Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hayate Kohina
Xem chi tiết
Rokusuke
26 tháng 7 2018 lúc 15:03

1 . Ông bà ta xưa đã dạy:

“Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”


Vậy mà, con người hiện nay, đặc biệt là giới trẻ lại bất cẩn khi phát ngôn, nói tục chửi thề một cách thiếu suy nghĩ, thiếu văn hóa. Hiện tượng này thật đáng để mỗi chúng ta nhìn lại bản thân để suy nghĩ.

Nói tục chửi thề là nói ra những lời lẽ trái với thuần phong mỹ tục , thiếu văn minh, thiếu tôn trọng người đang giao tiếp với mình . Thật đáng buồn khi chúng ta thấy những lời nói này được phát ngôn bừa bãi, trong mọi hoàn cảnh: khi bực tức chửi thề đã đành, thậm chí khi vui vẻ cũng lại chửi thề. Những lời nói ấy không những được “văng” ra đối với bạn bè cùng trang lứa mà nói còn được sử dụng ngay khi họ giao tiếp với những người đáng tuổi cha chú của mình; không chỉ chỉ trong giao tiếp với người khác mà còn ở cả những nơi công cộng. Và những lời lẽ khó nghe ấy được nói ra một cách thản nhiên, không chút suy nghĩ. Đây không chỉ là một hành động xấu, thiếu văn minh, lịch sự trong giao tiếp mà còn xúc phạm đến người khác, cho thấy sự kém hiểu hiểu biết của một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ hiện nay.

Điều đáng lo ngại là những người thường xuyên phát ngôn một cách khiếm nhã lại coi đó là một thói quen mà không hề ý thức được hậu quả khôn lường của nó. Lời nói là kết quả sau những suy nghĩ của chúng ta, nó góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh của bản thân trong mắt người khác. Vì thế, những lời nói thiếu văn hóa trong giao tiếp sẽ thể hiện ngay người nói là một người kém hiểu biết, thiếu văn minh trong giao tiếp, dễ để lại ấn tượng xấu với người đối diện, không được tôn trọng, thậm chí là dần bị xa lánh. Như vậy thì thật khó để có được những cuộc giao tiếp thành công. Hơn nữa, chửi thề có thể trở thành một thói quen xấu, khó bỏ, lâu dần ảnh hưởng lớn đến tư cách của bản thân. Chúng ta thậm chí quen miệng mà nói bậy chứ không ý thức hết được những phát ngôn của mình. Tai hại hơn là những lời nói không hay cũng được đưa lên mạng xã hội. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân mà còn là nơi bắt đầu của những mâu thuẫn, những xung đột có hậu quả mà ta không lường trước được. Còn đối với người nghe, cách xử sự kém lịch sự có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái, bực bội, thậm chí không muốn tiếp chuyện. Đặc biệt, những lời chửi thề có sự ảnh hưởng rất tiêu cực đến nhận thức của những em nhỏ còn chưa hiểu hết ý nghĩa của chúng. Đối với xã hội, những lời nói không hay được nhân rộng ra có thể làm suy giảm đi nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng, làm méo mó đi những quy chuẩn giá trị đạo đức, làm cho ngôn ngữ tiếng việt mất đi sự giàu đẹp và trong sáng vốn có của nó.

