Đêm nay Bác không ngủ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Do Thi Minh Hanh
Xem chi tiết
Lê Dung
17 tháng 6 2017 lúc 13:37

Trong đoạn kết bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ", tác giả Minh Huệ viết:

Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!

em tham khảo nhé

Nguyên Vương
17 tháng 6 2017 lúc 19:50

Hình ảnh bác Hồ từ lâu đã trở thành 1 đề tài rất quen thuộc trong thơ ca VN. Tiêu biểu là bài thơ "đêm nay bác ko ngủ" của Minh Huệ đã khắc họa thành công hình ảnh đó và thể hiện rõ ở khổ thơ:

" Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác ko ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh "

Đoạn thơ gợi trong ta một câu hỏi : " Tại sao bác ko ngủ ?" phải chăng Bác là HCM. Nhưng thực chất, Bác còn là một vị lãnh tụ anh minh, một người cha tình cảm , một người bác ân cần. Bằng biện pháp nghệ thuật điệp từ " đêm nay" đã lm cho khổ thơ cuối vang lên chân lí sâu sắc về Bác :

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh

Vs Bác đêm nay chỉ là một trong vô vàn đêm ko ngủ , trăn trở để tìm ra con đường sáng rọi cho dân tộc VN . Vì quá thương những đoàn dân công , bộ đội phải ngủ ngoài rừng trong cái giá lạnh đêm khuya . Có lẽ yêu thương con người là lối sống thường tình của Bác . Bác là HCM giản dị mà vĩ đại , đời thường mà cao cả . Bác là sự kết tinh cao quý của dân tộc VN . Qua những vần thơ tuy mộc mạc , giản dị nhưng tác giả đã có thể đưa bài thơ lên một tầm khái quát mới và đã tôn vinh sự vĩ đại to lớn của Người.

Đinh Hải Ngọc
18 tháng 6 2017 lúc 20:51

Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh
Câu chuyện đến đây, người đọc hiểu rằng, không chỉ đêm nay Bác không ngủ, Bác đã nhiều đêm không ngủ như thế. Vẫn là những câu chữ giản dị nhưng khổ kết của bài thơ lại có một sức ngân vang lớn. Điệp ngữ “đêm nay” được láy đi láy lại như kéo thời gian dài hơn, sâu hơn, không chỉ trong một đêm mà nhiều đêm trong chiến dịch này, trong những tháng ngày kháng chiến trước và sau đó nữa, như trong những đêm giá lạnh ở trời Tây tìm đường cứu nước, những đêm trằn trọc trong ngục tù Tưởng Giới Thạch, những đêm cảnh khuya vẽ người chưa ngủ ở Chiến khu Việt Bắc năm nào... Câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác đã đưa người đọc tới một chân lí đơn giản mà sâu sắc: Việc Bác không ngủ vì lo nước thương dân đã trở thành một lẽ thường tình trong cuộc đời nâng niu tất cả chỉ quên mình của Người. Từ ý nghĩa khái quát ấy của khổ cuối, bài thơ đã tạc vào lòng người hình ảnh vĩ đại của một “người Việt Nam đẹp nhất”.
Với thể thơ năm chữ, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm,Đêm nay Bác không ngủ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ. Qua cái nhìn và tâm trạng của một anh chiến sĩ - vừa là người chứng kiến vừa là người tham gia vào câu chuyện - Minh Huệ đã khéo léo đan xen hai dòng cảm xúc: Nỗi lòng của vị lãnh tụ và tâm trạng của người chiến sĩ. Qua đó, tình cảm của Bác đối với nhân dân, đất nước cũng như tình cảm của quần chúng đối với Người đã được bộc lộ hết sức tự nhiên và sâu sắc. Đó là thành công không nhỏ của Minh Huệ khi đến với một đề tài vốn đã có nhiều dấu ấn của các tác giả khác

Fan club love Vietnamese
Xem chi tiết
Đạt Trần
25 tháng 7 2017 lúc 9:13

Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.

Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đống lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đá góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.

Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột.

Bác nhón chân nhẹ nhàng...

Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.

Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng.

Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm "lặng yên bên bếp lửa" với vẻ mặt Bác "trầm ngâm". Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:

Bác thương đoàn dân công

Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu

Manh áo phủ làm chăn

Trời thì mưa lâm thâm

Làm sao cho khỏi ướt!

Càng thương càng nóng ruột

Mong trời sáng mau mau....

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:

Bác vẫn ngồi đinh ninh

Chòm râu im phăng phắc.

Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thể hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:

Mà sao Bác vẫn ngồi

Đêm nay Bác không ngủ.

Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:

Anh nằm lo Bác ốm....


Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:

Anh đội viên thức dậy

Thấy trời khuya lắm rồi...

Lần thứ ba thức dậy...

Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:

Mời Bác ngủ Bác ơi!

Trời sắp sáng mất rồi

Bác ơi! Mời Bác ngủ!

Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:

Lòng vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác.

Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại.

Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.

