ không ngủ được. Điều đó khiến Thủy không khỏi băn khoăn. Hình ảnh hai con búp bê cũng chính là hình ảnh của gia đình sum họp, sự gắn bó của hai anh em. Thủy không muốn hai con búp bê phải xa nhau, cũng giống như Thủy và anh trai vậy.

Sakhi chia đồ chơi, Thành đưa Thủy đến trường chia tay thầy cô, bạn bè. Thủy đứng ngoài cửa thấy cô giáo đang say sưa giảng bài. Em cắn chặt môi im lặng, mắt đăm đăm nhìn khắp sân trường rồi bật khóc thút thít. Cô giáo nhận ra em và kêu em vào lớp học. Cô tặng cho em một cái bút máy nắp vàng và một quyển sổ. Nhưng Thủy không dám nhận vì không còn được đi học. Cô giáo và các bạn đều xót xa cho Thủy. Với một đứa trẻ, điều quan trọng nhất là được đến trường học tập, vui chơi. Nhưng Thủy lại không được tiếp tục đi học nữa. Với chi tiết này, tác giả muốn khẳng định tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi đứa trẻ.

 

Truyện kết thúc khi hai anh em trở về nhà, nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng, mấy người hàng xóm đang giúp khuân đồ lên xe. Cuộc chia tay xảy ra thật đột ngột khiến cả hai đều bất ngờ. Thủy quyết định để con búp bê Vệ Sĩ lại cho anh. Tình yêu của cô bé dành cho anh trai thật cảm động. Bỗng nhiên Thủy chạy lại và đưa con Em Nhỏ cho anh, bắt anh phải hứa không bao giờ để chúng xa nhau. Hai con búp bê được ở bên cạnh cũng chính là mong ước của Thủy và Thành về cuộc sống hạnh phúc lúc trước.

Cuộc chia tay của Thành và Thủy đã khiến cho bất cứ người đọc nào cũng cảm thấy xúc động. Nó khiến cho người đọc nhận ra: Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mỗi người hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn, không nên vì bất cứ lý do gì làm tổn hại những tình cảm tự nhiên, trong sáng.

Hok tốt nha bn

 

Bình luận (1)
Thy Châu Nghiêm
Xem chi tiết
Vũ Quang Huy
12 tháng 3 2022 lúc 14:32

tham khảo

Cuộc chia tay của những con búp bê là một trong những truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Khánh Hoài. Tác phẩm đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc.

Truyện được sáng tác năm 1992. Sau đó, truyện được trao giải Nhì trong cuộc thi thơ - văn viết về quyền trẻ em do Viện Khoa học Giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Rát-đa Bác-nen - Thụy Điển tổ chức vào năm 1992.

Nhân vật chính trong truyện hai anh em Thành và Thủy - đều hết mực yêu thương nhau. Nhưng vì bố mẹ ly hôn nên hai anh em không thể tiếp tục sống với nhau được nữa. Trước ngày chia tay, mẹ ra lệnh cho cả hai phải chia đồ chơi. Thành dành hầu hết số đồ chơi cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu và ngay cả hai con búp bê là Em Nhỏ và Vệ Sĩ. Ngày hôm sau, Thành đưa Thủy đến trường để chia tay cô giáo và bạn bè. Cô tặng cho Thủy một quyển sổ và một chiếc bút mực nhưng Thủy không dám nhận vì không còn được đi học nữa. Khi hai anh em về đến nhà thì đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng, cuộc chia tay quá đột ngột khiến cả hai bàng hoàng. Thủy chạy vào nhà lấy con Vệ Sĩ đưa cho Thành để nó gác cho anh ngủ. Nhưng sau đó, cô bé lại đem cả con Em Nhỏ lại cho anh và bắt anh hứa không bao giờ để chúng phải xa nhau nữa.

Truyện được mở đầu với lời yêu cầu của người mẹ về việc hai anh em Thành và Thủy phải đem đồ chơi ra chia. Điều đó khiến cho hai anh em cảm thấy buồn bã, đớn nhận ra sự thật rằng cả hai sắp phải chia tay. Tác giả đã miêu tả vô cùng tinh tế những cử chỉ, hành động của hai nhân vật: “Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh; cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều, khóc cả đêm. Còn Thành nghe tiếng khóc tức tưởi của em, cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo. Thành nhớ lại những kỉ niệm đã qua khi gia đình còn hạnh phúc, hai anh em rất yêu thương nhau. Hồi còn học lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng về bị xoạc một miếng áo to, vì sợ mẹ đánh mà không dám về nhà. Nghe lũ bạn mách, Thủy đã chạy ra sân vận động vá lại áo cho anh. Từ đó, chiều nào, Thành cũng đi đón em và giúp em học”. Đọc đến đây, người đọc chắc chắn vô cùng cảm động trước tình cảm sâu sắc của Thành và Thủy.

