Sử dụng kiến thức văn bản đã học để đặt câu theo yêu cầu sau: a. Câu có cụm C-V làm thành phần chủ ngữ b. Câu có cụm C-V làm thành phần vị ngữ c. Câu có cụm C-V làm thành phần phụ ngữ
a, Em học giỏi làm bố mẹ vui lòng.
b, Hôm nay, em đi chơi khuya khiến bố mẹ phải lo lắng.
c, Cái váy đỏ kia đẹp quá.
Cho các cụm từ: Học sinh/ ở xóm tôi/ học giỏi .
a. Em hãy sắp xếp để tạo một câu văn hoàn chỉnh có thành phần trạng ngữ ở đầu câu.
b. Từ nội dung của câu văn hoàn thành ở phần a, em hãy viết thêm hai câu văn khác về chủ đề học tập có sử dụng trạng ngữ chỉ mục đích và trạng ngữ chỉ cách thức.
c. Từ các câu văn ở phần b, em hãy tách các trạng ngữ thành câu riêng và cho biết những câu văn được tách thuộc loại câu gì em đã học?
nhanh tui k nha
thanh kiu
chỉ cần trả lời tui hộ phần c thui các phần trước tui làm rùi ahihi
a, ở xóm tôi, học sinh học rất giỏi
b, hai câu văn khác về chủ đề học tập là:
- Để học tốt thí chúng ta phải học tập thật chăm chỉ.
- Bình tĩnh và tự tin, chúng ta sẽ làm được tốt bài thi của mình
Viết đoạn văn cảm nhận về văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta", trong đoạn có sử dụng câu văn có thành phần trạng ngữ, gạch chân.
ình yêu đất nước là một tình cảm thiêng liêng, cao đẹp. Đầu tiên, có thể hiểu đơn giản rằng, yêu nước là tình cảm yêu mến, tự hào và gắn bó dành cho đất nước của mình. Đã từ lâu, tinh thần yêu nước trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trong quá khứ, tinh thần đó được thể hiện ở lòng căm thù giặc ngoại xâm, sự đồng lòng và quyết tâm đánh bại quân xâm lược, giành lại độc lập chủ quyền cho đất nước. Biết bao nhiêu người con của tổ quốc thân yêu đã ngã xuống, không tiếc tuổi trẻ, không tiếc mạng sống. Ở hiện tại, khi đất nước đã hòa bình, tinh thần đó lại được biểu hiện qua nhiều hành động. Tình yêu dành cho mảnh đất quê hương đã sinh ra và nuôi lớn chúng ta. Hay kiên trì học tập, rèn luyện để trở về xây dựng và phát triển quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận không nhỏ có lối sống lệch lạc, họ chỉ biết chạy theo vật chất, sa ngã vào các tệ nạn xã hội hay có những hành vi chống phá, gây tổn hại đến đất nước. Điều này thật đáng phê phán và cần xử lí nghiêm. Như vậy, mỗi người cần hiểu được rằng tinh thần yêu nước rất quý giá, mà trách nhiệm của mỗi người dân là cần giữ gìn và phát huy được.
Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách diễn dịch trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của vua Quang Trung trong văn bản chứa đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một thành phần khởi ngữ và một phép nối
HELP!!!