♪ ♂ Φ «Kiyoshi ∞ Kyubi»...
25 tháng 7 2017 lúc 9:43

Vẻ đẹp Bác Hồ - nhân vật trung tâm của bài thơ - được thể hiện qua các khía cạnh sau:

- Tư thế của người: Tư thế Người được nhắc đi nhắc lại trong những lần người lính thức dậy. Thoạt đầu tư thế lặng yên, trầm ngâm, tóc bạc,... Phía sau vẻ trầm ngâm ấy chắc hẳn đang có biết bao suy tư, trăn trở (Không ngủ vì lo nỗi nước nhà - Cảnh khuya). Lần thứ ba, tư thế Bác vừa có sự lặp lại vừa có sự thay đổi: Bác vẫn ngồi đinh ninh - Chòm râu im phăng phắc,... Đó là tư thế của một con người suốt đời lo cho nước. Nhưng tư thế ấy cũng gợi lên vẻ đẹp của một người hiền triết phương Đông - một nét phong cách thường thấy ở Hồ Chí Minh.

- Cử chỉ, hành động, lời nói của Người: giản dị, ấm áp. Những chi tiết về hành động dém chăn nhẹ nhàng có sức gợi cảm rất lớn. Đó là sự chăm sóc của một người cha già đối với những người con yêu. Sự chăm sóc chu đáo ấy, Người dành cho tất cả: Từng người, từng người một. Lời nói trong hai lần cũng khác nhau. Lần thứ nhất Bác chỉ nói vắn tắt để anh chiến sĩ yên lòng ngủ tiếp: Chú cứ việc ngủ ngon - Ngày mai đi đánh giặc. Lần thứ hai, khi người lính nằng nặc mời Bác ngủ, Bác mới giải thích vì sao Bác không thể ngủ được. Bác thương cho đồng bào chiến sĩ thiếu thốn trong cảnh mưa lạnh: Càng thương càng nóng ruột - Mong trời sáng mau mau.

- Nét cao đẹp nhất của Bác là tình thương: Tình thương của người có hai điểm đáng chú ý:

+ Tình thương gắn liền với những hành động cụ thể chứ không đơn giản là lời nói.

+ Tình thương được mở rộng dần: từ tình thương người chiến sĩ đến tình thương dành cho đoàn dân công. Đó là tình yêu lớn của một trái tim vĩ đại.

Việc lặp lại ba lần câu thơ Đêm nay Bác không ngủ có dụng ý nghệ thuật của tác giả. Thứ nhất, nhấn mạnh chủ đề của tác phẩm: Từ một đêm nay cụ thể, người đọc có thể hình dung ra bao đêm như thế. Là vì đất nước, nhân dân, đã có bao đêm Người không ngủ được. Thứ hai, sự lặp lại có khả năng tạo giai điệu, khắc sâu tình cảm của mọi người trước sự hi sinh lớn lao và tình yêu vĩ đại mà Bác đã dành cho tất thảy chúng ta.

♪ ♂ Φ «Kiyoshi ∞ Kyubi»...
25 tháng 7 2017 lúc 10:01

Hồ Chí Minh là nhà lãnh tụ vĩ đại, cũng là người cha già của dân tộc Việt Nam, Bác không chỉ lãnh đạo Cách mạng Việt Nam đến bến bờ của thành công. Trong suốt cuộc đời của mình Bác luôn suy tư, trăn trở là làm sao cho dân tộc ta được độc lập, nhân dân ta được tự do. Bác đã dành cả cuộc đời của mình cho dân, cho nước. Không những vậy Bác còn còn luôn quan tâm, chăm sóc đến con người, đó là những quan tâm chân thành, những tình cảm ấm áp mà Bác dành cho con dân của Việt Nam ta. Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ đã khắc họa thành công con người vĩ đại, hết lòng vì dân, vì nước ấy.

Trong bài thơ này, hình ảnh của Bác Hồ hiện lên mới thật gần gũi, ấm áp làm sao. Vốn dĩ là vị lãnh tụ tối cao của Cách mạng Việt Nam, là người đứng đầu của một quốc gia nhưng hình ảnh của Bác không hề quyền uy hay sang trọng như bao vị lãnh tụ khác, ngược lại hình ảnh của Bác hiện lên thật gần gũi, ấm áp làm sao. Bác hòa mình vào công cuộc kháng chiến, cùng các chiến sĩ “nằm gai nếm mật” chứ không sử dụng những đặc quyền nên có ở địa vị của mình. Ở ngay phần mở đầu bài thơ, hình ảnh Bác Hồ được gợi ra với vẻ suy tư, trăn trở và nguyên nhân cũng chỉ có một, đó là Bác đang suy tính việc dân, việc nước:

“Lặng yên bên bếp lửa

Vẻ mặt Bác trầm ngâm

Ngoài trời mưa lâm thâm

Mái lều tranh xơ xác”