Tiếp đến, cảnh tượng chia đồ chơi mới thật sự cho chúng ta thấy hết được tình cảm anh em. Thành nhường hết toàn bộ độ chơi cho em dù chẳng có gì nhiều. Chỉ có duy nhất hai con Em Nhỏ và Vệ Sĩ là Thủy không muốn chia cắt chúng. Nhưng nếu như không có con Vệ Sĩ gác cho thì Thành sẽ không ngủ được. Điều đó khiến Thủy không khỏi băn khoăn. Hình ảnh hai con búp bê cũng chính là hình ảnh của gia đình sum họp, sự gắn bó của hai anh em. Thủy không muốn hai con búp bê phải xa nhau, cũng giống như Thủy và anh trai vậy.

Sakhi chia đồ chơi, Thành đưa Thủy đến trường chia tay thầy cô, bạn bè. Thủy đứng ngoài cửa thấy cô giáo đang say sưa giảng bài. Em cắn chặt môi im lặng, mắt đăm đăm nhìn khắp sân trường rồi bật khóc thút thít. Cô giáo nhận ra em và kêu em vào lớp học. Cô tặng cho em một cái bút máy nắp vàng và một quyển sổ. Nhưng Thủy không dám nhận vì không còn được đi học. Cô giáo và các bạn đều xót xa cho Thủy. Với một đứa trẻ, điều quan trọng nhất là được đến trường học tập, vui chơi. Nhưng Thủy lại không được tiếp tục đi học nữa. Với chi tiết này, tác giả muốn khẳng định tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi đứa trẻ.

Truyện kết thúc khi hai anh em trở về nhà, nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng, mấy người hàng xóm đang giúp khuân đồ lên xe. Cuộc chia tay xảy ra thật đột ngột khiến cả hai đều bất ngờ. Thủy quyết định để con búp bê Vệ Sĩ lại cho anh. Tình yêu của cô bé dành cho anh trai thật cảm động. Bỗng nhiên Thủy chạy lại và đưa con Em Nhỏ cho anh, bắt anh phải hứa không bao giờ để chúng xa nhau. Hai con búp bê được ở bên cạnh cũng chính là mong ước của Thủy và Thành về cuộc sống hạnh phúc lúc trước.

Cuộc chia tay của Thành và Thủy đã khiến cho bất cứ người đọc nào cũng cảm thấy xúc động. Nó khiến cho người đọc nhận ra: Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mỗi người hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn, không nên vì bất cứ lý do gì làm tổn hại những tình cảm tự nhiên, trong sáng.

Bình luận (0)
Hạnh Lê
Xem chi tiết
trương viết minh
Xem chi tiết
Liễu Y Y
16 tháng 10 2019 lúc 12:58

Bài 1 :

Lão Hạc là một người cha rất mực yêu thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống. Chao ôi! Tình phụ tử ở lão Hạc thật khiến lòng ta cảm động.

Bình luận (1)
Lê Hữu Gia Huân
15 tháng 11 2020 lúc 19:45

CÂU TRẢ LỜI LÀ : CẬU VÀNG ĐI THẬT RỒI ÔNG GIÁO Ạ !!!!!!!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thanh Thanh
Xem chi tiết
minh nguyet
18 tháng 4 2021 lúc 20:44

Tham khảo nha em:

Mở đầu tác phẩm, tác giả đã xây dựng một tình huống độc đáo được đặt trong sự đối lập gay gắt. Một bên là tình cảnh vô cùng nguy khốn của dân chúng: "Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đê thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất". Tính mạng "con dân" cả vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Con đê bị vỡ được cả trăm người ra sức cứu. "Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre", "người nào người nấy lướt thướt như chuột lột". Một bên là cảnh quan huyện "kẻ cha mẹ của dân" có trách nhiệm đốc thúc dân chúng bảo vệ đê thì lại đang chễm chệ trong đình "cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trong mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng chẳng việc gì". Ngoài kia con dân đang chân lấm tay bùn, đem thân hèn yếu để chống chọi lại với sức nước thì trong đình "đèn thắp sáng trưng", "nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn rịp". Dường như ngoài kia và trong này là cả hai thế giới khác biệt hoàn toàn. Nếu ngoài kia là thảm cảnh thì trong này là thú vui. Ngoài kia gấp gáp khẩn trương, trong này thong dong nhàn nhã. Cái náo loạn đặt bên cạnh cái yên ả. Trái với "con dân" đang "trăm lo ngàn sợ", quan phụ mẫu "uy nghi chễm chện ngồi" như không hề hay biết đến tình trạng thảm thương của dân chúng. Dựng lên hai cảnh đối lập gay gắt đó, tác giả vạch trần thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong tình cảnh ấy, vô trách nhiệm chính là một tội ác.

