Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tiểu Mơ Hồ
1. Xác định các kiểu ẩn dụ trong các câu sau đây :–Người Cha mái tóc bạcĐốt lửa chó anh nằm.(Minh Huệ)–Bây giờ mận mới hỏi đàoVườn hồng đã cố ai vào hay chưa ?(Ca dao)–Đèn khoe đèn tỏ hơn trăngĐèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn ?(Ca dao)–Chỉ có thuyền mới hiểuBiển mênh mông nhường nào.(Xuân Quỳnh)–Này lắng nghe em khúc nhạc thơm.(Xuân Diệu)–Em thấy cơn mưa ràoNgập tiếng cười của bố.(Phan Thế Khải)2.Ẩn dụ sau đây thuộc kiểu ẩn dụ nào ? Sử dụng ẩn dụ như vậy có tác dụng gì ?“Mà bên nước tôi thì đa...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
vũ khánh ngọc
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
18 tháng 7 2023 lúc 10:32

Xác định các kiểu ẩn dụ trong các câu sau đây:

a. Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm.

=> Ẩn dụ phẩm chất.

 b. Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

=> Ẩn dụ hình thức.

c. Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn?

=> Ẩn dụ phẩm chất.

d. Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhường nào.

=> Ẩn dụ hình thức.

e. Này lắng nghe em khúc nhạc thơm.

=> Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

g Em thấy cơn mưa rào Ngập tiếng cười của bố.

=> Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

h. Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai.

=> Ẩn dụ cách thức.

Henry Lam
Xem chi tiết
Minh Nhân
23 tháng 2 2021 lúc 14:10

Em tham khảo nhé.

Bài 1 : 

Trong ba cách diễn đạt đã cho, cách diễn dạt thứ nhất là cách diễn đạt thường (Bác Hồ mái tóc bạc - Đốt lửa cho anh nằm), cách thứ hai có sử dụng so sánh (Bác Hồ như Người cha - Đốt lửa cho anh nằm), cách thứ ba có sử dụng ẩn dụ (Người Cha mái tóc bạc/ Đốt lửa cho anh nằm).

Cách diễn đạt có dùng so sánh và ẩn dụ tạo cho câu nói có hình tượng, giàu cảm xúc hơn so với cách nói bình thường và ẩn dụ làm cho câu nói có tính hàm súc cao.

Bài 2 : 

a) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: sự biết ơn, tưởng nhớ tới những người tạo ra giá trị cho ta hưởng thụ, tiếp nhận.

- Quả: thành quả, giá trị được tạo ra.

- Kẻ trồng cây: người tạo ra giá trị.

b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: khuyên nhủ con người nên tìm môi trường sáng, tốt để sống

- Mực: ẩn dụ cho những môi trường, những người xấu -> dễ khiến chúng ta lây nhiễm thói xấu

- Đèn: ẩn dụ cho nơi tốt đẹp -> người tốt đẹp sẽ giúp ta học được thói quen tốt, đức tính tốt.

c)

- Thuyền: ẩn dụ cho ra đi - người con trai

- Bến: ẩn dụ cho người ở lại - người con gái

=> Tấm lòng chung thủy, đợi chờ của người con gái dành cho người con trai.

d) - Mặt trời: dùng để chỉ Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại, kính yêu của dân tộc Việt Nam, người mang lại nguồn sống cho mọi người.

GUD GUYS
Xem chi tiết
nguyenanhvu
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Tâm Nhi
13 tháng 10 2023 lúc 19:37

Trong hai câu thơ trên được sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, cụ thể: " mận " là hình ảnh chỉ người con trai, " đào" là chỉ người con gái. Biện pháp ẩn dụ còn được sử dụng qua từ " vườn hồng", " lối", " chưa ai vào"

=> Ý là chỉ người con gái chưa có chồng.

Phép tu từ trên đã dẫn dắt người đọc vào câu chuyện trêu ghẹo như một bản tình ca của một nam một nữ. Từ đó, đã thể hiện được những lời đối đáp giao duyên đầy tình tứ mà cũng rất kín đáo của chàng trai, cô gái thuở xưa.

Trần Lê Ngọc Hân
Xem chi tiết
Trần Lê Ngọc Hân
13 tháng 12 2023 lúc 19:34

Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ trong câu là:

    Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa

    Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào

- mận: chỉ chàng trai

- đào: chỉ cô gái

- vườn hồng: chỉ tình trạng hôn nhân của cô gái

→ Kiểu ẩn dụ: ẩn dụ phẩm chất

=> Tác dụng: Thể hiện lời ướm hỏi, lời tỏ tình, lời đáp rất kín đáo của chàng trai và cô gái.

                  MỌI NGƯỜI COI THỬ CÓ ĐÚNG KHÔNG

Xem chi tiết
•  Zero  ✰  •
4 tháng 3 2020 lúc 20:17

Ẩn dụ cách thức

Khách vãng lai đã xóa
•๖ۣۜƓiȵ༄²ᵏ⁶
4 tháng 3 2020 lúc 20:17

Câu thơ trên thuộc kiểu ẩn dụ hình thức:

+," mận " là đây nghĩa là người con trai

+," đào" người con gái

+," Vườn hồng" đây có nghĩa là người con trai hỏi người con gái đã có người thương chưa để người con trai tiến tới giành lấy cơ hội.