Điểm nhìn của bài thơ là qua điểm nhìn trần thuật của anh đội viên, đó là một đêm Bác không ngủ, dáng vẻ suy tư, trầm ngâm bên bếp lửa của Bác có lẽ là lo đến việc chính sự, việc Cách mạng. Đó là những công việc trọng đại cần suy tính kĩ càng, cẩn trọng vì chỉ cần một sự sơ xuất nhỏ hay một nước đi sai thì vận mệnh của đất nước cũng có thể lâm nguy, đất nước đứng trước ranh giới của bờ vực thẳm. Hình ảnh Bác suy tư trong đêm khuya thật đẹp, thật đáng trân trọng bởi toàn bộ con người, tâm trí của Bác là dành cho dân, cho nước. Không chỉ là con người hết lòng vì nước mà Bác còn là một người cha già có tấm lòng nhân hậu, ấm áp , thể hiện trực tiếp qua những hành động ân cần, chu đáo của Bác dành cho những người đội viên:

“Rồi Bác đi dém chăn

Loading...

Từng người, từng người một

Sợ cháu mình giật thột

Bác nhón chân nhẹ nhàng”

Bác là người vô cùng ân cần, tỉ mỉ với tấm lòng ấm áp đối với tất cả mọi người. Những việc nước đã khiến Bác cả đêm trằn trọc, suy tư, Bác không quan tâm đến giấc ngủ của mình nhưng lại vô cùng quan tâm đến những người đội viên, khi đêm đã về khuya Bác đi đắp lại chăn cho từng người, từng người một. Đêm khuya trong rừng lạnh và buốt, Bác không muốn các cháu của mình bị cảm hay bị lạnh nên Bác đã cẩn trọng đắp lại chăn cho từng người. Sợ đánh động đến giấc ngủ của các cháu mà Bác chỉ “nhón chân nhẹ nhàng”. Bác Hồ của chúng ta luôn vĩ đại như vậy, không thể hiện một cách ồn ào nhưng lại luôn âm thầm quan tâm, chăm sóc mọi người. Việc nước đã làm cho Bác mỏi mệt, suy tư, nhưng không vì vậy mà Bác lơ là với những đứa cháu của mình. Hành động dịu dàng, ấm áp của Bác khiến cho ta liên tưởng đến hình ảnh của người cha già đối với những người con thơ của mình vậy.

Qua cuộc đối thoại của anh đội viên với Bác thì hình ảnh của Bác càng trở lên đẹp đẽ hơn, Bác không đi ngủ theo lời khuyên như của anh đội viên mà khuyên lại anh nên đi ngủ để lấy sức ngày mai đánh giặc, còn Bác thức thì cứ “mặc Bác”. Bác không ngủ được không chỉ vì lo đến con đường Cách mạng phía trước mà còn là nỗi lo lắng, bồn chồn không yên tâm vì những người dân công phải ngủ ngoài rừng, điều kiện trong rừng lại vô cùng khắc nghiệt, chỉ có thể trải lá làm chiếu, manh áo mặc trên người làm chăn. Vì những người cháu thân yêu của Bác đang phải chịu khổ nên Bác không yên tâm ngủ ngon một mình:

“Bác thương đoàn dân công

Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu

Manh áo phủ làm chăn”

Vâng, vì Bác là Bác Hồ vĩ đại của dân tộc ta, là vị cha già của dân tộc ta nên Bác không ngủ và cũng không thể ngủ. Hình ảnh của bác hiện lên qua những trang thơ này thật đẹp biết bao. Bác đẹp không chỉ bởi con người trí tuệ, con người chính trị tài ba mà Bác đẹp bởi chính vẻ giản dị, dân dã, đẹp bởi chính tấm lòng bao dung, vị tha đầy ấm áp của Bác, Bác quan tâm đến mọi người bằng cả tấm lòng của mình, đó là tấm lòng của một vĩ nhân, của một con người mà dù ai, miễn sao là con dân của Việt Nam đều cảm thấy tự hào, kính trọng.

Fan club love Vietnamese
Xem chi tiết
♪ ♂ Φ «Kiyoshi ∞ Kyubi»...
25 tháng 7 2017 lúc 10:05

Minh Huệ là nhà thơ xứ Nghệ. Bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" viết năm 1951 là bài thơ hay nhất của ông. Với thể thơ 5 chữ mang âm điệu trữ tình dân ca hát giặm, tác giả đã ca ngợi tình thương mênh mông của Bác Hồ đối với chiến sĩ đồng bào, và lòng kính yêu của người lính đối với lãnh tụ.

Phần cuối bài thơ, Minh Huệ giải thích lí do đêm nay Bác không ngủ một cách giản dị mà sâu xa:

"Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ ChíMình”

Cái "lẽ thường tình" mà nhà thơ nói đến chính vì "Bác là Hồ Chí Minh", là lãnh tụ có tấm lòng nhân ái bao la. Trên đường đi chiến dịch "rừng lắm dốc lắm ụ", Bác đã xông pha, nếm trải gian khổ với chiến sĩ. Đêm đông, mưa làm thâm lạnh lùng, dưới "mái lều tranh xơxác",Bác đốt lửa cho chiến sĩ nằm ngủ, Bác nhẹ nhàng đi "dém chăn" cho từng chiến sĩ một… Bác "trầm ngâm" nhìn ngọn lửa. Bác không ngủ được vì "Bác thương đoàn dân công – Đêm nay ngủ ngoài rừng – Rải lá cây làm chiếu – Manh áo phủ làm chăn…".