Bình luận (0)
Vũ Các Tường(Vy Lộc)
18 tháng 4 2021 lúc 20:46

Sống chết mặc bay là tác phẩm đi đầu trong phong trào truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Để đạt được thành công đó không thể thiếu đi linh hồn của truyện ngắn - nhân vật. Và trong tác phẩm này, nhân vật được tác giả khắc họa rõ nét nhất chính là quan phụ mẫu. Quan phụ mẫu - kẻ ăn bổng lộc triều đình để phụ trách việc đê điều, vậy mà khi nước dâng cuồn cuộn, mưa tầm mưa tã lại bỏ mặc con dân mà tận hưởng cuộc sống xa hoa, an nhàn. Đối lập với hình ảnh đó, là cảnh tượng người dân cơ cực, khốn đốn vật lộn với cơn lũ. Mà đâu phải các vị "phụ mẫu" ấy không biết, mà rõ rằng đình vững chãi vậy, đê có sập cũng chẳng hề gì nên mới mải mê cờ bạc từ khi đê "thẩm lậu" tới khi nước cuốn thành vực sâu. Qua nghệ thuật tăng cấp và tương phản, Phạm Duy Tốn đã khắc họa rõ nét bản chất xấu xa; không chỉ hách dịch mà còn vô trách nhiệm, vô nhân tính của tên quan phụ mẫu. Quan phụ mẫu chính là nhân vật đại diện cho tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến đương thời.

(chữ in đậm đóa)

Bình luận (0)
Bui Thuy Linh
Xem chi tiết
Sunn
13 tháng 5 2021 lúc 10:37

Sống chết mặc bay là tác phẩm đi đầu trong phong trào truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Để đạt được thành công đó không thể thiếu đi linh hồn của truyện ngắn - nhân vật. Và trong tác phẩm này, nhân vật được tác giả khắc họa rõ nét nhất chính là quan phụ mẫu. Quan phụ mẫu - kẻ ăn bổng lộc triều đình để phụ trách việc đê điều, vậy mà khi nước dâng cuồn cuộn, mưa tầm mưa tã lại bỏ mặc con dân mà tận hưởng cuộc sống xa hoa, an nhàn. Đối lập với hình ảnh đó, là cảnh tượng người dân cơ cực, khốn đốn vật lộn với cơn lũ. Mà đâu phải các vị "phụ mẫu" ấy không biết, mà rõ rằng đình vững chãi vậy, đê có sập cũng chẳng hề gì nên mới mải mê cờ bạc từ khi đê "thẩm lậu" tới khi nước cuốn thành vực sâu. Qua nghệ thuật tăng cấp và tương phản, Phạm Duy Tốn đã khắc họa rõ nét bản chất xấu xa; không chỉ hách dịch mà còn vô trách nhiệm, vô nhân tính của tên quan phụ mẫu. Quan phụ mẫu chính là nhân vật đại diện cho tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến đương thời.

Bình luận (0)
Gia Ngọc Hoàng
Xem chi tiết
кαвαиє ѕнιяσ
16 tháng 10 2021 lúc 11:48

Tham khảo:

 

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa"

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.

Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. "Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!" Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.

Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.

Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.

Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: "Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông". Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: "Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!"

Bình luận (4)
lạc lạc
16 tháng 10 2021 lúc 21:02

tham khảo

 

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kỉ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cửa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới. Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm "lận đận" với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: "Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học". Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn xao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những trò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: "Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẻ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo....". Thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

 

Bình luận (1)
lê anh kiệt
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
12 tháng 10 2023 lúc 18:41

Một ngày nọ, em đang dạo chơi trên bãi biển thì bắt gặp mẹ con mây và sóng. Em liền bắt chuyện với họ. Mây chia sẻ rằng họ được đi dạo chơi từ lúc thức dậy đến lúc chiều tà cùng bình minh vàng và ánh trăng bạc. Còn sóng thì được ca hát từ sáng sớm đến hoàng hôn, ngao du khắp mọi nơi. Em thấy thật thú vị nên đã hỏi: “Làm sao để mình đến đó được?”. Các bạn mây nói rằng cứ đưa tay ra họ sẽ đưa em đi khám phá đến tận cùng của thế giới. Nhưng em đã từ chối vì em biết mẹ vẫn đang ở nhà chờ em. Đối với em, ở bên mẹ mới là điều hạnh phúc nhất trên đời.