Vậy hiện tượng nói tục chửi thề có nguyên nhân từ đâu? Về phía khách quan, có thể thấy những tác động tiêu cực của môi trường sống không lành mạnh, của những lời ăn tiếng nói thô thiển xung quanh đến đạo đức, nhận thức và cách ứng xử của mỗi con người. Người ta nói : “ Trẻ em như tờ giấy trắng”. Nếu không phải do sớm phải tiếp xúc với sự thiếu văn hóa của những người xung quanh, hay thiếu đi sự quan tâm, giáo dục của những người thân trong gia đình thì đâu có những lời nói khiếm nhã, những câu nói tục chửi thề khi con người lớn lên. Nhưng đó, chỉ là một phần rất nhỏ. Chúng ta mỗi người đều có cuộc sống riêng của mình, đều phải chịu trách nhiệm cho những lời nói, hành động của mình. Bởi vậy mà yếu tố chủ quan chiếm phần lớn. Những phát ngôn bừa bãi xuất phát từ những nhận thức chưa thật đúng đắ, đầy đủ và trọn vẹn về tầm quan trọng, sức ảnh hưởng của lời nói đến cuộc sống của con người. Khi bản thân đã không làm chủ được ta rất dễ bắt chước theo lời nói, hành động xấu của những người kém văn minh mà không thể tự điều chỉnh hành vi của mình. Nhiều người lại cho việc ăn nói thô lỗ là “oai”, muốn thể hiện bản thân trước mọi người. Hay một số người cũng chỉ nói cho vui miệng mà không hề quan tâm đến suy nghĩ và cảm nhận của người khác.

Tuy nhiên, bên cạnh một bộ phận hay nói tục chửi thề, thật may khi vẫn còn đó những con người hiểu biết, nhận thức rõ ý nghĩa của tiếng nói biết nói những lời lẽ văn minh, lịch sự, khiến người nghe hài lòng. Đây quả là những điểm sáng cần nhân rộng để có một xã hội văn minh hơn.

Để khắc phục thực trạng nói tục chửi thề đang phổ biến hiện nay, mỗi người chúng ta cần ý thức được tầm quan trọng của lời nói. Từ đó mà có những hành động cụ thể như tuyên truyền vận động mọi người biết dùng lời hay ý đẹp, tránh xa những lời nói kém văn minh; kiên quyết nhắc nhở khi thấy người khác nói tục chửi thề. Còn bản thân phải trau dồi văn hóa, hiểu biết, những kĩ năng giao tiếp văn minh lịch sự, phải biết tự dặn mình “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.

Xã hội đang ngày càng thay đổi theo chiều hướng văn minh hiện đại hơn đòi hỏi con người cũng cần thay đổi, trau dồi, phát triển bản thân để trở nên văn minh, lịch sự hơn. Một trong những điều cần thay đổi cấp thiết là những lời nói thô tục, trau dồi lời hay ý đẹp để góp phần tạo nên phong cách đẹp cho con người thời đại mới.

2.

Mở bài:

Để tao nên một tập thể, cộng đồng vững mạnh, mỗi cá nhân phải gắn kết mình với cộng đồng. Sự liên kết của nhiều cá nhân sẽ tạo nên sức mạnh của tập thể, công đồng. Đồng thời, cũng cần tương trợ lẫn nhau để hoàn thành công việc, vượt qua khó khăn thử thách, hướng đến thành công. Bởi thế, Một trong những đức tính cần phải có đó là tinh thần đoàn kết, tương trợi lẫn nhau.

Thân bài:

Đoàn kết là gì?

Đoàn kết là kết thành một khối thống nhất, cùng làm việc vì mục đích chung. Tinh thần đoàn kết vốn là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Tinh thần ấy thể hiện qua sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể. Nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn

Tương trợ là gì?

Tương trợ là sự thông cảm chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Tương trợ còn là sự liên kết, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau tạo nên sức mạnh lớn hơn để hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người và làm nên sự nghiệp chung

Đoàn kết, tương trợ không phải là sự kéo bè, kéo cánh, a dua hoặc bao che cái xấu, đi ngược lại lợi ích chung.

Tại sao sống phải có tinh thân đoàn kết và tương trợ lẫn nhau?

Cuộc sống luôn đặt ra cho con người nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua. Con người không thể một mình mà có thể vượt qua tất cả. Bởi thế, phải biết đoàn kết lại. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh lớn đưa con người đến thành công. Như Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Ngoài việc đoàn kết, chúng ta cũng cần sự giúp đỡ của người khác để tiến bộ, vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Tinh thần tương trợ tiếp thêm cho con người sức mạnh để chiến thắng trong công việc và trong đời sống.

Tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp tác với mọi người xung quanh. Người có tinh thần đoàn kết và giúp đơc người khác thương được mọi người yêu quý. Chỉ khi đứng giữa tập thể, con người mới có cơ hội thể hiện và khằng định bản thân. Sức mạnh của mỗi cá nhân tạo nên sức mạnh tập thể. Và ngược lại, sức mạnh tập thể bảo vệ và phát huy sức mạnh mỗi cá nhân.

Tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau còn là truyền thống quý báu cần phải gìn giữ. Nhờ biết đoàn kết tương trợ lẫn nhau, dân tộc ta đã vượt qua biết bao gian nan, thử thách, chiến thắng biết bao kẻ thù hùng mạnh để giữ vững đất nước, xây dựng cuộc sống yên bình, trù phú và tươi đẹp như thế này.

Rèn luyện tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau như thế nào?

Để tiến bộ và thành công trong học tập và lao động, con người cần phải luôn rèn luyện mình để trở thành người biết đoàn kết, tương trợ. Bởi chỉ khi gắn mình với tập thể, với cộng đồng, con người mới được bảo vệ, che chở và nhận được sự giúp đỡ của người khác. Đồng thời, tập thể và cộng đồng là nơi để con người thể hiện và khẳng định các giá trị của mình.

Rèn luyện lối sống thân ái, giúp đỡ bạn bè, mọi người xung quanh khi họ gặp khó khăn. Tương thân tương ai không chỉ là hành động mà còn là phẩm chất của con người. Giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống để tình cảm con người trở nên khăng khít, bền chặt và lâu dài.

Kiên quyết phê phán những hành động thiếu sự đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Kiên quyết phê phán những hành động phá hoại, chia rẽ tinh thần đoàn kết tương trợ của tập thể và cộng đồng. Biết gắn kết tình cảm cộng đồng cùng làm việc và hướng đến những lượi ích chung nhất.

Phê phán:

Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không có tinh thàn đoàn kết và tương trợ lẫn nhau. Họ sống ích kỉ, tách mình ra khỏi tập thể, cộng đồng. Họ chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân, xa rời mọi người. Thậm chí, họ không muốn tham gia các hoạt động chung của tập thể. Có nhiều người còn âm mưu và hành động phá hoại, chia rẽ tinh thần đoàn kết của tập thể, cộng đồng, dân tộc. Những người như thế thật đáng bị lên án chỉ trích.

Bài học:

Sống phải có tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau. Đoàn kết chính là nguôn cội tạo nên sức mạnh ở mỗi con người. Không đoàn kết thì sẽ sống cô lạp, tách biệt với mọi người. Không biết tương trợ lẫn nhau thì cũng không được ai quan tâm hay giúp đỡ.

Kết bài:

“Nơi nào có đoàn kết, nơi đó có chiến thắng” (Publilius Syrus). Không có ai trong chúng ta mạnh bằng tất cả chúng ta hợp sức lại. Bởi vậy, để thành công trong cuộc sống, chúng ta phải rèn luyện và thực hành tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau.

hok tốt~~

Linh Phương
Xem chi tiết
Phí Ngọc Xuân Phước
2 tháng 6 2021 lúc 15:52

Tham khảo nha bạn !

Nghị luận về tư tưởng đạo lí : 1, 3, 6, 9,10.