“Cái lẽ thường tình” ấy vì "Người là Cha, là Bác, là Anh – Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ"(Tố Hữu). Cái "lẽthường tình"ấy chính là tấm lòng lo nước thương dân (lòng ưu ái) của lãnh tụ:

"Lòng riêng riêng những bàn hoàn

Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng".

(“Đi thuyền trên sông Đáy”)

Khổ cuối được xem như một câu bình luận trữ tình. Minh Huệ chỉ gợi mở về cái "lẽ thường tình", tạo nên bao liên tưởng chấn động tâm hồn người yêu thơ về tình nhân ái Hồ Chí Minh, về đạo đức, nhân cách cao đẹp Hồ Chí Minh đã hiến dâng cả cuộc đời "79 mùa xuân" cho độc lập, tự do của Tổ quốc, và đã "ôm cả non sông, mọi kiếp người" (Tố Hữu).

Đạt Trần
25 tháng 7 2017 lúc 14:03

Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.

Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đống lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đá góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.

Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột.

Bác nhón chân nhẹ nhàng...

Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.

Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng.

Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm "lặng yên bên bếp lửa" với vẻ mặt Bác "trầm ngâm". Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:

Bác thương đoàn dân công

Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu

Manh áo phủ làm chăn

Trời thì mưa lâm thâm

Làm sao cho khỏi ướt!

Càng thương càng nóng ruột

Mong trời sáng mau mau....

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:

Bác vẫn ngồi đinh ninh

Chòm râu im phăng phắc.

Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thể hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:

Mà sao Bác vẫn ngồi

Đêm nay Bác không ngủ.

Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:

Anh nằm lo Bác ốm....


Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:

Anh đội viên thức dậy

Thấy trời khuya lắm rồi...

Lần thứ ba thức dậy...

Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:

Mời Bác ngủ Bác ơi!

Trời sắp sáng mất rồi

Bác ơi! Mời Bác ngủ!

Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:

Lòng vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác.

Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại.

Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.

pham thu hoai
25 tháng 7 2017 lúc 19:48

Khổ thơ đã nêu một chân lí đơn giản mà anh đội viên cảm nhận được về Bác:Bav không ngủ vì Bác là Hồ Chí Minh,một vị lãnh tụ rất gần gũi,mà vô cùng vĩ đại của dân tộc.Là người cha thân yêu của quân đội ta.Trong suốt cả cuộc đời Bác,không chỉ có một đêm nay không ngủ mà còn có vô vàn những đêm không ngủ khacvi nỗi lo cho dân.cho độc lập nước nhà.Và đó là lẽ thường tình của vị cha già suốt đời cống hiến cho Tổ Quốc,cho nhân dân:nâng niu tất cả chỉ quên mình

LEO 6A
Xem chi tiết
Mai Hà Chi
29 tháng 7 2017 lúc 4:40

Bài thơ kể lại hai lần anh đội viên thức dậy đều thấy Bác không ngủ. Tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên trong hai lần đó có sự khác nhau:

+ Lẩn đầu chợt thức giấc, anh chiến sĩ ngạc nhiên, sững sờ và xúc động khi thấy trời đã khuya lấm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa sưởi ấm cho chiến sĩ. Niềm xúc động dâng cao khi anh chứng kiến Bác Hồ nhẹ nhàng dém chăn cho từng người. Lòng yêu thương hoà lẫn với niềm tôn kính, anh cảm nhận được sự lớn lao mà gần gũi của vị lãnh tụ tối cao. Rồi anh tha thiết mời Bác đi nghỉ. Anh nằm ngủ không yên vì nỗi lo cứ bề bộn trong lòng về sức khoẻ của Bác.

+ Lần thứ ba thúc dậy, trời đã sắp sáng, anh chiến sĩ thấy Bác vẫn ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc. Sự lo lắng đã chuyển thành hốt hoảng thực sự. Nếu ở lần đầu, anh chỉ dám thầm thì hỏi nhỏ Bác thì lần này, anh năn nỉ khẩn cầu mời Bác đi nghỉ. Anh mong sao Bác chợp mắt được một chút Đềgiữ gìn sức khoẻ. Tình thương yêu Bác dâng lên đến điểm đỉnh trong anh thì cũng là lúc anh thấu hiểu được tấm lòng cao đẹp của Bác. Bác không ngủ vì Bác thương đoàn dân công, Đêm nay ngủ ngoài rừng... Điều ấy đã giúp anh đội viên hiểu rõ tấm lòng nhân ái mênh mông của lãnh tụ đối với nhân dân.

- Bài thơ không kể lần thứ hai anh đội viên thức dậy, mà từ lần thứ nhất chuyển ngay sang lần thứ ba. Chi tiết này cho thấy anh chiến sĩ đã nhiều lần thức giấc và lần nào cũng thấy Bác Hồ vẫn thức. Từ lần một đến lần ba, tâm trạng và cảm nghĩ của anh có sự chuyển biến rõ rệt.

