Thành tự sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
Thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông cửu long dựa trên những điều kiện gì ? Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở vùng đồng bằng sông cửu long ?
Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản là do:
- Có vùng biển rộng và ấm quanh năm.
- Vùng rừng ven biển cung cấp nguồn tôm giông tự nhiên và thức ăn cho các vùng nuôi tôm trên các vùng đất ngập mặn.
- Lũ hàng năm của sông Mê Công đem lại nguồn thuỷ sản, lượng phù sa lớn.
Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long:
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta. Việc sản xuất lương thực của vùng giải quyết nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng cũng như cả nước, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia.
Thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long dựa trên những điều kiện tự nhiên?
tham khảo
au đây là thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp ở vùng ĐBSCL:
* Thế mạnh trong việc khai thác khoáng sản và thuỷ điện tạo điều kiện cho việc phát triển các ngành công nghiệp nặng.
- Đây là vùng giàu nhất nước ta về khoáng sản (than ở Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn; sắt ở Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang; thiếc ở Cao Bằng, chì - kẽm ở Bắc Cạn, apatit ở Lào Cai, đồng ở Sơn La...).
- Tiềm năng thuỷ điện rất lớn, tập trung trên hệ thống sông Hồng (37% trữ lượng cả nước).
Vì vậy chúng ta kon nên phun thuốc để bảo vệ môi trường.
So sánh thế mạnh sản xuất nông nghiệp, công nghiệp ở vùng Đông nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long
Công nghiệp | Nông nghiệp |
Đông Nam Bộ: - Nền công nghiệp phát triển mạnh và toàn diện. - Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng. - Có cơ cấu đa dạng, gồm: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển như: dấu khí, điện tử, công nghệ cao - Các trung tâm công nghiệp lớn nhất là: thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu. + TP. Hồ Chí Minh chiếm hơn 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng. + Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí. ĐB Sông Cửu Long: -Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp (khoảng 20% GDP toàn vùng năm 2002). - Các ngành công nghiệp quan trọng: chế biến lương thực thực phẩm (chiếm tỉ trọng cao nhất), vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác. - Sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở các thị xã, thành phố lớn: Long Xuyên, Cần Thơ, Cao Lãnh, Mỹ Tho, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng... | Đồng bằng Nam Bộ: + Chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng. + Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta, đặc biệt là cao su. Các cây công nghiệp lâu năm khác: cà phê, tiêu, điều… + Cây công nghiệp hàng năm: lạc, đậu tương, mía, thuốc lá, cây ăn quả cũng được chú ý phát triển. + Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm: được chú trọng theo hướng hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long + Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước. + Lúa được trồng chủ yếu ở các tỉnh ven sông Tiền và sông Hậu. Bình quân lương thực theo đầu người gấp 2, 3 lần trung bình cả nước, là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta + Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước + Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh + Chiếm 50% sản lượng thủy sản của cả nước,nghề nuôi tôm cá xuất khẩu phát triển mạnh + Nghề rừng giữ vị trí quan trọng nhất là rừng ngập mặn |
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Trình bày hiện trạng sản xuất lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long
b) Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta
-Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước
+Điện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% của cả nước+
+Lúa được trồng chủ yêu ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang
+Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1.066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002)
+Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta
-Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng rau đậu
-Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...
-Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh
-Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh
b) Ý nghĩa của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
-Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực, thực phẩm
-Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩm mở rộng ra thị trường quốc tế
-Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông - công nghiệp
hãy giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông cửu long
Vùng đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên, với tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra, việc sản xuất nông nghiệp ở vùng này đang gặp nhiều khó khăn. Để thích ứng với biến đổi khí hậu, có một số giải pháp sau đây:
- Sử dụng giống cây trồng chịu hạn tốt: Chọn giống cây trồng có khả năng chịu hạn tốt, chịu được nhiệt độ cao và khô hạn, giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp.
- Sử dụng phương pháp tưới tiết kiệm nước: Sử dụng các phương pháp tưới tiết kiệm nước như tưới nhỏ giọt, tưới bằng phun sương, tưới bằng màng nước, giúp tiết kiệm nước và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn nước.
- Sử dụng phân bón hữu cơ: Sử dụng phân bón hữu cơ giúp cải thiện đất và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến đất.
- Sử dụng kỹ thuật canh tác mới: Áp dụng các kỹ thuật canh tác mới như canh tác đa tầng, canh tác trồng xen kẽ, canh tác hữu cơ, giúp tăng năng suất và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp.
