Câu sau là câu đặc biệt hay câu rút gọn:
Có một tiếng còi xa trong gió rúc
Xác định câu rút gọn và câu đặc biệt trong đoạn văn sau ? Mỗi câu rút gọn và câu đặc biệt có tác dụng gì ?
Nắng lên.Tiếng nhạc rừng đã văng vẳng . Bỗng xuất hiện một con hổ vằn . Tiếng hót ngừng . Cả tiếng hú của bầy vượn đen . Lặng im . Chỉ có tiếng gió rì rào
Câu đặc biệt: Lặng im. Chỉ có tiếng gió rì rào.
=> Tác dụng: Nhấn mạnh bầu không khí im lặng bao chùm.
Câu rút gọn: Cả tiếng hú của bầy vượn đen. (Câu đầy đủ là: Ca tiếng hú của bầy vượn đen cũng ngừng)
=> Tác dụng: giúp diễn đạt ngắn gọn, tránh lặp lại, thừa thãi.
Các câu trong đoạn văn sau câu nào là câu đặc biệt?
“Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.”
a. Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ
b. Gió biển thổi lồng lộng
c. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu.
d. Một hồi còi
1. Xác định câu đặc biệt và câu rút gọn trong các ví dụ sau.
a. Ba giây... Bốn giây... Năm giây... Lâu quá!
b. Một hồi còi. Tất cả chúng tôi cùng reo lên:
- Đồng bằng!
c. Lá ơi! Tiếng cựa mình từ các mầm cây như khe khẽ cất lời...
d. Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
e. Thấy đói bụng, tôi cũng tạt vào quán. Mưa và rét! Vắt rừng! Đoàn làm vài nhánhcỏ lót dạ...
2. Cho biết tác dụng của từng câu đặc biệt mà em vừa xác định trên.
Ba giây... Bốn giây... Năm giây... Lâu quá!
Đồng bằng!
Lá ơi!
Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
Mưa và rét! Vắt rừng!
Câu 1:chỉ ra những câu đặc biệt và câu rút gọn trong các câu sau , khôi phục lại thành phần bị rút gọn
a,Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ :
b,Đẹp quá!Bức tranh em tôi vẽ tất cả đượm màu trù phú.Không có cái cảm giác héo tàn , hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông.
Câu sau là câu rút gọn hay câu đặc biệt? Việc dùng kiểu câu ấy trong các văn bản có tác dụng gì?
"…Tại sao lại phá rừng đi?"
Bài 1. Chỉ ra câu đặc biệt và câu rút gọn trong những trường hợp sau. Nêu tác dụng.
1. Hôm nay. Văn đã là tiến sĩ.
2. Anh ấy đi khi nào?
- Hôm nay.
3. Mùa thu. Gió thổi cái mùi tinh tươm của cây cối còn sót lại từ ngoài xa tới cái thị xã nhỏ này.
4. Cốm thường có vào mùa nào?
- Mùa thu.
5. Chao ôi! Ước gì có thể bay lên trời như những ngọn gió!
6. Chừng nửa đêm tới đỉnh. Có một cái hang rộng. Chúng tôi dừng lại.
7. Buổi văn nghệ đang đầy ắp tiếng cười, bỗng nhiên có tiếng động mạnh, nước đập ùm ùm như có người tập bơi. Một người kêu lên:
- Cá heo!
Thì ra cá heo thấy chiến sĩ hò hát vui quá, gọi nhau quây đến quanh tàu như để chia vui.
8. Hai chân Nhẫn quàng lên cổ. Quên cả đói, quên cả rét. Con Tô cũng dài bụng ra chạy theo…
9. Những mái hiên dột nát. Những mảng bờ tường. Những cây bàng. Những cây cột điện.
10. Đương ngày mùa. Tiếng giục. Tiếng gọi. Tiếng người. Tiếng trâu. Tiếng máy cày.
Câu đặc biệt: 1, 3, 5, 6, 7, 9, 10.
Câu rút gọn: Những câu còn lại
Tác dụng: Dùng để lược bớt phần chủ ngữ để tránh bị lập lại
Dùng để thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng và xác định thời gian, nơi chốn.
Sóng ầm ập đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.
* Xác định câu đặc biệt: Một hồi còi (một bạn rất giỏi văn hướng dẫn làm)
=> Phản biện:
Nếu ta khôi phục : "Một hồi còi vang lên." thì tại sao ở trên lại ghi là câu đặc biệt? Rõ ràng là đã khôi phục được vị ngữ mà?!?
E vẫn chưa hiểu cái nào đúng, mong đc giải thích ạ.
Câu 3: Chỉ ra câu đặc biệt và câu rút gọn trong những trường hợp sau:
a. Mùa thu. Gió thổi cái mùi tinh tươm của cây cối còn sót lại từ ngoài xa tới cái
thị xã nhỏ này.
( Lê Minh Khuê)
b. Cốm thường có vào mùa nào?
Mùa thu.
Câu 3:
a. Câu đặc biệt Mùa thu
b. Câu rút gọn Mùa thu