Qua cảm nghĩ của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ và tấm lòng của Bác hiện lên thật giản dị, gần gũi, mà hết sức lớn lao. Bài thơ đã thể hiện một cách chân thực và tự nhiên tấm lòng yêu thương mênh mông, sâu nặng, sự chăm lo ân cần, chu đáo của Bác Hồ với chiến sĩ và đồng bào ta.

~ Chúc bn học tốt!~

Ánh Right
28 tháng 7 2017 lúc 21:22

Trong bài thơ : '' Đêm nay Bác không ngủ '' anh đội viên thức giấc 3 lần nhưng nhà thơ chỉ miêu tả 2 lần.Vì trong đêm ấy anh đội viên nhiều lần thức dậy và lần nào cũng chứng kiến Bác Hồ không ngủ. Từ lần một đến lần ba, tâm trạng và cảm nghĩ của anh có những biên đổi rất rõ rệt.

Cô bé áo xanh
Xem chi tiết
Kaori Miyazono
8 tháng 8 2017 lúc 20:48

xl bn nha, mk gửi nhầm bài, bn tham khảo nhé:

I/Mở bài : Giới thiệu đối tượng miêu tả ; Ý diễn đạt :
- “Bác Hồ là vị Cha chung
Là sao Bắc Đẩu, là Vầng Thái Dương”
- Vâng,trong nền văn học nước ta, rất nhiều, rất nhiều tác phẩm được ra đời nhằm khẳng định công lao Cách mạng của Người.
- Tiêu biểu cho việc đó, nhà thơ Minh Huệ từng viết bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” miêu tả hình ảnh Bác vào đêm không ngủ trên đường đi chiến dịch thật gần gũi, sâu sắc.

II/Thân bài
1) Miêu tả hình dáng : Ý diễn đạt :
a. Tả bao quát
- Trong trí tưởng tượng của tôi, Bác được khắc họa như một ông tiên hiền lành, phúc hậu.
- Vì luôn lao tâm khổ tứ lo cho vận nước, lo cho nhân dân nên vóc dáng Bác trở nên gầy gò trong bộ quần áo sờn bạc cùng đôi dép mòn cũ kĩ theo sự tận tụy tháng ngày.
b. Tả chi tiết
- Dưới vầng trán cao rộng của vị lãnh tụ vĩ đại, đôi mắt sáng ngời, sâu thẳm với những vết chân chim – dấu tích thời gian chống giặc – lúc nào cũng chan chứa niềm yêu thương.
“ Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời”
- Ấy vậy mà khi chạm trán kẻ thù hay xử phạt, đôi mắt ấy chợt nghiêm lại, cương quyết.
- Nước da ngăm ngăm nắng gió điểm xuyết đồi mồi.
- Đôi vai Người rộng tựa gánh vác non sông.
- Mái tóc, chòm râu bạc trắng như cước. Mỗi lần suy nghĩ, Bác Hồ lại đưa bàn tay gân guốc, ấm áp lên vuốt vuốt râu, ra vẻ rất ưu tư.
- Giọng nói từ tốn , rõ ràng, khúc chiết khi diễn giải cặn kẽ một vấn đề.
- Theo đó là những bước chân khoan thai, chậm rãi nhưng vững chắc tiến về phía trước.
- Ôi, Người Cha của chúng ta mới giản đơn và bình dị làm sao !
2) Miêu tả hoạt động,tính tình
- Là một vị lãnh tụ kháng chiến, Bác luôn quyết đoán, bao dung nhưng nghiêm khắc, quan tâm nhân dân làm ai ai cũng đem lòng kính trọng
- Điển hình, một đêm mưa gió, sương phủ bạc lều tranh xác xơ , Bác Hồ vẫn thức trắng lo cho chiến dịch, lo cho đoàn quân ( điều này cho thấy Bác là người …) nhạy bén, nhìn xa trông rộng .
- Rồi Bác đi dém chăn từng người một với những bước chân nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Trước mắt anh Đội viên Chắt, hình bóng Bác hiện ra “cao lồng lộng”, lòng Người còn ấm hơn ngọn lửa hồng.
- Thổn thức, anh nhiều lần khuyên Bác ngủ nhưng Bác đều từ chối.
- Tại sao ư ? Dáng ngồi đinh ninh, chòm râu trắng cước im phăng phắc, thì ra Bác không chỉ ưu tư về đoàn dân công ngủ ngoài rừng “màn trời chiếu đất”mà còn đang suy ngẫm về vận mệnh đất nước, đường lối Cách mạng.
=> Ôi, vầng Thái dương, người Cha già dân tộc thật cao cả xiết bao !