THAM KHẢO
Hoàng Lê nhất thống chí là văn bản viết về những sự kiện lịch sử, mà nhân vật chính tiêu biểu – anh hùng Quang Trung (Nguyễn Huệ). Ông là một vị anh hùng dân tộc trong chiến công đại phá quân thanh, với sự dũng mãnh, tài trí, tầm nhìn xa trông rộng thì Quang Trung quả là một hình ảnh đẹp trong lòng dân tộc Việt Nam. Một con người có hành động mạnh mẽ và quyết đoán, Nguyễn Huệ luôn luôn là người hành động một cách xông xáo mạnh mẽ, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. nghe tin giặc đã chiếm thành Thăng Long, mất cả một vùng đất đai rộng lớn mà ông không hề nao núng, “ định thân chinh cầm quân đi ngay”. Rồi trong vòng chỉ một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao nhiêu việc lớn: “ tế cáo trời đất”, “lên ngôi hoàng đế”, “ đốc suất đại binh’’ ra Bắc gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính và mở các cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng. Hình ảnh Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận: Hoàng đế Quang Trung thân chinh cầm quân đánh giặc không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông là một tổng chỉ huy chiến dịch thật sự hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh mũi tên tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha trước hòn tên mũi đạn, bày mưu tính kế…Đội quân của vua Quang Trung không phải là đội quân thiện chiến, lại vừa trải qua những ngày hành quân cấp tốc, không có thì giờ nghỉ ngơi, vậy mà dưới sự lãnh đạo tài tình của vị chỉ huy này đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù ( bắt sống hết quân do thám của địch ở phú Xuyên, giữ được bí mật để tạo thế bất ngờ, vây kín làng Hạ Hồi…) trận đánh Ngọc Hồi cho ta thấy rõ tài trí về chiến lược phong thái lẫm liệt của vua Quang Trung Từ đoạn trích trên ta thấy hiện về trong lịch sử một nhân vật xuất chúng: lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, ngàn đời sau vẫn nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung.
Viết một đoạn văn khoảng 10 câu( chủ đề tự chọn), trong đó sử dụng một câu đặc biệt và câu có chứa thành phần trạng ngữ chỉ mục đích, trạng ngữ chỉ thời gian. ( Gạch chân và chỉ rõ )
Mùa hạ qua đi, mùa thu lại về tiếng trống ngày khai trường lại rộn rã vang lên. Thế là tâm trạng của mỗi người học sinh lại vừa mừng vừa lo. Ôi! Vui mừng biết bao khi được gặp lại bạn bè thầy cô giáo. Lo lắng biết bao khi chưa biết thầy cô giáo nào chủ nhiệm. Ngày qua ngày, chúng em cũng được biết. Thế mà giờ đây cũng đã trôi qua một học kì, em yêu quý biết bao những ngày tháng ấy
Trạng ngữ: Mùa hạ qua đi, mùa thu lại về
Ngày qua ngày
Câu đặc biệt: Ôi!
Câu rút gọn: Vui mừng biết bao khi được gặp lại bạn bè thầy cô giáo. Lo lắng biết bao khi chưa biết thầy cô giáo nào chủ nhiệm.
Nguồn: Vn.Doc
#Học tốt:))
Ôi! quê hương, hai tiếng gọi sao mà tha thiết. Ôi! bao cảnh đẹp nơi nông thôn dân dã. Ai đã từng sinh ra và lớn lên trong cảnh đồng lúa mênh mông, cánh cò bát ngát, dưới những cánh diều đầy màu sắc của đồng quê...thì có lẽ sẽ không bao giờ quên được những phút giây đó, những kỉ niệm đẹp đẽ đó. Nhìn thấy những cánh đồng chạy xa tít tắp tới tận chân trời đó với màu vàng ươm của lúa chín sắp đến ngày gặt hái. Dưới ruộng lúa, nhìn thấy những đàn cò trắng phau đang mò con ốc con cua. Trên bờ đê, nhìn thấy những đàn trâu thung thăng gặm cỏ. Nhìn thấy những bãi cỏ xanh mơn mởn đang trải dài đôi tay đón những đàn trẻ mục đồng. Nhìn thấy những cánh diều chắp cánh ước mơ tuổi thơ. Tất cả những đó đã góp phần làm nên vẻ đẹp dịu dàng, giản dị mà đầy thân thuộc của làng quê. Đẹp đẽ và đầy màu sắc.
Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.