- Đầu tư vào hệ thống giám sát và cảnh báo thời tiết: Đầu tư vào hệ thống giám sát và cảnh báo thời tiết giúp người nông dân có thể chuẩn bị kế hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện thời tiết và giảm thiểu rủi ro cho sản xuất nông nghiệp.
- Tăng cường hợp tác giữa các nông dân: Tăng cường hợp tác giữa các nông dân giúp chia sẻ kinh nghiệm và tài nguyên, giúp tăng cường sức chống chịu của sản xuất nông nghiệp trước biến đổi khí hậu.
Lấy dẫn chứng từ hai vùng Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long chứng minh rằng điều kiện tự nhiên tạo cơ sở cho việc lựa chọn sản phẩm chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp
a) Đối với Tây Nguyên
- Nêu các sản phẩm chuyên môn hóa sản xuất :
+ Các sản phẩm từ cây công nghiệp lâu năm bao gồm các loại cây nhiệt đới và cận nhiệt (Cà phê, cao su, chè,..)
+ Các sản phẩm từ chăn nuôi gia súc
- Các sản phẩm trên được lựa chọn sản xuất trên cơ sở các thuận lợi về điều kiện tự nhiên của vùng.
+ Đất, địa hình (đất bazan, với các cao nguyên mặt bằng rộng,..)
+ Khí hậu, sinh vật ( khí hậu cận xích đạo, có sự phân hóa theo độ cao, nguồn thức ăn tự nhiên,..)
b) Đối với Đồng bằng sông Cửu Long
- Nêu các sản phẩm chuyên môn hóa sản xuất
+ Các sản phẩm từ lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả nhiệt đới
+ Thủy sản (tôm, cá), gia cầm ( đặc biệt là vịt)
- Các sản phẩm trên được lựa chọn sản xuất trên cơ sở các thuận lợi về điều kiện tự nhiên của vùng.
+ Đất, địa hình ( đất phù sa màu mỡ, địa hình khá bằng phẳng,.....)
+ Các yếu tố về khí hậu, thủy văn, sinh vật ( môi trường nuôi trồng thuận lợi, nguồn thủy sản giàu có)
So sánh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao hai vùng này lại có sự khác nhau về chuyên môn hóa ?
a) So sánh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
- Giống nhau :
+ Lúa chất lượng cao, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày
+ Gia súc, gia cầm, thủy sản
- Khác nhau :
+ Đồng bằng Sông Hồng còn trồng cây vụ đông, chăn bò nuôi sữa
+ Đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh chăn nuôi vịt, thủy sản (tôm, cá tra, cá basa)
b) Giải thích khác nhay về chuyên môn hóa giữa hai vùng.
- Đồng bằng sông Hồng
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh tạo điều kiện phát triển cây vụ đông
+ Nhu cầu lớn về thực phẩm ( trong đó có sữa ) của các đô thị (Hà Nội, Hải phòng,..)
- Đồng bằng sông Cửu Long
+ Nguồn thức ăn phong phú cho chăn nuôi gia cầm, nhất là vịt ( nuôi vịt chạy đồng)
+ Có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản trên quy mô lớn
Những yếu tố thiên nhiên nào mà vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh ngành nông nghiệp ? Vấn đề hiện nay ngành nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long cần thực hiện là gì ?
* Những yếu tố thiên nhiên để đồng bằng sông Cửu Long phát triển ngành nông nghiệp là:
- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm.
- Đa dạng sinh học.
- Địa hình thấp, bằng phẳng, diện tích tương đối rộng.
- Nguồn nước sông Mê Kông dồi dào.
* Vấn đề hiện nay ngành nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long cần thực hiện là:
- Quy hoạch cư trú nông thôn để chủ động sống chung với lũ.
- Khai thác lợi thế của lũ sông Mê Kông, tìm các biện pháp thoát lũ về biển Tây.
- Cải tạo đất phèn, đất mặn.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết loại vật nuôi nào sau đây không được chuyên môn hóa sản xuất ở vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Bò.
B. Lợn.
C. Gia cầm.
D. Trâu.
Điểm khác nhau trong sản xuất nông nghiệp của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là
A. gia cầm phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, còn ở Đồng bằng sông Hồng là chăn nuôi gia súc lớn.
B. cây trồng vụ đông chỉ phát triển ở Đồng bằng sông Hồng trong khi ở Đồng bằng sông Cửu Long không có.
C. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng hoa lớn nhất nước trong khi Đồng bằng sông Hồng là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất.
D. Đồng bằng sông Hồng có sản lượng lúa lớn nhất còn Đồng bằng sông Cửu Long có năng suất lúa cao nhất.
Giải thích nha !!!