III/Kết bài : Nêu cảm xúc, bài học rút ra, đối chiếu bản thân : Ý diễn đạt
- Hồ Chí Minh là một hình tượng cao đẹp của VN, là một vị lãnh tụ tài giỏi, là người cha già dân tộc và cũng là một nhân cách lớn.
- Qua bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, ta đã thấy được phần nào cách ứng xử, sự chăm lo, quan tâm của Bác đã trở thành bài học cho thế hệ sau.
- Noi gương Người, tôi quyết tâm học tập, rèn luyện đạo đức của Người để trở thành một công dân tốt, góp phần phát triển xã hội, xây dựng đất nước .
- Bác ơi, Bác sẽ mãi là vị lãnh tụ, là Người cha già dẫn dắt chúng con – con dân đất Việt
“ Con đang đi giữa đêm trường
Nhờ Cha soi đuốc dẫn đường cho con

Nguồn: ...

Nguyễn Mai Linh
8 tháng 8 2017 lúc 23:09

Văn học hiện đại Việt Nam có rất nhièu bài thơ viêt về Bác Hồ kính yêu, trong đó bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ đã gây xúc động cho bao người đọc. Bài thơ đã đọng lại cho tôi niềm kính yêu Bác vô hạn.
Hình tượng Bác Hồ trong bài văn thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ,... trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ngủ ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác - hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đót ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Người lính nào cuãng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình yêu thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ. Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được truyền thêm tự tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tìh yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người còn hơn Bác lo cho chính mình. Bác là một vị lãnh tụcua3 đất nước với bao nỗi lo toa, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức suốt đêm chăm sóc, lo lắng cho người khác.
Bác đã làm cho người chiếc sĩ xúc động
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Càng nhìn Bác, người chiến sĩ còn khám phá ở Bác bao điều kì diệu. Ánh lửa rừng Bác nhóm lên để sưởi ấm cho anh chiến sĩ đã sáng rực lên lòng nhân ái của Bác. Cử chỉ của Bác thật gần gũi, thiêng liêng chẳng khác nào tình cha con ruột thịt. Tầm vóc lớn lao của lãnh tụ đã vượt ra ngoài trí tưởng tượng của anh chiến sĩ. Bác không chỉ lo cho những người chiến sĩ ở trong lều mà còn bồn chồn lo lắng cho đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Dù đã ba lần người đội viên thiết tha mời bác ngủ nhưng Bác vẫn thức . Bác còn động viên anh chiến sĩ
Chú cư việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Việc làm cao đẹp của Bác đã làm cho an đội viên cảm phục. Hiểu được tấm lòng của Bác, anh tràn ngập niềm vui sướng. Anh muốn chia sẻ nỗi lo toan của Bác nên đã thức luôn cùng Bác.
Tình cảm của Bác đối với đồng bào và các anh chị chiến sĩ đã đạt lên tới đỉnh cao. Tình cảm ấy cũng được đáp lại bằng tình yêu. Người chiến sĩ xem Bác như người cha ruột thịt của mình. Đây là bức tranh hài hòa về tình yêu giữa lãnh tụ và quần chúng, giữa người chiến sĩ và lãnh tụ.
Hình tượng của Bác trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ta tưởng chừng đó chỉ là một hình tượng văn học, nhưng nó lại là một hình tượng thật, một sự kiện có thật trong lịch sử. Hình tượng của Bác đã làm trái tim muôn triệu con người rung động. Tấm guơng đạo đức của Bác luôn soi sáng cho muôn đời, soi sáng cho bao thế hệ.

Kaori Miyazono
8 tháng 8 2017 lúc 20:42

Bạn tham khảo ở ây nhé ;)
Phân tích 6 câu thơ đầu bài thơ khi con tu hú của Tố Hữu

Vũ Thị Ngọc Lan
Xem chi tiết
Đạt Trần
12 tháng 8 2017 lúc 6:54

Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!

Eren Jeager
12 tháng 8 2017 lúc 7:42

Trong đoạn kết bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ", tác giả Minh Huệ viết:

Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!



Lê Dung
12 tháng 8 2017 lúc 7:58

Bạn tham khảo nhé:

Tại đây

Nguyễn Thị Kiều Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
17 tháng 8 2017 lúc 18:16

Cảm động trước nhiệt tình của người chiến sĩ, Bác thấy cần phải giải thích nguyên nhân mình không ngủ Đềcho anh yên tâm:

Bác thương đoàn dân công

Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu

Manh áo phủ làm chăn.

Bác không ngủ vì Bác lo cho bộ đội, dân công đang ngủ ngoài rừng. Tuy không thấy tận mắt, nhưng Bác cảm nhận rất cụ thể những gian laovất vả của họ.Câu trả lời của Bác đã khiến cho anh đội viên thêm hiểu và thấm thía tấm lòng nhân ái mênh mông của vị Cha già dân tộc. Bác lo cho bộ đội, dân công cũng chính là lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hoà bình.Được chứng kiến những hành động và lời nói biểu hiện tình thương và đạo đức cao cả của Bác Hồ, anh chiến sĩ thấy trong tâm hồn mình tràn ngập một niềm hạnh phúc.

๖ۣۜMạnh ๖ۣۜChâu
17 tháng 8 2017 lúc 18:21

Anh đội viên thức dậy

Thấy trời khuya lắm rồi

Mà sao Bấc vẫn ngồi

Đêm nay Bác không ngủ.