Câu 3: Viết đoạn văn (từ 5 câu trở lên) có sử dụng các kiến thức Tiếng Việt đã học theo một chủ đề tự chọn, xác định rõ các kiến thức đã sử dụng trong đoạn văn.
bằng 1 đoạn văn khoảng 15 câu theo phép quy nạp hãy phân tích vẻ đẹp của thúy kiều chú ý sử dụng phép thế phép nôi câu nghi vấn câu bị động câu mở rộng thành phần xác định và gạch chân yêu cầu tiếng việt
Dàn ý phân tích:
Mở đoạn:
- Giới thiệu Thúy Kiều:
+ Có người từng nói rằng văn học chân chính xưa nay bất biến với đời là nhờ tạo nên từ máu và nước mắt của người nghệ sĩ. Và chính nhà thơ Nguyễn Du đã làm được điều đó, đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" là một trong các đoạn trích đặc sắc trong tác phẩm nổi tiếng của ông - "Truyện Kiều". Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều có vẻ đẹp sắc sảo mặn mà cả về tài lẫn sắc.
Thân đoạn:
Nội dung thơ: Tả và bật nên tài sắc vẹn toàn của nàng Kiều.
- "Kiều càng sắc sảo, mặn mà" - So bề tài, sắc, lại là phần hơn.": nghệ thuật đòn bẩy được nhà thơ sử dụng điêu luyện làm nẩy nên vẻ đẹp của nàng Kiều đồng thời dễ dàng dẫn người đọc đến khung nghĩ tưởng hình ra Kiều.
- "Làn thu thủy, nét xuân sơn": tác giả tập trung lực bút của mình để tả đến "cửa sổ tâm hồn" đẹp đẽ của Kiều - như làn nước mùa thu dịu nhẹ long lanh, còn đôi lông mày thì thanh thao của nét của núi khi xuân đến.
- "Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh": nhà thơ dùng bút pháp ước lệ tượng trưng vẻ đẹp của nàng bằng sự nhân hóa những cái đẹp ở thiên nhiên nhưng lại với từ "ghen", "hờn".
+ Người ta thường nói "Đẹp như hoa", "thắm như hoa", "tươi như hoa" nhưng đến hoa còn ghen tị vì thua với sắc đẹp của Kiều. Từ đó ta thấy rằng cái đẹp của Nàng kiều quá đỗi hoàn hảo.
+ Liễu lại hờn giận vì kém xanh, xanh ở đây không phải xanh xao mà là xanh tươi, tươi tắn tức chỉ cái đẹp của Kiều như mùa xuân vậy, lúc nào cũng "thắm" hơn hoa và "tươi" hơn liễu.
=> Nguyễn Du không giành những từ "nghưỡng mộ", "yêu thích",.. mà dùng ganh ghét hờn thua của thiên nhiên với Kiều cho thấy được sự dự đoán về số phận tương lai bạc mệnh, bấp bênh của nàng tố nga.
=> Bởi vậy mới nói vẻ đẹp của nàng là vẻ đẹp của sắc và vẻ đẹp của cả tài, hoàn toàn hơn hẳn nét đẹp của Thúy Vân.
- "Một hai nghiêng nước nghiêng thành - Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.": tác giả dùng điển cố "nghiêng nước nghiêng thành" để càng tôn nên cái đẹp đẽ, sự sắc sảo của Kiều rồi lại so sánh cùng điệp ngữ "đành" rằng vẻ đẹp của nàng lớn đến nhường nào thì họa mà nàng gặp phải sẽ gấp đôi nên chừng ấy.
+ Số phận của một cô gái xinh đẹp tuyệt trần, tài hoa trong xã hội phong kiến là đón nhận một tương lai không được bình yên.
- Sáu câu thơ cuối đoạn:
+ Gợi đến cái đẹp trong tâm hồn, suy nghĩ, tài năng của nàng Kiều không chỉ là bình hoa rỗng mà thực như viên ngọc sáng bên ngoài đẹp đẽ bề trong.
+ Nàng thông rõ, giỏi cả về thơ ca vẽ vời lại còn biết đánh đàn hay nức tiếng không ai bì kịp.
+ Thế nhưng cuối cùng những tất cả điều ấy lại góp nên sóng gió cho chặng đường tương lai của nàng Kiều: bạc mệnh lại càng não nhân.
Kết đoạn:
- Tổng kết lại vẻ đẹp, tài năng của nàng Kiều qua sự miêu tả của nhà thơ.
Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo kiểu diễn dịch có sử dụng 1 kiểu câu phân loại theo mục đích nói.
Cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua văn bản Hịch tướng sĩ.