Khách vãng lai đã xóa
PKL
4 tháng 3 2020 lúc 20:26

Câu ca dao thuộc kiểu ẩn dụ cách thức

Khách vãng lai đã xóa
Huyền deyy
Xem chi tiết
nthv_.
18 tháng 9 2021 lúc 6:48

Tham khảo:

Quê hương chúng ta không những chỉ tự hào về những truyền thống thống tốt đẹp, những di sản văn hóa và còn tự hào về kho tàng văn học rất phong phú và đa dạng. Trong đó có những bài ca dao dân ca về đạo lý làm người, những cung cách ứng xử trong cuộc sống và về tình yêu tươi đẹp của tuổi xuân lứa đôi:

“Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”

Bài ca dao này nói về tình yêu tươi đẹp của người con gái và người con trai mới lớn. Nó giống như một giai điệu của một bản nhạc không lời nhưng da diết và thiết tha khiến ai trong cuộc đời cũng muốn nghe.

Mở đầu là hai câu hỏi:

“Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?”

Tác giả thật khéo léo trong việc lựa chọn ngôn từ để diễn tả. Ở đây tác giả ý muốn mượn hình ảnh của mận và đào để bắt đầu về tình yêu đôi lứa. “Mận” là hình ảnh đại diện cho người con trai còn “Đào” là hình ảnh đại diện cho người con gái. “Bây giờ mận mới hỏi đào” chàng trai muốn ngỏ lời với cô gái liền hỏi cô gái. Cách đối đáp giao duyên này thật hay và ý nghĩa về nét đẹp của nhân dân ta. Đây là một phần dạm hỏi rất là tế nhị và cũng đầy hài hước “Vườn hồng đã có ai vào hay chưa” Chàng trai muốn hỏi cô gái đã có người thương chưa nếu chưa có hãy cho chàng cơ hội để chàng có thể mang lại hạnh phúc cho cô.

Hai câu sau là lời đáp đầy táo bạo và hài hước của cô gái:

“Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”

Cô gái liền nói “xin thưa” thể hiện sự nhẹ nhàng và tế nhị cộng sự đoan trang, cung kính với người khác. Đây là một đức tính đẹp của người con gái trong bài thơ nói riêng và của người phụ nữ Việt nam nói chung. Đó không phải là vẻ đẹp bề ngoài da trắng, mặt xinh mà đó là vẻ đẹp sâu thẳm bên trong con người. Thời gian có trôi vẻ đẹp bên ngoài có thể tàn phai theo năm tháng nhưng vẻ đẹp tâm hồn thì vẫn mãi khắc sâu trong tâm hồn. Rồi cô gái trả lời rõ một cách rành mạch “Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào” ý cô muốn nói cô chưa có người thương và cô cũng chưa thương ai để cho chàng trai hiểu hơn về cô gái.

Đồng thời qua những ý đáp của cô gái cũng cho ta thấy được cô gái cũng có ý thích đối với chàng trai, vì là con gái cô rất ngại và thẹn thùng không dám ngỏ lời trước đến khi chàng trai hỏi thì người con gái mới dám ngỏ lời nên qua câu đó chúng ta cũng hiểu được rằng đôi trai gái này đang thích nhau.

Như vậy ta thấy được kho tàng văn học nước ta rất đẹp và phong phú nó chất chứa được biết bao tình cảm đẹp và thiêng liêng. Dù thời gian có trôi đi nhưng những âm hưởng của nó vẫn ngân vang trong cuộc sống về một nét đẹp bình dị của dân tộc. Tình yêu lứa đôi luôn là nguồn cảm hứng bất diệt để con người ta làm nên những trang văn đẹp và ý nghĩa.

Trang Nguyễn
Xem chi tiết
Xuân Thiệu Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Ngọc Tuyến
Xem chi tiết
jisoo kim
25 tháng 10 2023 lúc 13:32

ẩn dụ : mận , đào , vườn hồng 

Tác dụng: + Mận : chỉ người con trai

                 + Đào : chỉ người con gái 

                 + Vườn hồng : người con trai ý muốn hỏi người con gái đã thương nhớ ai hay chx 

( cho chị tick nha )

Đoàn Trần Quỳnh Hương
25 tháng 10 2023 lúc 19:34

Biện pháp tu từ ẩn dụ: "mận" - người con trai; "đào" - người con gái, "vườn hồng đã có ai vào hay chưa" - trong lòng cô gái đã có ai chưa.

Tác dụng:

- Tăng tính thẩm mĩ khi giao tiếp gây ấn tượng sâu sắc với người đọc.

- Bày tỏ tình cảm khéo léo, tinh tế hóm hỉnh của chàng trai dành cho cô gái.