Lặng yên nhìn bếp lửa Vẻ mặt Bác trầm ngâm.

Ngoài trời mưa lâm thâm Mái lều tranh xơ xác.

Đêm khuya, trời mưa, gió lạnh... Anh đội viên đã ngủ được một giấc. Lần đầu thức dậy, thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa, anh băn khoăn thắc mắc, ngạc nhiên vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động, anh hiểu rằng Bác vẫn lặng lẽ đốt lửaĐềsưởi ấm cho chiến sĩ.

Anh kín đáo dõi theo diễn biến tâm trạng trên nét mặt và trong từng cử chỉ ân cần của Bác. Trong lòng anh dấy lên tình cảm yêu thương, kính trọng Người vô hạn:

Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương Người Cha mái tóc bạc Dốt lửa cho anh nằm

Rồi Bác đi dém chăn Từng người từng người một Sợ cháu mình giật thật Bác nhón chân nhẹ nhàng

Bác đốt lữa sưởi ấm căn lều rồi đi dém chăn cho từng người. Bác coi trọng giấc ngủ của chiến sĩ nênnhón chân nhẹ nhàng. Bác ân cần chu đáo không khác gì bà mẹ hiền yêu thương, lo lắng cho đàn con.

Eren Jeager
17 tháng 8 2017 lúc 18:25

"Bác thương đoàn dân công

Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu

Manh áo phủ làm chăn"

Bác không ngủ được vì Bác lo cho những người bộ đội , dân công đang ngủ ngoài rừng . Tuy rằng Bác không thấy tận mắt nhưng Bác vẫn cảm nhận được những gian ao vất vả của họ . Câu trả lời của Bác Hồ đã cho anh đội viên thêm hiểm và thấm thíc tấm lòng nhân hóa của Bác.Bác lo cho bộ đội , dân chúng là lo cho cuộc chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập tự do , hạnh phúc . Được chứng kiến những hành động và lời nói biểu hiện tình yêu thương cao cả của Vị lãnh tụ , anh chiến sĩ thấy tâm hồn tràn ngập một niềm hy vọng.

Bình Tống
Xem chi tiết
Phan Hoàng Mai
14 tháng 10 2017 lúc 13:20

Chỉ ra được biện pháp tu từ: So sánh (so sánh ngang bằng: "Như"; so sánh không ngang bằng: "hơn"). Sử dụng từ láy "lồng lộng".
- Hiệu quả biểu đạt của nó trong đoạn thơ:
+ Khổ thơ trên được trích trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ. Trong khổ thơ trên sử dụng biện pháp so sánh( như; hơn), từ láy (lồng lộng) cho thấy trạng thái mơ màng của anh đội viên (như trong giấc mộng). Anh cảm nhận được sự lớn lao và gần gũi của Bác- vị lãnh tụ qua hình ảnh "Bóng Bác cao lồng lộng; Ấm hơn ngọn lửa hồng".
+ Hình ảnh Bác Hồ hiện ra qua cái nhìn đầy xúc động của anh đội viên đang trong trạng thái lâng lâng, mơ màng, vừa lớn lao và vĩ đại( cao lồng lộng) nhưng lại hết sức gần gũi, sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn lửa hồng.
+Qua đó cho thấy tình cảm, sự ngưỡng mộ của anh đội viên đối với Bác.

Hoàng Nguyễn Huy
Xem chi tiết
phạm nhật khuyên
29 tháng 10 2017 lúc 19:25

Kể theo ngôi thứ nhất

Kể theo ngôi này người kể xưng ( tôi ). Đây là vị trí của người kể cho phép kể những gì mình biết, mình thấy, mình chịu trách nhiệm một cách công khai.

Nhược điểm

Hạn chế tầm nhìn và hiểu biết của một người.

Kể theo nhôi kể thứ ba

Kể theo nhôi này người kể dấu mình không xưng ( tôi ) chỉ kín đáo gọi sự vật theo ngôi thứ ba: nó, chúng nó hoặc tên nhân vật, sự vật theo nhận xét của mình và kể sao cho sụe việc tự nó diển ra.

Nhược điểm

Khó bày tỏ cảm xúc.

Chúc bạn học giỏi.ok

ngo phuong thao
Xem chi tiết
๖ۣۜ ghét๖ۣۜ
6 tháng 2 2018 lúc 22:05

May mắn được sinh ra và lớn lên khi đất nước đã hòa bình, chiến tranh đã lùi dần về quá khứ, tôi cũng như bao lớp trẻ khác không còn phải sống trong sự tàn khốc của chiến tranh nhưng không thể quên trang sử hào hùng của dân tộc trong trường kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm bao năm qua. Nhưng cũng vì lẽ đó mà lớp trẻ hiện nay cũng sẽ không bao giờ có cơ hội được gặp, được nghe giọng nói của Người - một người ông, người cha thân yêu,hiền từ của mỗi người Việt Nam. Người đã bôn ba khắp năm châu bốn biển tìm con đường đấu tranh mang lại độc lập, tự do cho dân tộc mình. Người một đời giản dị, cần mẫn hy sinh vì đất nước, vì dân, vì ngày mai tươi sáng hơn cho muôn thế hệ mai sau.

