Một con kiến có khả năng kéo một vật khối lượng 0,3g lên 1m .Tính công suất của kiến nếu công việc này được thực hiện trong 11 giây .
Một máy kéo khi hoạt động với công suất P = 1500 W
a.Ý nghĩa của giá trị công suất này
b. Sử dụng máy này để nâng được vật nặng có khối lượng 60 kg lên độ cao 10m trong 6 giây.
- Tính công mà máy thực hiện trong thời gian nâng vật.
- Tính hiệu suất của máy trong quá trình làm việc.
Công máy thực hiện:
\(A=P\cdot h=10m\cdot h=10\cdot60\cdot10=6000J\)
Công kéo vật:
\(A=P\cdot t=1500\cdot6=9000J\)
Hiệu suất máy:
\(H=\dfrac{A_i}{A_{tp}}\cdot100\%=\dfrac{6000}{9000}\cdot100\%=66,67\%\)
Một cần trục kéo một vật nặng có khối lượng 100kg lên độ cao 5 mét trong 30 giây: a. Tính công thực hiện của cần trục b. Tính công suất của cần trục
\(m=100kg\Rightarrow P=10m=1000N\)
Công thực hiện được:
\(A=P.h=1000.5=5000J\)
Công suất của cần trục:
\(\text{℘}=\dfrac{A}{t}=\dfrac{5000}{30}\approx166,7W\)
tóm tắt
m=100kg => P=m*10=1000N
h=5m
t=30s
A=?J
P=?w
giải
công thực hiện được cần trục
A=P*h=1000*5=5000J
công suất là
P=A/t=5000/30=1.666
Một thang máy có khối lượng là 800kg, được kéo lên từ hầm sâu 120m lên mặt đất bằng lực căng của một sợi dây cáp do máy thực hiện.
a) Tính công nhỏ nhất của lực căng để thực hiện việc trên
b) Biết hiệu suất của máy là 75%. Tính công do máy thực hiện và công hao phí do lực cản.
c) Nếu vật chỉ có khối lượng là 500kg, tìm giá trị của lực cản lúc này
a) công để đưa thang máy lên ngang mặt đất là
A1=P.h=8000.120=960(kJ)
b) Công toàn phần dùng để nâng vật lên là:
A=A1:0,75=960:0,75=1280(kJ)
Công hao phí là:
A2=A-A1=1280-960=320(kJ)
c) Công có ích là:
A=P.h=5000.120=600(kJ)
Công hao phí là:
A2=A:0,75.0,25=200(kJ)
Lực cản trở chuyển động là:
Fms=A2/h=200000/120=1666,6(N)
Nếu sai chỗ nào thì nhắc cho mình với nghe!
a. một ròng rọc kéo một vật có khối lượng 350kg lên độ cao 6 m trong thời gian 15s. công suất của ròng đã thực hiện là bao nhiêu? b. nếu nói công xuất của máy là 1000W, con số này có ý nghĩa gì?
a)tóm tắt
p=10.m=350.10=3500N
h=6m
t=15s
P(hoa)=?
Giải
Công của ròng rọc đã thực hiện là:
A=P.h=6.3500=2100(J)
Công suất của ròng rọc đã thực hiện là:
P(hoa)=\(\dfrac{A}{t}\)=\(\dfrac{2100}{15}\)=1400(w)
b)nếu nói công xuất của máy là 1000W, con số này có ý nghĩa là trong một giây máy thực hiện công là 1000J
a) \(m=350kg\Rightarrow P=10m=3500N\)
Công thực hiện được:
\(A=P.h=3500.6=21000J\)
Công suất của ròng rọc:
\(\text{℘}=\dfrac{A}{t}=\dfrac{21000}{15}=1400W\)
b) Nói máy có công suất 1000W thì có nghĩa là 1 giây máy sản sinh một công bằng 1000J
Để kéo một vật lên cao 4m, người ta cần dùng một lực tối thiểu là 800N. Cũng để thực hiện việc này người ta dùng một máy kéo tời có công suất 1500W và hiệu suất 80 phần trăm. Thời gian máy thực hiện công việc này là:
A. 2,89 giây B. 2,67 giây C. 2,58 giây C. 2,43 giây
\(A=F.h=800.4=3200\left(J\right)\)
\(\Rightarrow t=\dfrac{A}{P}=\dfrac{3200}{1500}=...\left(s\right)\)
Công để kéo vật lên 4m :
Ai = F.s = 800.4 = 3200J
Công toàn phần để kéo vật:
Atp = \(\dfrac{A_i}{H}=\dfrac{3200}{80\%}=4000J\)
Thời gian máy thực hiện công việc này:
\(t=\dfrac{A_{tp}}{P}=\dfrac{4000}{1500}=2,67s\)
Đáp án: B
Dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 4m để kéo một vật có khối lượng 100kg lên cao 1m phải thực hiện công là 1250J .
a. Tính công có ích khi kéo vật lên
b. Lực kéo vật lên mặt phẳng nghiêng là bao nhiêu
c. Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng .
\(l=4m\\ m=100kg\\ h=1m\\ A_{tp}=1250J\)
a) Trọng lượng của vật là:
\(P=10.m=10.100=1000\left(N\right)\)
Công có ích khi kéo vật lên là:
\(A_i=P.h=1000.1=1000\left(J\right)\)
b) Lực kéo vật lên mặt phẳng ngiêng là:
\(F=\dfrac{A_{tp}}{l}=\dfrac{1250}{4}=312,5\left(N\right)\)
Hiệu suất mặt phẳng nghiêng là:
\(H=\dfrac{A_i}{A_{tp}}.100\%=\dfrac{1000}{1250}.100\%=80\%\)
a) P=m.10 =10.100=1000 (N)
công có ích khi kéo vật lên là :
A = F.s = 1000.1 = 1000 (J)
b) lực kéo của vật lên mặt phẳng nghiêng là :
A=F.s
<=> F = As = \(\dfrac{1250}{4}\) = 312,5(N)
c) HIệu suất mặt phẳng nghiêng là :
\(\dfrac{Aic}{Aip}\).100% = \(\dfrac{1000}{1250}\).100% = 80%
Để kéo một vật có khối lượng 72kg lên cao 10m , người ta dùng một máy kéo tới có công suất 1580W và hiệu suất 75%. Tính thời gian máy thực hiện công việc trên?
Công có ích :
\(A_1=F.s=10m.s=10.72.10=7200J\)
Công hoàn toàn của máy thực hiện là :
\(A=\dfrac{A_1}{H}=\dfrac{7200}{75\%}=9600J\)
Thời gian máy thực hiện công việc trên là :
\(t=\dfrac{A}{P}=\dfrac{9600}{1580}\approx6s\)
tk
để kéo một vật có khối lượng 72 kg lên cao 10m. Người ta dùng một máy kéo có công suất 1580W, biết máy có hiệu suất 75%.... - Hoc24
Một máy bơm nước, mỗi giây có thể bơm được 18 lít nước lên bể nước ở độ cao 15m. Nếu coi mọi tổn hao là không đáng kể, hãy tính công suất của máy bơm. Trong thực tế hiệu suất của máy bơm chỉ là 0,8. Hỏi sau 30 phút, máy bơm đã thực hiện một công bằng bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2.
a) Tính công và công suất của một người kéo một thùng nước có khối lượng 12kg từ giếng sâu 8m lên trong 16s. Coi thùng chuyển động đều.
b) Nếu dùng máy để kéo thùng ấy lên đi nhanh dần đều và sau 2s đã kéo lên thì công và công suất của máy bằng bao nhiêu ? (Lấy g = 10m/s2)
Câu 1: Để kéo một vật lên cao 5m, người ta cần dùng lực tối thiểu là 850N. Cũng để thực hiện công việc này người ta dùng một máy kéo có công suất 1450W và hiệu suất 70%
a) Tính công để máy kéo thực hiện công việc trên.
b) Tính thời gian máy thực hiện công việc trên
Câu 2: Người ta lăn đều một thùng hàng có khối lượng 30kg theo một tấm ván nghiêng dài 5m lên sàn ô tô cao 1,5m. Lực cản do ma sát trên đường lăn là 10N
a. Tính công thực hiện của người đó
b. tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng
Câu 1:
Tóm tắt:
\(h=5m\)
\(F=850N\)
\(\text{℘}=1450W\)
\(H=70\%\)
===========
a) \(A=?J\)
b) \(t=?s\)
a) Do kéo vật theo phương thẳng đứng nên: \(P=F=850N\)
Công có ích mà máy thực hiện được:
\(A_i=P.h=850.5=4250J\)
b) Công toàn phần thực hiện được:
\(H=\dfrac{A_i}{A_{tp}}.100\%\Rightarrow A_{tp}=\dfrac{A_i}{H0}.100\%=\dfrac{4250}{70}.100\%\approx6071J\)
Thời gian nâng vật:
\(\text{℘}=\dfrac{A_{tp}}{t}\Rightarrow t=\dfrac{A_{tp}}{\text{℘}}=\dfrac{6071}{1450}\approx4,2s\)
Câu 2:
Tóm tắt:
\(m=30kg\)
\(\Rightarrow P=10m=300N\)
\(s=5m\)
\(h=1,5m\)
\(F_{ms}=10N\)
==========
a) \(A=?J\)
b) \(H=?\%\)
a) Công người đó thực hiện được:
\(A=P.h=300.1,5=450J\)
b) Công của lực ma sát:
\(A_{ms}=F_{ms}.s=10.5=50J\)
Công toàn phần thực hiện:
\(A_{tp}=A_i+A_{ms}=450+50=500J\)
Hiệu suất mặt phẳng nghiêng:
\(H=\dfrac{A_i}{A_{tp}}.100\%=\dfrac{450}{500}.100\%=90\%\)