Nghị luận về hiện tượng đ/s : 2, 4, 5, 7, 8 .

yoongi min
Xem chi tiết
︵✰Ah
25 tháng 1 2022 lúc 20:19

Tham Khảo 

Từ tình cảnh và tâm trạng của con hổ trong bài thơ cũng như của người dân Việt Nam đầu thế kỉ XX, ta có thể thấy được rằng cuộc sống hòa bình và tự do chúng ta đang được hưởng thụ ngày nay thật vô giá biết nhường nào. Đất nước được hòa bình, chúng ta không phải sống trong cảnh khói lửa đạn bom, không phải chịu nỗi đau mẹ mất con, con mất cha, vợ mất chồng. Đất nước được hòa bình, độc lập, chúng ta được sống trong những điều kiện tốt nhất. Trẻ em được bình yên khôn lớn và vui vẻ cắp sách tới trường. Người dân khắp mọi miền hăng say lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Hòa bình tự do là một món quà vô giá mà thế hệ cha ông đã phải hi sinh máu xương để đánh đổi. Vì vậy, thế hệ học sinh chúng ta cần phải có ý thức hơn trong việc gìn giữ hòa bình để xây dựng một xã hội tốt đẹp, tươi sáng hơn.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
31 tháng 7 2019 lúc 16:39

b. Khi đề bài yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài.

    + Phân tích là muốn định hướng cụ thể về thao tác, khi đó phải phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh… để từ đó đi đến nhận định về đối tượng.

    + Cảm nhận và suy nghĩ là muốn nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng (cảm nhận) và nhận định, đánh giá (suy nghĩ) về đối tượng; đối với loại yêu cầu này, để thuyết phục, chứng minh được ý kiến của mình, người làm cũng phải tiến hành giảng giải bằng các thao tác như phân tích, giải thích…

    + Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.

Nguyễn Văn Lĩnh :))
Xem chi tiết
Sahara
17 tháng 12 2022 lúc 19:43

Tham khảo:

Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập.

Đó là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng.

Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng.

Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. 

Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ.  Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt các bạn trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy.

Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả.

Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người.Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu”.

Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.

Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ; lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy… tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi.

Tomm x2
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Lĩnh :))
Xem chi tiết
minh nguyet
17 tháng 12 2022 lúc 21:04

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Trong gia đình em, bố hay đi làm xa, chỉ có cuối tuần mới về nhà nên người chăm sóc em nhiều nhất và cũng là người em có nhiều kỉ niệm gắn bó nhất...)

Thân đoạn:

Giới thiệu về mẹ em:

+ Mẹ em bao nhiêu tuổi?

+ Mẹ em làm nghề gì?

Kể lại một kỉ niệm của em với mẹ:

Ví dụ: Khi em ốm, bố đi làm xa, mẹ vừa đi làm vừa chăm sóc em...

Mẹ dạy em học bài...

...

Cảm nghĩ của em về kỉ niệm với mẹ

Kết đoạn.

Trình bày tình cảm của em đối với mẹ.

hà hương giang
3 tháng 5 lúc 20:41

cũng hơi hay

 

Le Minh Quang
Xem chi tiết
Le_Bich_Ngoc
6 tháng 2 2021 lúc 13:43

t6666666666666666665

Khách vãng lai đã xóa
Võ Minh Ngọc
Xem chi tiết
︵✰Ah
4 tháng 12 2021 lúc 20:16

Tham Khảo 
Con người Việt Nam ta từ lâu đã được bạn bè năm châu ngưỡng mộ bởi những đức tính tốt đẹp. Một trong số đó phải kể đến đó chính là sự tử tế. Sự tử tế chính là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Đồng thời, đó còn là thái độ, cách cư xử lịch sự với mọi người. Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện nay có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta sống tử tế, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn, điều này làm lan tỏa thông điệp “cho và nhận” trong xã hội ngày càng được lan tỏa hơn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Một thực trạng dễ dàng nhận thấy là trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lạnh lùng, vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Lại có những người sống có cách hành xử thô lỗ, kém tinh tế,… những người này cần bị phê phán, chỉ trích. Là công dân của đất nước nghìn năm văn hiến với những truyền thống tốt đẹp, chúng ta hãy sống và làm theo lẽ phải để giữ gìn những phẩm chất tốt đẹp vốn có mà ông cha ta đã gây dựng.

nguyễn  thị huyền trang
29 tháng 4 2023 lúc 9:14

đúng rồi