Được xem những bài văn, bài báo, những thước phim tư liệu nói về Bác tôi càng thấm nhuần về tư tưởng, đạo đức lối sống của Người. Bất cứ cương vị nào, ở bất cứ hoàn cảnh nào, dù khó khăn gian khổ nhưng Bác luôn nghĩ về dân: “Một ngày đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”. Là thế hệ sinh sau, được thừa hưởng nền độc lập, tự do, hòa bình thống nhất của đất nước, tôi càng biết ơn những hy sinh to lớn mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta và của bao thế hệ cha anh đã anh dũng chiến đấu và hy sinh.

Khi nghe về đức Vua trong những câu chuyện cổ, ta thường nhớ đến những cung điện nguy nga tráng lệ, bên cạnh hàng trăm tùy tùng hiến dâng vô vàn món ngon, vật lạ. Nhưng Bác lại hoàn toàn khác, với đôi dép cao su mà bôn ba cả thế giới, khiến bè bạn năm châu nể phục vì sự giản dị, đơn sơ. Người không câu nệ chuyện lễ nghi “Bác có phải là Vua đâu?”. Bác luôn hòa mình, chia ngọt sẻ bùi cùng nhân dân đến từng bát cơm, manh áo. Người không đồng ý việc mình được đối đãi đặc biệt như một vị lãnh tụ, một ông Vua mà chỉ mong được bình đẳng như mọi người. Năm 1961, khi về thăm xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, Bác đứng nói chuyện với đồng bào giữa cái nóng gay gắt, đồng chí Chủ tịch huyện tìm mượn chiếc ô che cho Bác thì Người quay lại hỏi “Thế chú có đủ ô để cho tất cả đồng bào không?”. Cái tôi cá nhân trong con người vĩ nhân luôn đứng sau cái chung của quần chúng. Bác bình đẳng, quan tâm tới mọi giai cấp. Từ cụ già đến em bé, từ miền ngược đến miền xuôi, mỗi tầng lớp như nằm riêng một ngăn nơi trái tim bao la yêu thương của Người.

Hình ảnh Bác ngồi quạt cho thương bệnh binh hay ra đồng làm ruộng với nông dân hiện lên trong tôi đầy xúc động. Với một trái tim lớn chứa đựng “ham muốn tột bậc là làm sao cho nước tađược hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”, Người trở thành một nhà cách mạng mang trong mình tâm trí của một nhà văn hóa lớn. Vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rõ những thành tựu cũng như những sai lầm mà phong trào cách mạng đã trải qua. Người hiểu cần thanh lọc và tiếp nhận những gì có lợi nhất có mục tiêu đã xác định. Người đứng vượt hẳn lên những người đương thời ở tư duy và cái nhìn biện chứng nhờ vào những kinh nghiệm mà phong trào cách mạng đã trải qua để khi về với Tổ quốc, hôn nắm đất quê hương đang đói nghèo, đau khổ, Người hiểu rõ cần phải làm gì cho nhân dân”: độc lập dân tộc, tự dovà hạnh phúc cho nhân dân là mục tiêu trước sau như một của Người.

Được xem những thước phim tư liệu về Bác tôi đã nhiều lần rơi nước mắt. Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức vĩ đại của Bác ngày qua ngày được truyền tụng, được kể lại như những bài học về cách làm người, về chữ tài, chữ đức trong mỗi con người ở mọi thời đại. Mỗi khi nghe kể, được biết đến hơn bao giờ hết, tôi cảm phục tấm gương một Vị Chủ tịch nước vĩ đại mà giản dị, gần gũi với tất cả niềm thành kính khôn nguôi. Ngày Người ra đi, câu cuối cùng để lại cho Đảng, cho dân tộc: “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”. Chữ “Dân” luôn ở vị trí trung tâm trong trái tim Bác, luôn ở vị thế cao nhất trong tâm tưởng Người. Chính tình yêu thương bao la, chân thành và tha thiết ấy đã tạc nên tượng đài Hồ Chí Minh bất tử trong lòng người dân Việt Nam. Đó là những cảm nhận của tôi, một con người của thế hệ đi sau - đang được sống và học tập trong một nền độc lập, tự do, một đất nước không còn chiến tranh mà Bác Hồ kính yêu và biết bao các thế hệ người Việt Nam yêu nước đã anh dũng chiến đấu và hy sinh để xây dựng lên một nền độc lập cho đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tôi luôn thầm hứa với Bác và với các Anh hùng Liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc, phải ra sức phấn đấu học tập hơn nữa, rèn luyện sức khỏe, trí tuệ, trau dồi đạo đức cách mạng để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa bởi “cuộc đời hoạt động cách mạng và tư tưởng vĩ đại của Người sẽ trường tồn và sống mãi trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta”.