Bình luận (0)
hoshimiya ichigo
Xem chi tiết
Nguyễn Tấn Tài
11 tháng 7 2018 lúc 21:14

Vừa định ra khỏi nhà đi học, tôi đã gặp Trang

- A chào, hôm nay đi học sớm thế 

- Ừ, cậu cũng vậy nhỉ

- Cậu đã làm bài tập cô giao chưa

- Rồi

Bình luận (0)
Dương Lam Hàng
11 tháng 7 2018 lúc 21:31

Tan học, tôi gặp Mai ở thư viện của trường:

- Chào Mai! Cậu đang làm gì vậy?
- Oh, chào. Mình đang tìm tài liệu cho bài luận cô giáo giao hôm trước đấy. Cậu làm chưa?
- Bài luận về Thiên Nhiên và Môi trường đúng không?
- Ừ, đúng rồi. 
- Mình đã làm rồi nhưng còn có vài chỗ còn rất thắc mắc. Cậu và mình cùng hợp tác để bài luận được hoàn thiện hơn được không?
- Đó quả là một ý kiến hay đấy. Bắt tay vào làm thôi!

Bình luận (0)
FPT
11 tháng 7 2018 lúc 21:39

BÀI LÀM:

HÔM NAY LÀ NGÀY CUỐI CÙNG CHÚNG EM GẶP NHAU VÀ LÀ LẦN CUỐI  EM ĐƯỢC NHÌN THẤY NGÔI TRƯỜNG TIỂU HỌC VÌ EM PHẢI CHUYỂN ĐẾN MỘT NGÔI TRƯỜNG KHÁC HỌC, EM BUỒN LẮM NHƯNG CŨNG PHẢI ĐI THÔI.

HÔM NAY LÀ THỨ 5, EM ĐẾN TRƯỜNG VỚI KHUÔN MẶT BUỒN RẦU, BẠN LIÊN- NGƯỜI BẠN THÂN NHẤT CỦA EM LIỀN HỎI:

- NÈ, HÔM NAY CÓ GÌ MÀ BUỒN THẾ HẢ KIM ANH?CÓ CHUYỆN GÌ CỨ NÓI VỚI TỚ, TỚ GIẢI QUYẾT CHO!

EM KHÔNG MUỐN NGƯỚC LÊN NHÌN BẠN VÌ SỢ BẬT LÊN TIẾNG KHÓC. BẠN NGỌC LIỀN VẪY LIÊN LẠI VÀ NÓI:

- CẬU KHÔNG BIẾT GÌ À? KIM ANH SẮP CHUYỂN TRƯỜNG RỒI ĐẤY!

LÚC ẤY, LIÊN SỮNG NGƯỜI VÀ QUAY LẠI NHÌN EM VỚI ĐÔI MẮT TUYỆT VỌNG RỒI BỎ ĐI. EM CẢM THẤY MÌNH CÓ LỖI VÌ KHÔNG NÓI ĐIỀU NÀY VỚI BẠN. RA CHƠI, EM LẠI NGỒI GHẾ ĐÁ VỚI BẠN , KHUÔN MẶT BẠN BUỒN BUỒN.

- BẠN ĐỪNG BUỒN QUÁ LIÊN À! BỌN MÌNH CŨNG ĐÃ NHÌN NHAU CẢ 4 NĂM TRỜI CÒN GÌ? MÌNH CŨNG NHỚ CÁC BẠN LẮM, NHỚ LẮM NHƯNG CŨNG CHẴNG BIẾT LÀM GÌ CẢ.

LIÊN NÓI GIỌNG BÙI NGÙI:

- CẬU BẢO LÀ GẶP NHAU SUỐT BỐN NĂM NHƯNG CẬU CÓ BIẾT KHI XA NHAU SẼ CẢM THẤY NHƯ THẾ NÀO KHÔNG HẢ?

EM CÚI MẶT XUỐNG, CŨNG CHẢ BIẾT NÓI GÌ HƠN. CHỈ NGHE LIÊN NÓI MỘT CÁCH TRẦM LẶNG.

- CẬU CÒN NHỚ, NGÀY XƯA CHÚNG TA VUI ĐÙA CHƠI MÈO BẮT CHUỘT ,VUI LẮM PHẢI KHÔNG? VÀ HẰNG NGÀN TRÒ CHƠI KHÁC NỮA CHỨ, CẬU  QUÊN NÓ RỒI À, KIM ANH?

EM IM LẶNG , KHÔNG TRẢ LỜI....

BÓNG CHIỀU RỌI XUỐNG HAI ĐỨA TRẺ LẶNG THING BUỒN BÃ

BUỔI HỌC KẾT THÚC VỚI BAO THƯƠNG NHỚ CỦA MỘT CÔ HỌC TRÒ PHẢI XA MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU. EM SẼ NHỚ MÃI NGÔI TRƯỜNG ĐÃ GẮN BÓ VỚI EM KHI ĐANG CÒN ĐÁNH VẦN CHỮ "O" CHỮ "A" VÀ NHỚ MÃI NHỮNG KỈ NIỆM ĐẸP MÀ EM ĐÃ PHẢI RỜI NÓ SUỐT 4 NĂM QUA

~~~HỌC TỐT NHÉ~~~

Bình luận (0)